2.3.3.2 Khái niệm mô hình tố tụng dân sự cấp sơ thẩm thích ứng trạng thái bình thường mới sau đại dịch.
Sự cần thiết của mô hình tố tụng dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm vừa truyền thống kết hợp với trực tuyến là một xu thế tất yếu của Việt Nam và các quốc gia có nền tư pháp phát triển trên thế giới, trong đó phương thức xét xử trực tuyến được kích hoạt trong trạng thái bình thường mới sẽ mang lại các giá trị nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm… hoặc phát huy hiệu quả hơn trong trường hợp có các biến cố xã hội xảy ra.
Đây là nhiệm vụ luôn được đặt ra trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với yêu cầu “tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Từ khái niệm mô hình tố tụng dân sự thích ứng trạng thái bình thường mới sau đại dịch và khái niệm mô hình tố tụng dân sự cấp sơ thẩm. Tác giả đưa ra khái niệm: “Mô hình tố tụng dân sự cấp sơ thẩm thích ứng trạng thái bình thường mới sau đại dịch là mô hình tố tụng truyền thống kết hợp trực tuyến, số hóa các hoạt động tố tụng tại giai đoạn sơ thẩm là phương thức hoạt động của mô hình trực tuyến. Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm được thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến trên nền tảng tố tụng điện tử”.
183 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại tòa án cấp sơ thẩm, thích ứng trạng Thái Bình thường mới sau đại dịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
NGUYỄN MINH QUỐC VIỆT
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM, THÍCH ỨNG TRẠNG
THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI SAU ĐẠI DỊCH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH LUẬT KINH TẾ
TRÀ VINH, NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
NGUYỄN MINH QUỐC VIỆT
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM, THÍCH ỨNG TRẠNG
THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI SAU ĐẠI DỊCH
Ngành: Luật Kinh tế
Mã ngành: 9380107
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. Người hướng dẫn chính: PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
2. Người hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Thị Láng
TRÀ VINH, NĂM 2025
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
thông tin, tài liệu nêu trong luận án là khách quan, trung thực. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trong công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Minh Quốc Việt
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Viện
sĩ PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện và Cô TS. Nguyễn Thị Láng. Thầy, Cô đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, phản
biện, đánh giá và nhận xét làm nền tảng cho tác giả hoàn thiện luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường
Kinh tế, Luật – Trường Đại học Trà Vinh, Phòng đào tạo Sau đại học, Quý Thầy, Cô
cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, ủng hộ nhiệt tình trong thời
gian tác giả thực hiện luận án.
Trân trọng!
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Minh Quốc Việt
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 5
4.1 Phương pháp luận ........................................................................................... 5
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................................... 5
5 Những điểm mới của luận án ............................................................................ 7
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 8
7 Kết cấu của luận án ............................................................................................ 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 9
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ........................................... 9
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 9
1.1.1.1 Nhóm nghiên cứu về lý luận giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại ... 9
1.1.1.2 Nhóm nghiên cứu về thực trạng giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại13
1.1.1.3 Nhóm nghiên cứu về mô hình tố tụng dân sự ......................................... 20
1.1.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài .............................................................. 23
1.1.2.1 Nhóm nghiên cứu về lý luận giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại . 23
1.1.2.2 Nhóm nghiên cứu về thực trạng giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại25
1.1.2.3 Nhóm nghiên cứu về mô hình tố tụng dân sự ......................................... 26
1.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ......................... 30
1.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................. 30
1.2.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ............................................ 31
1.3 Cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................... 31
1.3.1 Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 31
iii
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 33
1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 34
Kết luận chương 1 .............................................................................................. 36
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM, THÍCH
ỨNG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI SAU ĐẠI DỊCH .................... 37
2.1 Khái niệm và đặc điểm vụ án kinh doanh, thương mại ................................ 37
2.1.1 Khái niệm .................................................................................................. 37
2.1.2 Đặc điểm .................................................................................................... 41
2.2 Lý luận pháp luật về giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại tòa án cấp
sơ thẩm ............................................................................................................... 42
2.2.1 Lý luận pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ án .................................... 42
2.2.2 Lý luận pháp luật về khởi kiện và thụ lý vụ án ......................................... 44
2.2.3 Lý luận pháp luật về hòa giải và chuẩn bị xét xử vụ án ............................ 51
2.2.4 Lý luận pháp luật về phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án ................................ 56
2.3 Lý luận về mô hình tố tụng dân sự thích ứng trạng thái bình thường mới sau
đại dịch ............................................................................................................... 58
2.3.1 Khái niệm, đặc điểm mô hình tố tụng dân sự ............................................ 58
2.3.1.1 Khái niệm và đặc điểm chung của mô hình tố tụng dân sự .................... 58
2.3.1.2 Khái niệm và đặc điểm riêng của mô hình tố tụng dân sự cấp sơ thẩm. 60
2.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với mô hình tố tụng dân sự ................................ 60
2.3.2.1 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn ............................................................ 60
2.3.2.2 Những vấn đề đặt ra đối với các quy định pháp luật .............................. 62
2.3.3 Mô hình tố tụng dân sự thích ứng trạng thái bình thường mới ................. 64
Kết luận chương 2 .............................................................................................. 67
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN CẤP
SƠ THẨM, THÍCH ỨNG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI SAU ĐẠI
DỊCH .................................................................................................................. 68
iv
3.1 Thực trạng quy định pháp luật về giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại
tại Tòa án cấp sơ thẩm ........................................................................................ 68
3.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ án ............... 68
3.1.2 Thực trạng quy định pháp luật về khởi kiện và thụ lý vụ án ..................... 72
3.1.3 Thực trạng quy định pháp luật về hòa giải và chuẩn bị xét xử vụ án ........ 78
3.1.4 Thực trạng quy định pháp luật về phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án ............ 85
3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại
Tòa án cấp sơ thẩm ............................................................................................. 89
3.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ án ................... 90
3.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về khởi kiện và thụ lý vụ án ........................ 93
3.2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hòa giải và chuẩn bị xét xử vụ án ......... 102
3.2.4 Thực tiễn áp dụng pháp luật về phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án ............. 108
3.3 Thực trạng mô hình tố tụng dân sự Việt Nam và các quốc gia trên thế giới,
thích ứng trạng thái bình thường mới sau đại dịch ........................................... 112
3.3.1 Thực trạng mô hình tố tụng dân sự việt nam ........................................... 112
3.3.2 Mô hình tố tụng dân sự của một số quốc gia trên thế giới ...................... 115
3.3.3 Mô hình tố tụng dân sự Việt Nam thích ứng trạng thái bình thường mới 123
Kết luận chương 3 ............................................................................................ 127
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN
CẤP SƠ THẨM, THÍCH ỨNG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI SAU
ĐẠI DỊCH ....................................................................................................... 128
4.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại
tại Tòa án cấp sơ thẩm, thích ứng trạng thái bình thường mới sau đại dịch ..... 128
4.1.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành .......................................... 128
4.1.2 Hoàn thiện mô hình tố tụng dân sự thích ứng trạng thái bình thường mới129
4.2 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết vụ án kinh doanh,
thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm, thích ứng trạng thái bình thường mới sau đại
dịch ................................................................................................................... 130
4.2.1 Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành ......... 130
v
4.2.2 Xây dựng mô hình tố tụng dân sự thích ứng trạng thái bình thường mới 143
4.2.2.1 Các giải pháp chung cho mô hình tố tụng dân sự thích ứng trạng thái
bình thường mới ............................................................................................... 143
4.2.2.2 Các giải pháp riêng cho mô hình tố tụng dân sự cấp sơ thẩm thích ứng
trạng thái bình thường mới ............................................................................... 145
4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại
Tòa án cấp sơ thẩm ........................................................................................... 147
Kết luận chương 4 ............................................................................................ 150
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 174
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ............................... 174
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ luật dân sự
BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự
HĐTP : Hội đồng Thẩm phán
HĐXX : Hội đồng xét xử
KDTM : Kinh doanh, thương mại
NQ : Nghị quyết
NXB : Nhà xuất bản
TA : Tòa án
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TATC : Tòa án tối cao
TTDS : Tố tụng dân sự
TTLT : Thông tư liên tịch
vii
PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiến pháp năm 1992 được ban hành, đánh dấu một thời điểm quan trọng khi ghi
nhận nhiều thành phần kinh tế “... nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trên cơ sở
nền tảng đó, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế số 31L/CTN ngày
29/3/1994 ra đời, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/1994, đây là văn bản tố tụng đầu tiên
quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Pháp lệnh được pháp điển
hóa trên cơ sở kế thừa, tổng hợp các quy định, hướng dẫn trước đó bằng hình thức
thông tư, thông tư liên ngành, thông tư liên bộ, công văn của Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn công tác xét xử trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992 cùng những
định hướng, chủ trương trong thời kỳ đổi mới. Mô hình tố tụng dân sự thời điểm này,
tồn tại cùng lúc Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế; Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.
Mô hình tố tụng dân sự tồn tại cùng lúc ba Pháp lệnh qua thời gian thi hành đã
bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và sự không cần thiết. Nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc
cho việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung. BLTTDS đầu tiên được Quốc hội khóa
XI thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 với các quy định về
trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án: dân sự; kinh doanh, thương mại; hôn nhân và gia
đình; lao động. Bộ luật này được sửa đổi, bổ sung vào năm 2011 đã góp phần quan
trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự dân chủ, công khai, đơn
giản và thuận lợi cho người tham gia tố tụng; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân,
cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích
cực, quá trình thi hành cho thấy những hạn chế, tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu cải
cách tư pháp cần được khắc phục và yêu cầu một mô hình tố tụng dân sự thay thế.
BLTTDS năm 2015 được ban hành với các quy định tiến bộ, trên cơ sở mô hình
xét hỏi đã nâng cao hơn nữa vai trò của mô hình tranh tụng trong giải quyết các vụ án
dân sự nói chung, vụ án kinh doanh, thương mại nói riêng. Đồng thời, mô hình này lần
đầu tiên ghi nhận một số quy định sơ khai về số hóa hoạt động tố tụng dân sự như ghi
nhận dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ; địa chỉ email của đương sự được thể hiện
trong đơn gửi đến Tòa án; phương thức cấp, tống đạt và thông báo bằng phương tiện
1
điện tử; phương thức gửi đơn bằng hình thức trực tuyến; nhận đơn và xử lý đơn qua
cổng thông tin điện tử. Để các quy định số hóa trên đi vào thực tiễn ngày 30/12/2016
HĐTP TANDTC ban hành Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một
số quy định về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo
văn bản bằng phương tiện điện tử.
Mô hình xét hỏi kết hợp tranh tụng qua thực tiễn thi hành về cơ bản đã đáp ứng
được yêu cầu, nhiệm vụ trong giải quyết và xét xử các vụ án dân sự nói chung, vụ án
kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm nói riêng. Tuy nhiên, đến nay hơn 09
năm thi hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án
kinh doanh thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm còn kéo dài, tính ổn định của bản án sơ
thẩm không cao; vẫn còn nhiều bản án bị huỷ, sửa nghiêm trọng; chưa đáp ứng được
yêu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời mà các chủ thể kinh doanh, thương mại luôn
đặt ra, đây có thể xem là một chủ thể đặc biệt khi phải đáp ứng được các điều kiện về
đăng ký kinh doanh, hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có mục đích lợi
nhuận. Do đó, cần có công trình khoa học phân tích, luận giải và đánh giá một cách
tổng thể, có hệ thống trên cơ sở thực tiễn giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại
tại Tòa án cấp sơ thẩm của các địa phương khác nhau.
Trải qua thời gian thi hành trong biến cố đại dịch Covid-19 ngoài dự liệu của
nhà làm luật. Mô hình tố tụng dân sự đang vận hành với các quy định sơ khai về tố
tụng trực tuyến đã bị tê liệt, để thích ứng linh hoạt Quốc hội đã ban hành NQ số
33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 về tổ chức phiên tòa trực tuyến, các cơ quan liên quan
kịp thời phối hợp ban hành TTLT số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-
BQP-BTP ngày 15/12/2021 hướng dẫn thi hành. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên cho
phiên tòa trực tuyến tại Việt Nam, xét xử trực tuyến có ý nghĩa rất quan trọng trong
giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại, mang lại nhiều giá trị như nhanh chóng,
thuận lợi, tiết kiệm... Tuy nhiên, với các quy định hiện hành chưa mang tính hệ thống
và đồng bộ. Sau đại dịch trong trạng thái bình thường mới cần có một mô hình tố tụng
dân sự mới vừa kết hợp truyền thống và trực tuyến, mô hình này được đưa ra trong bối
cảnh xã hội đang thay đổi phương thức giao dịch dựa trên ứng dụng các thành tựu
khoa học công nghệ, số hóa các hoạt động tố tụng. Từ đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài:
“Giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm, thích ứng trạng
thái bình thường mới sau đại dịch” làm luận án Tiến sĩ luật học.
2
2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm về trình tự, thủ
tục mặc dù đã được quy định dưới nhiều mô hình tố tụng dân sự khác nhau từ Pháp
lệnh đến các BLTTDS được sửa đổi, bổ sung. Sau thời gian thi hành đã bộc lộ nhiều
hạn chế, bất cập cần phải được tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sở các quy định và
thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự hiện hành qua nhiều vụ án KDTM cụ thể tại
các Tòa án địa phương khác nhau. Luận án đặt ra mục đích và nhiệm vụ phân tích,
tổng hợp, luận giải và đánh giá một cách tổng quát, có hệ thống những hạn chế, bất
cập, thiếu sót và các vấn đề còn nhiều cách hiểu, áp dụng pháp luật khác nhau. Từ đó
đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định đang có hiệu lực thi hành
của BLTTDS năm 2015 trong giải quyết vụ án KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm.
Mô hình tố tụng dân sự truyền thống chưa đảm bảo vận hành thông suốt khi đại
dịch Covid-19 bùng phát. Luận án đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ rà soát lại các quy định
mang tính sơ khai về mô hình tố tụng trực tuyến như ghi nhận cổng thông tin điện tử
của Tòa án, phương thức nộp đơn điện tử, địa chỉ thư điện tử của đương sự được ghi
trong đơn khởi kiện, tống đạt văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử, thừa nhận dữ
liệu điện tử là nguồn chứng cứ, phiên tòa có thể được tổ chức ngoài trụ sở Tòa án và
các quy định lần đầu tiên tại các NQ, TTLT về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Với các
quy định trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Sau đại dịch trong trạng
thái bình thường mới cần có mô hình tố tụng mới vừa kết hợp truyền thống và trực
tuyến, mô hình mới được đưa ra trong bối cảnh xã hội đang thay đổi phương thức giao
dịch dựa trên ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ và yêu cầu đặt ra trong giải
quyết vụ án kinh doanh thương mại được nhanh chóng, tiết kiệm và an toàn.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, các quy định của
pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về trình tự, thủ tục giải
quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm bao gồm thẩm quyền giải
quyết; giai đoạn khởi kiện và thụ lý; thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ
thẩm. Thực tiễn này được phân tích, luận giải qua các vụ án cụ thể tại Tòa án các địa
phương khác nhau giải quyết đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.
3
Mô hình tố tụng dân sự truyền thống xét hỏi và tranh tụng trong thời gian đại
dịch Covid-19 diễn ra đã không phát huy được tác dụng, gần như tê liệt hoàn toàn.
Đồng thời, đại dịch đã đẩy nhanh hơn sự phát triển của công nghệ số, các hoạt động tố
tụng trực tuyến được khai thác triệt để và đạt được những hiệu quả nhất định, nhưng
chỉ dừng lại một số quy định sơ khai về tố tụng trực tuyến và phiên tòa trực tuyến.
Nhằm thích ứng trạng thái bình thường mới sau đại dịch cần xây dựng mô hình tố tụng
dân sự mới trên nền tảng mô hình tố tụng truyền thống, kết hợp mô hình tố tụng trực
tuyến. Mô hình này phù hợp với các chủ trương của Đảng và Nhà nước, phù hợp mô
hình Tòa án điện tử, đảm bảo các hoạt động tố tụng dân sự được vận hành một cách
thông suốt, mang lại hiệu quả kinh tế vừa tiết kiệm, nhanh chóng và tiện lợi cho cá
nhân, tổ chức khi tham gia tố tụng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và hệ thống các quy định
pháp luật về thủ tục giải quyết vụ án KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm. Thực tiễn áp dụng
pháp luật giải quyết vụ án KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm về thẩm quyền; khởi kiện và
thụ lý; hòa giải và chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ thẩm được thể hiện qua các vụ án cụ
thể đã được Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết. Từ đó phân tích những hạn chế, bất
cập và đề ra định hướng, giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật tố tụng
hiện hành. Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm
theo loại việc, theo cấp xét xử, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Nghiên cứu về bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến mô hình
tố tụng dân sự hiện hành, làm tê liệt các hoạt động tố tụng trong giải quyết vụ án dân
sự nói chung, vụ án KDTM nói riêng. Một số quy định mang tính sơ khai về tố tụng
trực tuyến chưa đáp ứng được yêu cầu. Luận án phân tích, rà soát lại các quy định của
mô hình tố tụng truyền thống, các quy định mang tính tạm thời về xét xử trực tuyến
trong đại dịch Covid-19, nghiên cứu mô hình tố tụng của các nước có nền tư pháp phát
triển. Từ đó đưa ra định hướng, giải pháp cho mô hình tố tụng dân sự Việt Nam kết
hợp giữa truyền thống và trực tuyến, nhằm thích ứng trạng thái bình thường mới sau
đại dịch trong bối cảnh mới với các phương thức giao dịch đều thay đổi hoặc các biến
cố khách quan khác có thể xảy ra.
- Về không gian: Luận án được nghiên cứu thực hiện trên phạm vi cả nước, các
4
vụ án trong thực tiễn áp dụng tại Tòa án cấp sơ thẩm của các địa phương khác nhau.
- Về thời gian: Các số liệu thống kê trước, trong và sau đại dịch. Các vụ án cụ
thể trong luận án được tác giả thu thập, phân tích, tổng hợp từ khi BLTTDS năm 2015
có hiệu lực thi hành đến nay.
4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà
nước về pháp luật tố tụng dân sự; chủ trương về mô hình tố tụng dân sự, số hóa các
hoạt động tố tụng dân sự; các quy định về chức năng, nhiệm vụ của TAND; các quy
định của pháp luật nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại; các giáo
trình, sách, đề tài khoa học; các báo cáo tổng kết số liệu của TANDTC; các vụ án
KDTM sơ thẩm trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Phương pháp lịch sử: Trên cơ sở lý luận và quy định qua các thời điểm khác
nhau về giải quyết vụ án KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm, thời điểm trước trong và sau
đại dịch Covid-19, các quy định pháp luật tố tụng của một số quốc gia, những kết quả
đạt được qua các mốc thời gian và những hạn chế của những nghiên cứu trước, những
vấn đề liên quan đến luận án mà các công trình, bài viết trước đó còn bỏ ngỏ cần tiếp
tục nghiên cứu phân tích và phát triển. Đánh giá lịch sử mô hình tố tụng của Việt Nam
qua các thời kỳ từ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đến các quy định hiện
hành. Phương pháp này được sử dụng trong chương 1, 2 và 3 của luận án.
+ Phương pháp phân tích, bình luận: Luận án đã phân tích, tổng hợp các công
trình đã được nghiên cứu, các tài liệu và số liệu thu thập được từ đó làm rõ các vấn đề
lý luận, thực trạng quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng về giải quyết vụ án
KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm qua các vụ án cụ thể đã được Tòa án tại các địa phương
khác nhau giải quyết. Qua đó đã làm rõ các nội dung của đề tài luận án đặt ra. Đặc biệt
phân tích thực tiễn trong bối cảnh đại dịch Covid-19, mô hình tố tụng truyền thống
chưa đáp ứng được yêu cầu, cần có mô hình mới trong bối cảnh mới với nhiều thay đổi
trong các phương thức giao dịch diễn ra sau đại dịch. Phương pháp này được sử dụng
trong chương 1, 2 và 3.
5
+ Phương pháp giả thuyết: Là những nhận định ban đầu và đặt ra một giả thuyết
để nghiên cứu từ đó tìm đến các giải pháp. Với các quy định của pháp luật tố tụng hiện
hành về thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết vụ án KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm
chưa được hoàn thiện và trong thực tiễn áp dụng còn nhiều cách hiểu và vận dụng
khác nhau dẫn đến các vụ án KDTM chưa được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Trên
cơ sở các vụ án cụ thể đã được Tòa án cấp sơ thẩm tại các địa phương khác nhau giải
quyết luận án sẽ phân tích làm rõ, đưa ra quan điểm đối với từng vấn đề. Đưa ra giải
pháp cụ thể sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành và giải pháp cho một mô hình tố
tụng thích ứng trạng thái bình thường mới. Phương pháp này được sử dụng tại chương
2, 3, 4 của luận án.
+ Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các quy định đã có của pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam về tố tụng trực tuyến trong việc gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng
cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử được quy định
trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, cũng như phiên tòa trực tuyến được quy định
nhằm giải quyết các vụ án trong thời điểm dịch bệnh. So sánh với các quy định tố tụng
trực tuyến của các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Đức... đã có trước
và khi dịch bệnh diễn ra. Trên cơ sở đó, đề ra định hướng giải pháp hoàn thiện cho mô
hình tố tụng dân sự của Việt Nam vừa truyền thống kết hợp trực tuyến trong giải quyết
các vụ án KDTM tại TA cấp sơ thẩm. Phương pháp này được sử dụng trong chương 2,
3, 4 của luận án.
+ Phương pháp nghiên cứu điển hình: Đây là phương pháp nghiên cứu dựa trên
những trường hợp đặc trưng, điển hình cần được phân tích làm rõ. Cụ thể luận án phân
tích những bản án điển hình được các TA cấp sơ thẩm tại địa phương khác nhau giải
quyết, luận giải các vấn đề hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật khi giải
quyết về thẩm quyền, khởi kiện và thụ lý, hòa giải và chuẩn bị xét xử, phiên tòa xét xử
sơ thẩm vụ án KDTM. Từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật tố
tụng dân sự hiện hành và xây dựng hoàn thiện một mô hình tố tụng dân sự trong tương
lai. Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 và 4 của luận án.
+ Phương pháp chuyên gia: Để có quan điểm khách quan về các vấn đề luận án
nghiên cứu. Tác giả đã trao đổi tiếp thu nhiều ý kiến quý báu của các nhà nghiên cứu
về những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm
thực tiễn trong ngành pháp luật đã tham gia giải quyết nhiều vụ án KDTM tại TA cấp
6
sơ thẩm như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư Cùng các giảng viên công tác tại
các cơ sở đào tạo luật. Phương pháp này được sử dụng trong chương 1, 2, 3 và 4 của
luận án
5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận tác giả đã luận giải, bình luận
các bản án, phân tích số liệu để minh chứng cho thực tiễn áp dụng pháp luật còn nhiều
hạn chế, bất cấp, các vấn đề còn nhiều cách áp dụng khác nhau, đây là điểm mới nổi
bật của luận án so với các công trình nghiên cứu trước đó chỉ tập trung nghiên cứu
phân tích về lý luận. Từ đó rút ra các hạn chế, bất cập và đề ra định hướng, giải pháp
hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.
Thứ hai, luận án mang giá trị thực tiễn cao, khi phân tích luận giải nhiều vấn đề
trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự. Đã làm sáng rõ một số vấn đề ở góc
độ Tòa án gây khó khăn cho đương sự như xử lý đơn khởi kiện chưa đúng quy định,
nhiều lần yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện hoặc trả đơn khởi kiện mặc dù không
có căn cứ theo luật, mục đích nhằm kéo dài thời gian phải thụ lý hoặc không thụ lý vụ
án; Tòa án ban hành quyết định tạm đình chỉ, sau đó ban hành quyết định tiếp tục giải
quyết vụ án nhằm quay lại thời hạn xét xử, nhằm tránh vụ án quá thời hạn xét xử; Tòa
án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử để vụ án không còn quá hạn, đó là lý do có
những vụ án kéo dài nhiều năm nhưng vẫn không xem là vụ án quá hạn. Góc độ đương
sự gây khó khăn cho Tòa án như thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ của đương sự
không có điểm dừng dẫn đến đương sự lợi dụng việc này kéo dài vụ án; đương sự
không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; không phối hợp trong việc xem xét thẩm
định tại chỗ, định giá hoặc thẩm định giá tài sản tranh chấp...
Thứ ba, luận án xem "đại dịch" chỉ là một "mẫu biến cố" được ghi nhận trong
quá trình tìm kiếm mô hình xét xử trong trạng thái bình thường mới. Luận án đã rà
soát chi tiết, phân tích các quy định về mô hình tố tụng trực tuyến đã được quy định
trong Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản liên quan, cùng thực tiễn thi hành các quy
định về xét xử trực tuyến trong thời gian qua. Từ đó phân tích và đưa ra khái niệm, đặc
điểm của mô hình tố tụng dân sự, mô hình tố tụng dân sự thích ứng trạng thái bình
thường mới sau đại dịch, mô hình tố tụng dân sự cấp sơ thẩm và mô hình tố tụng dân
sự cấp sơ thẩm thích ứng trạng thái bình thường mới sau đại dịch và đưa ra những định
hướng, giải pháp mang tính khả thi, đây là điểm mới của luận án.
7
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án đã thể hiện rõ những hạn chế, bất cập
và nguyên nhân dẫn đến các vụ án KDTM sơ thẩm chưa được giải quyết nhanh chóng
kịp thời. Trên cơ sở một số quy định sơ khai của tố tụng trực tuyến, xét xử trực tuyến
luận án đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện và phát triển mô hình tố tụng dân sự
truyền thống, xây dựng mô hình tố tụng dân sự truyền thống kết hợp với tố tụng trực
tuyến. Góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án KDTM, nâng cao tính ổn định
của bản án KDTM sơ thẩm, hạn chế án bị hủy sửa.
Thứ hai, luận án đưa ra những định hướng, giải pháp đối với pháp luật tố tụng
dân sự nhằm thích ứng trạng thái bình thường mới cùng với sự phát triển như vũ bão
của công nghệ thông tin. Cần có sự chuẩn bị nhất định để số hóa các hoạt động tố tụng
dân sự, cũng như cần có một mô hình tố tụng dân sự mới. Luận án có thể dùng làm tài
liệu nghiên cứu khoa học, tham khảo của giảng viên, sinh viên tại các cơ sở đào tạo
như Học viện Tòa án và Kiểm sát, các trường Đại học Luật, Kinh tế - Luật .
Thứ ba, luận án cũng là cẩm nang cho những người làm công tác thực tiễn khi
nghiên cứu về lý luận, cũng như thực trạng quy định, thực tiễn áp dụng các quy định
của pháp luật tố tụng dân sự trong giải quyết các vụ án KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm
qua các vụ án đã được giải quyết. Có thể là tài liệu tham khảo cho các Thẩm phán,
Thư ký, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình áp dụng, vận dụng các quy định pháp
luật tố tụng dân sự khi giải quyết các vụ án KDTM.
7 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận án được kết cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Những vấn đề lý luận về giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại
tại Tòa án cấp sơ thẩm, thích ứng trạng thái bình thường mới sau đại dịch
Chương 3. Thực trạng quy định và áp dụng pháp luật về giải quyết vụ án kinh
doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm, thích ứng trạng thái bình thường mới sau
đại dịch
Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết vụ án
kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm, thích ứng trạng thái bình thường mới
sau đại dịch
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1 Nhóm nghiên cứu về lý luận giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại
- Nguyễn Thị Kim Vinh (2003), Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng
con đường Tòa án ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và
Pháp luật, Hà Nội.
Tác giả luận án đã phân tích các vấn đề lý luận về chế định tài phán Tòa án đối
với tranh chấp kinh tế, khái niệm chung về giải quyết tranh chấp kinh tế. Tòa án là một
phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế với các trình tự, thủ tục được thực hiện theo
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và các văn bản có liên quan trong bối
cảnh với những yếu tố đặc thù của trật tự kinh tế thị trường sơ khai của Việt Nam và
thực tiễn sau hơn 07 năm Tòa kinh tế thuộc hệ thống TAND được thành lập và đi vào
hoạt động. Tác giả phân tích thực trạng quy định của pháp luật, trình tự thủ tục giải
quyết vụ án kinh tế tại giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm. Từ
đó xác định những hạn chế, bất cập trong cơ chế pháp lý về giải quyết tranh chấp kinh
tế và đưa ra các phương hướng, kiến nghị hoàn thiện pháp luật theo tinh thần rõ ràng,
thông suốt và thống nhất. Luận án được tác giả nghiên cứu trên nền tảng mô hình tố
tụng dân sự của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
- Đào Thị Xuân Lan (2004), Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại
Tòa án ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
Tác giả luận án đã nêu được tính cấp thiết của đề tài khi xác định đối với vụ án
phát sinh từ tranh chấp kinh tế phải được giải quyết nhanh gọn, hiệu quả và ít tốn kém,
khi đó phương thức hòa giải bao gồm cả hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố
tụng dân sự, đây cũng là phương thức được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn. Luận
án đã nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn quy định và áp dụng các quy
định về hòa giải tại Tòa án, các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải
quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án. Luận án cũng nêu được một số vấn đề lý luận cơ
bản về hòa giải các tranh chấp kinh tế tại Tòa án sau khi Trọng tài kinh tế Nhà nước
không còn tồn tại và Tòa án đảm nhận nhiệm vụ xét xử các tranh chấp kinh tế, đáp ứng
yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Luận án ra đời vào thời điểm BLTTDS năm 2004
9
trong giai đoạn dự thảo, tác giả luận án đã nghiên cứu lý luận chuyên sâu một giai
đoạn của tố tụng sơ thẩm là hòa giải và có những đóng góp nhất định về lý luận và
thực tiễn về giai đoạn này trong BLTTDS năm 2004.
- Đoàn Đức Lương (2006), Giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế theo
pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
Tác giả luận án đã nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về giai
đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế. Phân tích lý luận và quy định của pháp luật tố
tụng về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án kinh tế theo BLTTDS năm 2004, tác giả dành
dung lượng lớn phân tích về thẩm quyền của Tòa án trong giai đoạn sơ thẩm giải quyết
vụ án kinh tế và có so sánh với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Luận
án đưa ra những hạn chế, bất cập đối với các quy định pháp luật tố tụng trong giai
đoạn này. Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật tố
tụng dân sự về giải quyết vụ án kinh tế tại Tòa án trong bối cảnh cải cách tư pháp, đáp
ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Luận án được
nghiên cứu sau thời gian ngắn BLTTDS năm 2004 có hiệu lực thi hành và chỉ phân
tích về mặt lý luận trên cơ sở pháp luật thực định mang tính chất chung.
- Vũ Gia Trưởng (2020), Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa
học xã hội.
Tác giả luận án đã làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và thủ tục giải quyết tranh
chấp KDTM của Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Theo đó, thủ tục giải quyết
tranh chấp KDTM tại cấp sơ thẩm do Tòa án tiến hành với trình tự, thủ tục do luật tố
tụng quy định. Đồng thời, các chủ thể tham gia tố tụng cũng phải thực hiện theo trình
tự và thời hạn được pháp luật quy định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo
quy định, đặc biệt là quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tòa án đánh giá chứng cứ do các bên cung cấp
và Tòa án thu thập được một cách khách quan, toàn diện đầy đủ và chính xác để làm
căn cứ ban hành quyết định hoặc bản án trong giai đoạn sơ thẩm. Tác giả cũng đã phân
tích luận giải về mặt lý luận những quy định trong giai đoạn này, đưa ra những hạn
chế, bất cấp và phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật. Luận án chỉ phân tích
và nhận định các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, chưa có sự phân
tích đánh giá một cách tổng thể, có hệ thống những hạn chế bất cập qua các bản án cụ
10
thể trong thực tiễn đã trải qua một thời gian BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành.
- Vũ Thị Hương (2020), Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc
kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong mối tương quan với pháp luật một
số quốc gia trên thế giới, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
Tác giả luận án đã phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận về thẩm quyền
của Tòa án giải quyết các vụ việc KDTM có yếu tố nước ngoài. Phân tích thẩm quyền
của Tòa án giải quyết các vụ việc KDTM có yếu tố nước ngoài trong tương quan so
sánh với quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Phân tích làm rõ các vụ
việc KDTM có yếu tố nước ngoài, các quy định về yếu tố nước ngoài. Tác giả đã đưa
ra các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này
trong bối cảnh hội nhập. Luận án cũng chỉ phân tích chuyên sâu về nội dung thẩm
quyền của Tòa án khi giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài và sự phù hợp của
pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Sách chuyên khảo “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề đặt ra
đối với cải cách pháp luật Việt Nam” (2018) của đồng tác giả PGS.TS Nguyễn Thị
Quế Anh, PGS.TS Ngô Huy Cương, NXB Chính trị quốc gia Sự Thật. Sách đưa ra bối
cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay cách mạng công nghiệp 4.0 là một xu
thế tất yếu với sự tiến bộ thần kỳ và phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật và
công nghệ đang làm thay đổi toàn bộ các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội và pháp
luật của nước ta cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đòi hỏi chúng ta cần đánh
giá toàn diện công nghệ tác động đến cuộc sống. Sách gồm 05 chương với 27 bài viết,
nghiên cứu tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư từ góc độ pháp lý và
những ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến đời sống chính trị, pháp lý Việt
Nam. Sách có giá trị tham khảo mang tính định hướng rất lớn trong vấn đề nghiên cứu
giải quyết vụ án KDTM thích ứng với trạng thái bình thường mới sau đại dịch bằng
việc đưa ra một số giải pháp ứng dụng công nghệ trong giải quyết trực tuyến các vụ án
KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm.
- Sách chuyên khảo “Bình luận khoa học về những điểm mới trong Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015” (2017) của đồng tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung chủ biên,
Huỳnh Thị Nam Hải, Nguyễn Thị Khánh Ngọc, Lê Hoài Nam, NxB Đại học Quốc gia
TP.HCM. Sách đã phân tích, luận giải những điểm mới được sửa đổi, bổ sung trong
BLTTDS năm 2015, quá trình bình luận có phân tích so sánh với các quy định tố tụng
11