1.1.2.3. Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong “Học thuyết kinh tế cơ cấu mới”Trong tác phẩm “Học thuyết kinh tế cơ cấu mới”, Justin Yifu Lin (2013) cho rằng sự hình thành và chuyển dịch CCKT ngành theo hướng CNH, HĐH ở các nước đang phát triển là do các nhân tố sau đây quy định:Một là, cấu trúc các nguồn lực của nền kinh tế bao gồm tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và CSHT. CSHT bao gồm CSHT cứng và CSHT mềm. CSHT cứng bao gồm: đường xá, cầu cống, điện, nước, thông tin liên lạc, sân bay, hải cảng và các công trình công cộng khác. CSHT mềm gồm có các thể chế, quy định và các thỏa thuận kinh tế, xã hội khác. Từ đó, ông cho rằng, muốn nâng cấp cơ cấu ngành của một nền kinh tế trong quá trình CNH, HĐH thì trước hết phải nâng cấp cấu trúc các nguồn lực của nền kinh tế. Trong đó, nguồn vốn dự trữ của nền kinh tế phải tăng nhanh hơn so với lực lượng lao động của nền kinh tế để nền kinh tế đó có thể tiến lên trên bậc thang công nghiệp trong quá trình phát triển của mình.Hai là, ông cho rằng khi các doanh nghiệp lựa chọn, tham gia ngành công nghiệp và áp dụng công nghệ phù hợp với lợi thế so sánh được xác định bởi cấu trúc các nguồn lực của nền kinh tế, thì khi đó nền kinh tế có khả năng cạnh tranh cao nhất, lợi nhuận thu về cũng nhiều nhất. Lợi nhuận đó được tái đầu tư để thu được lợi nhuận cao nhất có thể. Theo thời gian, phương pháp tiếp cận này cho phép nền kinh tế tích lũy nguồn vốn vật chất và con người làm nâng cấp cấu trúc các nguồn lực của nền kinh tế dẫn tới nâng cấp được cơ cấu ngành của nền kinh tế. Để các doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp và lựa chọn công nghệ phù hợp với lợi thế so sánh của nền kinh tế thì hệ thống giá phải phản ánh mức độ khan hiếm nguồn lực tương đối trong cấu trúc các nguồn lực của nền kinh tế. Điều này chỉ xảy ra trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Do đó, một thị trường cạnh tranh phải là thiết chế cơ bản của nền kinh tế để phân bổ nguồn lực ở mỗi trình độ phát triển.Ba là, trong quá trình nâng cấp công nghiệp và công nghệ đòi hỏi Nhà nước phải đóng vai trò chủ động trong việc cải thiện đồng bộ CSHT cứng và mềm, vì nếu CSHT không được nâng cấp đồng bộ thì quá trình nâng cấp trong các ngành khác nhau có thể sẽ phải đối mặt với sự phi hiệu quả.
246 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thanh Hóa theo hướng phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
H
TRẦN ANH CHUNG
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HÓA
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
TRẦN ANH CHUNG
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HÓA
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS,TS. Ngô Văn Hiền
2. PGS,TS. Ngô Thanh Hoàng
HÀ NỘI, NĂM 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện với sự
hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Các tư liệu, số liệu và kết quả phân tích
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Anh Chung
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
MỤC LỤC ............................................................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 1
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ........................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................................. 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 10
6. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án ........................................... 12
7. Kết cấu của luận án ........................................................................................................ 12
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 13
LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH.................................... 13
THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH ....................................... 13
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................................................................. 13
1.1. LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .............................................................................................. 13
1.1.1. Cơ cấu kinh tế ngành và khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng phát triển bền vững .................................................................................. 13
1.1.2. Các học thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ............................... 19
1.1.3. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững ...... 23
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát
triển bền vững ..................................................................................................... 26
1.1.5. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng phát triển bền vững .................................................................................. 28
1.2. LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.............................. 32
1.2.1. Khái niệm giải pháp tài chính ................................................................... 32
1.2.2. Vai trò của giải pháp tài chính đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
ii
theo hướng phát triển bền vững .......................................................................... 34
1.2.3. Nội dung các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
theo hướng phát triển bền vững .......................................................................... 39
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành theo hướng phát triển bền vững ........................................................... 60
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững ............................................ 61
1.3. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG .......................................................................................................... 64
1.3.1. Kinh nghiệm về giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành của một số thành phố trên thế giới .......................................................... 64
1.3.2. Kinh nghiệm về giải pháp tài chính thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế
ngành của một số địa phương trong nước .......................................................... 66
1.3.3. Bài học cho tỉnh Thanh Hóa ..................................................................... 67
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 69
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................ 70
THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY70 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HÓA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
............................................................................................................................................. 70
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HOÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG ................................................................................................................................. 70
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ............................................................. 70
2.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền
vững ..................................................................................................................... 81
2.2. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2011-2022 ................................ 83
2.2.1. Chi ngân sách nhà nước ........................................................................... 83
2.2.2. Giải pháp về thuế .................................................................................... 101
2.2.3. Giải pháp về tín dụng nhà nước .............................................................. 111
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HOÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
iii
BỀN VỮNG ..................................................................................................................... 116
2.3.1. Kết quả đạt được ..................................................................................... 116
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ...................................................................... 119
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................ 130
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 135
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................... 136
HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY136 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HÓA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
........................................................................................................................................... 136
3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VÀ
QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HOÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 ....................................................................................... 136
3.1.1. Mục tiêu và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát
triển bền vững ................................................................................................... 136
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành theo hướng phát triển bền vững ......................................................... 141
3.2. HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HÓA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐẾN NĂM 2030 .............................................................................................................. 143
3.2.1. Nhóm giải pháp chi ngân sách nhà nước ............................................... 143
3.2.2. Nhóm giải pháp về thuế .......................................................................... 160
3.2.3. Nhóm giải pháp tín dụng nhà nước ........................................................ 165
3.2.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ ............................................................................ 169
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 175
3.3.1. Kiến nghị đối với Quốc hội ..................................................................... 175
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan ................... 176
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 180
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 182
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ................ i
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... ii
Phụ lục 1. MẪU PHIẾU KHẢO SÁT .......................................................................... xviii
Phụ lục 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ............................................................................... xxvi
iv
Phụ lục 3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 2011-2020 ................................................................ xxxv
Phụ lục 4. CÁC CHỈ TIÊU XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 2011-2020
...................................................................................................................................... xxxvii
Phụ lục 5. GDP VÀ VỐN ĐTPT TỈNH THANH HOÁ 2011-2020 ...................... xxxviii
Phụ lục 6. CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG GDP TỈNH THANH HOÁ 2010-2020 ........xli
Phụ lục 7. CƠ CẤU GDP TỈNH THANH HOÁ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
2010-2020 ......................................................................................................................... xlii
Phụ lục 8. CHI NSNN CHO CSHT TỈNH THANH HOÁ 2011-2020 ........................ xliii
Phụ lục 9. CHI NSNN CHO ĐÀO TẠO NNL TỈNH THANH HOÁ 2011-2020 ......... xlv
Phụ lục 10. CHI NSNN CHO XTTM TỈNH THANH HOÁ 2011-2020 .................. xlvii
Phụ lục 11. CHI NSNN CHO KHCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 2011-
2020 .................................................................................................................................. xlix
Phụ lục 12. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN DỊCH CCKT NGÀNH TỈNH
THANH HOÁ THEO HƯỚNG PTBV .............................................................................. li
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BĐTV Bảo đảm tiền vay
BVMT Bảo vệ môi trường
CCKT Cơ cấu kinh tế
CMCN Cách mạng công nghiệp
CNH-HĐH Công nghiệp hóa và hiện đại hóa
CSHT Cơ sở hạ tầng
DN Doanh nghiệp
ĐTPT Đầu tư phát triển
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GPTC Giải pháp tài chính
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
GTGT Giá trị gia tăng
GTSX Giá trị sản xuất
HĐND Hội đồng nhân dân
KHCN Khoa học công nghệ
KTXH Kinh tế-xã hội
LATS Luận án tiến sĩ
NCS Nghiên cứu sinh
NĐT Nhà đầu tư
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NNL Nguồn nhân lực
NSLĐ Năng suất lao động
NSNN Ngân sách nhà nước
NSTW Ngân sách trung ương
NXB Nhà xuất bản
SDĐNN Sử dụng đất nông nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
vi
PPP Hợp tác công tư
PTBV Phát triển bền vững
PTTT Phát triển thị trường
TDNH Tín dụng ngân hàng
TMĐT Thương mại điện tử
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
XTTM Xúc tiến thương mại
VDP Ngân hàng phát triển
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 ............. 76
Bảng 2.2. Năng suất lao động các ngành kinh tế tỉnh Thanh Hoá 2011-2022.......... 82
Bảng 2.3. Chi ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 ............................... 84
Bảng 2.4. Chi NSNN hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Thanh Hoá 2010-2015 ... 97
Bảng 2.5. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 .... 102
Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 ....... 112
Bảng 2.7. Đánh giá về những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn TDNN ................ 115
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. GRDP và tăng trưởng GRDP theo ngành kinh tế ................................. 72
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GTSX ngành kinh tế tỉnh Thanh Hóa 2011-2022 .................... 73
Biểu đồ 2.3. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 ......... 81
Biểu đồ 2.4. Chi ĐTPT nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2011-2022.......... 85
Biểu đồ 2.5. Chi NSNN cho CSHT tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 .............................. 88
Biểu đồ 2.6. Chi NSNN cho đào tạo NNL tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 ................... 95
Biểu đồ 2.7. Chi NSNN cho XTTM thị trường tiêu thụ tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 ....... 98
Biểu đồ 2.8. Chi NSNN cho KHCN tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 ............................. 100
Biểu đồ 2.9. Quy mô thu NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 ..................... 101
Biểu đồ 2.10. TDNN đầu tư thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Thanh Hoá 2011-
2022 113
ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phát triển bền vững (PTBV) là mục tiêu quan trọng mà tất cả các quốc gia đều
hướng tới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) ngành của một quốc gia, địa phương
nếu hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế PTBV và ngược lại. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành theo hướng PTBV là một đòi hỏi cấp thiết khách quan trong quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay trên phạm vi quốc gia
và từng địa phương ở Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay, CCKT ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực,
từ trạng thái lạc hậu, mất cân đối sang trạng thái cân đối hợp lý theo hướng Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). Tuy nhiên, sự chuyển dịch chưa thực sự bền
vững, những yếu kém của CCKT ngành vẫn chưa được khắc phục triệt để, nền kinh
tế vẫn dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động với chi phí thấp, nhóm
ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn chiếm tỷ trọng cao trong GDP và trong tổng
lao động xã hội, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ cao cấp
như: Vận tải, Thông tin và truyền thông, Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm vẫn
còn chiếm tỷ trọng thấp trong GDP. Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch CCKT
ngành theo hướng PTBV đối với sự phát triển KTXH của đất nước thì một trong
những giải pháp đã được Đảng và Nhà nước ta đưa ra là đổi mới mạnh mẽ cơ chế,
chính sách để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh
tế nhanh, bền vững [186].
Thanh Hoá là một tỉnh ven biển ở khu vực Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý và đất
đai rộng lớn, dân số đông, là một trong số ít tỉnh hội tụ đủ cả 3 vùng địa lý, thuận lợi
cho phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, có tiềm năng rất lớn để phát triển cả nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm qua, CCKT ngành của tỉnh đã có
những chuyển dịch tích cực, ngành dịch vụ và công nghiệp phát triển là chủ đạo,
trong đó công nghiệp trở thành ngành trụ cột với hạt nhân là Khu kinh tế Nghi Sơn.
Cụ thể đó là tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2022 còn 14,42%,
giảm 1,79%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 48,41%, tăng 3,17%; các ngành
dịch vụ chiếm 30,40%, giảm 1,65 so với năm 2021. GRDP bình quân đầu người năm
2022 theo giá hiện hành đạt 67,88 triệu đồng, tương đương với 2.924 đô la Mỹ.
1
Chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Thanh Hoá đạt được những kết quả trên là do
chính quyền Trung ương và địa phương đã sử dụng nhiều giải pháp tài chính (GPTC),
điển hình như chi ngân sách nhà nước (NSNN), thuế và tín dụng nhà nước (TDNN)...
Tuy nhiên, việc sử dụng các GPTC trên chưa thực sự đạt hiệu quả cao, đã có sự
chuyển dịch CCKT ngành đúng định hướng nhưng chưa thực sự PTBV, chất lượng
tăng trưởng kinh tế còn thấp, phụ thuộc nhiều vào tăng các yếu tố đầu vào; một số dự
án công nghiệp hiệu quả chưa cao; ngành dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng và giá trị
gia tăng (GTGT) thấp; tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm; CSHT KTXH, nhất
là hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển, Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, song có thể thấy
nguyên nhân chính là do việc sử dụng các GPTC của Nhà nước còn thiếu đồng bộ,
còn thiếu vốn đầu tư của NSNN và các cơ chế khuyến khích về tài chính mang tính
đột phá nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo
hướng PTBV tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Trước thực tiễn
đó, việc nghiên cứu hoàn thiện các GPTC phù hợp nhất, có căn cứ khoa học làm động
lực thúc đẩy mục tiêu chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Thanh Hoá theo hướng PTBV
là yêu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ lý do trên, NCS đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp tài chính thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thanh Hóa theo hướng phát triển bền
vững” làm LATS, nhằm vận dụng lý luận vào điều kiện thực tiễn chuyển dịch CCKT
ngành tỉnh Thanh Hoá, qua đó đề xuất các GPTC góp phần chuyển dịch CCKT ngành
theo hướng PTBV.
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
2.1. Các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát
triển bền vững
Rostow, W.W. (1960), The stages of Growth: A Non-Communist Manifesto,
Cambridge [203]. Nghiên cứu cho rằng quá trình phát triển của bất cứ quốc gia nào
trên thế giới cũng đều phải trải qua 5 giai đoạn tuần tự gồm: xã hội truyền thống,
chuẩn bị cất cánh, cất cánh, trưởng thành và tiêu dùng cao. Theo lý thuyết này, hầu
hết các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa nằm ở trong khoảng
giai đoạn chuẩn bị cất cánh và cất cánh. Ông cho rằng điều kiện để thực hiện thành
công được giai đoạn chuẩn bị cất cánh gồm: (i) Tỉ lệ đầu tư tăng từ 5-10% trong GDP;
(ii) Xây dựng được những lĩnh vực đầu tàu (các ngành công nghiệp cơ bản như điện,
2
công nghệ thông tin...); (iii) Phải có bộ máy quản lý năng động, biết sử dụng kỹ thuật
và tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. Ông đã đưa ra những gợi ý quan trọng về sự
lựa chọn dạng CCKT hợp lý tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển.
Just Yifu Lin (2010), New Economic Structure Theory: The Basis for Revisiting
Development, Washington, DC: world Bank [194]. Tác giả đã đề xuất các lý thuyết
CCKT mới dựa trên các nguyên tắc sau: Thứ nhất, lợi thế so sánh của nền kinh tế
được xác định bởi nguồn nhân tố đầu vào và CCKT có sẵn tại bất kỳ mức độ phát
triển cụ thể và khác nhau từ mức độ này sang mức độ khác. Thứ hai, mọi cấp độ phát
triển kinh tế là một điểm trong quá trình liên tục, quy mô của phát triển kinh tế trong
thực tế mở rộng từ hoạt động nông nghiệp truyền thống có thu nhập thấp đến công
nghiệp phát triển có thu nhập cao. Thứ ba, căn cứ vào lợi thế so sánh của mình để xây
dựng các ngành công nghiệp là cách tốt nhất để các quốc gia đang phát triển duy trì
nâng cấp công nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
Syrquin, M (1988), “Pattenrn of Structural Change”, in H. Chenery an T.N.
Srinivasan (eds), Handbook of Development Economics [204]. Nghiên cứu đã mô tả
quá trình chuyển dịch CCKT ngành gồm ba giai đoạn: sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp hóa và nền kinh tế phát triển. Giai đoạn 1: có đặc trưng chính là sự thống trị
của các hoạt động của khu vực khai thác, đặc biệt là nông nghiệp. Giai đoạn 2: đây
là giai đoạn công nghiệp hóa: có đặc điểm nổi bật là tầm quan trọng trong nền kinh
tế đã được chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực chế biến và chỉ tiêu chính
để đo lường sự chuyển dịch này là tầm quan trọng của khu vực chế biến trong đóng
góp và tăng trưởng kinh tế chung ngày càng tăng lên. Giai đoạn 3: là giai đoạn của
một nền kinh tế phát triển, khu vực dịch vụ trở thành khu vực quan trọng nhất và
chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP hay tỉ trọng ngành dịch vụ thống trị trong
CCKT ngành ở giai đoạn nền kinh tế phát triển.
Lewis, W. Athur (1954), “Economic Development in Unlimited Supplies of La
or” [198] đưa ra Lý thuyết nhị nguyên, đã giải thích mối quan hệ giữa nông nghiệp
và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng, gọi là “mô hình hai khu vực cổ điển”,
phân chia nền kinh tế thành 2 khu vực: nông-công nghiệp và nghiên cứu sự di chuyển
lao động giữa hai khu vực. Sự phát triển công nghiệp quyết định tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc vào khả năng thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp, phụ thuộc vào tích
lũy vốn. Mô hình Lewis giải quyết mối quan hệ giữa 2 khu vực trong quá trình tăng
trưởng. Khi nông nghiệp có dư thừa lao động thì tăng trưởng kinh tế được quyết định
3
bởi khả năng tích lũy và đầu tư của khu vực công nghiệp. Tuy nhiên, giả định không
thực tế: tỉ lệ lao động thu hút sang khu vực công nghiệp tương ứng với tỉ lệ vốn tích
lũy ở khu vực này. Thành thị không có thất nghiệp. Nông thôn có thể giải quyết việc
làm mà không phải ra thành phố.
Oshima, Harry T. (1978), Economic growth in Monsoon Asia: A Comparative
Survey, Tokyo: University of Tokyo Press [200]. Tác giả đã phân tích đối với các
nước Châu Á lại có quan điểm khác với Lewis, cho rằng dư thừa lao động nông
nghiệp không phải lúc nào cũng xảy ra, việc đầu tư cho cả nông nghiệp và công
nghiệp là không khả thi vì thiếu nguồn lực vốn, lao động và kỹ năng quản lý. Từ đó
Oshima đề xuất ĐTPT trong nền kinh tế theo 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu cần đầu tư
tạo việc làm trong nông nghiệp ở thời gian nhàn rỗi; giai đoạn 2 hướng tới có việc
làm đầy đủ bằng cách đầu tư chiều rộng vào cả hai khu vực nông nghiệp và công
nghiệp và giai đoạn 3 sau khi có việc làm đầy đủ thực hiện phát triển các ngành kinh
tế theo chiều sâu nhằm giảm cầu lao động. Cứ như vậy nền kinh tế sẽ đạt được tăng
trưởng một cách ổn định.
Nguyễn Chí Bính (2014), LATS với đề tài “Quá trình chuyển dịch CCKT trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến nay: Kinh nghiệm
và giải pháp” [6]. Nghiên cứu đã góp phần làm phong phú hơn những vấn đề lý luận
và thực tiễn về chuyển dịch CCKT ngành trong CNH-HĐH. Về mặt lý luận, luận án
đã làm rõ nội hàm, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch
CCKT ngành trong quá trình CNH-HĐH. Về mặt thực tiễn, tác giả đã đánh giá toàn
diện quá trình chuyển dịch CCKT ngành trong CNH-HĐH của tỉnh Ninh Bình trong
giai đoạn 1992-2012. Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp mang tính đặc
thù gắn với điều kiện và tình hình thực tế tại Ninh Bình nhằm thúc đẩy chuyển dịch
CCKT ngành theo hướng CNH-HĐH của tỉnh trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Đông (2019), LATS kinh tế với đề tài “Chuyển dịch CCKT ngành
của Thành phố Hà Nội đến năm 2030 theo hướng PTBV” [55]. Nghiên cứu đã đưa ra
quan điểm mới về CCKT ngành của thành phố lớn (quan hệ tỉ lệ giữa khối ngành dịch
vụ với công nghiệp chất lượng cao và nông nghiệp đô thị trong CCKT ngành); Quan
niệm mới về chuyển dịch CCKT ngành của thành phố lớn theo hướng PTBV. Phương
thức thực hiện chuyển dịch CCKT ngành đó là thay đổi cơ cấu đầu tư và phát triển
doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu đã chỉ ra 5 điều kiện cơ bản để chuyển dịch CCKT
ngành: Ý chí chính trị và quyết tâm của Chính quyền địa phương; Đội ngũ DN và
4
NĐT lớn, có tiềm lực; Sự ủng hộ và hưởng ứng của dân cư và cộng đồng DN; Thị
trường; CSHT thuận lợi. Luận án đã đưa ra được một số giải pháp chuyển dịch CCKT
ngành của thành phố Hà Nội đến năm 2030 theo hướng PTBV.
Ngô Thái Hà (2015), LATS với đề tài “Chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV ở
Việt Nam” [62]. Nghiên cứu đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV. Đánh giá về thực trạng
chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi
trường trong thời gian từ năm 2000 đến 2014. Trên cơ sở thực trạng, nghiên cứu đề
xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch CCKT ngành
theo hướng PTBV ở Việt Nam.
Nguyễn Hồng Quang (2018), LATS với đề tài “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế tỉnh Quảng Nam” [102]. Nghiên cứu đã đạt được những kết quả như sau: Thứ nhất,
luận án hệ thống cơ sở lý thuyết về chuyển dịch CCKT ngành ở tỉnh Quảng Nam,
nghiên cứu đã tập trung phân tích xu hướng thay đổi cơ cấu sản lượng theo ngành cấp
I và II theo lượng và chất. Thứ hai, luận án đã vận dụng lý thuyết về tăng trưởng kinh
tế và chuyển dịch CCKT ngành để phân tích xu thế thay đổi CCKT trong một đơn vị
tăng trưởng và ước lượng mức độ tác động của chuyển dịch CCKT ngành tới tăng
trưởng kinh tế. Thứ ba, tác giả đã áp dụng lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế
và các kết quả thực nghiệm về tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch
CCKT ngành của thế giới và Việt Nam vào trường hợp cụ thể của tỉnh Quảng Nam.
Tạ Đình Thi (1998), LATS với đề tài “Chuyển dịch CCKT trên quan điểm PTBV
của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam” [118]. Nghiên cứu đã góp phần làm
rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn liên quan đến CCKT, chuyển dịch
CCKT, PTBV, chuyển dịch CCKT trên quan điểm PTBV; xây dựng được các nhóm
chỉ tiêu đánh giá sự bền vững của chuyển dịch CCKT về kinh tế, xã hội, môi trường.
Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu đã đánh giá được quá trình chuyển dịch CCKT trên
quan điểm PTBV của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong thời gian gần đây và dự
báo cho cả thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đến năm 2020. Trên cơ sở phân tích thực
trạng tác giả đề xuất được các giải pháp chủ yếu bảo đảm chuyển dịch CCKT trên
quan điểm PTBV của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch CCKT ngành cho thấy chiều hướng
thay đổi trong dài hạn của CCKT ngành. Nguồn lực của nền kinh tế có sự chuyển
dịch từ các ngành truyền thống sang ngành hiện đại, từ khu vực nông nghiệp sang
5
khu vực công nghiệp và dịch vụ, từ những ngành có năng suất và trình độ công nghệ
thấp sang các ngành có công nghệ cao. Sự thay đổi này trong dài hạn và chịu sự tác
động của nhiều nhân tố khác nhau. Đồng thời quá trình này diễn ra vừa tự phát vừa
có sự can thiệp của các chính phủ. Hay nói cách khác CCKT và sự thay đổi chuyển
dịch CCKT có thể là sự tự vận động của nền kinh tế diễn ra dưới tác động của quá
trình phân công chuyên môn hóa lao động, tiến bộ KHCN và xu thế thay đổi của thị
trường Đồng thời những chính sách và biện pháp của chính phủ cũng sẽ có tác
động tới quá trình này. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập đến GPTC nhằm
chuyển dịch CCKT ở các địa phương.
2.2. Các nghiên cứu về giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành theo hướng phát triển bền vững
Võ Minh Đức (2018), LATS với đề tài ‘‘Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển
dịch CCKT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” [56]. Công trình đã đạt được những kết
quả sau đây: (i) Về mặt lý luận: Nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm nội dung chuyển
dịch CCKT, tác động của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT và xác định việc mở
rộng TDNH đối với chuyển dịch CCKT ngành và tăng trưởng kinh tế. Xây dựng tiêu
chí, chỉ tiêu để đánh giá, phản ánh việc mở rộng TDNH đối với chuyển dịch CCKT,
trên cơ sở các số liệu thống kê, từ đó khảo sát, phân tích đánh giá mở rộng TDNH
với chuyển dịch CCKT thành phố Hồ Chí Minh. (ii) Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đã
đánh giá thực trạng TDNH với chuyển dịch CCKT thành phố Hồ Chí Minh trong thời
gian nghiên cứu; kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó đề
xuất giải pháp mở rộng TDNH thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT, đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Tiến Long (2010), LATS với đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
với việc chuyển dịch CCKT của tỉnh Thái Nguyên” [86]. Luận án đã nghiên cứu được
3 nội dung lớn liên quan đến chuyển dịch CCKT: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn
đề lý luận về FDI với chuyển dịch CCKT; Thứ hai, trên cơ sở phần lý thuyết tác giả
đã đánh giá thực trạng FDI với chuyển dịch CCKT của tỉnh Thái Nguyên từ năm
1993 đến năm 2009. Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đưa ra quan điểm
và một số giải pháp chủ yếu thu hút FDI nhằm chuyển dịch CCKT của tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2030.
Lường Đức Danh (2018), “Chính sách tài chính thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài phục vụ chuyển dịch CCKT của tỉnh Thanh Hoá”, LATS [50]. Luận án đã hệ
6
thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách tài chính thu hút FDI
như: chính sách chi NSNN, chính sách thuế về phát triển CSHT; xúc tiến đầu tư; đất
đai; đào tạo NNL; cải cách thủ tục hành chính. Trên cơ sở lý thuyết luận án đã phân
tích làm rõ thực trạng chính sách tài chính thu hút FDI phục vụ chuyển dịch CCKT
tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-2017; đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân của các hạn chế đó. Từ đó, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp gồm
nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính và nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm tăng
cường thu hút FDI thúc đẩy chuyển dịch CCKT của tỉnh Thanh Hoá.
Trần Tùng Lâm (2007), “Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát
triển nhằm chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam”, LATS [84].
Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ được cơ sở lý luận về CCKT, vai trò của vốn
ĐTPT đối với chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH ở Việt Nam. Trên cơ sở lý
luận tác giả đã phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn ĐTPT cho chuyển dịch
CCKT thời gian qua ở Việt Nam. Từ đó đề xuất được các giải pháp huy động và sử
dụng vốn ĐTPT nhằm chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH.
Tào Thị Hoàng Anh (2007), “Đổi mới và hoàn thiện chính sách thuế thúc đẩy
chuyển dịch CCKT ở Việt Nam theo hướng CNH-HĐH”, LATS, Học viện Tài chính
[1]. Luận án nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch
CCKT, vai trò của thuế trong việc thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-
HĐH. Đồng thời xem xét chọn lọc kinh nghiệm sử dụng chính sách thuế thúc đẩy
chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH của một số quốc gia trên thế giới và rút
ra bài học với Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc sử dụng chính sách thuế
để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT từ năm 1990 đến nay, tác giả đã đề xuất giải
pháp hoàn thiện chính sách thuế nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT
ở nước ta.
Ngô Việt Hương (2014), LATS với đề tài “Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển
dịch CCKT nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa” [78]. Nghiên cứu đã đạt được một số kết
quả sau đây: (1) Hệ thống hóa và phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chuyển dịch
CCKT nông nghiệp, vai trò và tác động của tài chính đối với quá trình chuyển dịch
CCKT nông nghiệp; (2) Phân tích, tác động của các GPTC như chi NSNN, TDNH,
TDNN đối với chuyển dịch CCKT nông nghiệp. Từ đó phân tích những tác động tích
cực, hạn chế và nguyên nhân trong việc sử dụng các GPTC đối với chuyển dịch CCKT
nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa; (3) Đề xuất quan điểm và các giải pháp cụ thể về chi
7
NSNN, TDNH, TDNN nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở
tỉnh Thanh Hóa.
2.3. Nhận xét các nghiên cứu có liên quan và định hướng nghiên cứu đề tài
luận án
2.3.1. Nhận xét các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Tổng quan các nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài luận án, NCS nhận thấy các nghiên cứu rất phong phú, đa dạng, mỗi nghiên cứu
đã luận giải về chuyển dịch CCKT ngành dưới nhiều góc độ và mục tiêu khác nhau,
nhưng đều thể hiện một số điểm chung sau:
Một là, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại nghiên cứu chuyển dịch CCKT ngành
theo hướng PTBV; một số GPTC chuyển dịch CCKT ngành mà chưa nghiên cứu một
cách có hệ thống, cụ thể về cơ sở lý luận của các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch
CCKT ngành theo hướng PTBV.
Hai là, các nghiên cứu mới chỉ đưa ra thực trạng, GPTC nhằm chuyển dịch
CCKT trên phạm vi cả quốc gia Việt Nam hoặc các tỉnh thành phố mà chưa có công
trình nào nghiên cứu sâu thực trạng các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành
theo hướng PTBV tại tỉnh Thanh Hóa.
Ba là, hệ thống các giải pháp của các nghiên cứu chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô về
các GPTC nhằm chuyển dịch CCKT ở Việt Nam nói chung mà chưa nghiên cứu cụ
thể về các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành tại một địa phương, đặc
biệt là ở tỉnh Thanh Hóa.
2.3.2. Khoảng trống của các nghiên cứu và định hướng nghiên cứu đề tài luận án
Những kết quả nghiên cứu nêu trên là cơ sở để giúp NCS kế thừa, chọn lọc và
gợi mở trong quá trình xây dựng khung lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn và đề xuất giải
pháp cho đề tài luận án. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy vẫn còn những vấn đề chưa
hoàn thiện và chưa được nghiên cứu ở các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nêu
trên, vẫn còn khoảng trống trong một số vấn đề về GPTC cho chuyển dịch CCKT
ngành theo hướng PTBV như:
Về mặt lý luận: Các nghiên cứu có liên quan chủ yếu đưa ra hệ thống cơ sở lý
luận về chuyển dịch CCKT ngành, nội dung, nhân tố ảnh hướng đến chuyển dịch
CCKT ngành; các lý thuyết chuyển dịch CCKT ngành; vai trò và các chỉ tiêu đánh
giá chuyển dịch CCKT ngành. Cũng có một số nghiên cứu về một số GPTC cho
chuyển dịch CCKT ngành nhưng các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành
8
theo hướng PTBV chưa có. Mặt khác, đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá một
cách trực tiếp, toàn diện về GPTC cho chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV
được xem xét ở phạm vi của một địa phương.
Về mặt thực tiễn: Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có một số
nghiên cứu về chuyển dịch CCKT; chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nhưng các
nghiên cứu này có đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cũng như cách thức tiếp cận các
GPTC khác với GPTC của đề tài mà NCS đã lựa chọn. Tính đến thời điểm thực hiện
luận án chưa có đề tài nào nghiên cứu về GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT
ngành tỉnh Thanh Hoá theo hướng PTBV. Đây chính là khoảng trống mà luận án có
thể tiếp tục nghiên cứu.
Từ khoảng trống của các nghiên cứu có liên quan, luận án xác định các câu hỏi
nghiên cứu như sau:
1. Chuyển dịch CCKT ngành và chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV
là gì? Nội dung và xu hướng chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV? Các tiêu
chí đánh giá chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV? Các nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng đến chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV?
2. Cần sử dụng những GPTC nào thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng
PTBV? Cơ chế tác động của các GPTC đó như thế nào?
3. Thực trạng các GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV
tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-2022 được thực hiện như thế nào? Những hạn chế
nào khi sử dụng các GPTC đó là gì?
4. Giải pháp hoàn thiện các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành
tỉnh Thanh Hoá theo hướng PTBV trong thời gian tới?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là xây dựng các quan điểm; đề xuất các
giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT
ngành tỉnh Thanh Hoá theo hướng PTBV có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn,
có tính khả thi.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án:
Một là, hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển
dịch CCKT ngành, chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV và GPTC thúc đẩy
chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV.
Hai là, tổng kết kinh nghiệm về GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo
9