Luận án Đóng góp của văn xuôi tự lực văn đoàn từ góc nhìn thể loại

Tự lực văn đoàn ra đời cho đến nay đã gần một thế kỷ. Trong thời gian gần một trăm năm ấy, đất nước đã trải qua nhiều biến thiên lịch sử. Những biến thiên ở từng giai đoạn lịch sử đã chi phối cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau của giới nghiên cứu phê bình văn học về đóng góp của Tự lực văn đoàn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Trước ngày đất nước thống nhất (trước ngày 30/4/1975), giới nghiên cứu phê bình văn học ở miền Nam đã sớm có một số công trình và nhiều bài viết về văn đoàn Tự lực. Trong thời gian này, ở miền Bắc, các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học của Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội và Khoa Văn Đại học Sư phạm 1 Hà Nội cũng đã có các giáo trình nghiên cứu về Tự lực văn đoàn. Trong các bộ Sơ thảo và Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam được xuất bản tại Hà Nội trong thời gian từ 1957 đến 1965, Tự lực văn đoàn được đề cập nhiều hơn. Thực tế các công trình nghiên cứu về Tự lực văn đoàn ở hai miền Nam - Bắc thời ấy đã thể hiện những cách nhìn khác nhau đối với Tự lực văn đoàn; miền Nam có phần nghiêng về thành tựu nghệ thuật của tác phẩm, còn miền Bắc lại thiên về nội dung tư tưởng tác phẩm văn chương Tự lực văn đoàn. Sau ngày đất nước được hoàn toàn thống nhất, đặc biệt sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), sự đổi mới đất nước nói chung và đổi mới văn học nói riêng đã tạo cho giới nghiên cứu phê bình văn học cả nước có cái nhìn thấu suốt và toàn diện hơn đối với Tự lực văn đoàn. Những cuộc hội thảo lớn mang tầm cỡ quốc gia được tổ chức, một số công trình nghiên cứu cũng như nhiều luận văn, luận án về Tự lực văn đoàn được thực hiện. Bằng quan điểm lịch sử và vận dụng kịp thời, sáng tạo những lý thuyết hiện đại của khoa nghiên cứu văn học thế giới, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã thực sự nhìn nhận tổ chức Tự lực văn đoàn một cách khoa học, chính xác và thấu đáo hơn. Các cuộc hội thảo cũng như những công trình nghiên cứu và nhiều bài viết đều có được tiếng nói chung khi khẳng định những thành tựu, đóng góp của Tự lực văn đoàn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong thực tế nghiên cứu, đã có một số công trình và bài viết đi vào từng thể loại riêng như tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận văn học của các nhà văn Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, các hội thảo và những công trình, những bài viết về Tự lực văn đoàn đều thể hiện một tầm nhìn vĩ mô khi nghiên cứu những đóng góp về nhiều phương diện của tổ chức văn học này cho nền văn học Việt Nam hiện đại mà chưa có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về tất cả các thể loại thuộc hai loại hình văn xuôi hư cấu và văn xuôi phi hư cấu. Trong khi đây lại là đóng góp quan trọng nhất của Tự lực văn đoàn cho nền văn học Việt Nam hiện đại theo hướng đổi mới và phát triển một cách triệt để, toàn diện và sâu sắc các thể loại thuộc hai loại hình ấy. Nếu như phong trào Thơ mới giai đoạn 1932 - 1945 đã làm thay đổi tận gốc khi chuyển từ thơ cũ sang Thơ mới theo tinh thần hiện đại thì văn xuôi Việt Nam giai đoạn này, đặc biệt là Tự lực văn đoàn đã làm một cuộc cách mạng mà trước đó chưa từng có. Điều này được thể hiện khá rõ ràng và sâu sắc trong việc làm biến đổi nhanh chóng và diệu kỳ các thể loại văn xuôi hư cấu và văn xuôi phi hư cấu bằng thi pháp và nghệ thuật tự sự hiện đại để đưa nền văn xuôi Việt Nam phát triển ngang tầm và hòa nhịp với sự tiến bộ của các nền văn học hiện đại trong khu vực và trên thế giới.

pdf216 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đóng góp của văn xuôi tự lực văn đoàn từ góc nhìn thể loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỒ THỊ XUÂN QUỲNH ĐÓNG GÓP CỦA VĂN XUÔI TỰ LỰC VĂN ĐOÀN TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỒ THỊ XUÂN QUỲNH ĐÓNG GÓP CỦA VĂN XUÔI TỰ LỰC VĂN ĐOÀN TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. BÙI THANH TRUYỀN 2. TS. NGUYỄN LÂM ĐIỀN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài: Đóng góp của văn xuôi Tự lực văn đoàn từ góc nhìn thể loại là công trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Bùi Thanh Truyền và TS. Nguyễn Lâm Điền. Những kết quả và số liệu được thể hiện trong văn bản luận án là hoàn toàn trung thực. Trong số đó, có những kết quả nghiên cứu đã được công bố trong những bài báo khoa học do tôi viết trong thời gian thực hiện luận án. Những kết quả còn lại chưa từng được công bố bằng bất kỳ hình thức nào. Những nội dung tham khảo và trích dẫn trong luận án đều trung thực và có dẫn nguồn rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Hồ Thị Xuân Quỳnh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i MỤC LỤC ............................................................................................................................ ii QUY ƯỚC TRÌNH BÀY .................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ v MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3 5. Đóng góp của luận án ...................................................................................................... 4 6. Cấu trúc của luận án ....................................................................................................... 4 NỘI DUNG ........................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN XUÔI TỰ LỰC VĂN ĐOÀN .......... 6 VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu văn xuôi Tự lực văn đoàn ....................................................... 6 1.1.1. Giai đoạn từ 1933 đến 1945 ............................................................................... 6 1.1.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 ............................................................................. 11 1.1.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay ............................................................................... 19 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu văn xuôi Tự lực văn đoàn ...................................... 26 1.2.1. Tình hình nghiên cứu chung về văn xuôi Tự lực văn đoàn ............................... 26 1.2.2. Tình hình nghiên cứu văn xuôi Tự lực văn đoàn từ góc độ thể loại ................. 26 1.3. Hướng tiếp cận đề tài ................................................................................................. 28 1.3.1. Tiếp cận từ góc độ văn học sử .......................................................................... 28 1.3.2. Tiếp cận từ góc độ chuyên ngành, liên ngành .................................................. 29 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN NHÌN TỪ THỂ LOẠI ....................................................................................................... 31 2.1. Một số vấn đề lí luận cơ sở ......................................................................................... 31 2.1.1. Khái niệm và loại hình văn xuôi nghệ thuật ..................................................... 31 2.1.2. Thể loại văn xuôi hư cấu và văn xuôi phi hư cấu ............................................. 40 2.1.3. Quan niệm về văn xuôi Tự lực văn đoàn .......................................................... 47 2.2. Hoạt động văn hóa, sáng tạo nghệ thuật và sứ mệnh hiện đại hóa văn học của Tự lực văn đoàn ................................................................................................................. 51 2.2.1. Bước chuyển đổi phạm trù của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX ..................... 51 2.2.2. Hoạt động văn hóa, sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong Tự lực văn đoàn 56 2.2.3. Sứ mệnh hiện đại hóa văn học của Tự lực văn đoàn ........................................ 59 2.3. Văn xuôi hư cấu, phi hư cấu Tự lực văn đoàn từ cái nhìn toàn cảnh .................... 65 2.3.1. Văn xuôi hư cấu ................................................................................................ 65 2.3.2. Văn xuôi phi hư cấu .......................................................................................... 67 2.3.3. Tính đa dạng về xu hướng và phong phú về thể loại ........................................ 68 iii CHƯƠNG 3. ĐÓNG GÓP VỀ THỂ LOẠI VĂN XUÔI HƯ CẤU CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN .............................................................................................. 76 3.1. Khái lược về văn xuôi hư cấu trong văn học Việt Nam trước 1932 ....................... 76 3.1.1. Văn xuôi hư cấu trong văn học trung đại ......................................................... 76 3.1.2. Văn xuôi hư cấu trong văn học buổi giao thời ................................................. 78 3.2. Đóng góp của Tự lực văn đoàn trong công cuộc hiện đại hóa các thể loại ............ 81 văn xuôi hư cấu .................................................................................................................. 81 3.2.1. Hiện đại hóa nghệ thuật tiểu thuyết .................................................................. 81 3.2 2. Hiện đại hóa nghệ thuật truyện ngắn ............................................................. 104 3.3. Đóng góp của Tự lực văn đoàn trong kết tinh quan niệm, cá tính sáng tạo văn xuôi hư cấu ....................................................................................................................... 122 3.3.1. Sự mới mẻ về quan niệm sáng tác................................................................... 122 3.3.2. Sự phong phú của cái tôi cá nhân .................................................................. 128 3.3.3 Sự đa dạng về cá tính sáng tạo ........................................................................ 129 CHƯƠNG 4. ĐÓNG GÓP VỀ THỂ LOẠI VĂN XUÔI PHI HƯ CẤU CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN ............................................................................................ 133 4.1. Khái lược về văn xuôi phi hư cấu trong văn học Việt Nam trước 1932 .............. 133 4.1.1. Văn xuôi phi hư cấu trong văn học trung đại ................................................. 133 4.1.2. Văn xuôi phi hư cấu trong văn học buổi giao thời ......................................... 135 4.2. Đóng góp của văn xuôi phi hư cấu Tự lực văn đoàn trong công cuộc hiện đại hóa thể loại văn học ................................................................................................................ 138 4.2.1. Hiện đại hóa ký tự sự ...................................................................................... 139 4.2.2. Hiện đại hóa ký trữ tình .................................................................................. 151 4.2.3. Hiện đại hóa một số hình thức phi hư cấu khác ............................................. 163 4.3. Đóng góp của văn xuôi phi hư cấu Tự lực văn đoàn trong đổi mới quan niệm, xu hướng sáng tác, tiếp nhận văn học ............................................................................ 175 4.3.1 Đổi mới quan niệm sáng tác ............................................................................ 175 4.3.2 Định hình hai xu hướng phi hư cấu ................................................................. 178 4.3.3. Chuyển đổi hoạt động tiếp nhận văn học theo hướng đa dạng, nhân bản ..... 183 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 189 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 193 iv QUY ƯỚC TRÌNH BÀY Chữ viết tắt: STT : Số thứ tự TLPB : Tiểu luận phê bình TP : Tiểu phẩm TV : Tạp văn v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê số lượng tác phẩm bài viết thuộc nhóm văn xuôi hư cấu và phi hư cấu ......................................................................................... 75 Bảng 2.2. Thống kê số lượng thể loại tác phẩm thuộc nhóm văn xuôi hư cấu ..... 75 Bảng 2.3. Thống kê số lượng thể loại tác phẩm thuộc nhóm văn xuôi phi hư cấu .................................................................................................... 75 Phụ lục 1. Những tác phẩm văn xuôi hư cấu của các nhà văn Tự lực văn đoàn được đăng tải trên tuần báo Phong Hóa Phụ lục 2. Những tác phẩm văn xuôi hư cấu của các nhà văn Tự lực văn đoàn được đăng tải trên tuần báo Ngày Nay Phụ lục 3. Những tác phẩm văn xuôi phi hư cấu của các nhà văn Tự lực văn đoàn được đăng tải trên tuần báo Phong Hóa Phụ lục 4. Những tác phẩm văn xuôi phi hư cấu của các nhà văn Tự lực văn đoàn được đăng tải trên tuần báo Ngày Nay 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tự lực văn đoàn ra đời cho đến nay đã gần một thế kỷ. Trong thời gian gần một trăm năm ấy, đất nước đã trải qua nhiều biến thiên lịch sử. Những biến thiên ở từng giai đoạn lịch sử đã chi phối cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau của giới nghiên cứu phê bình văn học về đóng góp của Tự lực văn đoàn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Trước ngày đất nước thống nhất (trước ngày 30/4/1975), giới nghiên cứu phê bình văn học ở miền Nam đã sớm có một số công trình và nhiều bài viết về văn đoàn Tự lực. Trong thời gian này, ở miền Bắc, các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học của Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội và Khoa Văn Đại học Sư phạm 1 Hà Nội cũng đã có các giáo trình nghiên cứu về Tự lực văn đoàn. Trong các bộ Sơ thảo và Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam được xuất bản tại Hà Nội trong thời gian từ 1957 đến 1965, Tự lực văn đoàn được đề cập nhiều hơn. Thực tế các công trình nghiên cứu về Tự lực văn đoàn ở hai miền Nam - Bắc thời ấy đã thể hiện những cách nhìn khác nhau đối với Tự lực văn đoàn; miền Nam có phần nghiêng về thành tựu nghệ thuật của tác phẩm, còn miền Bắc lại thiên về nội dung tư tưởng tác phẩm văn chương Tự lực văn đoàn. Sau ngày đất nước được hoàn toàn thống nhất, đặc biệt sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), sự đổi mới đất nước nói chung và đổi mới văn học nói riêng đã tạo cho giới nghiên cứu phê bình văn học cả nước có cái nhìn thấu suốt và toàn diện hơn đối với Tự lực văn đoàn. Những cuộc hội thảo lớn mang tầm cỡ quốc gia được tổ chức, một số công trình nghiên cứu cũng như nhiều luận văn, luận án về Tự lực văn đoàn được thực hiện... Bằng quan điểm lịch sử và vận dụng kịp thời, sáng tạo những lý thuyết hiện đại của khoa nghiên cứu văn học thế giới, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã thực sự nhìn nhận tổ chức Tự lực văn đoàn một cách khoa học, chính xác và thấu đáo hơn. Các cuộc hội thảo cũng như những công trình nghiên cứu và nhiều bài viết đều có được tiếng nói chung khi khẳng định những thành tựu, đóng góp của Tự lực văn đoàn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong thực tế nghiên cứu, đã có một số công trình và bài viết đi vào từng thể loại riêng như tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận văn học của các nhà văn Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, các hội thảo và những công trình, những bài viết về Tự lực văn đoàn đều thể hiện một tầm nhìn vĩ mô khi nghiên cứu những đóng góp về nhiều phương diện của tổ chức văn học này cho nền văn học Việt Nam hiện đại mà chưa có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về tất cả các thể loại thuộc hai loại hình văn xuôi hư cấu và văn xuôi phi hư cấu. Trong khi đây lại là đóng góp quan trọng nhất của Tự lực văn đoàn cho nền văn học Việt Nam hiện đại theo hướng đổi mới và phát triển một cách triệt để, toàn diện và sâu sắc các thể loại thuộc hai loại hình ấy. Nếu như phong trào Thơ mới giai đoạn 1932 - 1945 đã làm thay đổi tận gốc 2 khi chuyển từ thơ cũ sang Thơ mới theo tinh thần hiện đại thì văn xuôi Việt Nam giai đoạn này, đặc biệt là Tự lực văn đoàn đã làm một cuộc cách mạng mà trước đó chưa từng có. Điều này được thể hiện khá rõ ràng và sâu sắc trong việc làm biến đổi nhanh chóng và diệu kỳ các thể loại văn xuôi hư cấu và văn xuôi phi hư cấu bằng thi pháp và nghệ thuật tự sự hiện đại để đưa nền văn xuôi Việt Nam phát triển ngang tầm và hòa nhịp với sự tiến bộ của các nền văn học hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Nếu như ở giai đoạn giao thời (từ cuối thế kỷ XIX đến 1930), sự đổi mới của văn học Việt Nam mới chỉ ở bước khởi đầu, có ý nghĩa như là tạo tiền đề, làm nền tảng thì ở giai đoạn 1932 - 1945, Tự lực văn đoàn đã tạo nên một bước chuyển đổi mạnh mẽ và sâu sắc tất cả các thể loại của hệ hình văn học trung đại bằng hệ hình văn học hiện đại. Bí quyết thành công trong việc chuyển đổi hệ hình này của Tự lực văn đoàn là ở sự đổi mới và phát triển tất cả các thể loại văn xuôi hư cấu và văn xuôi phi hư cấu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Từ những lẽ trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Đóng góp của văn xuôi Tự lực văn đoàn từ góc nhìn thể loại làm luận án. Với việc triển khai đề tài này, tác giả luận án mong muốn góp phần nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về những đóng góp của Tự lực văn đoàn trên lĩnh vực cách tân và sáng tạo các thể loại văn xuôi cho nền văn học hiện đại Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án được triển khai nhằm thực hiện các mục đích sau đây: 2.1. Tìm hiểu và vận dụng lý thuyết loại hình vào việc triển khai những sáng tác của Tự lực văn đoàn nhằm làm rõ những thành tựu trong sáng tạo nghệ thuật của văn tổ chức văn phái này ở các thể loại văn xuôi hư cấu và văn xuôi phi hư cấu. 2.2. Chỉ ra những điểm mới mẻ của Tự lực văn đoàn trong việc đổi mới, phát triển các thể loại văn xuôi hư cấu và văn xuôi phi hư cấu cho nền văn học Việt Nam hiện đại. 2.3. Xác lập một cách hệ thống, cụ thể hơn về vai trò, vị trí của Tự lực văn đoàn trong công cuộc hiện đại hóa nền văn học Việt Nam hiện đại, rút ngắn được khoảng cách và biên độ chênh lệch, nâng nền văn học Việt Nam hiện đại lên ngang tầm của các nền văn học thuộc các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, luận án góp phần bổ sung những kiến giải, luận giải về Tự lực văn đoàn cho các công trình văn học sử văn học Việt Nam hiện đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sáng tác của các nhà văn Tự lực văn đoàn rất đa dạng về thể loại. Có loại hình tự sự, có loại hình trữ tình và có cả kịch bản sân khấu. Mỗi tác phẩm thuộc mỗi loại hình ấy lại đặt ra nhiều vấn đề về phương diện nội dung cũng như hình thức nghệ thuật cần 3 được xem xét. Với đề tài là Đóng góp của văn xuôi Tự lực văn đoàn từ góc nhìn thể loại, luận án xác định đối tượng nghiên cứu là văn xuôi Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, luận án không khảo sát toàn bộ tác phẩm văn xuôi hư cấu và phi hư cấu của Tự lực văn đoàn mà chọn những tác phẩm tiêu biểu hoặc nổi bật đánh dấu sự đổi mới, cách tân trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn Tự lực văn đoàn được người đọc, giới nghiên cứu, phê bình qua các thời kỳ đánh giá cao. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu đóng góp của Tự lực văn đoàn từ phương diện thể loại văn xuôi hư cấu và văn xuôi phi hư cấu của các tác giả là thành viên Tự lực văn đoàn. Những tác phẩm văn xuôi Tự lực văn đoàn được chúng tôi khảo sát ra đời trong giai đoạn 1932 - 1945. Từ đó, hiểu sâu sắc hơn, Tự lực văn đoàn không chỉ mở đầu mà còn đặt những viên gạch góp phần xây dựng nền móng vững chắc cho “lâu đài” văn xuôi Việt Nam hiện đại giai đoạn này. Nhiều tác phẩm văn xuôi Tự lực văn đoàn đã trở thành chất xúc tác kích thích sự sáng tạo của các nhà văn khác trong và ngoài khuynh hướng lãng mạn. Do đó, luận án không thể không nói tới ảnh hưởng của các tác phẩm văn xuôi Tự lực văn đoàn đối với những nhà văn không phải là thành viên của văn phái nhưng cùng khuynh hướng như Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, hoặc khác khuynh hướng như Nguyên Hồng, Nam Cao 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp loại hình: nhằm nhận dạng đặc trưng các thể loại văn xuôi của Tự lực văn đoàn. 4.2. Phương pháp thống kê: nhằm mục đích thống kê tác phẩm của các tác giả Tự lực văn đoàn theo từng thể loại và tần số xuất hiện các tác phẩm cùng thể loại. 4.3. Phương pháp so sánh: để làm nổi bật những đóng góp thiết thực với sự phát triển có tính bước ngoặt của Tự lực văn đoàn về những sáng tác văn xuôi cho nền văn học Việt Nam hiện đại so với văn xuôi trước đó, cùng thời và sau này. 4.4. Phương pháp hệ thống: nhằm nhìn nhận đánh giá những đóng góp của Tự lực văn đoàn từ góc nhìn thể loại trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam và hệ thống hóa những đổi mới trên các mặt thuộc các thể loại văn xuôi của Tự lực văn đoàn. 4.5. Phương pháp xã hội học: Nghiên cứu sự thay đổi của quá trình tiếp nhận văn xuôi Tự lực văn đoàn trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại. 4 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lý luận - Xác lập cơ sở lý luận về những đóng góp của Tự lực văn đoàn ở các thể loại thuộc hai nhóm văn xuôi hư cấu và văn xuôi phi hư cấu đối với tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam. - Xây dựng được những luận điểm có tính hệ thống trong việc đánh giá một cách khách quan, khoa học về vai trò tiên phong đổi mới thi pháp các thể loại thuộc mảng văn xuôi của nhóm Tự lực văn đoàn. - Khẳng định một cách có căn cứ, có cơ sở về thực chất với tác dụng nổi bật của sự đổi mới thi pháp thể loại thuộc mảng văn xuôi của Tự lực văn đoàn đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt của nền văn học Việt Nam hiện đại. 5.2. Về mặt thực tiễn - Góp tiếng nói vào việc xây dựng phương pháp văn học sử khi nghiên cứu một hiện tượng văn học đã diễn ra nhiều tranh luận trong quá trình lịch sử gần 100 năm đã qua kể từ ngày Tự lực văn đoàn xuất hiện. - Vận dụng vào việc nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 ở chương trình đại học, cao đẳng cũng như trong chương trình môn Ngữ văn ở các trường phổ thông. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của luận án được triển khai thành bốn chương như sau: Chương 1: Tình hình nghiên cứu văn xuôi Tự lực văn đoàn và hướng tiếp cận đề tài Chương này sẽ nêu tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tiêu biểu là những bài viết, những công trình của các nhà nghiên cứu, nhà văn, độc giả... về thành tựu văn xuôi Tự lực văn đoàn theo tiến trình lịch đại của ba giai đoạn: giai đoạn 1933 - 1945, giai đoạn 1945 - 1975, giai đoạn từ 1975 - nay. Qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dong_gop_cua_van_xuoi_tu_luc_van_doan_tu_goc_nhin_th.pdf
  • docxBản tóm tắt luận án (25 - 5 - 2023) (Autosaved).docx
  • pdfBản tóm tắt luận án (25 - 5 - 2023) (Autosaved).pdf
  • docxHOÀN CHỈNH - Bản tóm tắt Luận án bằng Tiếng Anh (26-5-2023).docx
  • pdfHOÀN CHỈNH - Bản tóm tắt Luận án bằng Tiếng Anh (26-5-2023).pdf
  • docHOÀN CHỈNH - MAU 5.5. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN - TIẾNG ANH.doc
  • pdfHOÀN CHỈNH - MAU 5.5. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN - TIẾNG ANH.pdf
  • docxLUẬN ÁN NCS - HỒ THỊ XUÂN QUỲNH -23-5-2023 - HOÀN CHỈNH.docx
  • docMAU 5.5. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN - TIẾNG VIỆT.doc
  • pdfMAU 5.5. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN - TIẾNG VIỆT.pdf
  • pdfQĐ HỘI ĐỒNG HỒ THỊ XUÂN QUỲNH.pdf
Luận văn liên quan