Luận án Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép ở các trường mầm non tỉnh Quảng Nam

Mục tiêu giáo dục hiện đại được xác định bởi yêu cầu mà xã hội tương lai đặt ra cho nhà trường các cấp. Quan tâm giáo dục thế hệ trẻ có đủ tri thức, kĩ năng, phẩm chất, sẵn sàng thích ứng, giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra là nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp đào tạo con người. Một trong bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ 21 được UNESCO đề cập đến là “Học để chung sống”, học không chỉ để biết, để làm mà còn để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Để có thể cùng sống trong một cộng đồng, con người cần có kĩ năng hợp tác. Ngày nay, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu, KNHT càng trở nên cần thiết hơn. Con người không chỉ cần sự thông cảm, chia sẻ mà còn đòi hỏi cá nhân cần có các kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, sẵn sàng giúp đỡ nhau về sức lực, trí lực. Như vậy, KNHT giúp cá nhân dễ dàng thích ứng với một nhóm mới, một cộng đồng mới, là điều kiện quan trọng để một nhóm, một cộng đồng có thể tồn tại và phát triển, đảm bảo lợi ích chung cho cả nhóm và từng cá nhân trong nhóm. Giáo dục con người phát triển toàn diện nhân cách phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Đây là giai đoạn “vàng” cho mọi sự tiếp thu, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội. Do vậy, mục tiêu của ngành Giáo dục mầm non không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt: Thể chất, trí tuệ, tình cảm - đạo đức, thẩm mĩ mà còn hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm - sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: Tôn trọng, hợp tác, chia sẻ, quan tâm; khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, trước mắt là để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, sau đó là đặt nền tảng cho việc học ở các cấp tiếp theo và học tập suốt đời cũng như hòa nhập vào cuộc sống. Như vậy, việc giáo dục KNHT cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 đến 6 tuổi, là một trong những nhiệm vụ cần thiết mà ngành GDMN đang hướng đến.

doc187 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 13download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép ở các trường mầm non tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp hoặc sao chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Thị Minh Trang MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 14 1.1. Các nghiên cứu về hợp tác và kĩ năng hợp tác 14 1.2. Các nghiên cứu về giáo dục kĩ năng hợp tác 17 1.3. Các nghiên cứu về hoạt động chắp ghép và giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mầm non thông qua hoạt động chắp ghép 29 1.4. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 33 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 ĐẾN 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP Ở TRƯỜNG MẦM NON 39 2.1. Kĩ năng hợp tác của trẻ 5 đến 6 tuổi 39 `2.2. Hoạt động chắp ghép và kĩ năng hợp tác của trẻ 5 đến 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép ở trường mầm non 48 2.3. Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép ở trường mầm non 59 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép ở trường mầm non 73 Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 ĐẾN 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TỈNH QUẢNG NAM 79 3.1. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non tại tỉnh Quảng Nam 79 3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 81 3.3. Kết quả khảo sát thực trạng 86 3.4. Đánh giá chung về thực trạng 113 Chương 4: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 ĐẾN 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP Ở TRƯỜNG MẦM NON TỈNH QUẢNG NAM 118 4.1. Biện pháp 1: Hình thành cho trẻ sự tự tin, sẵn sàng hợp tác khi tham gia hoạt động chắp ghép 118 4.2. Biện pháp 2: Kích thích hứng thú, nhu cầu, tạo động lực hợp tác cho trẻ trong hoạt động chắp ghép 122 4.3. Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ có thái độ và hành vi hợp tác tích cực trong hoạt động chắp ghép 128 4.4. Biện pháp 4: Thực hành, trải nghiệm các kĩ năng hợp tác thành phần khi tham gia hoạt động chắp ghép 131 4.5. Biện pháp 5: Củng cố về nhận thức, kĩ năng, thái độ hợp tác cho trẻ trong hoạt động chắp ghép và các hoạt động giáo dục, sinh hoạt hằng ngày 141 Chương 5: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 148 5.1. Khái quát về thực nghiệm 148 5.2. Phân tích kết quả thực nghiệm 151 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 173 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174 PHỤ LỤC 185 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Điểm trung bình ĐTB Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Giáo viên mầm non GVMN Hoạt động chắp ghép HĐCG Hoạt động tạo hình HĐTH Khoa học giáo dục KHGD Kĩ năng hợp tác KNHT Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc UNESCO Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Nhóm các KNHT thành phần của trẻ 5 đến 6 tuổi 46 Bảng 2.2 Thang đo các mức độ kĩ năng hợp tác của trẻ 67 Bảng 3.1 Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ở một số trường MN 80 Bảng 3.2 Tình hình số lượng trẻ ở một số trường mầm non tỉnh Quảng Nam 81 Bảng 3.3 Thống kê trình độ học vấn và thâm niên công tác của giáo viên 82 Bảng 3.4 Thống kê độ tuổi và giới tính của trẻ 83 Bảng 3.5 Ý kiến của giáo viên về vai trò của HĐCG đối với sự phát triển của trẻ 87 Bảng 3.6 Ý kiến của giáo viên về bản chất KNHT của trẻ 5 đến 6 tuổi 87 Bảng 3.7 Ý kiến của GVMN về vai trò của giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi 88 Bảng 3.8 Ý kiến của giáo viên về hiệu quả giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG ở trường mầm non 88 Bảng 3.9 Ý kiến của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 thông qua HĐCG 90 Bảng 3.10 Đánh giá về môi trường hoạt động 95 Bảng 3.11 Đánh giá về một số bước tổ chức hoạt động chắp ghép 95 Bảng 3.12 Đánh giá về một số biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 97 Bảng 3.13 Kết quả đánh giá mức độ KNHT của trẻ 5 đến 6 tuổi trong HĐCG 98 Bảng 3.14 Kết quả đánh giá mức độ KNHT của trẻ 5 đến 6 tuổi trong HĐCG theo từng kĩ năng thành phần 99 Bảng 3.15 Kết quả đánh giá mức độ KNHT của trẻ 5 đến 6 tuổi trong HĐCG theo các nhóm kĩ năng thành phần 100 Bảng 3.16 Kết quả đánh giá nhóm kĩ năng 1 (theo vùng) 101 Bảng 3.17 Kết quả đánh giá nhóm kĩ năng 2 (theo vùng) 103 Bảng 3.18 Kết quả đánh giá nhóm kĩ năng 3 (theo vùng) 104 Bảng 3.19 Kết quả đánh giá nhóm kĩ năng 4 (theo vùng) 106 Bảng 3.20 Mô hình hồi quy dự báo mức độ KNHT của trẻ trong HĐCG 110 Bảng 3.21 Kết quả phân tích tương quan Pearson giữa tính tích cực, chủ động trong HĐCG theo hình thức cá nhân với KNHT của trẻ 5 đến 6 tuổi trong HĐCG 112 Bảng 5.1 Mức độ KNHT của nhóm đối chứng và thực nghiệm (trước thực nghiệm vòng 1) 152 Bảng 5.2 Kiểm định độ tin cậy kết quả đánh giá KNHT trước thực nghiệm vòng 1 của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 153 Bảng 5.3 Mức độ KNHT của nhóm đối chứng và thực nghiệm theo từng kĩ năng thành phần (sau thực nghiệm vòng 1) 155 Bảng 5.4 Kiểm định độ tin cậy kết quả đánh giá KNHT trước và sau thực nghiệm vòng 1 của nhóm thực nghiệm 157 Bảng 5.5 Mức độ KNHT trong HĐCG của nhóm đối chứng và thực nghiệm (trước thực nghiệm vòng 2) 160 Bảng 5.6 Kết quả kiểm định sự khác biệt ĐTB giữa nhóm đối chứng và thực nghiệm (trước thực nghiệm vòng 2) 161 Bảng 5.7 Mức độ KNHT trong HĐCG của nhóm đối chứng và thực nghiệm (sau thực nghiệm vòng 2) 163 Bảng 5.8 So sánh ĐTB KNHT trong HĐCG của nhóm thực nghiệm (trước và sau thực nghiệm vòng 2) 164 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1 Ý kiến của giáo viên về biểu hiện KNHT của trẻ 5 đến 6 tuổi trong HĐCG 89 Biểu đồ 3.2 Biện pháp giáo viên sử dụng trong giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG 96 Biểu đồ 3.3 Mức độ KNHT của trẻ 5 đến 6 tuổi trong HĐCG (theo tỉ lệ) 98 Biểu đồ 3.4 So sánh mức độ nhóm kĩ năng 1 của trẻ theo vùng 101 Biểu đồ 3.5 So sánh mức độ nhóm kĩ năng 2 của trẻ theo vùng 102 Biểu đồ 3.6 So sánh mức độ nhóm kĩ năng 3 của trẻ theo vùng 104 Biểu đồ 3.7 So sánh mức độ nhóm kĩ năng 4 của trẻ theo vùng 105 Biểu đồ 3.8 Hình thức và thời điểm đánh giá KNHT của trẻ 5 đến 6 tuổi 107 Biểu đồ 3.9 Khó khăn khi giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG 108 Biểu đồ 5.1 So sánh mức độ KNHT trong HĐCG của nhóm đối chứng, thực nghiệm theo nhóm kĩ năng (trước thực nghiệm vòng 1) 153 Biểu đồ 5.2 So sánh mức độ KNHT trong HĐCG của nhóm đối chứng, thực nghiệm theo nhóm kĩ năng (sau thực nghiệm vòng 1) 154 Biểu đồ 5.3 So sánh mức độ KNHT trong HĐCG của nhóm thực nghiệm theo từng nhóm kĩ năng (trước và sau thực nghiệm vòng 1) 157 Biểu đồ 5.4 So sánh ĐTB KNHT trong HĐCG của nhóm đối chứng và thực nghiệm theo nhóm kĩ năng (trước thực nghiệm vòng 2) 160 Biểu đồ 5.5 So sánh ĐTB KNHT trong HĐCG của nhóm đối chứng và thực nghiệm theo nhóm kĩ năng (sau thực nghiệm vòng 2) 162 Biểu đồ 5.6 So sánh ĐTB các KNHT thành phần của nhóm thực nghiệm (trước và sau thực nghiệm vòng 2) 164 Sơ đồ 2.1 Tạo động cơ hợp tác cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG 69 Sơ đồ 2.2 Quy trình giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG 73 Sơ đồ 4.1 Mối liên hệ giữa các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG ở trường mầm non 146 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Mục tiêu giáo dục hiện đại được xác định bởi yêu cầu mà xã hội tương lai đặt ra cho nhà trường các cấp. Quan tâm giáo dục thế hệ trẻ có đủ tri thức, kĩ năng, phẩm chất, sẵn sàng thích ứng, giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra là nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp đào tạo con người. Một trong bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ 21 được UNESCO đề cập đến là “Học để chung sống”, học không chỉ để biết, để làm mà còn để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Để có thể cùng sống trong một cộng đồng, con người cần có kĩ năng hợp tác. Ngày nay, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu, KNHT càng trở nên cần thiết hơn. Con người không chỉ cần sự thông cảm, chia sẻ mà còn đòi hỏi cá nhân cần có các kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, sẵn sàng giúp đỡ nhau về sức lực, trí lực. Như vậy, KNHT giúp cá nhân dễ dàng thích ứng với một nhóm mới, một cộng đồng mới, là điều kiện quan trọng để một nhóm, một cộng đồng có thể tồn tại và phát triển, đảm bảo lợi ích chung cho cả nhóm và từng cá nhân trong nhóm. Giáo dục con người phát triển toàn diện nhân cách phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Đây là giai đoạn “vàng” cho mọi sự tiếp thu, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội. Do vậy, mục tiêu của ngành Giáo dục mầm non không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt: Thể chất, trí tuệ, tình cảm - đạo đức, thẩm mĩ mà còn hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm - sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: Tôn trọng, hợp tác, chia sẻ, quan tâm; khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, trước mắt là để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, sau đó là đặt nền tảng cho việc học ở các cấp tiếp theo và học tập suốt đời cũng như hòa nhập vào cuộc sống. Như vậy, việc giáo dục KNHT cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 đến 6 tuổi, là một trong những nhiệm vụ cần thiết mà ngành GDMN đang hướng đến. Hoạt động chủ đạo của trẻ 5 đến 6 tuổi là hoạt động vui chơi, do đó, con đường giáo dục trẻ phù hợp nhất chính là thông qua chơi. Thực tế cho thấy, HĐCG vừa gần gũi với hoạt động vui chơi, phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ, vừa là hoạt động lao động, làm ra đồ vật, mang tính sáng tạo nghệ thuật. Hoạt động chắp ghép có thể tổ chức theo hình thức cá nhân và nhóm. Qua hoạt động này, trẻ vừa được rèn luyện tính tích cực của cá nhân, vừa có cơ hội học cách thỏa thuận, phân công nhiệm vụ, chia sẻ, giúp đỡ, cùng nhau tạo ra sản phẩm chung. Vì vậy, trẻ tham gia HĐCG không chỉ phát triển kĩ năng quan sát, vận động tinh khéo của ngón tay, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, tính sáng tạo, trí tưởng tượng mà còn có thể phát triển KNHT một cách hiệu quả. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đến vấn đề giáo dục KNHT cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi ở trường mầm non, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp nhằm giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi, tạo cơ sở cho các nghiên cứu tiếp sau kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục kĩ năng này thông qua HĐCG hiện còn chưa được bàn đến, rất cần được nghiên cứu thấu đáo về lý luận, thực trạng và biện pháp. Thực tiễn cho thấy, việc giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi ở các trường mầm non tỉnh Quảng Nam đã được quan tâm thực hiện, giáo viên đã áp dụng nhiều biện pháp giúp hình thành kĩ năng, thái độ, nhận thức về sự hợp tác cho trẻ. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục chưa cao. Trẻ vẫn thường có những biểu hiện tranh giành vật liệu, xuất hiện mâu thuẫn, khó chấp nhận ý tưởng của nhau khi chơi xây dựng, xếp hình theo nhóm. Nguyên nhân của thực trạng xuất phát từ nhiều yếu tố nhưng phần lớn vẫn bởi thiếu các biện pháp mang tính khoa học. Từ các lý do trên, cùng kinh nghiệm thực tiễn cá nhân, vấn đề: “Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép ở các trường mầm non tỉnh Quảng Nam” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học, với mong muốn đưa ra biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ thông qua HĐCG ở trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở các trường mầm non tỉnh Quảng Nam hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG ở một số trường mầm non tại tỉnh Quảng Nam; từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG, góp phần làm phong phú thêm các biện pháp, phương tiện giáo dục trẻ, hỗ trợ trẻ 5 đến 6 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, làm rõ những vấn đề lý luận về giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG ở trường mầm non. Khảo sát thực trạng giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG ở một số trường mầm non tỉnh Quảng Nam. Đề xuất các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG ở trường mầm non. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất và kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài luận án. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi ở trường mầm non. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG ở trường mầm non. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Có nhiều con đường, biện pháp, nhiều loại hình hoạt động khác nhau để giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi. Trong phạm vi của đề tài luận án, chỉ nghiên cứu các nội dung về HĐCG của trẻ, xem đó như một con đường, biện pháp để giáo dục KNHT cho trẻ ở trường mầm non. Về mẫu nghiên cứu: Mẫu khảo sát thực trạng: Khảo sát 259 GVMN, quan sát 404 trẻ 5 đến 6 tuổi (sinh năm 2014) ở 13 trường mầm non công lập tại 12/18 huyện, thị, thành phố tại tỉnh Quảng Nam. Mẫu thực nghiệm sư phạm: Thực hiện trên 176 trẻ 5 đến 6 tuổi (sinh năm 2015) chia thành 02 nhóm (đối chứng, thực nghiệm) tại 03 trường mầm non công lập ở 03 huyện, thị, thành phố tại tỉnh Quảng Nam. Về thời gian nghiên cứu: Khảo sát thực trạng trong năm học 2019 - 2020, tổ chức thực nghiệm sư phạm trong năm học 2020 - 2021. 4. Giả thuyết khoa học Kĩ năng hợp tác của trẻ 5 đến 6 tuổi gồm nhiều kĩ năng thành phần khác nhau, đã được hình thành từ rất sớm, nhưng mức độ hợp tác còn nhiều hạn chế. Hoạt động chắp ghép gần gũi với hoạt động vui chơi, phù hợp với hình thức tổ chức theo nhóm. Nếu tổ chức HĐCG cho trẻ 5 đến 6 tuổi theo hướng tích hợp, kích thích hứng thú, nhu cầu hợp tác, tạo động cơ hợp tác cho trẻ; điều chỉnh, rèn luyện thái độ hợp tác, các kĩ năng hợp tác thành phần; củng cố nhận thức đúng đắn về hợp tác cho trẻ thông qua HĐCG thì sẽ góp phần phát triển KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi ở trường mầm non. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Cơ sở tâm lý học: Theo lý thuyết lịch sử văn hóa của Vygotsky, các hoạt động lao động, hoạt động có công cụ sẽ làm biến đổi hành vi con người. Đối với trẻ em, lý thuyết “vùng phát triển gần” của Vygotsky đề cao sự hỗ trợ của người khác khi trẻ thực hiện nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng vào vùng phát triển gần nhất của trẻ mới tạo ra sự tiến bộ ở trẻ, giảm dần sự hỗ trợ để trẻ phát huy năng lực của cá nhân. Bên cạnh đó, theo lý thuyết hoạt động tâm lý của Leonchev, sự hình thành, phát triển các chức năng tâm lý đều diễn ra trong quá trình trẻ hoạt động. Đặc biệt, cũng theo lý thuyết về hoạt động chủ đạo của ông, trẻ em ở từng độ tuổi có một dạng hoạt động nổi lên chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tất cả những lý thuyết kể trên là cơ sở lý luận nền tảng của đề tài. Cơ sở giáo dục học: Đề tài nghiên cứu bám sát các thành tố của quá trình giáo dục gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kết quả và phương pháp đánh giá kết quả hoạt động của trẻ, thể hiện được tính thường xuyên, liên tục, hợp lý, từ đơn giản đến phức tạp, vừa sức, phong phú về nội dung hoạt động giáo dục KNHT cho trẻ. Tổ chức HĐCG cho trẻ thực hiện nguyên tắc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ, giáo dục trẻ thông qua môi trường, giáo dục theo hướng tích hợp. Cơ sở xã hội học: Lý thuyết xã hội học của K. Marx là cơ sở nền tảng của nghiên cứu, nổi bật là luận điểm về bản chất xã hội của con người, mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và con người. Ngoài ra, các lý thuyết về tương tác xã hội, trao đổi xã hội là tiền đề để đề tài nghiên cứu động lực hợp tác của trẻ, điều kiện để hình thành và duy trì một nhóm hoạt động... nhằm giáo dục KNHT cho trẻ. Trên cơ sở đúc kết và kế thừa kết quả nghiên cứu từ các nhà giáo dục đi trước, luận án tiếp tục làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến KNHT của trẻ 5 đến 6 tuổi, HĐCG và KNHT của trẻ 5 đến 6 tuổi trong HĐCG, giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG ở trường mầm non, làm căn cứ để thực hiện các bước nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG ở các trường mầm non tỉnh Quảng Nam. Cơ sở thực tiễn Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG tại 13 trường mầm non ở 12/18 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam năm học 2019 - 2020 cho thấy, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đến giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi. Đánh giá chung về thực trạng rút ra được những ưu điểm, thuận lợi trong việc giáo dục KNHT cho trẻ, bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn. Mức độ KNHT của trẻ còn chưa cao. Kết luận này phù hợp với một số nghiên cứu về KNHT của trẻ mẫu giáo của các tác giả đi trước. Thực tế quan sát giáo viên tổ chức HĐCG cho thấy họ đã sử dụng được các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi nhưng chưa đồng bộ, nhất là chưa có các biện pháp tạo động cơ hợp tác cho trẻ và khâu tổ chức HĐCG còn thiếu thực hành, trải nghiệm KNHT. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để đề xuất các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi thông qua HĐCG ở các trường mầm non tỉnh Quảng Nam. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận nghiên cứu Quá trình nghiên cứu đề tài luận án đã bám sát các quan điểm sau đây: Quan điểm hệ thống - cấu trúc: Giáo dục KNHT cho trẻ thông qua HĐCG được xem như là một quá trình bao gồm nhiều thành tố, từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp, hình thức, kết quả và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả. Đề tài tìm ra các thành tố bộ phận của một vấn đề và mối quan hệ của chúng (mối quan hệ bên trong), cũng như làm rõ mối quan hệ bên ngoài như ảnh hưởng từ giáo viên, môi trường đến việc giáo dục KNHT cho trẻ, nhằm có các tác động hợp quy luật, thúc đẩy sự phát triển của KNHT của trẻ. Quan điểm lịch sử - logic: Đề tài nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa các kết quả nghiên cứu lý luận của các nhà khoa học đi trước về KNHT, giáo dục KNHT, phương pháp, hình thức tổ chức HĐCG... xem xét vấn đề trong từng giai đoạn lịch sử. Trong quá trình khảo sát cũng như thực nghiệm sư phạm, khi đánh giá sự phát triển của KNHT của trẻ, đề tài chú ý đến việc thu thập các chuỗi sự kiện diễn ra theo trật tự nhất định, tìm ra được logic của quá trình phát triển. Quan điểm thực tiễn: Xuất phát từ sự đánh giá thực tiễn về KNHT của trẻ mầm non nói chung và KNHT của trẻ khi tham gia HĐCG nói riêng, cũng như dựa vào nhu cầu mà xã hội đặt ra cho nguồn nhân lực trong tương lai phải đáp ứng các yêu cầu về trí tuệ, kĩ năng, thái độ, trong đó có KNHT đã làm nảy sinh nhu cầu cần phải có các biện pháp giáo dục phát triển KNHT cho trẻ ngay ở tuổi mầm non. Nội dung HĐCG phải bắt nguồn từ nhu cầu cũng như phải gần gũi với thực tiễn cuộc sống của trẻ. Quan điểm tích hợp: Thể hiện ở các mặt như tích hợp trong mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục. Giáo dục KNHT cho trẻ 5 đến 6 tuổi ở trường mầm non không có chương trình, nội dung riêng biệt mà được tích hợp vào các hoạt động giáo dục khác nhau, thực hiện ở nhiều thời điểm trong ngày. Ngoài ra, nội dung tổ chức HĐCG cho trẻ xoay quanh một chủ đề tích hợp. Quan điểm phát triển: Trẻ em là một thực thể xã hội đang vận động, phát triển theo quy luật riêng của chính nó. Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ chỉ có ý nghĩa vào thời điểm đánh giá, không quy định bản chất con người của trẻ. Tuy nhiên, kết quả ở thời điểm đó là tư liệu để tìm ra nguyên nhân, dự báo xu hướng phát triển trong tương lai. Giáo dục KNHT cho trẻ thông qua HĐCG thực hiện theo từng bước, có lộ trình, phù hợp với trình độ, năng lực của từng trẻ. Quan điểm hoạt động: Giáo dục KNHT cho trẻ thông qua HĐCG chính là phải tạo cơ hội cho trẻ được trực tiếp thao tác với đồ chơi, tương tác với nhóm bạn, tự giải quyết mâu thuẫn trong quá trình chơi. Trẻ phải là chủ thể của quá trình hoạt động. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động. Đánh giá KNHT của trẻ phải đánh giá trong hoạt động. - Phương pháp nghiên cứu + Các phương pháp nghiên cứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_giao_duc_ki_nang_hop_tac_cho_tre_5_den_6_tuoi_thong.doc
  • doc1 Bia VuThiMinhTrangGDH-TTM.doc
  • doc2 BIA TT TV VuThiMinhTrangGDH-TTM.doc
  • doc2 TOM TAT TV VuThiMinhTrangGDH-TTM.doc
  • doc3 Bia TT TA VuThiMinhTrangGDH-TTM.doc
  • doc3 TOM TAT TA VuThiMinhTrangGDH-TTM.doc
  • docx4 TTM TA VuThiMinhTrangGDH.docx
  • docx4 TTM TV VuThiMinhTrangGDH.docx
  • pdf5 PHU LUC VuThiMinhTrangGDH-TTM.pdf
Luận văn liên quan