2.4.3.2. Xác định các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp qua môi trường điện tửTrong giai đoạn khởi kiện, các bên có thể nộp hồ sơ khởi kiện thông qua kênh nộp hồ sơ giấy trực tiếp gửi tới trung tâm trọng tài hoặc nộp hồ sơ điện tử qua môi trường điện tử (trực tuyến). Việc đầu tiên trung tâm trọng tài cần phải quan tâm trước khi thụ lý vụ việc là xác định năng lực các bên tham gia vào giải quyết tranh chấp.Việc xác định năng lực các bên tranh chấp nhằm đảm bảo họ có năng lực tố tụng để yêu cầu giải quyết vụ việc tranh chấp, đảm bảo tính hiệu lực của biên bản hòa giải, quyết định trọng tài khi tổ chức xét xử vụ việc tranh chấp. Đối với hồ sơ khởi kiện bằng giấy, việc xác định các năng lực các bên tranh chấp rất dễ thông qua việc kiểm tra trực tiếp về tính hợp pháp của hồ sơ khởi kiện bằng giấy, của các chứng từ chứng minh địa vị pháp lý của các bên. Tuy nhiên, đối với việc nộp hồ sơ điện tử về trung tâm trọng tài, việc xác định tư cách chủ thể cũng như tính hợp pháp của các chứng từ là không hề chắc chắn, vì vậy, sẽ xuất hiện các quy định để xác thực các bên tranh chấp và các tài liệu điện tử.
Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, cá nhân khi tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử đều đã được cấp mã số, chứng thư công dân điện tử để tiện sử dụng hoặc họ được tổ chức cung cấp dịch vụ internet, dịch vụ sàn thương mại điện tử kiểm tra, xác thực cá nhân nên có thể xác thực lại tại trung tâm trọng tài. Tuy nhiên, khi không có cơ sở xác thực định danh người tham gia giao dịch thương mại sẽ gây ra khó khăn trong việc kiểm tra, xác định chủ thể giao dịch để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho họ khi phát sinh tranh chấp.
187 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 27/03/2025 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO XUÂN THỦY
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUA MÔI
TRƯỜNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT KINH TẾ
HÀ NỘI – năm 2024
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO XUÂN THỦY
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUA MÔI
TRƯỜNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9 38 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa
HÀ NỘI - năm 2024 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án không trùng lặp và
chưa từng được công bố ở các công trình nghiên cứu trước đó.
Tác giả luận án
Đào Xuân Thủy
i MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH, SƠ ĐỒ .......................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 3
2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 5
4.1. Phương pháp luận ..................................................................................... 5
4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .......................................................... 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................................... 6
7. Kết cấu của luận án .......................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài qua môi trường điện tử .................................................................... 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài qua môi trường điện tử .................................................................. 15
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về đề xuất và giải pháp đối với giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử ..................................... 16
1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu ................................................... 19
1.2.1. Những kết quả trong nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục
phát triển ......................................................................................................... 19
1.2.2. Những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau ........................................ 22
1.2.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................... 23
ii 1.3. Lý thuyết nghiên cứu ................................................................................... 25
1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .............................................. 27
Kết luận Chương 1 .................................................................................................. 29
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUA MÔI TRƯỜNG
ĐIỆN TỬ .................................................................................................................. 30
2.1. Lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
qua môi trường điện tử ...................................................................................... 30
2.1.1. Quá trình hình thành việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài qua môi trường điện tử .................................................................. 30
2.1.2. Khái niệm về môi trường điện tử và giải quyết tranh chấp thương
mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ............................ 32
2.1.3. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại qua môi trường điện tử ............................................................. 36
2.1.4. Phân loại giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện
tử ...................................................................................................................... 39
2.1.5. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
trọng tài qua môi trường điện tử .................................................................. 41
2.1.6. Vai trò của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương
mại qua môi trường điện tử ........................................................................... 43
2.2. Ưu điểm và nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thương mại qua môi trường điện tử .................................................. 45
2.2.1. Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ............................................. 46
2.2.2. Nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử .................................... 48
2.3. Các yếu tố tác động và điều kiện bảo đảm giải quyết tranh chấp thương
mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ................................. 50
2.3.1. Các yếu tố tác động đến giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ............................................. 50
2.3.2. Các điều kiện bảo đảm để thực hiện giải quyết tranh chấp thương
mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ............................ 54
iii 2.4. Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương
mại qua môi trường điện tử ............................................................................... 61
2.4.1. Khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ............................................. 61
2.4.2. Đặc điểm của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ............................................. 63
2.4.3. Nội dung của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ............................................. 64
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUA
MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ........................................................... 82
3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ........................................ 82
3.1.1. Quy định về thẩm quyền của trọng tài ............................................... 82
3.1.2. Quy định về xác định chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp ........ 85
3.1.3. Quy định về quy trình tố tụng trọng tài qua môi trường điện tử .... 87
3.1.4. Quy định về quyền riêng tư và bảo mật thông tin ............................. 94
3.1.5. Quy định về gửi đơn kiện, bản tự bảo vệ và các tài liệu ................... 96
3.1.6. Quy định về bằng chứng, chứng cứ điện tử ....................................... 98
3.1.7. Quy định về phán quyết điện tử ........................................................ 100
3.1.8. Nhận xét về thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp
thương mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ............. 102
3.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương
mại qua môi trường điện tử tại Việt Nam ...................................................... 106
3.2.1. Số lượng các trung tâm trọng tài và số lượng các vụ giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử .............................................. 106
3.2.2. Thực trạng triển khai áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
qua môi trường điện tử tại các trung tâm trọng tài ở Việt Nam ............. 109
3.2.3. Nhận xét về thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thương mại qua môi trường điện tử tại Việt Nam trong thời gian
qua .................................................................................................................. 112
iv 3.3. Dự báo về sự gia tăng khả năng áp dụng giải quyết tranh chấp thương
mại bằng trọng tài qua môi trường điện tử ở Việt Nam ............................... 116
3.3.1. Những thuận lợi và cơ hội ................................................................. 116
3.3.2. Những khó khăn và thách thức ......................................................... 123
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 126
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG
ÁP DỤNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG
TÀI THƯƠNG MẠI QUA MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ........ 127
4.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ................................................ 127
4.1.1. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua
môi trường điện tử phải phù hợp với chủ trương, đường lối và chính sách
của Đảng và Nhà nước ................................................................................. 127
4.1.2. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua
môi trường điện tử phải nằm trong tổng thể hoàn thiện pháp luật về
thương mại, pháp luật giao dịch điện tử, công nghệ thông tin, an ninh
mạng ............................................................................................................... 128
4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua
môi trường điện tử phải phù hợp với hoàn thiện pháp luật về các phương
thức giải quyết tranh chấp thương mại ...................................................... 129
4.1.4. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua
môi trường điện tử để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 ................................................................................................................... 131
4.1.5. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua
môi trường điện tử để đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế của
Việt Nam về thương mại .............................................................................. 131
4.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại qua môi trường điện tử tại Việt Nam ......................................... 132
4.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật chung về trọng tài thương mại .... 132
4.2.2. Kiến nghị xây dựng các quy định trực tiếp điều chỉnh về giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện tử ................................... 135
4.2.3. Kiến nghị xây dựng một số quy định cụ thể .................................... 141
v 4.3. Giải pháp thúc đẩy áp dụng giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thương mại qua môi trường điện tử ở Việt Nam ........................... 144
4.3.1. Giải pháp đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ...................... 144
4.3.2. Giải pháp đối với các trung tâm trọng tài ........................................ 146
4.3.3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam ................................... 149
Kết luận Chương 4 ................................................................................................ 151
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 152
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA......................................... 153
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA ........................................................................ 159
vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
Phương thức giải quyết tranh
ADR Alternative Dispute Resolution
chấp thay thế
BLDS Civil Code Bộ luật Dân sự
BLTTDS Civil Procedure Code Bộ luật Tố tụng dân sự
CNTT Information Technology (IT) Công nghệ thông tin
Euro - Vietnam Free Trade Hiệp định Thương mại tự do
EVFTA
Agreement giữa Châu Âu và Việt Nam
FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do
GQTC Dispute settlement Giải quyết tranh chấp
Information Communication Công nghệ thông tin và truyền
ICT
Technology thông
ODR Online Dispute Resolution Giải quyết tranh chấp trực tuyến
TMĐT E-Commerce Thương mại điện tử
MTĐT Electronic Space Môi trường điện tử
United Nations Commission on Ủy ban Liên hợp quốc về Luật
UNCITRAL
International Trade Law thương mại quốc tế
vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1: Phân biệt chứng cứ điện tử và chứng cứ truyền thống ...................... 78
Biểu Đồ
Biểu đồ 3.1: Số lượng vụ tranh chấp VIAC tiếp nhận giai đoạn 1993–2022 ... 108
Biểu đồ 3.2: Nhóm 10 quốc tịch các bên tranh chấp tại VIAC ......................... 108
Hình
Hình 3.1: Tình hình sử dụng chữ ký điện tử qua các năm ................................ 119
Sơ Đồ
Sơ đồ 3.1: Quy trình tố tụng trọng tài trực tuyến tại CIETAC .......................... 92
viii LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cuộc cách mạng số) và tiến bộ khoa
học kỹ thuật đã mở ra nhiều cơ hội cho con người khám phá và thâm nhập sâu hơn
vào mọi lĩnh vực cuộc sống như thương mại, giao thông, y tế, giáo dục, ... Tuy
nhiên, công nghệ phát triển kéo theo phương thức thực hiện hoạt động thương mại
cũng thay đổi. Thay vì môi trường giao tiếp truyền thống (môi trường thực), các
hoạt động trao đổi, giao tiếp kinh doanh đang dịch chuyển nhiều hơn sang môi
trường điện tử (môi trường ảo). Khi đó, có khả năng xuất hiện nhiều khoảng trống
pháp lý hơn và nảy sinh nhiều những tranh chấp kinh doanh, thương mại mới,
những xung đột lợi ích mới. Ví dụ, theo Thomas Schultz những tranh chấp liên
quan đến hoạt động thương mại điện tử gia tăng cả về số lượng và giá trị, số lượng
tranh chấp trực tuyến là hàng trăm triệu vụ việc mỗi năm thậm chí con số này lên
tới hàng tỉ vụ việc [73, tr.135-155].
Không chỉ có các tranh chấp trong thương mại điện tử, các tranh chấp trong
hoạt động thương mại nói chung ở Việt Nam hiện nay cũng đang ngày càng gia
tăng và trở nên phức tạp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các vụ tranh chấp có yếu
tố nước ngoài. Theo báo cáo tổng kết của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
(VIAC) giai đoạn 1993 - 2022 [118, tr.1], số vụ tranh chấp trong doanh nghiệp được
đơn vị này xử lý tăng nhanh qua các năm. Tổng số vụ tranh chấp VIAC thụ lý trong
giai đoạn 1993 – 2022 là 2513 vụ tranh chấp, trong đó có 39,99% vụ tranh chấp
trong nước và 60,01% vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Năm 2022, VIAC thụ lý
292 vụ tranh chấp mới, tăng 8,15% số vụ tranh chấp so với năm 2021. Vấn đề tranh
chấp đã có sự dịch chuyển, không còn tập trung chủ yếu về mua bán hàng hóa mà
các tranh chấp đa dạng ngành nghề ở nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, sản
phẩm, dịch vụ,
Trong bối cảnh mới, các phương thức GQTC cũng đã thay đổi để phù hợp và
hiệu quả hơn. Giải quyết các tranh chấp thương mại đang dần đi theo xu hướng ứng
dụng công nghệ với sự xuất hiện của GQTC trực tuyến (Online Dispute Resolution
- ODR), trong đó có phương thức GQTC bằng trọng tài qua MTĐT. Phương thức
tiếp cận, xử lý và giải quyết vấn đề ngày nay đã thay đổi dần từ trực tiếp sang gián
tiếp thông qua MTĐT.
1 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua MTĐT không chỉ đơn thuần là sự kết
hợp giữa phương thức trọng tài và công nghệ điện tử như phép tính cộng, mà sự kết
hợp này tạo ra sự cộng hưởng và làm thay đổi nhiều vấn đề của giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài truyền thống. Có thể lấy ví dụ, khi xây dựng pháp luật thực
định, nếu như trong phương thức trọng tài truyền thống, các qui định của pháp luật
nhìn chung sẽ tập trung vào các yếu tố về tiếp cận công lý, chất lượng, hiệu quả và
công bằng, thì khi GQTC bằng trọng tài qua MTĐT, các quy định về yếu tố công
nghệ sẽ được quan tâm nhiều hơn hoặc cách thức gửi các văn bản, bằng chứng
thông qua MTĐT đòi hỏi những qui trình xác thực riêng nhằm loại bỏ những rủi ro
về an ninh mạng hay vấn đề thực thi phán quyết trọng tài điện tử sẽ có nhiều sự
khác biệt so với phương thức trọng tài truyền thống.
Trên thế giới, các tổ chức trọng tài lớn như Phòng Thương mại Quốc tế
(ICC), Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (AAA) và Trung tâm Trọng tài và Hòa giải của
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã cung cấp các trang web quản lý hồ sơ,
phòng hồ sơ ảo, mạng ngoại vi và các công cụ khác cho phép liên lạc giữa các
bên. Hướng tiếp cận chủ yếu là xây dựng các giải pháp công nghệ thông tin khác
nhau có thể được sử dụng tốt trong tố tụng trọng tài truyền thống. Do đó, chủ đề
được tập trung vào thảo luận là các giải pháp công nghệ phổ biến (ví dụ: email,
nộp đơn trực tuyến, trang web quản lý hồ sơ, hội nghị truyền hình), chứ không
phải các công nghệ quá phức tạp và hiếm khi được sử dụng. Tuy nhiên, các giải
pháp vẫn tập trung nhiều dưới góc độ kỹ thuật, và vẫn chưa được đề cập nhiều
dưới góc độ pháp lý.
Tại Việt Nam, mặc dù công nghệ đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực GQTC, đặc biệt là GQTC bằng trọng tài còn rất hạn chế.
Tư tưởng GQTC bằng trọng tài qua MTĐT đã xuất hiện nhưng ứng dụng như thế
nào vẫn còn rất dè dặt trong thực tế. Ví dụ, giá trị pháp lý của dữ liệu điện tử đã
được thừa nhận nhưng trong quá trình GQTC, từ đưa đơn khởi kiện đến ra phán
quyết vẫn hoàn toàn là văn bản giấy, chưa có phương thức nộp đơn trực tuyến, gửi
hồ sơ trực tuyến cũng như họp trực tuyến. Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp
luật về GQTC thương mại bằng trọng tài như Luật Trọng tài thương mại năm 2010,
Luật Giao dịch điện tử năm 2023, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật Viễn
thông năm 2023 Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn thiếu những văn bản pháp lý
2 hướng dẫn cụ thể, trực tiếp việc GQTC bằng trọng tài qua MTĐT và vẫn còn nhiều
vấn đề pháp lý còn chưa rõ ràng, gây khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn.
Chính vì vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan, trên cơ sở các nghiên
cứu về lý luận và thực tiễn, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu phương thức GQTC
thương mại bằng trọng tài qua MTĐT là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn
để xác định, làm rõ các vấn đề pháp lý, tìm kiếm các giải pháp cho thực tiễn áp
dụng để thúc đẩy phương thức này phát triển trong tương lai góp phần giải quyết có
hiệu quả hơn nữa các loại tranh chấp thương mại ngày một gia tăng ở Việt Nam.
Việc này không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp, cho cơ
quan quản lý Nhà nước mà trên bình diện chung còn giúp điều hòa các mối quan hệ
trong nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đó là lý do tác giả đã
chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại qua
môi trường điện tử ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài qua môi trường điện
tử, đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh tại Việt Nam, đề từ đó đề xuất hoàn
thiện pháp luật và đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng giải quyết tranh chấp thương
mại bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử tại Việt Nam trong tương lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về GQTC bằng trọng tài qua môi trường điện tử
như: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò, các nguyên tắc của GQTC bằng trọng
tài qua MTĐT và ưu, nhược điểm của phương thức này so với phương thức trọng
tài truyền thống;
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng cũng như các điều kiện đảm bảo cho việc áp
dụng GQTC bằng trọng tài qua MTĐT;
- Nghiên cứu kinh nghiệm về GQTC thương mại bằng trọng tài qua MTĐT tại
một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam;
3 - Phân tích thực trạng pháp luật và thực trạng GQTC thương mại bằng trọng
tài qua MTĐT tại Việt Nam trong thời gian qua;
- Đề xuất giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật và giải pháp áp dụng pháp
luật cùng các kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển GQTC thương mại bằng trọng tài
qua MTĐT tại Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề về tranh chấp thương mại,
GQTC thương mại bằng trọng tài qua MTĐT và pháp luật về GQTC thương mại
bằng trọng tài qua MTĐT. Các vấn đề về pháp luật bao gồm cả các qui định của
pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước về GQTC bằng
trọng tài qua MTĐT cũng như tình hình GQTC thương mại bằng trọng tài qua
MTĐT tại Việt Nam và trên thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: tác giả tập trung nghiên cứu về lý luận, thực trạng pháp luật và
thực tiễn áp dụng pháp luật về GQTC bằng trọng tài qua MTĐT tại một số quốc gia
trên thế giới và tại Việt Nam, để từ đó đề xuất hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
GQTC bằng trọng tài thương mại qua MTĐT cho Việt Nam và đề xuất những giải
pháp tăng cường áp dụng phương thức GQTC này ở Việt Nam. Trong phạm vi
nghiên cứu, đề tài chỉ nghiên cứu đối với trọng tài quy chế, chứ không nghiên cứu áp
dụng đối với trọng tài ad-hoc. Bởi vì trọng tài quy chế mới có quy chế hoạt động
thường xuyên, có đội ngũ hỗ trợ và khả năng triển khai hệ thống GQTC qua MTĐT,
trong khi trọng tài ad-hoc được thành lập theo vụ việc, không có nền tảng nên muốn
áp dụng sẽ rất khó, phải thông qua một đơn vị cung cấp nền tảng giải quyết, mà chưa
chắc đơn vị này đồng ý cho phép sử dụng.
Về không gian: GQTC bằng trọng tài qua MTĐT đang được áp dụng phổ biến
tại các nước Châu Âu, Hoa Kỳ cũng như đang được phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ,
Trung Quốc, Singapore là những quốc gia ở Châu Á có những nét văn hóa khá
tương đồng với Việt Nam. Do đó, phạm vi nghiên cứu về không gian chỉ bao gồm
các nước Châu Âu, Hoa kỳ, Trung quốc, Ấn Độ, Singapore và tại Việt Nam. Nghiên
cứu được thực hiện đứng ở góc độ pháp luật Việt Nam và triển khai áp dụng tại các
trung tâm trọng tài quốc tế ở Việt Nam chứ không bao gồm việc giải quyết theo
pháp luật nước ngoài, quy tắc tố tụng nước ngoài hoặc giải quyết tranh chấp của các
trung tâm trọng tài nước ngoài có đương sự tại Việt Nam.
4 Về thời gian: luận án lấy mốc từ năm 2003 (năm ban hành Pháp lệnh trọng tài
thương mại) để phân tích thực trạng GQTC thương mại bằng trọng tài tại Việt Nam.
Khi đề xuất giải pháp, luận án đề xuất các giải pháp và kiến nghị từ nay cho đến năm
2030 khi Việt Nam xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài
thương mại năm 2010.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; và các quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về
tự do hóa thương mại, về hội nhập kinh tế quốc tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được kết quả nghiên cứu, làm rõ những vấn đề nghiên cứu đặt ra, tác
giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp tổng hợp và hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng
trong chương 1 để tổng hợp về tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về
những vấn đề liên quan đến GQTC bằng trọng tài qua MTĐT, từ đó hệ thống hóa
các kết quả nghiên cứu đã có và xác định những vấn đề còn chưa nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và hệ thống hóa được sử dụng tại chương 2 nhằm
phân tích những vấn đề lý luận như khái niệm đặc điểm của GQTC bằng trọng tài
qua MTĐT, pháp luật về GQTC bằng trọng tài qua MTĐT và xác định các yếu tố,
điều kiện ảnh hưởng đến GQTC bằng trọng tài qua MTĐT.
- Phương pháp phân tích và phương pháp so sánh luật học được sử dụng tại
chương 3 nhằm phân tích các quy định pháp luật và thực trạng pháp luật Việt Nam
về GQTC bằng trọng tài qua MTĐT trong thời gian qua.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp hệ thống hóa được sử dụng
trong chương 4 để luận giải cho các giải pháp, kiến nghị được đề xuất trong luận án,
về hoàn thiện pháp luật Việt Nam và thúc đẩy việc áp dụng GQTC bằng trọng tài
qua MTĐT trong thời gian tới.
- Phương pháp so sánh luật học được sử dụng chủ yếu trong chương 2, chương
3 để làm rõ các điểm tương đồng và khác biệt giữa các quy định pháp luật và thực
5 tiễn áp dụng tại các quốc gia trên thế giới, lý giải nguyên nhân để từ đó xác định
được điểm tiến bộ và hạn chế.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng để phỏng vấn chuyên sâu
các chuyên gia bao gồm luật sư, nhà nghiên cứu, trọng tài viên, dựa trên bảng câu
hỏi phỏng vấn.
Trong quá trình viết luận án, các phương pháp này có thể sử dụng đan xen và
tiếp cận cả theo hướng đa ngành và liên ngành để thuận tiện cho việc phân tích,
đánh giá toàn bộ các vấn đề được đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình nghiên cứu về GQTC thương mại bằng
trọng tài qua MTĐT, luận án có những đóng góp mới về khoa học sau đây:
Thứ nhất, luận án góp phần bổ sung lý luận về GQTC thương mại bằng trọng
tài qua MTĐT. Đặc biệt, luận án đã làm rõ khái niệm và chỉ ra ranh giới để phân
loại trọng tài qua MTĐT cũng như xác định các yếu tố, điều kiện cần thiết để áp
dụng GQTC bằng trọng tài qua MTĐT.
Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu so sánh pháp luật và thực tiễn áp dụng tại một
số quốc gia trên thế giới và Việt Nam, luận án đã đánh giá, nhận xét và rút ra bài
học kinh nghiệm để áp dụng GQTC bằng trọng tài qua MTĐT.
Thứ ba, những kiến nghị xây dựng mới các quy định pháp luật về GQTC bằng
trọng tài qua MTĐT và nhóm giải pháp để thúc đẩy khả năng áp dụng tại Việt Nam
cũng là những đóng góp mới của luận án.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu việc GQTC bằng trọng tài thương mại qua MTĐT, đề
tài được nghiên cứu sẽ góp phần vào việc làm phong phú thêm về lý luận và thực
tiễn pháp luật về GQTC nói chung và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói riêng
với ý nghĩa là phương thức GQTC hiện đại, phù hợp với tương lai phát triển của
cuộc cách mạng công nghệ.
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ việc nghiên cứu lý luận và thực
tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại qua môi trường điện tử, làm tài
liệu giảng dạy và học tập trong chuyên ngành luật học và chuyên ngành kinh tế.
Về lâu dài, tác giả mong muốn Nhà nước ban hành các quy định điều chỉnh
riêng biệt về hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại qua môi
trường điện tử nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy các trung tâm trọng tài, các cơ
6 quan Nhà nước xây dựng mô hình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến,
thông qua môi trường điện tử cũng như ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào
giải quyết tranh chấp.
Từ kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, tác giả hi vọng
cũng xây dựng được cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến tại Việt
Nam, để bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của các bên khi tham gia vào các giao dịch
điện tử nói riêng cũng như các giao dịch thương mại nói chung, từ đó gia tăng niềm
tin và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án bao gồm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và lý thuyết nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài qua môi trường điện tử
Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài qua môi trường điện tử ở Việt Nam
Chương 4: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp tăng cường áp dụng
giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài qua môi trường điện tử tại Việt
Nam
7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại đã được nghiên
cứu khá nhiều trong các công trình nghiên cứu trước đây nhưng khi nghiên cứu
phương thức giải quyết này trong bối cảnh hiện tại, bối cảnh ứng dụng khoa học
công nghệ thì cũng mới có một số công trình nghiên cứu cụ thể. Các công trình đó
nghiên cứu phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thông qua
môi trường điện tử còn được gọi dưới các thuật ngữ khác như giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài qua môi trường công nghệ, trọng tài kỹ thuật số, trọng tài trực tuyến
(online arbitration).
Ban đầu, khi công nghệ phát triển, thúc đẩy hoạt động thương mại và đặc biệt
trong đó là hoạt động thương mại điện tử. Nhiều tranh chấp mới phát sinh từ hoạt
động thương mại điện tử dẫn đến nhiều nghiên cứu tập trung vào việc giải quyết các
tranh chấp trong thương mại điện tử. Và hướng phát triển của việc giải quyết các
tranh chấp này là tìm kiếm được phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, được
các nhà nghiên cứu gọi là “phương thức giải quyết tranh cấp trực tuyến”. Phương
thức này được phát triển lên từ bản thân các phương thức giải quyết tranh chấp
truyền thống như thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án nhưng thông qua môi
trường điện tử và ứng dụng khoa học công nghệ.
Vì vậy, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường
điện tử được nhắc đến trong cả các nghiên cứu chung về phương thức giải quyết
tranh chấp trực tuyến cũng như các nghiên cứu riêng về bản thân phương thức này.
Để tránh việc lặp lại nội dung trong các nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên
cứu, các nghiên cứu về đề tài sẽ được tác giả nêu theo vấn đề nghiên cứu:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
qua môi trường điện tử
Năm 1996, những bài báo đầu tiên về ODR đã xuất hiện trên các tạp chí về
luật [42, tr.193]. Vào thời điểm này, đã xuất hiện những dự đoán về khả năng xảy ra
tranh chấp trong môi trường điện tử (môi trường mạng, môi trường trực tuyến) và
một số nghiên cứu về phương thức giải quyết tranh chấp mới được triển khai. Theo
8 đó, thuật ngữ “giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua môi trường điện từ” ban đầu
được gọi là “trọng tài trực tuyến” (tiếng Anh là Online arbitration) xuất hiện và
được nhắc đến trong nhiều công trình nghiên cứu có liên quan.
Khái niệm “Trọng tài trực tuyến” được sử dụng trong công trình nghiên cứu
“Online arbitration compared to offline arbitration and the reception of online
consumer arbitration: an overview of the literature” của tác giả Chinthaka Liyanage
năm 2010 [39] và công trình nghiên cứu “Three Is Not a Crowd: Online Mediation-
Arbitration in Business to Consumer Internet Disputes” của tác giả Dafna Lavi năm
2016 [41]. Các tác giả đã đưa ra khái niệm trọng tài trực tuyến trên cơ sở sự khác
biệt của trọng tài trực tuyến và trọng tài truyền thống. Trong tác phẩm này, tác giả
cho rằng Trọng tài trực tuyến thực chất là phiên bản điện tử của trọng tài truyền
thống, bao gồm các thành phần của trọng tài truyền thống bắt đầu bằng “thỏa thuận
trọng tài trực tuyến” và kết thúc bằng “phán quyết trọng tài trực tuyến”. Trọng tài
trực tuyến chỉ diễn ra trong quá trình sử dụng Internet và công nghệ kỹ thuật số.
Trong phương thức này, trọng tài viên được chỉ định bởi các bên hoặc bởi một tổ
chức trọng tài do các bên thỏa thuận sẽ giải quyết tranh chấp và đưa ra một phán
quyết trọng tài, sau khi nghe các lập luận của các bên và kiểm tra bằng chứng của
họ. Trong quá trình tố tụng trọng tài, trọng tài, các bên, các chuyên gia và nhân
chứng sử dụng các thiết bị điện tử, với quy trình tích hợp sử dụng các thiết bị phần
mềm và phần cứng tinh vi để tạo thuận lợi cho việc sử dụng đó phục vụ tốt hơn nữa
quá trình giải quyết tranh chấp.
Về đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thông qua
môi trường điện tử, trong các nghiên cứu về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
trực tuyến đều ít nhiều có chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm của phương thức này.
Trong bài nghiên cứu “Cross Border Internet Dispute Resolution” của tác giả Julia
Hornle năm 2009 [57], những ưu điểm nổi bật của giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài trực tuyến được đề cập bao gồm: tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa thủ tục giải
quyết, tiết kiệm chi phí, tiếp cận công lý tốt hơn.
Nhìn nhận dưới các tiêu chí khác, tác giả Chinthaka Liyanage trong tác phẩm
“Online arbitration compared to offline arbitration and the reception of online
consumer arbitration: an overview of the literature” năm 2010 [39], đã chỉ ra những
đặc trưng của giải quyết tranh chấp trực tuyến, chỉ ra sự khác biệt so sánh với giải
9 quyết tranh chấp bằng trọng tài truyền thống ở mức độ sử dụng công nghệ, các yêu
cầu mang tính chất lý tính trong quá trình giải quyết như vấn đề đối mặt trực tiếp và
cung cấp tài liệu, chứng từ.
Năm 2013, tác giả Hon. Richard S. Flier có bài viết với tựa đề: “Online Dispute
Resolution (ODR): Today and Tomorrow” (Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR):
hiện tại và tương lai) [51], đăng tải trên trang Contra Costa Lawyer, trong đó đưa ra ví
dụ về một số nhà cung cấp dịch vụ trọng tài trực tuyến; phân tích các ưu nhược điểm và
dự đoán tầm ảnh hưởng trong tương lai.
Đồng quan điểm với các tác giả trên ở một số khía cạnh, tác giả Dafna Lavi
trong tác phẩm “Three Is Not a Crowd: Online Mediation-Arbitration in Business to
Consumer Internet Disputes” (Bên thứ ba không phải là bên không có tổ chức: Hoà
giải-trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp giữa thương nhân và người tiêu
dùng qua môi trường internet) năm 2016 [41], nêu lên rất nhiều ưu điểm của giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến và những thách thức đối với phương thức
này. Theo tác giả, so với trọng tài truyền thống (offline arbitration), trọng tài trực
tuyến có một số lợi thế như: nhanh hơn, hiệu quả hơn về chi phí, có thể truy cập và
có sẵn 24 giờ một ngày, được cung cấp một quy trình xử lý theo cách hiệu quả nhất,
thích hợp cho các tranh chấp có giá trị tiền tệ thấp, và cung cấp sự bảo vệ cho người
tiêu dùng bằng cách đưa họ truy cập vào các biện pháp khắc phục. Tác giả Dafna
Lavi cũng đề cập đến một lợi thế khác của trọng tài trực tuyến gắn liền với thực tế
là không gặp các vấn đề bất lợi khi thực hiện các tương tác mặt đối mặt. Như phân
biệt với hòa giải, trọng tài không đặt ra cho mình mục tiêu cải thiện giao tiếp giữa
các bên. Các thông tin liên lạc trong trọng tài ít phức tạp hơn và có khả năng chỉ
dựa vào trao đổi lời bào chữa, bằng chứng bằng văn bản vào các giai đoạn. Trong
một quy trình như trọng tài trực tuyến, ít phụ thuộc vào sự tương tác giữa các bên
và tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp bằng chứng. Với sức mạnh công nghệ,
phương thức này hỗ trợ các bên trình bày các trường hợp của họ một cách hiệu quả
hơn thông qua các hình thức liên kết tài liệu, chứng cứ và hệ thống tự động giải
quyết trên cơ sở cân đối các nguồn lực và kỹ năng.
Tuy nhiên, chính vấn đề này cũng đang tạo nên thách thức đối với giải quyết
tranh chấp trực tuyến. Trong nghiên cứu “Can Computers Be Fair? How Automated
and Human-Powered Online Dispute Resolution Affect Procedural Justice in
10