2.2.1.5. Khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2018), thu hút là làm lôi cuốn, làm dồn mọi sự chú ý vào; khuyến khích là tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn. Như vậy, hai thuật ngữ này có ý nghĩa khá gần nhau, trong trường hợp đi cùng các cụm từ “đầu tư vào nông nghiệp” đều mang hàm ý là tập hợp các hoạt động nhằm xây dựng môi trường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại một địa bàn nhất định thuận lợi, hấp dẫn hơn so với các lĩnh vực, địa bàn khác.
Có nhiều nghiên cứu, luận án sử dụng khái niệm thu hút doanh nghiệp đầu tư hoặc thu hút đầu tư vào nông nghiệp như của Nguyễn Thanh Dương (2014), Nguyễn Xuân Đương (2015), Trần Tuấn Sơn (2022)… theo hướng định nghĩa thu hút đầu tư là thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm tạo sức hấp dẫn của một ngành, một lĩnh vực hoặc một địa điểm nào đó, làm cho nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn đầu tư. Việc thu hút đầu tư mang nhiều hàm ý bị động, làm môi trường đầu tư lĩnh vực tốt hơn, nhiều lợi ích hơn để nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhiều hơn. Các nghiên cứu quốc tế lĩnh vực có liên quan cũng sử dụng các từ “atract”, “atractiveness” khá phổ biến như của các tác giả bazova & Bechelov (2016); Davydenko, Skrypnyk & Titenko (2019); Kiminami (2013)…
Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư của nước ta (Luật Đầu tư, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP) đều sử dụng thống nhất thuật ngữ “khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp” mà không sử dụng các thuật ngữ khác. Tương tự, đối với Thái Bình, các chính sách có mục tiêu liên quan đến hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cũng dùng thuật ngữ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp như tại các văn bản: Nghị quyết số 18/2009/NQ-HĐND ngày 09/7/2009 của HĐND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Đề án xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm giai đoạn 2009-2015; Nghị quyết số 23/2014/NQ-HĐND ngày 10/9/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình…
194 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
LƯU NGỌC LƯƠNG
GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ
VÀO NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
LƯU NGỌC LƯƠNG
GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ
VÀO NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 931 0105
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Đình Thao
2. TS. Nguyễn Hữu Nhuần
HÀ NỘI - 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2024
Tác giả luận án
Lưu Ngọc Lương
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận án, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình từ các giảng viên, nhà khoa học, sự động viên giúp đỡ từ
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới: Tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học gồm PGS.TS. NGƯT. Trần Đình Thao
(người hướng dẫn khoa học thứ nhất) và TS. Nguyễn Hữu Nhuần (người hướng dẫn khoa
học thứ hai), các thầy đã dành nhiều tâm huyết, thời gian và công sức giúp tôi có định
hướng và triển khai nghiên cứu thuận lợi; tập thể các thầy, cô trong Bộ môn Kế hoạch và
Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và sinh hoạt chuyên môn tại Bộ môn; Ban Giám đốc; Ban Quản lý
Đào tạo; Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế & Quản lý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và nghiên cứu; tập thể lãnh đạo, các
đồng nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành Trung ương đã luôn động viên,
tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu; các
giảng viên, các nhà khoa học và đồng nghiệp đã góp ý, chia sẻ cho tôi những ý tưởng để
thực hiện luận án.
Về phía địa phương, địa bàn nghiên cứu, tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình giúp
đỡ của UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn của tỉnh Thái Bình, các doanh nghiệp, các
hợp tác xã, trang trại, cá nhân đã giúp đỡ tôi thu thập và xử lý thông tin phục vụ Luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và khích
lệ tôi học tập, thực hiện Luận án./.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2024
Tác giả luận án
Lưu Ngọc Lương
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x
Danh mục hình ................................................................................................................. xi
Danh mục hộp .................................................................................................................. xi
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... xi
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii
Thesis abstract ................................................................................................................ xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.4. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 5
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................... 6
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp ...................................................................................... 8
2.1. Tổng quan nghiên cứu về giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp ........................................................................................................... 8
2.1.1 Các nghiên cứu quốc tế ......................................................................................... 8
2.1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................. 11
2.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 15
2.2. Cơ sở lý luận về giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp .................................................................................................................. 15
2.2.1. Các khái niệm ..................................................................................................... 15
iii
2.2.2. Vai trò của khuyến khích đầu tư ......................................................................... 20
2.2.3. Vai trò của doanh nghiệp đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam ................. 21
2.2.4. Nội dung nghiên cứu về giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp cấp tỉnh ........................................................................................... 23
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp cấp tỉnh .................................................................................... 27
2.3. Cơ sở thực tiễn về giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp .................................................................................................................. 32
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp ......................................................................................................... 32
2.3.2. Giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tại
Việt Nam ............................................................................................................. 36
2.3.3. Kinh nghiệm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tại một
số địa phương trong cả nước .............................................................................. 43
2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp tỉnh Thái Bình ................................................................................ 47
Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 49
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 50
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 50
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 50
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 51
3.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp .......................................................................... 53
3.1.4. Tình hình phát triển doanh nghiệp tại Thái Bình ................................................ 54
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 56
3.2.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 56
3.2.2. Khung phân tích giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp tỉnh Thái Bình ......................................................................................... 58
3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................. 60
3.2.4. Phân tích dữ liệu ................................................................................................. 63
3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 67
3.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng ban hành các giải pháp khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ................................................................ 67
iv
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng triển khai giải pháp khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ........................................................................... 67
3.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả giải phap khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ........................................................................... 68
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 70
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 71
4.1. Thực trạng thực hiện giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp tỉnh Thái Bình ............................................................................... 71
4.1.1. Định hướng phát triển nông nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình ........................................................................ 71
4.1.2. Thực trạng ban hành giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp tỉnh Thái Bình ......................................................................................... 75
4.1.3. Thực trạng triển khai các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp tỉnh Thái Bình ................................................................................ 92
4.1.4. Kết quả và hiệu quả của giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp tỉnh Thái Bình ................................................................................ 97
4.1.5. Đánh giá chung về thực trạng giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình ....................................................................... 106
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giái pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình ....................................................................... 111
4.2.1. Khung khổ pháp lý của Trung ương ................................................................. 111
4.2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ............................................................... 112
4.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng và ngân sách của địa phương ..................................... 113
4.2.4. Thị trường ......................................................................................................... 118
4.2.5. Năng lực của doanh nghiệp............................................................................... 119
4.2.6. Môi trường đầu tư kinh doanh .......................................................................... 122
4.3. Đề xuất giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh
Thái Bình .......................................................................................................... 126
4.3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) .......................... 126
4.3.2. Định hướng giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
tỉnh Thái Bình ................................................................................................... 134
v
4.3.3. Giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái
Bình ................................................................................................................... 135
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 148
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 149
Danh mục công trình đã công bố .................................................................................. 151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152
Phụ lục .......................................................................................................................... 160
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
ACIAR Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CN-XD Công nghiệp – xây dựng
CSHT Cơ sở hạ tầng
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DV Dịch vụ
FTA Hiệp định thương mại tự do
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GO Giá trị sản xuất
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
HĐND Hội đồng nhân dân
ICOR Chỉ số hiệu quả vốn đầu tư
KHCN Khoa học công nghệ
KHĐT Kế hoạch và Đầu tư
NLTS Nông lâm nghiệp và thủy sản
NSĐP Ngân sách địa phương
PTNT Phát triển nông thôn
QLNN Quản lý nhà nước
ROA Hiệu suất sinh lời trên tài sản
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân
UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG
3.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Bình năm 2022 ............................................... 51
3.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2022 ................................................................... 52
3.3. Một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tỉnh Thái Bình năm 2022...................... 53
3.4. Đối tượng và nội dung tham vấn cán bộ quản lý nhà nước có liên quan tại
Thái Bình............................................................................................................. 61
3.5. Đối tượng và nội dung tham vấn cán bộ, chuyên gia ở Trung ương .................. 62
3.6. Ý nghĩa của thang đo Likert ................................................................................ 64
4.1. Khái quát định hướng phát triển nông nghiệp và khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình ................................................... 73
4.2. Tổng hợp các giải pháp, chính sách chủ yếu về khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn từ 2009 đến nay .................... 77
4.3. Đánh giá của doanh nghiệp (n=120) và của cán bộ quản lý nhà nước (n=20)
về mức độ hỗ trợ và mức độ phù hợp của giải pháp chính sách đất đai ............. 82
4.4. Các khó khăn của doanh nghiệp nông nghiệp trong tiếp cận đất đai, mặt
bằng (n=120) ....................................................................................................... 83
4.5. Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước (n=20) về mức độ hỗ trợ và mức độ
phù hợp của giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng chung .......................................... 84
4.6. Đánh giá của doanh nghiệp (n=120) và của cán bộ quản lý nhà nước (n=20)
về mức độ hỗ trợ và mức độ phù hợp của giải pháp tín dụng ............................. 86
4.7. Đánh giá của doanh nghiệp (n=120) và của cán bộ quản lý nhà nước (n=20)
về mức độ hỗ trợ và mức độ phù hợp của chính sách đào tạo ............................ 88
4.8. Đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước về mức độ hỗ trợ
và mức độ phù hợp của chính sách khoa học ...................................................... 90
4.9. Nguồn vốn thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư cho doanh nghiệp
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020 ................................................................... 95
4.10. Số lượng doanh nghiệp đăng ký trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2008-2022............................................................................................ 97
4.11. Số lượng dự án đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2008-
2022 ..................................................................................................................... 98
viii
4.12. Số lượng doanh nghiệp hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2018-2022 ................................................................................. 100
4.13. Doanh thu thuần của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh
doanh tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018-2022 ...................................................... 100
4.14. Lợi nhuận doanh nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018-2022 ......................... 101
4.15. Hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của doanh nghiệp tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2018-2022................................................................................................. 102
4.16. Chỉ tiêu ICOR các khu vực kinh tế giai đoạn 2018-2022 ................................. 102
4.17. Thu nhập bình quân lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết
quả sản xuất kinh doanh tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018-2022 ..................... 105
4.18. Năng suất lao động của ngành sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản giai
đoạn 2018-2022................................................................................................. 105
4.19. Một số chỉ tiêu xã hội, việc làm khu vực nông thôn tỉnh Thái Bình giai
đoanh 2018- 2020.............................................................................................. 106
4.20. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nguồn nhân lực đối với hoạt động đầu tư
vào nông nghiệp của doanh nghiệp (n=120) ..................................................... 113
4.21. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đối với hoạt động đầu tư
vào nông nghiệp của doanh nghiệp (n=120) ..................................................... 115
4.22. Nguồn vốn của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh
doanh tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018-2022 ...................................................... 120
4.23. Phân loại quy mô doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình
theo tiêu chí doanh thu ...................................................................................... 121
4.24. Phân loại quy mô doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình
theo tiêu chí lao động ........................................................................................ 121
4.25. Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp ........................ 122
4.26. Kết quả mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên với số liệu dạng bảng ........................... 124
4.27. Tổng hợp phân tích SWOT ............................................................................... 132
4.28. Cơ sở đề xuất các giải pháp chiến lược khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình dựa trên phân tích SWOT ............................. 133
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
2.1. Điểm số PCI của Quảng Ninh ............................................................................. 44
3.1. Cơ cấu doanh nghiệp, hợp tác xã có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của tỉnh Thái Bình năm 2022 .............................................................................. 54
3.2. Phân bố doanh nghiệp theo địa phương tại tỉnh Thái Bình ................................. 55
3.3. Mật độ doanh nghiệp trên 1.000 dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng
năm 2022 ............................................................................................................. 55
4.1. Chỉ số xếp hạng PCI tỉnh Thái Bình ................................................................... 94
4.2. Vốn đầu tư toàn xã hội ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-
2022 (giá so sánh năm 2010) .............................................................................. 96
4.3. Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018-2022 ...................... 103
4.4. Cơ cấu GRDP theo giá hiện hành tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2022 .......... 104
4.5. Đánh giá về mức hỗ trợ của các chính sách ...................................................... 108
4.6. Tỷ lệ số lượng doanh nghiệp được tiếp cận chính sách hỗ trợ.......................... 109
4.7. So sánh về quy mô thu ngân sách và tốc độ tăng thu ngân sách giai đoạn
2016-2020 của tỉnh Thái Bình và các tỉnh, thành phố lân cận .......................... 117
4.8. Quy mô và tốc độ tăng chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề các
tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng .................................................... 118
4.9. Mong muốn của doanh nghiệp về các giải pháp cải thiện môi trường
đầu tư ................................................................................................................. 125
x
DANH MỤC HÌNH
2.1. Các giai đoạn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các mục tiêu tương
ứng của chính sách ưu đãi đầu tư ........................................................................ 21
3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình ...................................................................... 50
3.2. Khung phân tích giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp tỉnh Thái Bình ......................................................................................... 59
DANH MỤC HỘP
4.5. Chỉ cần đừng thay đổi quy hoạch bất thình lình ................................................. 83
4.1. Hợp tác xã chưa thể hiện được vai trò trong liên kết .......................................... 87
4.2. Đăng ký doanh nghiệp quá dễ dàng .................................................................... 91
4.3. Số lượng văn bản địa phương phải hướng dẫn quá nhiều ................................... 92
4.4. Một số quy định gây khó cho ngành chăn nuôi ................................................ 111
DANH MỤC SƠ ĐỒ
4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình .......................................................................... 71
4.2. Các nhóm giải pháp hỗ trợ về đất đai nhằm khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình ............................................................... 79
xi
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Lưu Ngọc Lương
Tên Luận án: Giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa và luận giải các vấn
đề lý luận và thực tiễn về giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
và đánh giá thực trạng giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh
Thái Bình. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình; đề tài đề xuất
định hướng và giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái
Bình trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng kết hợp nguồn dữ liệu thứ cấp và
dữ liệu sơ cấp liên quan đến xây dựng và triển khai các giải pháp khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua hệ
thống cơ quan quản lý nhà nước, thống kê; và dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua
điều tra 120 doanh nghiệp; 35 cán bộ quản lý nhà nước và tổ chức 01 hội thảo với sự tham
dự của hơn 40 đại biểu là doanh nghiệp, hợp tác xã và cán bộ quản lý nhà nước có liên
quan trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nghiên cứu kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích
định tính và định lượng để phân tích thực trạng giải pháp khuyến khích đầu tư và các giải
pháp khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình thời gian qua và đề xuất
định hướng và giải pháp cho thời gian tới. Trong nghiên cứu này, bên cạnh các phương
pháp phân tích thống kê, phương pháp sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, phương pháp
phân tích Cấu trúc, Hành vi và Kết quả (SCP), mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên
(Random Effects Regression Model for Panel Data) cũng được sử dụng để ước lượng các
yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Thái
Bình. Phương pháp SWOT được sử dụng cho phân tích và đề xuất hoàn thiện giải pháp
khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp.
Kết quả chính và kết luận:
Thứ nhất, Luận án đã góp phần hệ thống hóa, luận giải và làm rõ thêm một số vấn
đề lý luận về đầu tư, khuyến khích đầu tư, các biện pháp khuyến khích đầu tư, các giải
pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Nội dung nghiên cứu về giải
pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cấp tỉnh và các yếu tố ảnh hưởng
đến giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cấp tỉnh.
Thứ hai, Luận án đã trình bày kết quả nghiên cứu tổng quan về các giải pháp, chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và thực trạng hoạt
xii
động của doanh nghiệp nông nghiệp tại Việt Nam; các kinh nghiệm trong và ngoài nước
trong thực hiện các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và từ
đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và thực hiện các giải pháp
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình.
Thứ ba, Luận án đã nghiên cứu thực trạng xây dựng và triển khai các giải pháp
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Kết quả nghiên cứu
cho thấy hệ thống giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh
Thái Bình tương đối toàn diện, số lượng chính sách lớn, bao trùm nhiều hình thức hỗ trợ,
ưu đãi đầu tư. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn các chính sách của Trung ương kịp
thời nhưng vẫn còn chưa đồng bộ, đầy đủ. Một số giải pháp chính sách hỗ trợ Thái Bình
triển khai có hiệu quả cao như phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng
và cung cấp nước sạch. Tuy nhiên, mức độ hỗ trợ và phù hợp của chính sách, hiệu quả
của hệ thống các giải pháp này chỉ được đánh giá ở mức trung bình, nhiều chính sách
không thực hiện được do thiếu kinh phí trong khi một số chính sách lại thiếu khả thi, được
bố trí kinh phí nhưng không thể triển khai.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng số lượng doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp tỉnh Thái Bình: Giai đoạn 2008-2022, có 454 doanh nghiệp đăng ký lĩnh vực
nông nghiệp, chiếm 3,6% tổng số doanh nghiệp đăng ký; với 105 dự án đăng ký đầu tư
vào nông nghiệp và vốn đầu tư đạt 8.362 tỷ đồng. Số lượng doanh nghiệp lĩnh vực nông
nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 là 135 doanh nghiệp (tăng
2,18 lần so với bình quân giai đoạn 2011-2015). Tuy có số lượng doanh nghiệp hoạt động
không nhiều nhưng doanh nghiệp ngành nghiệp nông nghiệp có hiệu quả hơn các ngành
khác thông qua nhiều chỉ số: ICOR thấp nhất trong 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp-
xây dựng và dịch vụ; tỷ suất sinh lời trên tài sản ở mức cao; lợi nhuận sau thuế ở mức cao
hơn nhiều ngành khác và mức chung của toàn bộ khối doanh nghiệp.
Thứ năm, từ phân tích thực trạng, đánh giá và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức (SWOT) đối với các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp tỉnh Thái Bình, luận án đã xây dựng quan điểm, định hướng chính sách
khuyến khích đầu tư và đề xuất những nhóm giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình trong bối cảnh phát triển mới, bao gồm: i) nâng cao
nhận thức và quyết tâm chính trị của các cấp chính quyền trong thực hiện mục tiêu khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và xây dựng môi trường đầu tư
kinh doanh thuận lợi; ii) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hoàn thiện thể chế, chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; iii) tận dụng thế mạnh, khai
thác tiềm năng và khơi thông động lực tăng trưởng mới; iv) hoàn thiện giải pháp về đất
đai, tiếp cận mặt bằng; v) phát triển nguồn nhân lực; vi) tăng cường tiếp cận tín dụng; và
viii) thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số.
xiii
THESIS ABSTRACT
PhD Candidate: Luu Ngoc Luong
Thesis name: Solutions to encourage enterprises to invest in agriculture in Thai Binh
province
Major: Development Economics Code: 9310105
Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Objectives of the study:
Explain theoretical and practical issues on solutions to encourage enterprises to
invest in agriculture; Assessing the current situation of encouraging enterprises to invest
in agriculture in Thai Binh province; Analyze factors affecting incentives for enterprises
to invest in agriculture in Thai Binh province; and Propose directions and solutions to
encourage enterprises to invest in agriculture in Thai Binh province in the coming time.
Research method:
The study uses a combination of secondary data and primary data related to building
and implementing solutions to encourage enterprises to invest in agriculture in Thai Binh
province. Secondary data is collected through the system of state management agencies
and statistics; Primary data through a survey of 120 enterprises; 35 state management
officials and organized a workshop with more than 40 participants from enterprises,
cooperatives and related state management officials in Thai Binh. The study combines
the use of qualitative and quantitative analysis methods to analyze the current situation of
investment attraction and solutions to encourage enterprises to invest in agriculture in
Thai Binh province in recent times, and propose directions and solution for the future.
The study uses Random Effects Regression Model for Panel Data to estimate factors
affecting encourage enterprises to invest in agriculture in Thai Binh province. In this
study, in addition to statistical analysis methods, the method of using 5-degree Likert
scale, the method of analyzing Structure, Behavior and Outcome (SCP), the random
response regression model (Random effects regression model for panel data) are also used
to evaluate the quantity of factors affecting the attraction of investment capital of
enterprises in agriculture in Thai Binh province. The SWOT method is used to analyze
and propose solutions to encourage enterprises to invest in agriculture.
Main results and conclusions:
Firstly, the thesis has contributed to systematizing, explaining and clarifying a
number of theoretical issues about investment, investment promotion, investment
promotion measures, and solutions to encourage enterprises to invest. into agriculture.
The thesis has clarified the research content on solutions to encourage enterprises to invest
xiv
in agriculture at the provincial level and factors affecting solutions to encourage
enterprises to invest in agriculture at the provincial level.
Second, the thesis has researched an overview of policies to encourage enterprises
to invest in agriculture and rural areas and the current status of agricultural enterprises in
Vietnam; domestic and foreign experiences in implementing solutions to encourage
enterprises to invest in agriculture; Lessons learned for developing and implementing
solutions to encourage enterprises to invest in agriculture in Thai Binh province.
Third, the thesis has studied the current situation of developing and implementing
solutions to encourage enterprises to invest in agriculture in Thai Binh province. Research
results show that the system of policies and solutions to encourage enterprises to invest
in agriculture in Thai Binh province is quite comprehensive and complete, with a large
number of policies, covering many forms of investment support and incentives. private.
However, the effectiveness of the solutions and the appropriateness of the solutions are
only assessed at an average level. Many policies cannot be implemented due to lack of
funding while some policies are infeasible and poorly arranged, funded but unable to
disburse.
Fourth, regarding the current status of the number of enterprises investing in
agriculture in Thai Binh province: In the period 2008-2022, Thai Binh has 454 registered
enterprises with main business lines in the agricultural sector, accounting for 3.6% of total
registered enterprises; with 105 registered projects and investment capital reaching 8,362
billion VND. The number of agricultural enterprises with production and business results
in 2022 is 135 enterprises (equal to 2.18 times the average in the 2011-2015 period).
Although the number of operating enterprises is not large, agricultural enterprises are
more effective than other industries through many indicators: ICOR is the lowest among
the three sectors of agriculture, industry-construction and services; high return on assets;
Profit after tax is higher than many other industries.
Fifth, from analyzing the current situation, evaluating and analyzing SWOT for
solutions to encourage enterprises to invest in agriculture in Thai Binh province, the thesis
has built a perspective and policy orientation to encourage investment and Propose groups
of solutions to encourage enterprises to invest in agriculture in Thai Binh province in the
new context of development, including: Raising awareness and political determination of
authorities at all levels in implementing the goal of encouraging enterprises to invest in
agriculture and rural areas and building a favorable business investment environment;
improve the business investment environment; complete institutions and policies to
encourage enterprises to invest in agriculture; take advantage of strengths, exploit
potential and unleash new growth drivers; Land solutions and access to premises;
solutions for human resource development; credit solutions; solutions in science,
technology and digital transformation.
xv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của
các nước đang phát triển (Nyiwul & Koirala, 2022). Theo Ableeva & cs. (2019)
đóng góp của nông nghiệp vào nền kinh tế chung của thế giới khoảng 3,5 nghìn tỷ
USD năm 2018 và tăng 73% trong giai đoạn năm 2000-2019, tạo ra 874 triệu việc
làm. Theo Nguyễn Đình Tài & Nguyễn Văn Hướng (2009), nông nghiệp không
chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho dân số ngày càng
tăng mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội.
Tại Việt Nam, nông nghiệp có vị trí chiến lược, có ý nghĩa cả về kinh tế và
xã hội. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Việt Nam là nước
có lợi thế cạnh tranh về phát triển nông nghiệp nhiệt đới và đã đạt được những
thành tựu đáng kể trên thị trường thế giới. Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm
(VA) của ngành nông nghiệp năm 2023 đạt 3,83%, mức cao nhất từ năm 2011,
đóng góp 8,84 điểm % vào tăng trưởng chung của cả nước. Động lực tăng trưởng
của ngành nông nghiệp chủ yếu vẫn là từ các hoạt động đầu tư. Trong khi hoạt
động đầu tư tư nhân thường trực tiếp liên quan đến sản xuất với mục đích sinh lời
thì đầu tư công chủ yếu là các hoạt động đầu tư nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật
chung để phục vụ sản xuất. Ngoài ra, còn có hình thức đầu tư hỗn hợp hợp tác công
tư (PPP). Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp liên
tục đạt kỷ lục mới. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt
53,01 tỷ USD, thặng dư thương mại toàn ngành đạt mức kỷ lục 12,07 tỷ USD (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2023).
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thông
qua đầu tư, doanh nghiệp sẽ tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, tăng
kim ngạch xuất khẩu mà còn góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo
hướng bền vững (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018). Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Tuy
nhiên, hiệu lực và hiệu quả của các chính sách này vẫn chưa đạt kết quả như mong
đợi, chưa có tác động đột phá nên môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp
trong lĩnh vực nông nghiệp. Những khó khăn chủ yếu trong khuyến khích doanh
nghiệp vào nông nghiệp gồm: rủi ro trong đầu tư nông nghiệp cao, tiếp cận đất đai
và tín dụng khó khăn; thuế và phí chưa hợp lý; ngành cơ khí hỗ trợ nông nghiệp
còn hạn chế; khả năng cung ứng giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp
1
trong nước còn khó khăn; nhân lực nông nghiệp trình độ thấp; ưu đãi đầu tư công
nghệ cao chưa đủ mạnh; hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt các hạ
tầng logistics, hạ tầng số kém phát triển dẫn đến tăng chi phí vận chuyển và bảo
quản hàng nông sản Việc thực thi chính sách còn chưa đồng đều khi cùng với
một chính sách chung của Trung ương, có địa phương thực hiện tốt nhưng có địa
phương với điều kiện tương đồng thì không thể triển khai. Đến hết năm 2022, cả
nước có 12.094 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực NLTS chiếm 1,3% (Tổng
cục Thống kê, 2023). Dù liên tục có chính sách điều chỉnh, bổ sung nhưng chỉ tiêu
trên không có chuyển biến suốt thời kỳ dài.
Thái Bình là tỉnh có truyền thống và có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm
tỷ trọng tương đối cao so với cả nước (ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng
21,44% trong GRDP của tỉnh năm 2022, cao hơn nhiều so với mức bình quân
chung cả nước là 11,88%). Thái Bình đã cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách
khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, theo nhận định của
Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình (2015), nông nghiệp của tỉnh chưa có nhiều sản
phẩm nổi bật, đặc trưng. Một trong những nguyên nhân về hạn chế của ngành nông
nghiệp tỉnh Thái Bình được đưa ra đó là: “đầu tư vào khu vực nông nghiệp tỉnh
Thái Bình rất hạn chế, vắng bóng các doanh nghiệp đầu tàu”. Theo Cục Thống kê
tỉnh Thái Bình (2023), chủng loại sản phẩm nông sản xuất khẩu còn nghèo nàn,
giá trị thấp, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2022 chỉ đạt 25,8 triệu USD (không
đáng kể so với kim ngạch xuất khẩu nông sản chung của cả nước). Năm 2022 toàn
tỉnh có 135 doanh nghiệp nông nghiệp (67 doanh nghiệp sản xuất NLTS và 68
doanh nghiệp chế biến NLTS), chiếm 2,8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.
Điều này cho thấy việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp vẫn
đang là một bài toán cần được giải quyết ở cả cấp vĩ mô và cấp địa phương.
Hiện nay, ngành nông nghiệp trên thế giới đang đứng trước những bối cảnh
phát triển mới với những thách thức to lớn, làm thay đổi căn bản cách thức tổ chức
sản xuất nông nghiệp như: biến đổi khí hậu, các hình thái thời tiết cực đoan diễn
ra thường xuyên hơn với mức độ khốc liệt hơn; diện tích đất nông nghiệp bị thu
hẹp; khoa học công nghệ, chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ; xuất hiện
nhiều mô hình kinh tế mới như kinh tế xanh, tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia
sẻ... Ngoài ra, nhiều hiệp định tự do thế hệ mới đã nâng cao các tiêu chuẩn về xã
hội, môi trường và mức sống của người dân được cải thiện đã có tác động mạnh
mẽ lên xu hướng tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp. Việt Nam là quốc gia đang
phát triển với thu nhập trung bình với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
2
chủ nghĩa cũng không nằm ngoài những bối cảnh phát triển trên. Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp đang tiếp tục được hoàn thiện; quy hoạch quốc gia, quy hoạch
vùng và quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt làm định hướng phát triển kinh tế - xã
hội và các ngành, lĩnh vực cụ thể.
Về góc độ lý luận và thực tiễn, đã có một số công trình nghiên cứu, luận án
tiến sỹ nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp ở cấp vĩ mô và cấp địa phương.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chưa có đề tài nào nghiên cứu về “khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư” vào địa bàn cấp tỉnh và đặt trong bối cảnh có nhiều
yếu tố truyền thống và phi truyền thống ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất
nông nghiệp. Đối với địa bàn nghiên cứu, đến nay chưa có nghiên cứu toàn diện
nào về giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái
Bình với những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng
thời, cũng chưa có công trình, nghiên cứu nào điều tra toàn bộ mẫu nghiên cứu và
sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình hồi quy đa biến
ngẫu nhiên để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Để ngành nông nghiệp tỉnh Thái
Bình tận dụng được cơ hội, phát huy các tiềm năng, bắt kịp xu hướng phát triển
của thế giới, hạn chế những bất lợi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn,
sản xuất hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, cần phải có các giải pháp
tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn hơn các ngành nghề
khác, địa phương khác. Do đó, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài “Giải pháp
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình” để làm Luận
án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế phát triển là bảo đảm tính cấp thiết cả về lý luận
và thực tiễn; giúp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái
Bình mạnh mẽ, hiệu quả hơn và đóng góp lý cơ sở lý luận, thực tiễn nhằm hoàn
thiện giải pháp, chính sách chung cho cả nước.
Luận án làm rõ các câu hỏi nghiên cứu: (1) Đã có giải pháp, chính sách nào
để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thái Bình? (2) Thực
trạng triển khai và kết quả của các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình? (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình? (4) Cần phải làm gì
để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn, hiệu quả hơn vào lĩnh vực nông
nghiệp tỉnh Thái Bình?
3