Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam một di sản
tinh thần vô cùng to lớn và quý giá, đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng
về đạo đức. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức xuất phát từ truyền thống đạo
đức tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại,
vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa
Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với
những chuẩn mực giá trị đúng đắn đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã
hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bên cạnh tư tưởng về đạo đức, Hồ Chí
Minh còn là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng. Tư tưởng
đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho các thế hệ
người Việt Nam học tập và noi theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng tư tưởng và sự nghiệp của Người
còn mãi với thời gian, còn mãi với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên
thế giới. Lãnh tụ Cuba, Phiđen Catxtơrô đánh giá rằng: “Đồng chí Hồ Chí
Minh thuộc lớp người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự sống và là
nguồn cổ vũ đời đời bất diệt.” [106, tr.27]. Đối với dân tộc Việt Nam, tư
tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh có giá trị to lớn trong tiến trình
phát triển của đất nước. Trong thời kì đổi mới, Đảng đã có những Chỉ thị, Nghị
quyết về nghiên cứu học tập, làm theo tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, như Chỉ thị 06-CT/TW (2006), Chỉ thị 03-CT/TW (2011) và đặc
biệt là Chỉ thị 05-CT/TW (2016) về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Việc nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo
đức của Người chính là trở về với truyền thống văn hoá quý báu, trở về với
những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
193 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục đạo đức hồ chí minh cho sinh viên đại học Thái nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LƯƠNG THỊ THÚY NGA
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LƯƠNG THỊ THÚY NGA
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS Nguyễn Thị Kim Dung
2. TS Đặng Văn Thái
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Lương Thị Thúy Nga
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7
1.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục
nghiên cứu 23
CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 28
2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến luận án 28
2.2. Đạo đức Hồ Chí Minh 34
2.3. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên 44
CHƯƠNG 3: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 64
3.1. Khái quát Đại học Thái Nguyên và đặc điểm sinh viên Đại học
Thái Nguyên 64
3.2. Thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học
Thái Nguyên từ năm 2007 đến năm 2018 70
3.3. Một số vấn đề đặt ra 102
CHƯƠNG 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 109
4.1. Nhân tố tác động và yêu cầu đặt ra trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh
cho sinh viên Đại học Thái Nguyên 109
4.2. Giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh
cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 121
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên 71
Bảng 3.2. Những phẩm chất sinh viên rèn luyện theo đạo đức Hồ Chí Minh 72
Bảng 3.3. Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên 73
Bảng 3.4. Đặc điểm của sinh viên hiện nay 91
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của đạo đức 88
Biểu đồ 3.2. Học bổng của sinh viên Đại học Thái Nguyên 94
Biểu đồ 3.3. Đạo đức của sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay 98
Biểu đồ 3.4. Hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên
Đại học Thái Nguyên 101
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam một di sản
tinh thần vô cùng to lớn và quý giá, đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng
về đạo đức. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức xuất phát từ truyền thống đạo
đức tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại,
vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa
Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với
những chuẩn mực giá trị đúng đắn đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã
hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bên cạnh tư tưởng về đạo đức, Hồ Chí
Minh còn là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng. Tư tưởng
đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho các thế hệ
người Việt Nam học tập và noi theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng tư tưởng và sự nghiệp của Người
còn mãi với thời gian, còn mãi với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên
thế giới. Lãnh tụ Cuba, Phiđen Catxtơrô đánh giá rằng: “Đồng chí Hồ Chí
Minh thuộc lớp người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự sống và là
nguồn cổ vũ đời đời bất diệt...” [106, tr.27]. Đối với dân tộc Việt Nam, tư
tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh có giá trị to lớn trong tiến trình
phát triển của đất nước. Trong thời kì đổi mới, Đảng đã có những Chỉ thị, Nghị
quyết về nghiên cứu học tập, làm theo tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, như Chỉ thị 06-CT/TW (2006), Chỉ thị 03-CT/TW (2011) và đặc
biệt là Chỉ thị 05-CT/TW (2016) về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Việc nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo
đức của Người chính là trở về với truyền thống văn hoá quý báu, trở về với
những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục, rèn
luyện, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của thế hệ
trẻ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người từng nói: “Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [94, tr.35]. Chính vì thế,
trong “Di chúc”, Người không quên căn dặn Đảng ta “bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [105, tr.612].
Đối với thế hệ trẻ, lực lượng thanh niên sinh viên đóng một vai trò rất
quan trọng. Đó là lực lượng có sức khỏe, có tri thức, có hoài bão, luôn khát
khao vươn tới cái đẹp, dám nghĩ, dám làm, là lực lượng tiếp sức cho thế hệ đi
trước, dìu dắt thế hệ đi sau. Sự chuyển đổi từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị
trường và mở rộng hợp tác quốc tế đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã
hội, trong đó có đạo đức, nhân cách của thanh niên sinh viên. Bên cạnh sự xuất
hiện những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hoá mới lành mạnh thì một số giá
trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hoá truyền thống tốt đẹp bị xâm hại, mai
một. Vì vậy, cùng với sự chủ động, tự giác xây dựng nền kinh tế thị trường và
mở rộng hợp tác quốc tế, việc tăng cường giáo dục đạo đức mới nói chung và
giáo đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nói riêng là vấn đề rất quan trọng và
cấp thiết, là chiến lược của Đảng để phát huy những ảnh hưởng tích cực, ngăn
ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, nhân cách của sinh viên, giúp họ trở
thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế thừa trung thành sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục, đào tạo của đất
nước, Đại học Thái Nguyên luôn coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho sinh viên, trong đó có giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo ra
nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước nói chung, của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nói riêng. Bên cạnh
3
những thành quả đạt được thì đạo đức sinh viên Đại học Thái Nguyên còn bộc
lộ những hạn chế như: sống thực dụng, coi trọng vật chất hơn tinh thần, cá
nhân chủ nghĩa, chỉ biết mình không quan tâm đến mọi người, ăn chơi, đua đòi,
sa vào các tệ nạn xã hội Việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cũng còn nhiều
bất cập, thể hiện qua chủ thể giáo dục, nội dung giáo dục, môi trường giáo dục.
Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp
thiết cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và khách quan thực trạng
đạo đức và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, qua đó tìm ra những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh
viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng,
tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học
Thái Nguyên hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên
ngành Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản của đạo đức Hồ Chí Minh và nội
dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Trên cơ sở đó vận dụng
vào đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo đức Hồ
Chí Minh và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên, chỉ
ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục
nghiên cứu.
- Nêu lên một số khái niệm cơ bản liên quan để định hướng nghiên cứu.
- Hệ thống hóa, khái quát hóa nội dung đạo đức Hồ Chí Minh.
4
- Phân tích, làm rõ nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên,
từ sự cần thiết phải giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh đến nội dung và phương
pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên.
- Vận dụng nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên vào
đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái
Nguyên; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.
- Dự báo những nhân tố tác động đến giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho
sinh viên và yêu cầu đặt ra trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên
Đại học Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên; Thực trạng, giải
pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là
một nội dung lớn, luận án tập trung nghiên cứu nội dung giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên nói chung và vận dụng vào giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu 07 trường đại học, thuộc Đại học Thái
Nguyên bao gồm: Đại học Sư phạm, Đại học Nông Lâm, Đại học Y Dược, Đại
học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học
Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Khoa học.
- Về thời gian: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái
Nguyên từ năm 2007 đến năm 2018. Tác giả lấy mốc 2007 là thời điểm sau khi
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW (7/11/2006) về “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng về giáo dục đạo đức nói chung
và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án tuân thủ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình triển khai, luận án còn sử
dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên
ngành như:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: sử dụng phương pháp logic,
lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa...
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến của một số
nhà khoa học trong xây dựng đề cương, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xây
dựng bộ phiếu điều tra, khảo sát thực trạng.
Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra
(01 mẫu cho sinh viên và 01 mẫu cho cán bộ, giảng viên). Mẫu phiếu điều tra
cho sinh viên gồm 19 tiêu chí, mẫu phiếu điều tra cho cán bộ, giảng viên gồm 9
tiêu chí. Tác giả tiến hành khảo sát ở 07 trường Đại học, với 1.650 phiếu cho
sinh viên và 110 phiếu cho cán bộ, giảng viên. Kết quả thu được 1.501 phiếu
của sinh viên hợp lệ (trả lời đầy đủ 19 tiêu chí) và 101 phiếu của cán bộ, giảng
viên hợp lệ (trả lời đầy đủ 9 tiêu chí). Để phân tích, tổng hợp số liệu điều tra
khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê và phần
mềm SPSS.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án góp phần làm rõ hơn đạo đức Hồ Chí Minh và nội dung giáo
dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên.
6
- Luận án cung cấp các cứ liệu, luận chứng để các trường đại học nghiên
cứu đề ra chủ trương và xây dựng kế hoạch trong công tác giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập đạo đức Hồ
Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta.
- Luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ở Đại học Thái Nguyên nói riêng và các trường
đại học trong cả nước nói chung, để đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Đưa ra được khái niệm “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên”.
- Nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy ý nghĩa, giá trị lý luận to lớn
của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng đối
với xã hội.
- Nghiên cứu đưa ra nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh
viên, một đối tượng cụ thể trong xã hội.
- Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại
học Thái Nguyên, chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế, bất cập trong giáo
dục đạo đức để có giải pháp kịp thời nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, giúp cho các cấp ủy
Đảng, các tổ chức, đoàn thể nâng cao nhận thức, tích cực, chủ động trong
công tác giáo dục đạo đức, góp phần ổn định tình hình chính trị, tư tưởng
trong nhà trường.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh
Đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong tư tưởng, sự
nghiệp của Hồ Chí Minh, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Vì vậy, đã có rất
nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu về vấn đề này.
Trong cuốn “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Truyền thống dân tộc và
nhân loại” của Vũ Khiêu (chủ biên) [78], các tác giả chỉ ra những nhân tố ảnh
hưởng đến sự hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tư tưởng đạo đức của
dân tộc, tư tưởng đạo đức của Nho giáo, Phật giáo, chủ nghĩa tam dân của Tôn
Trung Sơn, lòng nhân ái cao cả của Thiên chúa giáo và chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong đó, các tác giả khẳng định giá trị đạo đức của Chủ nghĩa Mác - Lênin có
vai trò quan trọng nhất với sự hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của Thành Duy [20]. Các tác
giả đã trình bày có hệ thống về nguồn gốc, nội dung và giá trị tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh. Về nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đó là
sự tiếp thu có chọn lọc truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, tư tưởng
đạo đức tiến bộ của nhân loại (phương Đông và phương Tây) mà đỉnh cao là tư
tưởng đạo đức Mác - Lênin. Về nội dung đạo đức Hồ Chí Minh, các tác giả đã
trình bày những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua từng
thời kỳ cách mạng, trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc. Qua đó khẳng định giá trị sâu sắc của đạo đức Hồ Chí
Minh và sự cần thiết phải vận dụng, quán triệt tư tưởng, tấm gương đạo đức
của Người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Bàn về nội dung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, tác
giả Thành Duy trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện” [21], đã đề cập đến quan niệm của Hồ
8
Chí Minh về chuẩn mực đạo đức mới đối với tất cả các tầng lớp nhân dân, từ
các cụ phụ lão đến các cháu thiếu niên, nhi đồng; từ cán bộ đảng viên đến các
chiến sĩ trong quân đội, công an nhân dân; từ công nhân, nông dân đến trí thức;
cả nam giới và nữ giới...
Nghiên cứu về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Thế
Thắng có cuốn “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh” [134].
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, tác
giả đã bổ sung, cụ thể hóa, hệ thống hóa và hoàn thiện thêm nội dung cơ bản về
nguồn gốc, bản chất tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh và sự vận dụng
tư tưởng đó trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Điểm nổi bật trong cuốn sách là
tác giả đã làm rõ tính chất cách mạng trong đạo đức Hồ Chí Minh qua việc
phân tích sự khác nhau giữa đạo đức cũ và đạo đức mới, tính kế thừa và đổi
mới trong đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh. Ngoài những chuẩn mực đạo đức
cách mạng cơ bản như: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư, tác giả nêu những chuẩn mực khác như: nhân, nghĩa, trí, dũng,
tín; học tập không mệt mỏi; đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; bốn phương vô
sản đều là anh em. Với cách tiếp cận như vậy, tác giả đã làm sáng tỏ nội dung
đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.
Đề cập đến phạm trù đạo đức cơ bản, tác giả Hoàng Trung trong cuốn
“Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Qua các phạm trù mà Người đã sử dụng”
[146], đã phân tích làm rõ nội dung những phạm trù đạo đức cơ bản mà Hồ Chí
Minh đã sử dụng bao gồm: thiện - ác, hạnh phúc, nhân - nghĩa, trung - hiếu,
cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư, trí - dũng. Tác giả lý giải vì sao Hồ
Chí Minh lại sử dụng các phạm trù ấy và nêu lên ý nghĩa lý luận, thực tiễn của
việc kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công
cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước (mã số KX.02.01):
“Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” thuộc chương
trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX.02 về “Nghiên cứu tư tưởng Hồ
9
Chí Minh”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí
Minh và con đường cách mạng Việt Nam” [60]. Cuốn sách gồm ba phần với 10
chương. Đặc biệt, trong phần thứ hai, chương VII, các tác giả đã đề cập đến nội
dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức gồm: vị trí, vai trò của đạo đức
cách mạng; những chuẩn mực đạo đức chung và đối với từng đối tượng, phù
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của đối tượng đó. Đồng thời,
các tác giả đề cập đến con đường, phương pháp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vấn đề đạo đức Hồ Chí Minh được tác giả Phạm Văn Khánh đề cập trong
hai cuốn sách. Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh tỏa sáng trong thực tiễn cách
mạng Việt Nam” [76], đã tập hợp những bài viết của mình về một số nội dung
cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh được vận
dụng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam và giai đoạn hiện nay. Về đạo đức
Hồ Chí Minh, tác giả khẳng định tầm quan trọng của đạo đức đối với người
cách mạng; nội dung tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng đối với cán bộ,
đảng viên là suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn
đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Tác giả cũng phân
tích, làm rõ bồi dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với chống chủ nghĩa cá
nhân, yêu cầu xây dựng đạo đức cách mạng là tu dưỡng đạo đức suốt đời, nói
và làm đi đôi với nhau, nêu gương đạo đức cách mạng, xây dựng đạo đức mới
đi liền với chống biểu hiện phi đạo đức. Cuốn “Thấm nhuần tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh” [77]. Phạm Văn Khánh đã phân tích, làm rõ nguồn gốc hình
thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh truyền thống đạo đức tốt
đẹp của dân tộc, gia đình, kết hợp với đạo đức của nhân loại và đạo đức của
chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, tác giả khẳng định đạo đức của chủ nghĩa
Mác - Lênin có vai trò quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh. Về nội dung đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả chỉ ra vị trí, vai trò của
đạo đức đối với mỗi con người, tấm gương yêu nước, thương dân, trọng dân,
tận tụy phục vụ nhân dân, làm gương và nêu gương của người đảng viên. Tác
10
giả nhấn mạnh vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo