Giành được chính quyền trở thành Đảng cầm quyền Đảng lãnh đạo các tổ
chức trong hệ thống chính trị (HTCT), các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và lãnh
đạo các lĩnh vực đời sống xã hội. Đảng chịu trách nhiệm trước hết và cao nhất về
cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân, về vận mệnh của đất nước và dân tộc,
xây dựng thành công chủ ngĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Để hoàn thành
nhiệm vụ, trách nhiệm to lớn đó, vấn đề đặc biệt quan trọng là Đảng phải nâng cao
chất lượng lãnh đạo Nhà nước thực hiện nhiệm vụ này. Trong đó, đổi mới phương
thức lãnh đạo (PTLĐ) của của Đảng đối với Nhà nước là vấn đề đặc biệt quan
trọng, bảo đảm lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng. Nhận thức sâu
sắc điều này, trong thời kỳ đảng cầm quyền, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện
nay, Đảng luôn quan tâm đổi mới PTLĐ của mình đối với Nhà nước và tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy địa phương đổi mới PTLĐ đối với chính quyền cùng
cấp, trong đó có cấp xã.
178 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy xã đối với chính quyền ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ BÍCH NHUẦN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY XÃ
ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ BÍCH NHUẦN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY XÃ
ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ NGỌC NINH
TS. CAO THANH VÂN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Thị Bích Nhuần
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ..................................................................................................................... 6
1.1. Công trình nghiên cứu về nước ngoài liên quan đến đề tài luận án ................... 6
1.2. Các công trình nghiên cứu ở việt nam ............................................................. 14
1.3. Kết quả đạt được luận án tiếp thu, kế thừa và những vấn đề tiếp tục làm
sáng tỏ ....................................................................................................................... 23
Chương 2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY XÃ ĐỐI VỚI
CHÍNH QUYỀN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................................... 26
2.1. Xã, Đảng ủy và chính quyền xã ở đồng bằng sông Hồng hiện nay .............. 26
2.2. Phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy xã
đối với chính quyền ở đồng bằng sông Hồng - Khái niệm, nội dung, vai trò ...... 42
Chương 3. ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY XÃ ĐỐI VỚI
CHÍNH QUYỀN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN
NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ....................................................................................... 67
3.1. Thực trạng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy xã đối với chính
quyền ở đồng bằng sông Hồng................................................................................ 67
3.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm .............................................................................. 97
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI
MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY XÃ ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2025 ..................................................... 107
4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng tiếp tục đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng uỷ xã đối với chính quyền ở đồng bằng sông Hồng
đến năm 2025 ........................................................................................................ 107
4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
uỷ xã đối với chính quyền ở đồng bằng sông Hồng đến năm 2025 .................... 113
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................ 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 149
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 159
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CTQG : Chính trị quốc gia
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT : Hệ thống chính trị
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
Nxb : Nhà xuất bản
PTLĐ : Phương thức lãnh đạo
UBND : Ủy ban nhân dân
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giành được chính quyền trở thành Đảng cầm quyền Đảng lãnh đạo các tổ
chức trong hệ thống chính trị (HTCT), các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và lãnh
đạo các lĩnh vực đời sống xã hội. Đảng chịu trách nhiệm trước hết và cao nhất về
cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân, về vận mệnh của đất nước và dân tộc,
xây dựng thành công chủ ngĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Để hoàn thành
nhiệm vụ, trách nhiệm to lớn đó, vấn đề đặc biệt quan trọng là Đảng phải nâng cao
chất lượng lãnh đạo Nhà nước thực hiện nhiệm vụ này. Trong đó, đổi mới phương
thức lãnh đạo (PTLĐ) của của Đảng đối với Nhà nước là vấn đề đặc biệt quan
trọng, bảo đảm lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng. Nhận thức sâu
sắc điều này, trong thời kỳ đảng cầm quyền, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện
nay, Đảng luôn quan tâm đổi mới PTLĐ của mình đối với Nhà nước và tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy địa phương đổi mới PTLĐ đối với chính quyền cùng
cấp, trong đó có cấp xã.
Xã là cấp cơ sở trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta, nơi diễn ra hoạt
động của các tổ chức trong HTCT, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân trong
xã. Đó là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; nơi kiểm nghiệm, khẳng
định tính đúng đắn của đường lối, chính sách đó; nơi Đảng gắn bó mật thiết với nhân
dân, nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Đảng,
Nhà nước để đề ra đường lối, chính sách phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chính
đáng của nhân dân, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện. Các hoạt động đó, đều
đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng bộ xã, thường xuyên là đảng ủy và dưới sự
quản lý của chính quyền xã. Chất lượng, hiệu quả của các hoạt động trên địa bàn xã
phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo của đảng ủy đối với chính quyền, trong đó PTLĐ
của đảng ủy xã đối với chính quyền là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nhiệm vụ chính
trị của đảng bộ xã luôn biến đổi phát triển, đòi hỏi đảng ủy xã phải đổi mới PTLĐ,
đặc biệt quan tâm đổi mới PTLĐ của mình đối với chính quyền xã.
2
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có 1929 xã, gồm các xã của 9 tỉnh và các xã
của thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Trong những năm qua, các đảng ủy xã đã quan tâm
đổi mới PTLĐ của mình đối với chính quyền đạt kết quả bước đầu. Nhờ đó, chất lượng
lãnh đạo của đảng ủy được nâng lên; chính quyền xã được củng cố, kiện toàn và hoạt
động ngày càng hiệu quả hơn; kinh tế - xã hội có bước phát triển, an ninh, trật tự được
giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng
lên, niềm tin và sự gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền xã với nhân dân ngày càng
được củng cố và tăng cường.
Tuy nhiên, việc đổi mới PTLĐ của các đảng ủy xã đối với chính quyền còn
nhiều lúng túng và yếu kém: nhiều đảng ủy viên chưa hiểu rõ PTLĐ của Đảng,
PTLĐ của cấp ủy đối với chính quyền xã, chưa hiểu rõ đảng ủy xã lãnh đạo chính
quyền phải làm những việc gì và làm những việc đó bằng cách nào để đạt hiệu quả;
quy trình ra nghị quyết của đảng ủy xã chưa được đổi mới, tình trạng ban hành
nhiều nghị quyết nhưng chậm quán triệt và tổ chức thực hiện xảy ra khá phổ biến;
việc tổ chức, học tập quán triệt nghị quyết còn qua loa, đại khái, chưa coi trọng
đúng mức việc xây dựng và thực hiện chương trình hành động thực hiện nghị quyết.
Ở nhiều nơi, vẫn còn tình trạng vi phạm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách;
Chương trình công tác toàn khóa và quy chế làm việc, tuy đã được xây dựng, song
việc thực hiện còn hạn chế, tùy tiện. Quyền hạn và trách nhiệm cá nhân bí thư đảng
ủy và chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) xã chưa được quy định rõ; tình trạng bí thư
đảng ủy xã lấn sân, bao biện làm thay hoặc can thiệp quá sâu vào công việc của chủ
tịch UBND xã xảy ra khá phổ biến. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi lại xảy ra tình trạng
đảng ủy xã buông lỏng lãnh đạo chính quyền, đảng ủy ra nghị quyết và “khoán
trằng” việc thực hiện cho chính quyền; công tác cán bộ còn nhiều sai sót, tình trạng
nhiều người là anh em, họ hàng với bí thư đảng ủy và chủ tịch UBND xã là cán bộ,
công chức viên chức xã xảy ra ở nhiều nơi; tình trạng cán bộ, công chức xã làm việc
tùy tiện, vi phạm quy định của Nhà nước trong giải quyết những thủ tục hành chính
cho người dân còn xảy ra, gây bất bình trong nhân dân và dư luận
3
Nghiên cứu tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục có hiệu quả
khuyết điểm, yếu kém nêu trên, tiếp tục đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với
chính quyền là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
Để góp phần giải quyết tốt vấn đề cấp bách nêu trên nghiên cứu sinh chọn
và thực hiện đề tái luận án tiến sĩ: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy
xã đối với chính quyền ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới PTLĐ của
đảng ủy xã đối với chính quyền ở ĐBSH, khảo sát đánh giá thực trạng đổi mới
PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính quyền trong những năm qua, luận án đề xuất
phương hướng và những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã
đối với chính quyền ở vùng này đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã
đối với chính quyền ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính
quyền ở ĐBSH từ năm 2010 đến nay, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên
nhân, kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới PTLĐ
của đảng ủy xã đối với chính quyền ở ĐBSH đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính quyền ở
ĐBSH gồm: UBND và Hội đồng nhân dân (HĐND) xã.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án khảo sát việc đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính quyền ở
ĐBSH từ năm 2010 đến nay.
- Các giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025.
4
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội. Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng việc đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã
đối với chính quyền ở ĐBSH từ năm 2010 đến nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các
phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp; lôgíc kết hợp với lịch sử; khảo sát,
tổng kết thực tiễn.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Khái niệm: Đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính quyền ở ĐBSH là
các hoạt động của đảng ủy, trước hết là ban thường vụ đảng ủy và sự tham gia của
các tổ chức, lực lượng nhằm biến đổi các nội dung PTLĐ của đảng ủy xã đối với
chính quyền trên cơ sở kế thừa, phát triển những nội dung ấy, theo hướng tích cực,
tiến bộ, bảo đảm cho đảng ủy lãnh đạo chính quyền đạt hiệu quả cao hơn, thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ xã.
- Hai kinh nghiệm về đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính quyền từ
năm 2010 đến nay: Một là, xây dựng quy chế làm việc của đảng ủy xã đúng đắn,
khoa học và thực hiện nghiêm chỉnh, sẽ tạo thuận lợi để đổi mới PTLĐ của đảng ủy
xã đối với chính quyền đạt kết quả. Hai là, phân định chức trách, nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm của bí thư đảng ủy với chủ tịch UBND xã là yếu tố quan trọng
hàng đầu để đổi mới có kết quả PTLĐ của đảng ủy đối với chính quyền.
- Hai giải pháp: Một là, chọn và bầu được đảng ủy. bí thư đảng ủy xã “hợp
ý Đảng, hợp lòng dân”. Hai là, nhất thể hóa chức danh bí thư đảng ủy xã với chức
danh chủ tịch UBND xã ở những nơi có đủ điều kiện và cần thiết; bố trí bí thư đảng
ủy và chủ tịch UBND xã không là người địa phương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý
luận về đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính quyền ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
5
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các đảng ủy xã ở ĐBSH trong quá trình đổi mới PTLĐ của mình đối với chính
quyền những năm tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu phục vụ
nghiên cứu, học tập môn xây dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh, thành phố và
các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở ĐBSH.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và danh
mục các công trình khoa học của nghiên cứu sinh đã công bố liên quan ddeessn đề
tài luận án, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong những năm qua đã có khá nhiều công trình khoa học trong và ngoài
nước nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, ở những thời điểm và địa bàn khác nhau
liên quan đến đề tài luận án đạt kết quả đáng trân trọng. Kết quả nghiên cứu của
nhiều công trình khoa học đã được công bố trên sách, báo, tạp chí; được thể hiện
trong các tham luận hội thảo khoa học, tổng quan đề tài khoa học; luận án tiến sĩ;
luận văn thạc sĩ. Tiêu biểu là các công trình sau đây:
1.1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Công trình của các nhà khoa học Trung Quốc
- Công trình nghiên cứu, Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình
độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro
của Hạ Quốc Cường [18].
Tác giả đã khái quát quá trình đổi mới công tác xây dựng Đảng của Đảng
Cộng sản Trung Quốc, chỉ rõ hai vấn đề lớn cần tập trung giải quyết có hiệu quả:
nâng cao hơn nữa trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền của Đảng; tăng cường
hơn nữa năng lực chống tha hoá, phòng biến chất, rủi ro.
Tác giả đề xuất các giải pháp giải quyết có hiệu quả hai vấn đề nêu trên, gồm:
Thứ nhất, tuân theo đường lối và nắm vững nhiệm vụ trung tâm của Đảng, kết hợp
chặt chẽ với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) mang đặc sắc Trung Quốc
đẩy mạnh xây dựng Đảng. Thứ hai, đặt lên hàng đầu việc kiên trì tư tưởng lý luận,
không ngừng đẩy mạnh sáng tạo lý luận, dùng chủ nghĩa Mác đang phát triển để chỉ
đạo xây dựng Đảng. Thứ ba, luôn luôn nắm chắc khâu quan trọng là xây dựng đội
ngũ cán bộ tố chất cao, coi trọng cao độ việc xây dựng đội ngũ nhân tài, ra sức tăng
cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo các cấp hăng hái,
sôi nổi, phấn đấu thành đạt. Thứ tư, coi trọng cao độ việc xây dựng tổ chức cơ sở
đảng, không ngừng tăng cường cơ sở giai cấp và mở rộng cơ sở quần chúng của
Đảng. Thứ năm, tăng cường và cải tiến toàn diện việc xây dựng tác phong của Đảng,
xây dựng liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng. Thứ sáu, tăng cường xây dựng,
cải cách và thực hiện các quy chế, quy định, chế độ hoạt động của Đảng.
7
- Công trình Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ
vai trò hạt nhân lãnh đạo của tác giả Triệu Gia Kỳ [76].
Tác giả đã phân tích và nhận định, Thành ủy Bắc Kinh đã coi trọng và tăng
cường công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo tạo cơ sở vững
chắc về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự phát triển liên tục, nhanh chóng, hài
hòa và lành mạnh kinh tế - xã hội của thành phố. Tác giả chỉ ra những kinh nghiệm,
gồm: một là, kiên trì bao quát toàn cục, điều hoà các mặt, phát huy đầy đủ vai trò
hạt nhân lãnh đạo của Đảng ủy địa phương, gồm: kiện toàn và hoàn thiện thể chế
lãnh đạo để Đảng ủy địa phương phát huy vai trò hạt nhân; quán triệt và thực hiện
tốt đường lối, phương châm và chính sách của Trung ương Đảng; kiên trì lập Đảng
vì công, cầm quyền vì dân. Hai là, nắm chắc nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thiết
thực đảm đương trách nhiệm thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển toàn
diện, hài hòa và bền vững, gồm: luôn luôn coi phát triển là chức trách hàng đầu của
Đảng ủy địa phương; ưu hoá môi trường phát triển, đẩy mạnh sáng tạo về thể chế;
kiên trì giải quyết tốt mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định. Ba là, thiết
thực tăng cường xây dựng bản thân mình, không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo
và trình độ cầm quyền, gồm: quán triệt thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, kiện
toàn và hoàn thiện hơn nữa cơ chế nghị sự và ra quyết sách của Đảng ủy địa
phương; thích ứng với tình hình mới, đón đầu thách thức mới, tăng cường xây dựng
ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ; đi vào cơ sở, đi sâu vào quần chúng, tăng cường
việc xây dựng tác phong của ban lãnh đạo.
- Bài Những cách làm và kinh nghiệm chủ yếu về xây dựng tác phong đảng liêm
chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc của tác giả Lưu Kỳ Bảo [1].
Sau khi phân tích vai trò, nội dung, phương pháp xây dựng Đảng phong của
Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu những thành công về xây dựng Đảng phong những
năm qua, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, xác định nguyên nhân, nhất là nguyên
nhân của những hạn chế, yếu kém, tác giả nêu những kinh nghiệm về xây dựng
Đảng phong của Đảng Cộng ản Trung Quốc trong hai nhiệm kỳ gần đây, gồm: Một
là, kiên trì nắm chắc xây dựng tác phong, luôn luôn duy trì mối liên hệ máu thịt với
quần chúng nhân dân. Hai là, kiên trì nắm chắc xây dựng hệ thống trừng trị và
phòng ngừa, dựng lên bức bình phong chiến lược toàn diện của chống tham nhũng,
đề xướng liêm khiết. Ba là, kiên trì trừng trị nghiêm khắc, duy trì xu thế áp lực cao
8
trừng trị tham nhũng. Bốn là, kiên trì nắm chắc công tác giáo dục nghiêm chính, xây
dựng phòng tuyến giáo dục tư tưởng vững chắc cho việc đấu tranh chống tham
nhũng biến chất. Năm là, nắm chắc giám sát và ràng buộc, đem quyền lực nhốt vào
trong chiếc lồng chế độ. Sáu là, nắm chắc cải cách sáng tạo, nâng cao trình độ khoa
học hóa công tác xây dựng tác phong Đảng liêm chính.
- Công trình Tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng của Tạng Thắng Nghiệp [87]
Tác giả đề cập ba vấn đề chủ yếu: Thứ nhất, tăng cường xây dựng kỷ luật là
bảo đảm quan trọng để giữ gìn đoàn két, thống nhất của Đảng. Thứ hai, tăng cường
xây dựng kỷ luật, điều quan trọng hang đầu là giữ nghiêm kỷ luật chính trị trong
Đảng. Thứ ba, ra sức thúc đẩy xây dựng kỷ luật Đảng, công tác trọng điểm trước
mắt cần làm tốt, gồm: tăng cường giáo dục kỷ luật; hoàn thiện quy định chế đọ kỷ
luật; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành kỷ luật; phát huy vai trò
gương mẫu của cán bộ lãnh đạo.
- Ý nghĩa quan trọng của sách lược trừng trị tham nhũng “đánh cả hổ lẫn
ruồi” của Mao Chiếu Huy [42].
Tác giả luận giải ba vấn đề của chiến lược. Một là, chỉ rõ, “đánh hổ” là kiên
quyết điều tra xử lý các hành vi tham nhũng lớn, gồm cán bộ trung, cao cấp vi phạm
kỷ luật Đảng bất kỳ mức độ đều bị điều tra, xem xét xử lý nghiêm khắc; điều tra, xử
lý có trọng điểm hành vi tham nhũng tập thể có tính tổ chức. “Đánh ruồi” là tiêu
diệt từng mảng hành vi tham nhũng, gồm: “quan nhỏ tham nhũng lớn”; tham nhũng
trong lĩnh vực dân sinh. Hai là, ý nghĩa của sách lược trừng trị tham nhũng “đánh cả
hổ lẫn ruồi”: nâng cao long tin chống tham nhũng của toàn xã hội; hình thành một
cách có hiệu quả cơ chế sang tạo xây dựng liêm chính, chống tham nhũng; giảm bớt
một cách có hiệu quả khả năng xảy rat ham nhũng. Ba là, những vấn đề cần chú ý
của sách lược trừng trị tham nhũng “đánh cả hổ lẫn ruồi”: dực báo đầy đủ các loại
khó khăn trong “đánh hổ”; có tham nhũng