Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, nguồn lực quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nói: "Một năm khởi đầu từmùa xuân. Một đời người khởi đầu từtuổi
trẻ. Tuổi trẻlà mùa xuân của xã hội". Nếu không có thếhệtrẻ, sẽkhông có sự
phát triển nối tiếp lịch sửcủa mỗi quốc gia, dân tộc, cũng như không có sự
phát triển của nhân loại.
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng
ta, nhân dân ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng,
“có ý nghĩa lịch sử”, “đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào
nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình” [35, tr.91]. Diện mạo của
đất nước có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được nâng lên. Thếvà lực của
nước ta ngày càng vững mạnh, vịthếcủa Việt Nam trên trường quốc tếđược
nâng lên, đã tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh những thành tựu to lớn và quan trọng đó, chúng ta cũng phải
đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Kinh tếphát triển chưa bền
vững; năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tếcòn thấp; công tác
quy hoạch, kếhoạch và việc huy động, sửdụng các nguồn lực còn hạn chế,
kém hiệu quả. Đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một sốmặt
yếu kém chậm khắc phục, nhất là vềgiáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối
sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Chúng ta đang chứng kiến sự
xuống cấp đạo đức từmối quan hệtrong gia đình, nhà trường và xã hội. Trong
gia đình hiện tượng con cái ngược đãi cha mẹ, anh chịem vì mâu thuẩn lợi
ích đã không nhìn mặt nhau. Trong trường học, học sinh, sinh viên đánh nhau
được tung lên mạng internet làm phản cảm xã hội, thầy cô giáo bịcoi thường.
Ngoài xã hội là hiện tượng xuống cấp vềđạo đức như tham nhũng, lừa đảo,
2
lợi ích nhóm đang làm cho dư luận xã hội bức xúc. “Môi trường văn hóa bị
xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹtục, các tệnạn xã
hội, tội phạm và sựxâm nhập của các sản phẩm và dịch vụđộc hại làm suy
đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại” [35, tr.169].
Sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng là một bộ phận thanh niên ưu
tú, giàu tâm huyết, nhiệt tình và say mê với lý tưởng cách mạng. Họ là những
người rất nhạy cảm với cái mới, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của
điều kiện và hoàn cảnh sống. Tuy nhiên, do tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm
sống chưa nhiều, làm chosinh viênrất dễ bị tác động bởi những yếu tố tiêu
cực từ mặt trái củaquá trình toàn cầu hoá. Sự tác động đó đang ảnh hưởng tới
mọi mặt đời sống của sinh viên, đến sự hình thành và phát triển nhân cách
sinh viên,đặt sinh viên trước những thách thức mới, trong đó có sinh viên ở
khu vực Tây Nguyên. Trên thực tế, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên
có lối sống thực dụng, xa hoa lãng phí, xa rời truyền thống đạo lý của dân tộc,
thậm chí thoái hoá, biến chất, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và hoài
nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thực trạng nhân cách của thanh niên - sinh viên khu vực Tây Nguyên
nêu trên có nhiều nguyênnhân, một trong sốđó là dochúng ta chưa chú trọng
đúng mức việc giáo dục giá trịđạo đức truyền thống cho những trí thức tương
lai của vùng đất Tây Nguyên.Tại Hội nghịlần thứtám, Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI, Đảng ta ra Nghịquyết số29 -NQ/TW ngày 4 tháng 11
năm 2013 Vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghịquyết đã
khẳng định: Lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành
tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quảgiáo dục và đào tạo còn thấp so với
yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp “chưa chú trọng
đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹnăng làm việc ” cho học
sinh, sinh viên.
3
Đểcủng cốvà tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong
phú, đa dạng; làm cho các giá trịvăn hóa thấm sâu vào mọi mặtcủa đời sống
trởthành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sựphát triển kinh tế -xã hội và hội nhập quốc tế. Một trong những nhiệm
vụcấp thiết trước mắt là tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức,
lối sốngcó văn hóa, giữgìn và phát triển những giá trịtruyền thống (nhất là
những giá trịđạo đức truyền thống); kiên quyết đấu tranh ngăn chặn mọi sự
xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh đang có nguy cơ làm băng hoại các giá trị
văn hóa, làm suy thoái đạo đức lối sống trong một bộ phận nhân dân nói
chung, sinh viên nói riêng.Đại hội lần thứXI của Đảng khẳng định: “Chú trọng
xây dựng nhân cách con người Việt Nam vềlý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống,
thểchất, lòng tựtôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật,
nhất là trong thếhệtrẻ” [35, tr.126], trong đó công tác giáo dục giá trịđạo đức
truyền thống đểhình thành nên nhân cách mới -nhân cách xã hội chủnghĩa cho
sinh viên ởkhu vực Tây Nguyêncó tầm quan trọng đặc biệt. Với ý nghĩa đó, tác
giảchọn vấn đề: “Giáo dục giá trịđạo đức truyền thống với việc hình thành và
phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn
cầu hoá hiện nay”đểnghiên cứu và làm luận án tiến sỹchuyên ngành triết học
176 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực tây nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM HUY THÀNH
gi¸o dôc gi¸ trÞ ®¹o ®øc truyÒn thèng
víi viÖc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn nh©n c¸ch
cho sinh viªn khu vùc t©y nguyªn trong bèi c¶nh
toµn cÇu hãa hiÖn nay
Chuyên ngành : CNDVBC&CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS TRẦN SỸ PHÁN
2. PGS.TS LÊ THỊ THỦY
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa
học nào.
Tác giả luận án
Phạm Huy Thành
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1. Những nghiên cứu xung quanh vấn đề giá trị truyền thống, giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống, nhân cách, nhân cách sinh viên 7
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hóa, tác động của
toàn cầu hóa đối với nhân cách, lối sống, đạo đức của con người Việt
Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng 15
1.3. Những công trình nghiên cứu tác động của toàn cầu hóa đến đời sống
của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung và thanh niên - sinh viên
Tây Nguyên nói riêng 22
Chương 2: NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH SINH VIÊN, TẦM QUAN TRỌNG VÀ
NỘI DUNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNGNHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 29
2.1. Nhân cách, nhân cách sinh viên Việt Nam 29
2.2. Toàn cầu hóa và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 44
2.3. Giá trị đạo đức truyền thống và một số giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc cần phải giáo dục cho sinh viên Việt Nam hiện nay 56
Chương 3: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN KHU
VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN
NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 78
3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở khu vực Tây
Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 78
3.2. Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và
phát triển nhân cách sinh viên ở khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay 89
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở khu vực Tây
Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 116
Chương 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN
CÁCH CHO SINH VIÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI
CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 122
4.1. Quan điểm định hướng để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực
Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 122
4.2. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực
Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 127
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, nguồn lực quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nói: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời người khởi đầu từ tuổi
trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Nếu không có thế hệ trẻ, sẽ không có sự
phát triển nối tiếp lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc, cũng như không có sự
phát triển của nhân loại.
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng
ta, nhân dân ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng,
“có ý nghĩa lịch sử”, “đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào
nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình” [35, tr.91]. Diện mạo của
đất nước có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được nâng lên. Thế và lực của
nước ta ngày càng vững mạnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được
nâng lên, đã tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh những thành tựu to lớn và quan trọng đó, chúng ta cũng phải
đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Kinh tế phát triển chưa bền
vững; năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; công tác
quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế,
kém hiệu quả. Đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt
yếu kém chậm khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối
sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Chúng ta đang chứng kiến sự
xuống cấp đạo đức từ mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Trong
gia đình hiện tượng con cái ngược đãi cha mẹ, anh chị em vì mâu thuẩn lợi
ích đã không nhìn mặt nhau. Trong trường học, học sinh, sinh viên đánh nhau
được tung lên mạng internet làm phản cảm xã hội, thầy cô giáo bị coi thường.
Ngoài xã hội là hiện tượng xuống cấp về đạo đức như tham nhũng, lừa đảo,
2lợi ích nhóm đang làm cho dư luận xã hội bức xúc. “Môi trường văn hóa bị
xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã
hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy
đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại” [35, tr.169].
Sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng là một bộ phận thanh niên ưu
tú, giàu tâm huyết, nhiệt tình và say mê với lý tưởng cách mạng. Họ là những
người rất nhạy cảm với cái mới, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của
điều kiện và hoàn cảnh sống. Tuy nhiên, do tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm
sống chưa nhiều, làm cho sinh viên rất dễ bị tác động bởi những yếu tố tiêu
cực từ mặt trái của quá trình toàn cầu hoá. Sự tác động đó đang ảnh hưởng tới
mọi mặt đời sống của sinh viên, đến sự hình thành và phát triển nhân cách
sinh viên, đặt sinh viên trước những thách thức mới, trong đó có sinh viên ở
khu vực Tây Nguyên. Trên thực tế, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên
có lối sống thực dụng, xa hoa lãng phí, xa rời truyền thống đạo lý của dân tộc,
thậm chí thoái hoá, biến chất, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và hoài
nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thực trạng nhân cách của thanh niên - sinh viên khu vực Tây Nguyên
nêu trên có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do chúng ta chưa chú trọng
đúng mức việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho những trí thức tương
lai của vùng đất Tây Nguyên. Tại Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI, Đảng ta ra Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4 tháng 11
năm 2013 Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết đã
khẳng định: Lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành
tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc…Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với
yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp…“chưa chú trọng
đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc…” cho học
sinh, sinh viên.
3Để củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong
phú, đa dạng; làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của đời sống
trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Một trong những nhiệm
vụ cấp thiết trước mắt là tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức,
lối sống có văn hóa, giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống (nhất là
những giá trị đạo đức truyền thống); kiên quyết đấu tranh ngăn chặn mọi sự
xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh đang có nguy cơ làm băng hoại các giá trị
văn hóa, làm suy thoái đạo đức lối sống trong một bộ phận nhân dân nói
chung, sinh viên nói riêng. Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Chú trọng
xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống,
thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật,
nhất là trong thế hệ trẻ” [35, tr.126], trong đó công tác giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống để hình thành nên nhân cách mới - nhân cách xã hội chủ nghĩa cho
sinh viên ở khu vực Tây Nguyên có tầm quan trọng đặc biệt. Với ý nghĩa đó, tác
giả chọn vấn đề: “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và
phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn
cầu hoá hiện nay” để nghiên cứu và làm luận án tiến sỹ chuyên ngành triết học.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu
Phân tích một số khái niệm công cụ của luận án: nhân cách, nhân cách
sinh viên, giá trị, giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống, toàn cầu
hóa, tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên. Làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây
Nguyên, từ đó luận án đề xuất quan điểm định hướng và một số giải pháp chủ
yếu để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm
hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay.
42.2. Nhiệm vụ
Góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ của luận án: nhân
cách, nhân cách sinh viên, giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống,
toàn cầu hóa.
Làm rõ tầm quan trọng, nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên nói chung, sinh viên khu
vực Tây Nguyên nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên
trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó.
Đề xuất một số quan điểm định hướng, giải pháp chủ yếu để nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và
phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục
giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh
viên khu vực Tây Nguyên (nhất là sinh viên dân tộc thiểu số) trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay.
Phạm vi: Diện khảo sát sinh viên hệ chính quy ở các trường đại học,
cao đẳng khu vực Tây Nguyên.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
giáo dục giá trị đạo đức truyền nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên
Việt Nam nói chung và sinh viên khu vực Tây Nguyên nói riêng trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay.
54.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử-lôgíc, phân tích và tổng
hợp, thống kê, so sánh, các phương pháp chuyên ngành và liên ngành khác.
Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học: thời gian vào tháng 10 năm
2012, số phiếu phát ra 400 phiếu: trường Đại học Tây Nguyên 100 phiếu, đại
học Đà Lạt 100, Cao đẳng Sư phạm Đắk Lăk là 100 phiếu, Cao đẳng Sư phạm
Gia Lai 100 phiếu, kết quả thu về 376 phiếu.
5. Những đóng góp khoa học của luận án
Góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ của luận án: nhân
cách, nhân cách sinh viên, giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống,
toàn cầu hóa.
Phân tích vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên
trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó.
Đề xuất một số quan điểm định hướng và giải pháp chủ yếu để nâng
cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách
cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Luận án tập trung nghiên cứu các khái niệm: giá trị, giá trị
đạo đức truyền thống, toàn cầu hoá, tính tất yếu của quá trình toàn cầu hoá.
Về mặt thực tiễn: Luận án làm rõ thực trạng nhân cách sinh viên và
công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đưa
ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây
Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
6Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ
việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác
- Lênin, môn đạo đức học, đồng thời góp phần vào mục tiêu đào tạo nguồn
nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
7Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU XUNG QUANH VẤN ĐỀ GIÁ TRỊ TRUYỀN
THỐNG, GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG, NHÂN CÁCH,
NHÂN CÁCH SINH VIÊN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị truyền thống,
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
Vấn đề giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống, giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những
mức độ khác nhau.
Tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn sách “Giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc Việt Nam” [57] đã khẳng định tính cách dân tộc, giá trị truyền
thống của dân tộc Việt Nam được nhấn mạnh ở: lòng yêu nước, thương người.
Đây là truyền thống quý báu của dân tộc đã được trải qua hàng ngàn năm lịch
sử dựng nước và giữ nước. Từ đó, tác giả đặt ra vấn đề kế thừa, giáo dục những
giá trị tinh thần yêu nước, thương người cho con người Việt Nam hiện nay.
Bằng cách tiếp cận giá trị truyền thống có vai trò trong quá trình phát
triển đất nước, tác giả Trần Đình Hượu trong cuốn “Đến hiện đại từ truyền
thống” [85] đã nêu lên cho xã hội một cách đánh giá, nhìn nhận đúng tầm
quan trọng của văn hoá truyền thống trong đời sống xã hội. Xác định văn hoá
truyền thống như một nguồn lực nội sinh và không ngừng ảnh hưởng đến việc
xây dựng văn hoá mới trong giai đoạn hiện nay.
Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Văn Lý “Kế thừa và đổi mới các
giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay” [97] đã làm rõ hơn vai trò của kế thừa và đổi
mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế
thị trường ở nước ta. Qua đó, tác giả góp phần xác định nội dung, phương
hướng, giải pháp cơ bản bảo đảm kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức
8truyền thống nhằm xây dựng đời sống đạo đức tốt đẹp của con người và xã
hội Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, văn
hóa luôn được cọi là động lực của sự phát triển. Các giả Nguyễn Trọng
Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý trong cuốn “Tìm hiểu giá trị văn hoá
truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [18] đã đề cập
đến vấn đề giá trị, giá trị đạo đức truyền thống, giá trị văn hoá truyền thống và
sự chuyển biến của chúng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công trình khoa học đề cập tương đối toàn diện về vấn đề khai thác, giữ gìn
và phát huy các giá trị truyền thống trong chiến lược phát triển con người Việt
Nam toàn diện.
Luận án tiến sỹ triết học của Võ Văn Thắng “Kế thừa và phát huy các
giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam
hiện nay” [122] đã làm rõ vấn đề xây dựng lối sống ở nước ta trong thời kỳ
đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập quốc tế là vấn đề lớn
bao gồm nhiều phương diện khác nhau. Luận án phân tích và luận giải một
cách khoa học về việc kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân
tộc là vấn đề tất yếu trong quá trình xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở làm rõ các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, luận án đã xác định
những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cần được kế thừa và phát huy trong
quá trình xây dựng lối sống của con người Việt Nam hiện nay với những giá
trị: chủ nghĩa yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết dân tộc, lòng nhân ái,
khoan dung, cần cù, hiếu học.
Cùng khai thác vấn đề trên cơ sở vai trò của các giá trị đạo đức truyền
thống, tác giả Phan Văn Ba trong luận án tiến sĩ triết học “Vấn đề giáo dục
truyền thống đoàn kết dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” [5] và Ngô
Thị Thu Ngà với luận án tiến sĩ “Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây
9dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” [109]. Các tác giả đã
làm rõ giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống trước những biến đổi
của môi trường văn hóa xã hội ở nước ta hiện nay. Tác giả Phan Văn Ba đã
góp phần làm rõ nội dung giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam
và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của thanh niên Việt Nam. Từ đó,
luận án đưa ra phương châm, phương pháp giáo dục truyền thống đoàn kết
dân tộc cho thanh niên Việt Nam, quan hệ giữa giáo dục truyền thống đoàn
kết dân tộc với giáo dục thanh niên trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tác giả
phát hiện những vấn đề nảy sinh từ thực trạng giáo dục truyền thống đoàn kết
dân tộc cùng xu hướng tách rời giữa quá khứ với hiện tại trong giáo dục
truyền thống đoàn kết dân tộc. Tác giả Ngô Thị Thu Ngà đã làm rõ một số
khái niệm cơ bản: đạo đức mới, giá trị đạo đức truyền thống, vai trò của giá trị
đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam
hiện nay. Trên cơ sở khảo sát thực trạng ảnh hưởng của giá trị đạo đức truyền
thống đối với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò các giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ nước ta hiện nay.
Như vậy, vấn đề giá trị truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống Việt Nam luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các giá trị
truyền thống được làm sáng tỏ từ sự hình thành, phát triển và tiếp biến trong
điều kiện mới. Nội dung nghiên cứu là các giá trị truyền thống, chủ yếu là các
giá trị tinh thần được biến đổi trong sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội
ở nước ta. Các công trình khoa học đã làm rõ các khái niệm giá trị, giá trị đạo
đức, giá trị đạo đức truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. Cách
tiếp cận của các công trình khoa học thường đi từ khái niệm giá trị và cấu trúc
giá trị bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần; trong giá trị tinh thần thì
giá trị đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Song, có thể thấy, đó chủ yếu là các giá
trị tinh thần (bao gồm giá trị đạo đức), và do vậy, việc nghiên cứu giá trị đạo
10
đức truyền thống chỉ được nghiên cứu cùng với giá trị tinh thần khác, mà ít có
công trình nghiên cứu chuyên biệt. Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống cho đối tượng cụ thể là sinh viên được nhiều công trình khoa học đề
cập đến, nhưng đối với sinh viên khu vực Tây Nguyên chưa có một công trình
khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống. Luận án của tác giả sẽ kế thừa các
khái niệm cộng cụ: giá trị, giá trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống của các
công trình khoa học nêu trên để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đặt ra.
1.1.2. Những công trình liên quan đến nhân cách, giá trị nhân cách,
thực trạng nhân cách của con người Việt Nam trong quá trình đổi mới
đất nước
Các tác giả