Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn Việt Nam

Là một chủ thể trong nền kinh tế, các NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, do đặc thù kinh doanh tiền tệ, rất nhạy cảm với các vấn đề rủi ro thanh khoản, nên an toàn trong hoạt động kinh doanh là vấn đề sống còn và là đặc thù của ngành ngân hàng. Đối với các NHTM, tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn, gây mất vốn ở mức độ cao, sẽ dẫn tới mất an toàn cho ngân hàng. Do vậy, hiệu quả tín dụng là nội dung đặc biệt quan trọng được quan tâm trong hoạt động của NHTM ở mọi nơi, mọi lúc.

pdf183 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1. SỰ CẦN THIẾT Là một chủ thể trong nền kinh tế, các NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, do đặc thù kinh doanh tiền tệ, rất nhạy cảm với các vấn đề rủi ro thanh khoản, nên an toàn trong hoạt động kinh doanh là vấn đề sống còn và là đặc thù của ngành ngân hàng. Đối với các NHTM, tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn, gây mất vốn ở mức độ cao, sẽ dẫn tới mất an toàn cho ngân hàng. Do vậy, hiệu quả tín dụng là nội dung đặc biệt quan trọng được quan tâm trong hoạt động của NHTM ở mọi nơi, mọi lúc. Đối với nước ta, hiệu quả tín dụng ngân hàng quan trọng và phức tạp hơn nhiều các nước phát triển. Thống kê hiện tại cho thấy, thu nhập lãi tín dụng là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng, có ngân hàng nguồn thu này lên tới trên 90% thu nhập. Trong khi đó, rủi ro tín dụng tiềm ẩn ở mọi góc cạnh. Bản thân hệ thống NHTM còn non yếu, qui mô tài chính hạn hẹp; trình độ quản lý, công nghệ đều hạn chế; vấn đề kiểm soát trong hệ thống nhiều bất cập; nhưng lại đặt các mục tiêu tăng trưởng mạnh, cạnh tranh bằng mọi giá để mở rộng qui mô, phạm vi, thị phần Về môi trường vĩ mô, thời gian gần đây, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, cộng các yếu kém trong nước đã dẫn tới các biến động lớn về lạm phát, đầu tư, tăng trưởng kinh tế, kéo theo điều chỉnh nhanh, mạnh về chính sách tiền tệ tín dụng của NHNN, cộng các biện pháp xiết chặt quản lý tín dụng, quản lý an toàn hệ thống, tái cơ cấu các TCTD đã và đang có tác động rất lớn đối với hoạt động NHTM nói chung, lĩnh vực tín dụng, đặc biệt là hiệu quả tín dụng nói riêng. Bản thân ngành ngân hàng và từng NHTM đều đã nỗ lực nghiên cứu tăng cường quản lý tín dụng, trong đó có việc liên tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; đổi mới qui trình, mô hình hoạt động; áp dụng công nghệ hiện đại vào đánh giá, thẩm định, quản lý khách hàng, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, hạn chế rủi ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quan từ cán bộ của NHTM gây ra; tăng cường tính nhất quán trong xem xét đánh giá tín dụng. Không nằm ngoài xu hướng phát triển chung, NHTMCP Á Châu cũng đã trải qua tất cả những vấn đề trên. Nổi lên là một NHTMCP trẻ, có hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại, trong đó có hệ thống quản trị rủi ro tín dụng với hệ thống xếp hạng tín 2 dụng tiên phong và các kết quả kinh doanh rất ấn tượng những năm trước đây, song ngân hàng cũng đối mặt với sự suy giảm chất lượng tín dụng nhanh chóng do tác động của môi trường kinh doanh những năm gần đây. Không dừng ở đó, qui mô tín dụng đã thu hẹp thực sự; lợi nhuận cũng không được bảo tồn. Những khó khăn này gắn liền với những biến động trong môi trường kinh tế vĩ mô, những điều chỉnh chính sách của NHNN và vấn đề tái cơ cấu các các TCTD thời gian qua. Các nội dung này chưa được phân tích một cách bài bản, cụ thể. Thêm vào đó, các nội dung quản trị NHTM hiện đại, trong đó phải kể đến các vấn đề về khoảng trống kỳ hạn, cơ cấu đồng tiền; về các chế độ lãi suất đang được đặc biệt quan tâm, do là vấn đề có tác động lớn tới chi phí huy động, rủi ro tín dụng, nhưng hầu như chưa được đề cập trong các nghiên cứu về hiệu quả tín dụng. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn chủ đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Á Châu trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn Việt Nam” để nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ các đặc thù môi trường kinh doanh, đặc thù kinh doanh của NHTMCP Á Châu, hệ thống quản lý tín dụng và hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Á Châu thời gian qua, đối chiếu với thông lệ và thực trạng đối thủ cạnh tranh, đề xuất hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Á Châu giai đoạn tới. 2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Do là vấn đề trọng tâm trong hoạt động ngân hàng, nhất là đối với NHTM Việt Nam, nên có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong và ngoài nước về chủ đề này. Nghiên cứu trên thế giới về thẩm định tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị tín dụng, nợ xấu là vấn đề thường xuyên, phổ biến. Gần đây nhiều nghiên cứu xoay quanh các vấn đề gắn với khủng hoảng dưới chuẩn của Mỹ, các nội dung điều tiết mới để hạn chế nợ dưới chuẩn và rủi ro tín dụng, Nghiên cứu trong nước khá đa dạng, nhưng việc cập nhật các biến động kinh tế xã hội trong nước, những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và những vấn đề quản trị NHTM hiện đại có liên quan tới hiệu quả tín dụng còn hạn chế. 2.1 Một số nghiên cứu ngoài nước có liên quan tới hiệu quả tín dụng Nghiên cứu về thẩm định tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, nợ xấu: Những nghiên cứu này đã tập trung làm rõ bản chất hoạt động tín dụng, các đặc thù 3 của hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, các nguyên nhân, việc đo lường rủi ro tín dụng và các nội dung quản trị, điều hành nhằm hạn chế rủi ro tín dụng NHTM (“Nghiên cứu về các đặc trưng của hoạt động cho vay và rủi ro tín dụng”, Jimenez, G và Saurina, 2002; “Nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng”, Bessis,J 1998; Nghiên cứu “Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng”, Ủy ban giám sát BASEL, 2000; “Cẩm nang chính sách kiểm tra giám sát trong quản lý rủi ro tín dụng”, Bảo hiểm tiền gửi Mỹ - FDIC; “Quản lý rủi ro tín dụng”, Hiệp hội các chuyên gia rủi ro toàn cầu – GARP; “Giới thiệu mô hình rủi ro tín dụng”, Luhm, Christain, Ludger Overbeck và Christoph Wanger, 2002; “Rủi ro tín dụng: định giá, đo lường và quản lý”, NXB Đạihọc Princeton, 2003) Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tập trung vào tác động, sự nguy hại của rủi ro tín dụng, không chỉ đối với việc thu hồi vốn, mà còn chỉ ra những tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng (“Rủi ro tín dụng – nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng ngân hàng, Pavla Vodava; “Nợ xấu ở Đông âu: các nhân tố quyết định và tác động tới nền kinh tế, IMF, 2013; “Nghiên cứu về nợ xấu và các tác động bất ổn vĩ mô, IMF, 2011); Nghiên cứu về các hệ lụy khác của vấn đề của nợ xấu bên cạnh các tác động tới kinh tế, Ngân hàng trung ương Châu âu - ECB, 2013 Nợ xấu tiềm ẩn nguy cơ mất vốn, mất cân đối dòng tiền, có thể dẫn tới các rủi ro thanh khoản, nên cũng là vấn đề được nghiên cứu khá phổ biến trên thế giới. Do tác động của nợ dưới chuẩn, khủng hoảng tài chính toàn cầu, nợ xấu của hệ thống tài chính đã gia tăng nhanh chóng và việc xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa hệ thống NHTM đang là những vấn đề trọng tâm của các nước. Các nghiên cứu về nguyên nhân dẫn tới nợ xấu (Keeton, Willian và Morris, 1987; nghiên cứu nợ xấu của Mỹ (Sinkey, Joseph.f và Greeen walt, 1991; nghiên cứu nợ xấu tại Tây ban nha (Salas Vincene và Saurina, 2002); nghiên cứu quan hệ giữa nợ xấu và hoạt động của ngân hàng (Kwan và Eisenbeis, 1994; Hughes và Moon, 1995; Reesti 1995); nghiên cứu khả năng nợ xấu cao dẫn tới việc thu hẹp hoạt động ngân hàng tại Ấn độ sau khủng hoảng tài chính 1997, ảnh hưởng tới qui mô, thị phần và hiệu quả hoạt động trong tương lai của ngân hàng (nghiên cứu Agung et.al.2001). Các nghiên cứu liên quan tới hiệu quả tín dụng gắn với cho vay dưới chuẩn, dẫn tới khủng hoảng tài chính Mỹ, châm ngòi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007: 4 Kể từ khủng hoảng, rất nhiều nghiên cứu về nợ dưới chuẩn của Mỹ đã được thực hiện. “Báo cáo về khủng hoàng tài chính”, Ủy ban quốc gia Mỹ, 2011; “Báo cáo về cho vay duwis chuẩn” Bộ phận phát triển nhà ở và đô thị Mỹ, 2012; “Cho vay trả góp không có trách nhiệm đã mở cửa cho những rủi ro”, Goolsbee, Austan, 2007; “tại sao những người cho vay dưới chuẩn lại gặp khó khăn, vướng mắc”, Peterr Coy, 2007; “Sự bùng nổ và sụp đổ của cho vay dưới chuẩn”, Ngân hàng dự trữ liên bang Dallas, 2007 Những nghiên cứu này đã làm rõ bản chât của cho vay dưới chuẩn, thực chất liên quan tới chất lượng tín dụng của người vay và các hệ lụy đi kèm. Những người vay dưới chuẩn và những khoản tín dụng dưới chuẩn thực chất là những người đi vay và khoản nợ có điểm số tín nhiệm thấp, không đạt chuẩn, do đó tiềm ẩn nguy cơ không trả được nợ rất cao. Điều đó cũng có nghĩa, khả năng thu hồi vốn đối với nhóm này thấp, hiệu quả tín dụng không đảm bảo. Nghiên cứu, ban hành các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng: Sau khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ, để ngăn chặn tình trạng này tái diễn, tăng cường hiệu quả tín dụng, thể hiện ở việc tối đa hóa tỷ lẹ thu hồi, FDIC đã nghiên cứu và ban hành 17 nguyên tắc quản lý RRTD cơ bản. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về mô hình kiểm chứng mức độ chịu đựng rủi ro tín dụng của các NHTM cũng đã được thực hiện (Stress test of credit risk). Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc thực hiện kiểm tra mức độ chịu đựng của hệ thống NHTM trong các kịch bản kinh tế vĩ mô khác nhau, kéo theo chất lượng tín dụng ở một mức nhất định và khả năng chịu đựng của NHTM ứng với chất lượng tín dụng đó – bao gồm cả qui mô nợ xấu và khả năng mất vốn (“Mô hình kiểm chứng mức độ chịu đựng rủi ro tín dụng đối với hệ thống NHTM Brazil”, Banco Central Do Brasil, 2010; “Kiểm chứng mức độ chịu đựng rủi ro tín dụng “, Ngân hàng thế giới, 2013). 2.2 Một số nghiên cứu trong nước có liên quan - Các nghiên cứu về hiệu quả tín dụng NHTM: Một số nghiên cứu điển hình là “Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Trần Thị Xuân Hương, 2004; “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP ngoài quốc doanh Việt Nam”, Nguyễn Tiên Phong, 2008; “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Xuất nhập khẩu 5 Việt Nam”, Vũ Hoài Nam, 2006; “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà nội tại NHTMCP Quốc tế Việt nam”, Nguyễn Thị Ngọc Thanh, 2004 Các nghiên cứu này chưa cập nhật môi trường kinh doanh ngân hàng trong các năm gần đây. Hơn nữa, những nghiên cứu này cũng chưa tập trung thích đáng tới các nội dung quản trị NHTM hiện đại có tác động đáng kể tới hiệu quả tín dụng ngân hàng. - Một số nghiên cứu về chất lượng tín dụng: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Nguyễn Thị Thu Đông, 2012; “ Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM Việt nam”, Trần Thị Hồng Hạnh, 1996 Những nghiên cứu này đặt trọng tâm ở việc làm rõ khái niệm, bản chất, các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng, thực trạng chất lượng tín dụng của các phạm vi nghiên cứu và đề xuất hệ thống giải pháp ở góc độ qui mô hoạt động, hệ thống thông tin, chính sách đầu tư, tiềm lực nguồn vốn - Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà nội trong tiến trình hội nhập kinh tế”, Đàm Hồng Phương, 2009; “Giải pháp đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng vốn của NHTMCP Công thương Việt nam”, Nguyễn Văn Thạnh, 2001; Nghiên cứu về hiệu quả huy động và sử dụng vốn có tính tới việc cân đối giữa huy động và sử dụng vốn. Tuy vậy, nghiên cứu này được thực hiện cho những năm 1990, không cập nhật với những thay đổi trong nền kinh tế thời gian qua. - Các nghiên cứu về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng “Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng NHTM”, Nguyễn Hữu Thủy; “Các biện pháp của NHTM nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp”, Lê Thị Hiệp Thương; “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam”, Lê Thị Huyền Diệu, 2010; “Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP Công Thương”, Phạm Xuân Hòe; “Khung quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM Việt Nam”, TS. Phạm Huy Hùng, 2008 6 Những nghiên cứu này đặt trọng tâm vào rủi ro tín dụng, quyết định hiệu quả tín dụng, nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa với hiệu quả tín dụng. - Các nghiên cứu về vấn đề an toàn trong cho vay, bảo đảm tiền vay “Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh”, Lê Tấn Phước “Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp vay vốn tại NHTM Việt nam”, Trần Thị Kỳ; “Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế chuyển đổi”, Nguyễn Trọng Hòa, 2009; “Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ”, TS. Phạm Huy Hùng Đây là công cụ hiện đại, được triển khai vào hỗ trợ việc thẩm định, đánh giá khách hàng trên cơ sở ứng dụng các phần mềm CNTT vào kinh doanh NHTM. Việc nghiên cứu, ứng dụng công cụ này không chỉ tạo thêm một kênh đánh giá, thẩm định khách hàng cho NHTM, mà vấn đề quan trọng là có thể đánh giá nhanh, thuận tiện cho khách hàng; đánh giá một cách khách quan và nhất quán trong toàn hệ thống. Các nội dung nghiên cứu chính tập trung vào hệ thống các tiêu chí đánh giá; trọng số cho mỗi tiêu chí và nguồn thông tin đầu vào, vấn đề cập nhật thông tin, làm sạch thông tin - Các nghiên cứu về xử lý nợ xấu: Ở góc độ hẹp hơn, một số nghiên cứu tập trung vào việc sử lý nợ xấu: “Nghiên cứu nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam” (Nguyễn Tuấn Anh, 2004; Bùi Thị Thu Lan, 2005; Vũ Hữu Biên, 2010); “Nghiên cứu nợ xấu tại NHTMCP Ngoại thương Việt nam” (Nguyễn Thành Đô, 2005; Cù Hoài Thanh, 2010;); “Nghiên cứu nợ xấu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam” (Nguyễn Huy Hoàng, 2007; Nguyễn quốc Việt, 2008). Như vậy, có thể nói cho tới nay, nghiên cứu về hiệu quả tín dụng, chất lượng tín dụng, các vấn đề rủi ro tín dụng, an toàn tín dụng đã được thực hiện ở nhiều góc độ khác nhau, thời gian khác nhau. Tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu này tập trung vào hiệu quả tín dụng và các vấn đề có liên quan trong thời gian trước đây. Chỉ một vài nghiên cứu cập nhật đến năm 2012. Nghiên cứu về hiệu quả tín dụng đặt trong bối cảnh mở cửa, với nhiều cơ hội phát triển kinh tế nói chung, khu vực tài chính – ngân hàng nói riêng, nhưng đồng thời chịu sự tác động trực tiếp của khủng hoảng 7 tài chính toàn cầu 2008 và những điều chỉnh nhanh, mạnh về cơ chế, chính sách vĩ mô (điển hình là chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách quản lý vàng, ngoại hối) nhằm ổn định kinh tế, hướng tới phát triển bền vững, kéo theo những rủi ro lớn đối với khu vực kinh doanh tiền tệ chưa được thực hiện một cách bài bản. Thêm vào đó, các nội dung về quản trị NHTM hiện đại, trong đó có quản trị rủi ro tín dụng từ góc độ cân đối tài sản nợ - tài sản có về qui mô, cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu đồng tiền, cơ cấu lãi suất còn rất hạn chế. Trong khi đó đây lại là những rủi ro có tác động lớn tới chi phí, lợi nhuận và cả vấn đề thanh khoản của ngân hàng thời gian qua. NHTMCP Á Châu là ngân hàng chịu tác động lớn của việc điều chỉnh cơ chế, chính sách thời gian qua và thực tế hiệu quả tín dụng của ngân hàng này đã bị suy giảm đáng kể. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Á Châu trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn Việt Nam” là cấp thiết, với mục đích sẽ cập nhật các vấn đề kinh tế - xã hội gần đây nhất có tác động tới hiệu quả tín dụng, đồng thời bao phủ các khía cạnh quản trị NHTM hiện đại có tác động đáng kể tới hiệu quả tín dụng, đặc biệt trong trường hợp NHTMCP Á Châu, với sự cố lớn trong huy động và cho vay vàng thời gian qua, cũng như tập trung chủ yếu vào khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu là đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Á Châu trong điều kiện canh tranh trên thị trường vốn Việt nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: · Tổng hợp, làm rõ các vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả tín dụng NHTM trong điều kiện canh tranh trên thị trường vốn Việt nam. · Tổng hợp kinh nghiệm trong và ngoài nước liên quan tới nâng cao hiệu quả tín dụng NHTM. · Phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Á Châu trong điều kiện thị trường vốn Việt nam giai đoạn 2007 -2013, xác định cụ thể những mặt được, chưa được và nguyên nhân. 8 · Đề xuất quan điểm, hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Á Châu trong bối cảnh thị trường vốn Việt nam giai đoạn tới. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: luận án xác định đối tượng nghiên cứu là hiệu quả tín dụng NHTM trong điều kiện canh tranh trên thị trường vốn Việt nam. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lý luận trong và ngoài nước về hiệu quả tín dụng NHTM trong điều kiện canh tranh trên thị trường vốn; nghiên cứu thực trạng hiệu quả tín dụng của NHTM Á Châu trong điều kiện thị trường vốn Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013, so sánh với các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường; Đề xuất giải pháp đến năm 2020. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển, mở rộng ứng với các điều kiện, môi trường có liên quan. Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng hệ thống thông tin dữ liệu về hoạt đọng của ngân hàng, về môi trường kinh doanh, từ đó áp dụng các biện pháp phân tích theo chuỗi thời gian, phân tích cơ cấu, phân tích tương quan để rút ra các nhận định có tính chất định lượng về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở thông tin, dữ liệu về đối tượng nghiên cứu, các tài liệu thứ cấp hiện có của đối tượng nghiên cứu, tiến hành phân tích định tính, tổng hợp, khái quát các vấn đề nghiên cứu. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã tổng hợp làm rõ các vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng NHTM trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn Việt Nam, đặc biệt tập trung làm rõ nội hàm của hiệu quả tín dụng trên cơ sở phân tích khái niệm hiệu quả trong kinh doanh, hệ thống các tiêu chí đo lường, từ đó tập trung vào các nhân tố có tác đông tới hiệu quả tín dụng; Tổng hợp kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng NHTM ở một số nước trên thế giới, một số NHTM lớn của Việt Nam, điển hình là kinh nghiệm tăng cường công tác quản trị NHTM thông qua việc khuyến khích các NHTM niêm yết trên sàn, mở cửa thị trường khu vực tài chính – ngân hàng và chuẩn hóa nghiệp vụ 9 tín dụng của Trung quốc; kinh nghiệm về nợ dưới chuẩn của Mỹ và tác động tiêu cực của hệ thống chám điểm tự động, cùng 17 nguyên tắc cơ bản trong quản lý rủi ro tín dụng của FDIC; kinh nghiệm điều chỉnh linh hoạt cơ chế, chính sách tín dụng và tập trung hóa quản lý, điều hành của Vietinbank; Phân tích chi tiết thực trạng hiệu quả tín dụng của NHTMCP Á Châu điều kiện thị trường vốn Việt nam giai đoạn 2007 – 2013, cung cấp một bức tranh toàn diện về hiệu quả tín dụng của NHTMCP Á Châu cả ở góc độ tác động của môi trường kinh doanh; hệ thống quản trị và công tác điều hành, tác nghiệp tại ngân hàng trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động thời gian qua; chỉ rõ các mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Á Châu giai đoạn đến 2020, vượt qua tình trạng khó khăn của nền kinh tế đang đi kèm với nhu cầu tín dụng giảm, chất lượng tín dụng xấu đi. 7. KẾT CẤU LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu gồm 3 chương, chi tiết như sau: Chương 1: HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN - LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2013 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NAY TỚI NĂM 2020 10 CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN - LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM 1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại trong điều kiện cạnh t
Luận văn liên quan