1. Lý do chọn đề tài
Một mâu thuẫn thường xuyên tồn tại là sự bất cập của đội ngũ, đặc biệt là chất lượng đội ngũ, không đáp ứng được mọi mặt của thực tiễn đầy biến động của nhà trường.
Nhất là khi mà thực tiễn càng có sự phát triển nhanh chóng, thì mâu thuẫn đó càng trở lên nghiêm trọng, nếu không có giải pháp để khắc phục. Mâu thuẫn đó hiện nay đang gay gắt trước yêu cầu đổi mới giáo dục để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vấn đề chuẩn hoá đội ngũ cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng; trong đó nâng cao chất lượng là trọng tâm, đang trở thành vấn đề mang tính thời sự trong nghiên cứu giáo dục. Tìm ra các giải pháp đúng để phát triển đội ngũ giáo viên, đảm bảo tính cách mạng và khoa học của vấn đề, đưa nó vào áp dụng thành công trong thực tế là một yêu cầu thiết thực, nghiêm túc và thực sự bức thiết trong khoa học giáo dục hiện nay.
Phát triển đội ngũ giáo viên là một phạm trù động lại phải đáp ứng được yêu cầu đầy biến động của cả hiện tại và tương lai, do đó cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử, toàn diện; Kết hợp hài hoà với khoa học dự báo, thì mới có thể đạt được mục tiêu của vấn đề nghiên cứu. Hơn nữa, bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước yêu cầu về nguồn nhân lực xã hội, nói chung đang bao hàm những nội dung rất mới mẻ; trong đó đội ngũ nhà giáo là một bộ phận đặc biệt của nguồn nhân lực đó, lại càng phải được nghiên cứu để đổi mới, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới. Những vấn đề đặt ra như: mối quan hệ giữa đội ngũ nhà giáo với phát triển nguồn nhân lực xã hội, nhà giáo với yêu cầu của cấp học trong thời kì CNH – HĐH; các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá, hiện đại hoá, đổi mới phương pháp và nội dung chương trình giáo dục.rõ ràng là mang tính thời sự, tính cấp thiết trong lý luận cần được nghiên cứu, giải pháp và phát triển lên một tầm cao mới. Tính tất yếu phụ thuộc của phát triển giáo dục vào kinh tế – xã hội cũng yêu cầu giải pháp những điều đó, tính đón đầu, đi trước của giáo dục so với phát triển kinh tế – xã hội lại càng có sự đòi hỏi mạnh mẽ và cấp thiết hơn.
Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII vào ngày 18 – 23/03/2006 đã khẳng định: “Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta phát triển với tốc độ ngày càng cao, qui mô càng lớn, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật. Chúng ta tiến hành phát triển nền giáo dục của Lào ngày càng nâng cao, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Lào, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, của đất nước; của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đầu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, ưu tiên nâng cao chất đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở”.
Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, quản lý, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục, giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
Đồng thời nghị quyết của Đảng lần này đã chỉ ra “Nguồn nhân lực quan trọng nhất nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nguồn nhân lực con người giáo dục phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ trình độ đáp ứng được sự phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới”.
Như vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đối chiếu với nhu cầu thực tế, để từ đó tìm ra các giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước là một yêu cầu bức thiết đối với khoa học giáo dục hiện nay.
Trong những năm qua, việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên cho bậc trung học phổ thông đã có những thành quả, có nhiều giải pháp tốt được áp dụng. Tuy vậy, do qui mô học sinh tăng nhanh, chủ yếu còn chạy theo việc đáp ứng số lượng, vấn đề cơ cấu và chất lượng đội ngũ chưa giải quyết được triệt để, vẫn còn nhiều nội dung về mặt khoa học cần được làm sáng tỏ.
Hơn nữa, trong thời kỳ sắp đến, bậc THPT phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn theo yêu cầu đổi mới giáo dục, nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề xướng.
Những năm qua hoạt động giáo dục của tỉnh Xaynhabuli đã đạt những thành tựu nhất định. Song, nhìn chung chất lượng và hiệu quả giáo dục trung học phổ thông còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Về đội ngũ giáo viên THPT của tỉnh Xaynhabuli đã được quan tâm xây dựng và phát triển về mọi mặt. Song vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu so với nhu cầu, chưa đảm bảo tỷ lệ giáo viên theo qui định, đội ngũ giáo viên không đồng bộ chuyên môn, năng lực giảng dạy, đặc biệt việc thực hiện đổi mới phương pháp còn hạn chế, lực lượng giáo viên giỏi và giáo viên cốt cán còn mỏng. Việc quy hoạch, kế hoạch chiến lược, dự báo chưa được nhu cầu giáo viên. Hơn nữa việc đề ra các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục và đào tạo trong thời kì mới còn hạn chế.
Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục của Bộ giáo dục nước CHDCND Lào đến năm 2015.
Vì những căn cứ như trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Xaynhabuli nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT, nhằm đáp ứng các yêu cầu về đổi mới và phát triển giáo dục thời kì mới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể: Đội ngũ giáo viên THPT
3.2. Đối tượng: Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli đến năm 2015.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo tiếp cận hệ thống (áp dụng trong quản lý nguồn nhân lực) kết hợp với tiếp cận cấu trúc, tiếp cận nhân cách và sử dụng thích hợp phương pháp nghiên cứu sẽ phát triển cân đối, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của ngành và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và dội ngũ giáo viên THPT nói riêng.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên THPT, tìm ra những kinh nghiệm trong việc phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại tỉnh Xaynhabuli từ năm 2000 đến nay. So sánh kết quả với các địa bàn điển hình hoặc gần gũi ở trong nước, quốc tế để rút ra xu hướng vận động và những bài học kinh nghiệm chung nhất của vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của nước CHDCND Lào trong giai đoạn mới.
- Khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Chủ thể thực hiện giải pháp: Sở Giáo dục tỉnh Xaynhabuli
- Nội dung nghiên cứu: Có nhiều giải pháp phát triển giáo viên, nhưng đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp phát triển quy mô, số lượng, cơ cấu đội ngũ đến năm 2015.
Về trình độ giáo viên, đề tài sẽ nghiên cứu hai khía cạnh: trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
- Số liệu khảo sát được lấy từ năm học 2000 - 2001 đến nay.
- Địa bàn khảo sát: Chú trọng khảo sát đội ngũ giáo viên tỉnh Xaynhabuli (có so sánh đối chiếu với cả nước).
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lý luận
7.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu hỏi và tổng kết kinh nghiệm
7.3. Khảo nghiệm sư phạm
- Tiến hành khảo nghiệm, khảo sát để nắm được số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, thâm niên công tác, Đảng viên trên địa bàn khảo sát.
- Tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra để khảo sát sư phạm về nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THPT, thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli.
7.4. Thử nghiệm giải pháp
7.5. Phương pháp bổ trợ
- Lấy ý kiến chuyên gia
- Sử dụng Thống kê toán học xử lý số liệu khảo sát
8. Những luận điểm khoa học chủ yếu của đề tài
1. Đội ngũ giáo viên - đặc biệt đội ngũ giáo viên trường THPT là nhân
tố hàng đầu góp phần quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục THPT
2. Đội ngũ này phải được phát triển theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực làm cho đội ngũ này đủ về số lượng, làm cho đội ngũ này mạnh về chất lượng, làm cho đội ngũ này đồng bộ về cơ cấu, làm cho đội ngũ này có môi trường thuận tiện về phát triển đồng thuận về ý chí, lý tưởng hành động
3. Để đội ngũ này phát triển bền vững phải thực hiện các tác động có hệ thống về quản lý: Quy hoạch, tuyển chọn phân công, chuẩn hoá đánh giá, bồi dưỡng hệ thống.
9. Đóng góp của luận án
9.1. Đóng góp về mặt lý luận: Bước đầu tiếp cận và cụ thể hoá một số nội dung, quan điểm của lý thuyết, nội dung phát triển đội ngũ giáo viên. Nghiên cứu một số phương pháp khoa học của giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli đến năm 2015 tính khả thi.
9.2. Đóng góp về thực tiễn: Xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli đến năm 2015 đáp ứng yêu cầu phát triển Giáo dục THPT và phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào.
10. Cấu trúc luận án gồm có các phần
- Phần mở đầu
- Phần nội dung gồm có 3 chương
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT
+ Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào
+ Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào
- Phần kết luận và khuyến nghị
- Danh mục công trình của tác giả
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
175 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2956 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Xaynhabuli nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai khác công bố trong bất cứ công trình nào.
LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn, dỡu dắt tận tỡnh của PGS.TS Trần Kiểm, em đó mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào”
Trong quỏ trỡnh triển khai đề tài tôi đó nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tỡnh của cỏc nhà khoa học sư phạm, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ cùng với sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ quản lý khoa Quản lý giỏo dục và trường Đại học Sư phạm Hà Nội đó nhiệt tỡnh gúp ý luận ỏn của tụi được hoàn thành.
Với sự trõn trọng, tụi xin bày tỏ lũng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Kiểm cùng toàn thể cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý trong khoa Quản lý giỏo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Xin cảm ơn Sở Giáo dục tỉnh Xaynhabuly, cơ quan nơi tôi công tác cùng Đại sứ quán Lào đó hết sức tạo điều kiện cho tụi trong suốt quỏ trỡnh học tập và nghiờn cứu.
Sau cựng tụi cũng xin được cảm ơn tới những bạn bè đồng nghiệp, người thân trong gia đỡnh đó quan tõm động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều.
Mục lục
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan 1
Lời cảm ơn 2
Mục lục 3
Bảng chữ viết tắt 6
Danh mục các bảng, biểu đồ và sơ đồ 8
Mở đầu 11
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông 17
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 17
1.1.1. Trong nước 17
1.1.2. Trên thế giới 20
1.2. Đặc điểm của giáo dục THPT và vị trí, vai trò của giáo viên THPT 31
1.2.1. Giáo dục THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 31
1.2.2. Những đặc điểm chủ yếu của giáo dục THPT 31
1.2.3. Vị trí, vai trò của giáo viên THPT 33
1.3. Lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên 35
1.3.1. Quan điểm về phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên
(Đảng, Nhà nước Lào) 35
1.3.2.Tiếp cận hệ thống kết hợp tiếp cận cấu trúc trong việc
phát triển đội ngũ giáo viên 41
1.3.3. Các mô hình và phương pháp dự báo trong việc phát triển
đội ngũ giáo viên (quy mô, cơ cấu) 45
1.3.4. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên 49
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên 56
1.4.1. Nhân tố khách quan 56
1.4.2. Nhân tố chủ quan 57
Kết luận chương 1 57
Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào 59
2.1. Tình hình giáo dục và đội ngũ giáo viên THPT nước CHDCND Lào 59
2.1.1. Tình hình giáo dục của bậc THPT 59
2.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT trong cả nước 64
2.2. Tình hình giáo dục và đội ngũ giáo viên tỉnh Xaynhabuli 68
2.2.1. Tình hình giáo dục bậc THPT 69
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên 72
2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại tỉnh Xaynhabuli
theo chức năng của Sở Giáo dục 89
2.3.1. Kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên 89
2.3.2. Phát triển số lượng, cơ cấu 90
2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 95
2.3.4. Sử dụng đội ngũ, đánh giá đội ngũ 99
2.3.5. Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên 100
2.4. Đánh giá chung về phát triển đội ngũ giáo viên 101
2.4.1. Ưu điểm 101
2.4.2. Thiếu sót, nguyên nhân 102
Kết luận chương 2 104
Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào 107
3.1. Những định hướng cho việc phát triển đội ngũ giáo viên 107
3.1.1. Chiến lược phát triển giáo dục của nước CHDCND Lào
đến 2015 107
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Xaynhabuli
trong giai đoạn hiện nay 113
3.1.3. Định hướng kế hoạch xây dựng và phát triển cấp THPT
tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào 116
3.2. Nguyên tắc phát triển đội ngũ giáo viên 118
3.3. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên 120
3.3.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển
đội ngũ giáo viên 120
3.3.2. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên 123
3.3.3. Sử dụng hợp lý đội ngũ nhằm phát huy tối đa
tiềm năng đội ngũ trong hoạt động giáo dục 130
3.3.4. Bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 132
3.3.5. Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên 143
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp 147
3.5. Khảo nghiệm giải pháp đề xuất 149
3.6. Thử nghiệm một số giải pháp 150
Kết luận chương 3 153
Kết luận, khuyến nghị 155
Danh mục công trình của tác giả 160
Danh mục tài liệu tham khảo 161
Phụ lục 169
Bảng chữ viết tắt
ASEAN Association of South East Asia Nation
( Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam á)
BQ Bình quân
CBCNV Cán bộ công nhân viên
Cbql Cán bộ quản lý
chdcnd l Cộng hoà dân chủ nhân dân lào
cnh-hđh Công nghiệp hoá- hiện đại hoá
C tr Chính trị
cđ Cao đẳng
cđsp Cao đẳng sư phạm
đh Đại học
đhsp Đại học sư phạm
đtncs Đoàn thanh niên cộng sản
đhqg Đại học Quốc gia
ĐT Đầu tư
ĐV Đảng viên
gd&Đt Giáo dục và đào tạo
gd Giáo dục
gv Giáo viên
GDP Gross Domestic Procduction
HS Học sinh
nxbkh Nhà xuất bản khoa học
NNL Nguồn nhân lực
PCGD Phổ cập giáo dục
PCGDTH Phổ cập giáo dục tiểu học
PCTHCS Phổ cập trung học cơ sở
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
ptTH Phổ thông trung học
Sgk Sách giáo khoa
SC Sơ cấp
TB Trung bình
thpt Trung học phổ thông
thcs Trung học cơ sở
Th thao Thể thao
TC Tài chính
TS Tổng số
TS HS Tổng số học sinh
TS GV Tổng số giáo viên
Tr C Trung cấp
Tr h Trung học
TT Thứ tự
UBND Uỷ ban nhân dân
Danh mục các bảng
các biểu đồ, Sơ đồ
Bảng 2.1: Quy mô phát triển cấp THPT cả nước từ năm học 2000 - 2001 đến
năm học 2008 - 2009
Bảng 2.2: Tỉ lệ học sinh THPT tốt nghiệp cả nước năm học 2008 - 2009
Bảng 2.3: Tỉ lệ học sinh giỏi THPT cả nước năm học 2007 - 2008 và
năm học 2008 - 2009
Bảng 2.4: Thống kê học sinh, giáo viên THPT cả nước năm học 2008 - 2009
Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn đào tạo của giáo viên THPT cả nước
năm học 2008 - 2009
Bảng 2.6: Thống kê trình độ được đào tạo của giáo viên THPT cả nước
năm học 2008 - 2009
Bảng 2.7: Tỉ lệ học sinh giỏi THPT tỉnh Xaynhabuli năm học
2007- 2008 và năm học 2008 - 2009
Bảng 2.8: Đánh giá hiệu quả học sinh THPT tỉnh Xaynhabuli năm học
2007 - 2008
Bảng 2.9: Tỉ lệ học sinh THPT tốt nghiệp 10 huyện ở tỉnh Xaynhabuli
năm học 2008 - 2009
Bảng 2.10: Tỉ lệ học sinh THPT tốt nghiệp tỉnh Xaynhabuli từ
năm học 2000 - 2001 đến năm học 2008 – 2009
Bảng 2.11: Tổng hợp phát triển số trường, lớp, học sinh và giáo viên
THPT tỉnh Xaynhabuli 9 năm học
Bảng 2.12: So sánh số lượng cán bộ công nhân viên, GV và GVTHPT tỉnh
Xaynhabuli từ năm học 2000 - 2001 đến năm học 2008 - 2009
Bảng 2.13: Thống kê số học sinh, giáo vien THPT tỉnh Xaynhabuli
từ năm học 2000 - 2001 đến năm học 2007 - 2008
Bảng 2.14: Thống kê số trường, học sinh và giáo vien THPT 10 huyện
tỉnh Xaynhabuli năm học 2008 - 2009
Bảng 2.15: Tiêu chí đánh giá của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng về kiến
thức chuyên môn của giáo viên tỉnh Xaynhabuli năm học 2007 - 2008
Bảng 2.16: Tiêu chí đánh giá Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng về kỹ năng
sư phạm của giáo viên tỉnh Xaynhabuli năm học 2007 - 2008
Bảng 2.17: Tiêu chí đánh giá Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng về khả năng
phát triển đội ngũ giáo viên tỉnh Xaynhabuli năm học
2007 - 2008
Bảng 2.18: Tiêu chí tự đánh giá về kiến thức chuyên môn của giáo viên
THPT tỉnh Xaynhabuli năm học 2007 - 2008
Bảng 2.19: Tiêu chí tự đánh giá về kỹ năng sư phạm của giáo viên THPT
tỉnh Xaynhabuli năm học 2007 - 2008
Bảng 2.20: Tiêu chí tự đánh giá về khả năng phát triển đội ngũ giáo viên
THPT tỉnh Xaynhabuli năm học 2007 - 2008
Bảng 2.21: Kết quả xếp loại giảng dạy của giáo viên và GV giỏi trường
THPT tỉnh Xaynhabuli năm học 2007 - 2008
Bảng 2.22: Trình độ chuyên môn đào tạo của giáo viên 27 trường
THPT tỉnh Xaynhabuli năm học 2008 – 2009
Bảng 2.23: Thống kê độ giáo viênTHPT giảng dạy các môn các trường
THPT tỉnh Xaynhabuli năm học 2008 – 2009
Bảng 2.24: Dự báo số lượng GVTHPT tỉnh Xaynhabuli đến năm
2015(đơn vị tính: người)
Bảng 2.25: Thống kê độ tuổi, giới tính của đội ngũ giáo viên 27 trường
THPT tỉnh Xaynhabuli năm học 2008 - 2009
Bảng 2.26: Thống kê thâm niên, Đảng viên của đội ngũ giáo viên 27 trường
THPT tỉnh Xaynhabuli năm học 2008 – 2009
Bảng 2.27: Thống kê GV được đào tạo nâng chuẩn nghề nghiệp từ CĐSP lên
ĐHSP từ năm 2000 đến năm 2008
Bảng 3.1: Kết quả dự báo số lượng HSTHPT tỉnh Xaynhabuli đến
năm 2015 bằng phương pháp sơ đồ luồng
Bảng 3.2: Dự báo tính toán cơ cấu GV bộ môn các trường THPT tỉnh
Xaynhabuli năm học 2010 - 2011
Bảng 3.3: Dự báo phát triển GVTHPT giảng dạy các môn tỉnh Xaynhabuli
(từ năm 2010 đến năm 2015)
Bảng 3.4: Dự báo phát triển số trường, số lớp, số học sinh và giáo viên trường
THPT theo mục tiêu phát triển giáo dục của tỉnh Xaynhabuli
(từ năm 2011 đến năm 2015)
Bảng 3.5: Dự báo phát triển số GV và HS trường THPT theo mục tiêu phát
triển giáo dục của tỉnh Xaynhabuli (từ năm 2011 đến năm 2015)
Bảng 3.6: Kết quả kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải
pháp đề xuất
Bảng 3.7: Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của 3 giải pháp
Bảng 3.8: Tổng hợp ý kiến đánh giá của giáo viên THPT các trường thử
nghiệm năm học 2008 - 2009
Biểu đồ 2.1: Số lượng giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli trong 9 năm học
Biểu đồ 2.2: Số lượng học sinh THPT tỉnh Xaynhabuli trong 9 năm học
Biểu đồ 2.3: Số trường, lớp THPT tỉnh Xaynhabuli trong 9 năm học
Biểu đồ 2.4: Trình độ chuyên môn đào tạo của giáo viên THPT
tỉnh Xaynhabuli năm học 2008 - 2009
Biểu đồ 2.5: Trình độ được đào tạo của giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli
năm học 2008 – 2009
Sơ đồ 1.1: Tiếp cận hệ thống trong phát triển đội ngũ giáo viên
Sơ đồ 1.2: Quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle (Mỹ, 1980)
Sơ đồ 1.3: Dự báo quy mô phát triển học sinh theo phương pháp sơ đồ luồng
Sơ đồ 3.1: Mô tả hệ thống GD nước CHDCND Lào trong tương lai
Sơ đồ 3.2: Định mức thu nhập quốc gia và đầu tư cho ngành GD
năm 2005 đến năm 2010 (Tỉ / kíp)
Sơ đồ 3.3: Định mức đầu tư của ngành GD và hành chính GD
năm 2005 đến năm 2010 (Tỉ / kíp)
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Một mâu thuẫn thường xuyên tồn tại là sự bất cập của đội ngũ, đặc biệt là chất lượng đội ngũ, không đáp ứng được mọi mặt của thực tiễn đầy biến động của nhà trường.
Nhất là khi mà thực tiễn càng có sự phát triển nhanh chóng, thì mâu thuẫn đó càng trở lên nghiêm trọng, nếu không có giải pháp để khắc phục. Mâu thuẫn đó hiện nay đang gay gắt trước yêu cầu đổi mới giáo dục để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vấn đề chuẩn hoá đội ngũ cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng; trong đó nâng cao chất lượng là trọng tâm, đang trở thành vấn đề mang tính thời sự trong nghiên cứu giáo dục. Tìm ra các giải pháp đúng để phát triển đội ngũ giáo viên, đảm bảo tính cách mạng và khoa học của vấn đề, đưa nó vào áp dụng thành công trong thực tế là một yêu cầu thiết thực, nghiêm túc và thực sự bức thiết trong khoa học giáo dục hiện nay.
Phát triển đội ngũ giáo viên là một phạm trù động lại phải đáp ứng được yêu cầu đầy biến động của cả hiện tại và tương lai, do đó cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử, toàn diện; Kết hợp hài hoà với khoa học dự báo, thì mới có thể đạt được mục tiêu của vấn đề nghiên cứu. Hơn nữa, bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước yêu cầu về nguồn nhân lực xã hội, nói chung đang bao hàm những nội dung rất mới mẻ; trong đó đội ngũ nhà giáo là một bộ phận đặc biệt của nguồn nhân lực đó, lại càng phải được nghiên cứu để đổi mới, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới. Những vấn đề đặt ra như: mối quan hệ giữa đội ngũ nhà giáo với phát triển nguồn nhân lực xã hội, nhà giáo với yêu cầu của cấp học trong thời kì CNH – HĐH; các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá, hiện đại hoá, đổi mới phương pháp và nội dung chương trình giáo dục...rõ ràng là mang tính thời sự, tính cấp thiết trong lý luận cần được nghiên cứu, giải pháp và phát triển lên một tầm cao mới. Tính tất yếu phụ thuộc của phát triển giáo dục vào kinh tế – xã hội cũng yêu cầu giải pháp những điều đó, tính đón đầu, đi trước của giáo dục so với phát triển kinh tế – xã hội lại càng có sự đòi hỏi mạnh mẽ và cấp thiết hơn.
Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII vào ngày 18 – 23/03/2006 đã khẳng định: “Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta phát triển với tốc độ ngày càng cao, qui mô càng lớn, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật. Chúng ta tiến hành phát triển nền giáo dục của Lào ngày càng nâng cao, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Lào, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, của đất nước; của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đầu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, ưu tiên nâng cao chất đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở”.
Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, quản lý, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục, giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
Đồng thời nghị quyết của Đảng lần này đã chỉ ra “Nguồn nhân lực quan trọng nhất nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nguồn nhân lực con người giáo dục phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ trình độ đáp ứng được sự phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới”.
Như vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đối chiếu với nhu cầu thực tế, để từ đó tìm ra các giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước là một yêu cầu bức thiết đối với khoa học giáo dục hiện nay.
Trong những năm qua, việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên cho bậc trung học phổ thông đã có những thành quả, có nhiều giải pháp tốt được áp dụng. Tuy vậy, do qui mô học sinh tăng nhanh, chủ yếu còn chạy theo việc đáp ứng số lượng, vấn đề cơ cấu và chất lượng đội ngũ chưa giải quyết được triệt để, vẫn còn nhiều nội dung về mặt khoa học cần được làm sáng tỏ.
Hơn nữa, trong thời kỳ sắp đến, bậc THPT phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn theo yêu cầu đổi mới giáo dục, nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề xướng.
Những năm qua hoạt động giáo dục của tỉnh Xaynhabuli đã đạt những thành tựu nhất định. Song, nhìn chung chất lượng và hiệu quả giáo dục trung học phổ thông còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Về đội ngũ giáo viên THPT của tỉnh Xaynhabuli đã được quan tâm xây dựng và phát triển về mọi mặt. Song vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu so với nhu cầu, chưa đảm bảo tỷ lệ giáo viên theo qui định, đội ngũ giáo viên không đồng bộ chuyên môn, năng lực giảng dạy, đặc biệt việc thực hiện đổi mới phương pháp còn hạn chế, lực lượng giáo viên giỏi và giáo viên cốt cán còn mỏng. Việc quy hoạch, kế hoạch chiến lược, dự báo chưa được nhu cầu giáo viên. Hơn nữa việc đề ra các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục và đào tạo trong thời kì mới còn hạn chế.
Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục của Bộ giáo dục nước CHDCND Lào đến năm 2015.
Vì những căn cứ như trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Xaynhabuli nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT, nhằm đáp ứng các yêu cầu về đổi mới và phát triển giáo dục thời kì mới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể: Đội ngũ giáo viên THPT
3.2. Đối tượng: Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli đến năm 2015.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo tiếp cận hệ thống (áp dụng trong quản lý nguồn nhân lực) kết hợp với tiếp cận cấu trúc, tiếp cận nhân cách và sử dụng thích hợp phương pháp nghiên cứu sẽ phát triển cân đối, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của ngành và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và dội ngũ giáo viên THPT nói riêng.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên THPT, tìm ra những kinh nghiệm trong việc phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại tỉnh Xaynhabuli từ năm 2000 đến nay. So sánh kết quả với các địa bàn điển hình hoặc gần gũi ở trong nước, quốc tế để rút ra xu hướng vận động và những bài học kinh nghiệm chung nhất của vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của nước CHDCND Lào trong giai đoạn mới.
- Khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Chủ thể thực hiện giải pháp: Sở Giáo dục tỉnh Xaynhabuli
- Nội dung nghiên cứu: Có nhiều giải pháp phát triển giáo viên, nhưng đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp phát triển quy mô, số lượng, cơ cấu đội ngũ đến năm 2015.
Về trình độ giáo viên, đề tài sẽ nghiên cứu hai khía cạnh: trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
- Số liệu khảo sát được lấy từ năm học 2000 - 2001 đến nay.
- Địa bàn khảo sát: Chú trọng khảo sát đội ngũ giáo viên tỉnh Xaynhabuli (có so sánh đối chiếu với cả nước).
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lý luận
7.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu hỏi và tổng kết kinh nghiệm
7.3. Khảo nghiệm sư phạm
- Tiến hành khảo nghiệm, khảo sát để nắm được số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, thâm niên công tác, Đảng viên trên địa bàn khảo sát.
- Tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra để khảo sát sư phạm về nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THPT, thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli.
7.4. Thử nghiệm giải pháp
7.5. Phương pháp bổ trợ
- Lấy ý kiến chuyên gia
- Sử dụng Thống kê toán học xử lý số liệu khảo sát
8. Những luận điểm khoa học chủ yếu của đề tài