Luận án Đổi mới quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, giáo dục đại học ngoài công lập (NCL) được xem như một phần bổ sung quan trọng cho khu vực giáo dục đại học công lập. Nó có thể đáp ứng một cách hiệu quả và linh hoạt đối với những yêu cầu của người học và giới tuyển dụng. Hơn nữa giáo dục đại học NCL còn góp phần mở rộng quy mô giáo dục đại học của quốc gia với một chi phí công không đáng kể. Ở một số nước, tỷ lệ sinh viên học tại các trường đại học NCL có thể khá lớn, thí dụ: Tỷ lệ này là 86% ở Philipin, 75% ở Hàn Quốc và 60% ở Braxin, Indonexia, Bangladet và Columbia. [22]. Trong quá trình phát triển các trường đại học NCL, vấn đề quản trị rất được coi trọng, nó là một trong nhứng yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công.

pdf171 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  nguyÔn ®¨ng ®µo ®æi míi qu¶n trÞ trong c¸c tr−êng ®¹i häc ngoµi c«ng lËp ë viÖt nam Hµ Néi - 2015 Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  nguyÔn ®¨ng ®µo ®æi míi qu¶n trÞ trong c¸c tr−êng ®¹i häc ngoµi c«ng lËp ë viÖt nam Chuyªn ngµnh: qu¶n lý kinh tÕ M· sè: 62340410 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. GS.TS Phan C«ng NghÜa 2. PGS.TS NguyÔn ThÞ thanh huyÒn Hµ Néi - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận án không trùng với các công trình khoa học khác đã công bố. Tác giả Nghiên cứu sinh Nguyễn Đăng Đào LỜI CẢM ƠN Luận án “Đổi mới quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam” không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thày giáo, cô giáo của Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đặc biệt là của hai thầy hướng dẫn khoa học. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành thời gian trao đổi và định hướng cho Nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng cảm ơn tới cơ sở đào tạo, các trường đại học ngoài công lập đã điều kiện thuận lợi cho Nghiên cứu sinh trong quá trình tìm hiểu, điều tra, thu thập số liệu. Nghiên cứu sinh xin cảm ơn gia đình đã thường xuyên động viên, khích lệ để Nghiên cứu sinh có thêm động lực để hoàn thành luận án. Do điều kiện chủ quan và khách quan, chắc chắn luận án còn có thiếu sót, Nghiên cứu sinh rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả NGUYỄN ĐĂNG ĐÀO MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP .................... 24 1.1. Khái niệm về Quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ............. 24 1.1.1. Khái niệm về các trường đại học ngoài công lập ................................... 24 1.1.2. Vai trò của các trường đại học ngoài công lập ....................................... 26 1.1.3. Mục tiêu của các trường đại học ngoài công lập .................................... 27 1.1.4. Khái niệm về Quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ........... 27 1.2. Ý nghĩa và lợi ích của quản trị trường đại học .......................................... 30 1.2.1. Làm tốt công tác tổ chức cán bộ sẽ góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng quản trị trong các trường đại học ngoài công lập .................... 31 1.2.2. Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và Hợp tác Quốc tế là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo ............ 31 1.2.3. Công tác kiểm định và đánh giá chất lượng thực hiện minh bạch, công khai sẽ thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo của trường ........................................................................ 32 1.2.4. Thực hiện tốt công tác tài chính nội bộ của Nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ........... 32 1.3. Nội dung quản trị trong các trường đại học ngoài công lập .................... 33 1.3.1. Quản trị về cơ cấu tổ chức, nhân sự ....................................................... 33 1.3.2. Quản trị về đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế ............... 34 1.3.3. Quản trị về công tác kiểm định và đánh giá chất lượng ......................... 35 1.3.4. Quản trị về tài chính ............................................................................... 35 1.4. Các nhân tố tác động đến quản trị trường đại học ngoài công lập .......... 36 1.4.1. Các nhân tố bên ngoài ............................................................................ 36 1.4.2. Các nhân tố bên trong tác động đến quản trị trường đại học ................. 39 1.5. Các tiêu chí đo lường hiệu quả quản trị trường đại học ........................... 46 1.5.1.Tính hiệu quả (mục tiêu ngoài) ............................................................... 46 1.5.2. Tính hiệu lực (mục tiêu trong) ............................................................... 49 1.5.3. Tính bền vững ........................................................................................ 50 1.6. Kinh nghiệm của các nước về quản trị trường đại học ngoài công lập và bài học cho Việt Nam .......................................................................................... 50 1.6.1. Kinh nghiệm của một số nước ............................................................... 50 1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................... 58 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 64 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2013 .............................................................................................................. 67 2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển trường đại học ngoài công lập Việt Nam ............................................................................................................... 67 2.1.1. Chủ trương phát triển các trường đại học ngoài công lập ...................... 67 2.1.2. Quá trình phát triển trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam ........... 69 2.1.3. Đánh giá chung ....................................................................................... 70 2.2. Thực trạng công tác quản trị trong các trường đại học ngoài công lập giai đoạn 2000-2013 ............................................................................................. 72 2.2.1. Kết quả điều tra về công tác quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ............................................................................................................ 72 2.2.2. Thực trạng công tác quản trị trong các trường đại học ngoài công lập giai đoạn 2000-2013 ................................................................................... 77 2.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế bất cập trong quản trị các trường đại học ngoài công lập ............................................................................ 89 2.3.1. Các nguyên nhân khách quan ................................................................. 89 2.3.2. Các nguyên nhân chủ quan..................................................................... 92 Kết luận chương 2 .................................................................................................. 94 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2030 ....................................... 96 3.1. Quan điểm và phương hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam ................................. 96 3.1.1. Quan điểm phát triển các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam ... 96 3.1.2. Phương hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam ................................................ 97 3.2. Một số giải pháp đổi mới quản trị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam ..................................... 100 3.2.1. Các giải pháp đổi mới ở tầm vĩ mô ...................................................... 100 3.2.2. Giải pháp đổi mới quản trị trong các trường đại học ngoài công lập .. 107 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam ..................................... 131 3.3.1. Thực hiện tốt chức năng quản lý .......................................................... 132 3.3.2.Nhà nước cần tăng cường trao quyền tự chủ đầy đủ cho các trường đại học . 132 3.3.3. Nhà nước cần tập trung xây dựng các biện pháp kiểm soát chất lượng trong và ngoài ...................................................................................... 133 3.3.4.Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện quy định về bộ máy, cơ cấu tổ chức và cơ chế để thực hiện quản trị trường đại học NCL ........................ 134 3.3.5. Xác định rõ mối quan hệ, vai trò, trách nhiệm giữa Nhà nước với các trường Đại học và các doanh nghiệp ...................................................... 134 Kết luận chương 3 ................................................................................................ 135 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 139 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 147 PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................. 152 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GATS General Agreement on Trade in Services (Hiệp Định chung vềThương mại Dịch vụ) GDĐT Giáo dục Đào tạo GS Giáo sư HĐND Hội Đồng nhân dân HĐQT Hội đồng quản trị ISO International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) GDĐH Giáo dục đại học NCL Ngoài công lập ĐHTT Đại học tư thục KS Kiểm soát NCS Nghiên cứu sinh ODA Offical Development Assistance (Vốn hỗ trợ phát triển chính thức) PGS Phó giáo sư QH Quốc hội TBXH Thương binh xã hội TS Tiến sĩ TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân VNĐ Việt Nam Đồng WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới) XHCN Xã hội chủ nghĩa QT Quản trị ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông BGH Ban Giám hiệu HĐKH Hội đồng khoa học CBGV Cán bộ, giảng viên CBQL Cán bộ quản lý HSSV Học sinh, sinh viên; CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa; QTCT Quản trị công ty DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Quyền tự chủ của một số nước trong khu vực Châu Á......................... 60 Bảng 1.2: So sánh việc đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở một số nước Châu Á ... 61 Bảng 1.3. Cấu trúc quyền lực quản lý giáo dục đại học ........................................ 62 Bảng 2.1: Lĩnh vực lựa chọn để đánh giá hiệu quả công tác Quản trị của một trường đại học NCL .............................................................................. 73 Bảng 2.2: Các tiêu chí mà quản trị trong trường đại học NCL cần đáp ứng ......... 74 Bảng 2.3: Các căn cứ xác định hiệu suất trường đại học ...................................... 74 Bảng 2.4. Các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động nội bộ của nhà trường ....... 75 Bảng 2.5: Mục tiêu chung của trường đại học ...................................................... 75 Bảng 2.6. Các điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động trường đại học ............ 75 Bảng 2.7: Đánh giá về quyền của các Trường đại học NCL trong hoạt động quản trị .................................................................................................. 76 DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Quy mô đào tạo các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2009-2012 ...... 69 Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản trị công ty .................................................................. 29 Sơ đồ 1.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị trường đại học ........... 42 Sơ đồ 1.3: Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 62 Sơ đồ 3.1. Mô hình quản trị trường đại học ..................................................... 108 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tại nhiều quốc gia trên thế giới, giáo dục đại học ngoài công lập (NCL) được xem như một phần bổ sung quan trọng cho khu vực giáo dục đại học công lập. Nó có thể đáp ứng một cách hiệu quả và linh hoạt đối với những yêu cầu của người học và giới tuyển dụng. Hơn nữa giáo dục đại học NCL còn góp phần mở rộng quy mô giáo dục đại học của quốc gia với một chi phí công không đáng kể. Ở một số nước, tỷ lệ sinh viên học tại các trường đại học NCL có thể khá lớn, thí dụ: Tỷ lệ này là 86% ở Philipin, 75% ở Hàn Quốc và 60% ở Braxin, Indonexia, Bangladet và Columbia. [22]. Trong quá trình phát triển các trường đại học NCL, vấn đề quản trị rất được coi trọng, nó là một trong nhứng yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công. Trong quá trình toàn cầu hóa, giáo dục đại học NCL ở Việt Nam không thể đứng ngoài lề và thực sự đã có bước chuyển mình để hòa nhịp với tình hình mới. Hiện nay, vấn đề quản trị trường đại học một cách hiệu quả hơn, xây dựng và phát triển nhà trường trở thành những cơ sở đào tạo có chất lượng cao và có uy tín hơn đang là vấn đề trăn trở của các nhà quản lý giáo dục đại học Việt Nam. Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NĐCP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam ngày 2 tháng 11 năm 2005 tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, xã hội hóa giáo dục là bước đi hết sức quan trọng; trong chiếm lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đào tạo nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu đột phá để phát triển đất nước. Để đáp ứng yêu cầu đó “cần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Đây là định hướng và quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước ta trong phát triển giáo dục đào tạo. [15]. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đào tạo, loại hình trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là sản phẩm của tư duy đổi mới giáo dục đào tạo, ra đời từ những năm 80 thế kỷ XX và phát triển thành hệ thống các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) như ngày nay. Đây là một thành phần mới trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Hệ thống các trường NCL tuy chưa phát triển như mong muốn, nhưng đã có những nỗ lực vượt khó khăn, tìm tòi cách đi, cách hoạt động, gánh vác một phần tải trọng giáo dục đại học của cả nước, mở rộng cơ hội học đại học, học nghề của nhân dân. Các trường đại học ngoài công lập gồm có các trường dân lập, bán công và tư thục, hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước, thu hút các nguồn lực xã hội để làm giáo dục, tuân thủ pháp luật hiện hành, phù hợp với Điều lệ Trường đại học Việt Nam. Là loại hình mới, thành phần mới, tự chịu trách nhiệm về tài chính, các trường đại học NCL phải có những tố chất mới năng động, sáng tạo, hiệu quả. Trong tương lai khi hệ thống giáo dục đào tạo phát triển đúng quy luật, cạnh tranh bình đẳng, các trường NCL sẽ phát triển mạnh và có những trường là mô hình đối chứng về tổ chức quản lý, về hiệu quả đào tạo trong việc quản lý, sử dụng, phát huy tài sản nhân lực vật lực trong giáo dục đào tạo. Sau 10 năm thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010” tình hình giáo dục đại học nước ta có một số chuyển biến tích cực. Quy mô phát triển khá nhanh, số trường đại học, cao đẳng tăng lên, đáp ứng nhu cầu học tập của người 2 dân, số sinh viên/1 vạn dân vào cuối năm 2010 đã đạt được mục tiêu đặt ra (200 sinh viên/1 vạn dân), trong đó có 81 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập và số sinh viên do các trường ngoài công lập đào tạo chiếm khoảng 15 % số sinh viên cả nước (mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2020). [14] [15] Mặc dù các trường ĐHNCL đã có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục đại học của đất nước, tuy nhiên cơ chế hoạt động, mô hình quản trị điều hành trong các trường ĐHNCL vẫn còn nhiều bất cập, chưa khai thác tối đa tiềm năng của hệ thống trường này và chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Trong khi giáo dục đại học khu vực và thế giới có những bước phát triển khá mạnh, thì nhìn chung giáo dục đại học NCL Việt Nam vẫn đang lúng túng, hành lang pháp lý chưa chuẩn, mô hình còn chắp vá, nội dung phương pháp đào tạo còn lạc hậu, nói chung chưa có bước đi vững chắc, chất lượng đào tạo còn yếu kém, chưa có sự đột phá để phát triển. Nguồn nhân lực đại học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vẫn còn trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, nhất là thiếu nhân lực chất lượng cao, có khả năng đi trước đón đầu. Để khắc phục tình trạng yếu kém đó, trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 121/2007/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường Đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020 ngày 27 tháng 7 năm 2007 đã chỉ rõ: “Cần phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai Đoạn 2006 – 2020”. [74]. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 296/CT-TTg về việc đổi mới quản lý giáo dục Đại học giai đoạn 2010 – 2012 ngày 27 tháng 2 năm 2010 cũng đã khẳng định: Phải đổi mới hệ thống giáo dục Đại học và sau Đại học, gắn Đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành [76]. Cốt lõi của vấn đề đổi mới của Nghị quyết Trung ương 4 Khoá V, Văn kiện Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành TW khóa IX chính là việc tăng quyền tự chủ cho các trường Đại học. Tuy nhiên, công tác quản trị các trường đại học NCL ở Việt Nam theo mô hình nào để đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo đang là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về thực tiễn “Đổi mới quản trị trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam” là vấn đề cấp bách nhằm tìm kiếm giải pháp và mô hình ĐH NCL năng động, hiệu quả, có sức sống nội lực mạnh mẽ để tự khẳng định mình và khẳng định sự đúng đắn của chủ trương phát triển mạng lưới trường ĐH ngoài công lập của Đảng và Nhà nước[21]. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án a) Một số công trình nghiên cứu thế giới • Nghiên cứu về các trường đại học ở Hoa Kỳ Lữ Đạt – Chu Mãn Sinh(Chủ biên), Cải cách giáo dục ở các nước phát triển, cải cách giáo dục ở Mỹ - Quyển I,II,III,IV – Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2010, cho thấy: ĐH tư thục tại Mỹ hầu hết là một tổ chức phi lợi nhuận (PLN) vì phải tuân theo những luật của liên bang và của một tổ chức PLN. Nếu mở trường theo dạng lợi nhuận cho cá nhân thì không được hưởng đặc quyền và hoạt động của một tổ chức PLN. Cái mấu chốt để định nghĩa PLN là từ mô hình tài chính. Số tiền một người bỏ ra xây dựng trường ĐH chỉ là con số rất nhỏ. Số tiền lớn mà trường thu được là nhờ vào sự quyên góp và đầu tư - gọi là endowment. Các trường ĐH tư thục và cả công 3 lập của Mỹ đều sống bằng nguồn endowment. Ở nhiều nước trên thế giới, chủ nhân thực sự của một trường đại học tư thục thường là cộng đồng xã hội bao gồm tất cả những ai có liên quan đến hoạt động của nhà trường (Stakeholder), trong đó nhà đầu tư chỉ góp một thành phần đại diện. Đây là mô hình của kiểu trường đại học không vì lợi nhuận rất phổ biến hiện nay trên thế giới. Thí dụ, trong tổng số 125 cơ sở giáo dục đại học tư thục tiểu bang California (Hoa kỳ) chỉ có 4 cơ sở theo cơ chế vì lợi nhuận, số còn lại theo cơ chế không vì lợi nhuận. Để khuyến khích loại trường này, nhiều nước đã quy định trong luật pháp buộc nhà đầu tư phải cam kết không can thiệp vào nội bộ của trường. Nếu hiểu như vậy thì rõ ràng về mặt mô hình tổ chức và quản lý, giữa trường công và trường tư không vì lợi nhuận hoàn toàn không có sự khác biệt đáng kể. [45]. [46]. Ng
Luận văn liên quan