Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ luôn quan tâm tới công tác giáo dục, bồi
dưỡng thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người cho
rằng “tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” cần phải giáo dục, đào tạo thanh niên, sinh
viên phát triển toàn diện cả đức và tài, trong đó đức là gốc. Hồ Chí Minh chủ trương
giáo dục lối sống tốt đẹp cho thanh niên, sinh viên. Theo Người, lối sống đẹp có tầm
quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục lối sống cho sinh viên không chỉ được thể
hiện trong các bài nói, bài viết mà còn được Người thực hành mẫu mực trong đời
sống hàng ngày. Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp về lối sống văn minh, tiến bộ,
kết hợp hài hòa lối sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa của nhân loại.
Trong di sản Hồ Chí Minh những quan điểm về xây dựng lối sống tiến bộ, có văn hóa
cho thế hệ trẻ, cho nhân dân luôn có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn
trong chiến lược xây dựng con người mới hiện nay.
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa và hội
nhập quốc tế, vấn đề xây dựng lối sống theo tư tưởng, tấm gương lối sống Hồ Chí
Minh cho thế hệ trẻ, trong đó sinh viên chiếm tỷ lệ khá đông luôn được Đảng và Nhà
nước coi trọng và được cụ thể hóa thành nghị quyết, chương trình hành động. Chỉ thị
số 42-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
giáo dục lý luận cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 -
2020” đã khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác giáo dục thanh niên
trong giai đoạn mới. Trong đó, đề ra mục tiêu xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam có những
phẩm chất: giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí tự cường, có lối sống đẹp
tích cực tham gia vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Phát huy nhân tố con người, đặt con
người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển đất nước luôn là quan điểm nhất
quán của Đảng, định hướng lớn trong công tác giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định mục tiêu xây dựng
con người Việt Nam “Phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý
thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc” [44, tr.213]
theo phương châm đào tạo con người có các phẩm chất, lối sống: “Có đạo đức, kỷ
luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm
việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập
quốc tế (công dân toàn cầu)” [44, tr.232 - 233]. Kết luận số 01 - KL/TW ngày
18/5/2021 của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh" tiếp tục khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh luôn có vị trí chủ
đạo trong đời sống của nhân dân ta. Đặc biệt, quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng về “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đã khẳng định tính đúng đắn, ưu việt của
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn. Đảm
bảo tính dân chủ xã hội chủ nghĩa chính là cơ sở quan trọng để phát huy quyền làm chủ
của con người, thực hiện thành công chiến lược xây dựng con người mới với lối sống
đẹp theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
203 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục lối sống cho sinh viên các trường đại học ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TÂM
GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI - 2023
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TÂM
GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 931 02 04
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. ĐỖ XUÂN TUẤT
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Thị Tâm
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài 23
Chƣơng 2: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO SINH
VIÊN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 27
2.1. Một số khái niệm cơ bản 27
2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của giáo dục lối sống cho
sinh viên 38
2.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung giáo dục lối sống cho sinh viên 42
2.4. Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục lối sống cho sinh viên 54
Chƣơng 3: GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
Ở TỈNH THANH HÓA THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 65
3.1. Khái quát về lối sống sinh viên các trường đại học ở tỉnh Thanh Hóa 65
3.2. Thực trạng việc giáo dục lối sống cho sinh viên các trường đại học ở
tỉnh Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh 69
3.3. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục lối sống cho sinh viên các trường
đại học ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 107
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO
SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở TỈNH THANH HÓA THEO TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH MỚI 114
4.1. Những nhân tố tác động tới việc giáo dục lối sống cho sinh viên các
trường đại học ở tỉnh Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình
hình mới 114
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lối sống cho sinh viên các trường
đại học ở tỉnh Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới 126
KẾT LUẬN 154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC 169
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLB : Câu lạc bộ
ĐHVHTT&DL : Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch
GDLS : Giáo dục lối sống
HSSV : Học sinh, sinh viên
SV : Sinh viên
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG
Trang
Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết của việc giáo dục lối sống theo tư tưởng
Hồ Chí Minh 71
Biểu đồ 3.2: Mức độ giống và khác nhau trong lối sống của sinh viên ở các
trường đại học 90
Biểu đồ 3.3: Quan điểm của sinh viên về tình trạng sống thử trước hôn nhân 100
Biểu đồ 3.4: Mức độ chán nản, bi quan và mất niềm tin, mất phương hướng
trong cuộc sống 100
Bảng 3.1: Những nguyên nhân của biểu hiện tiêu cực trong lối sống của
sinh viên 105
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ luôn quan tâm tới công tác giáo dục, bồi
dưỡng thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người cho
rằng “tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” cần phải giáo dục, đào tạo thanh niên, sinh
viên phát triển toàn diện cả đức và tài, trong đó đức là gốc. Hồ Chí Minh chủ trương
giáo dục lối sống tốt đẹp cho thanh niên, sinh viên. Theo Người, lối sống đẹp có tầm
quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục lối sống cho sinh viên không chỉ được thể
hiện trong các bài nói, bài viết mà còn được Người thực hành mẫu mực trong đời
sống hàng ngày. Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp về lối sống văn minh, tiến bộ,
kết hợp hài hòa lối sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa của nhân loại.
Trong di sản Hồ Chí Minh những quan điểm về xây dựng lối sống tiến bộ, có văn hóa
cho thế hệ trẻ, cho nhân dân luôn có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn
trong chiến lược xây dựng con người mới hiện nay.
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa và hội
nhập quốc tế, vấn đề xây dựng lối sống theo tư tưởng, tấm gương lối sống Hồ Chí
Minh cho thế hệ trẻ, trong đó sinh viên chiếm tỷ lệ khá đông luôn được Đảng và Nhà
nước coi trọng và được cụ thể hóa thành nghị quyết, chương trình hành động. Chỉ thị
số 42-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
giáo dục lý luận cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 -
2020” đã khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác giáo dục thanh niên
trong giai đoạn mới. Trong đó, đề ra mục tiêu xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam có những
phẩm chất: giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí tự cường, có lối sống đẹp
tích cực tham gia vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Phát huy nhân tố con người, đặt con
người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển đất nước luôn là quan điểm nhất
quán của Đảng, định hướng lớn trong công tác giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định mục tiêu xây dựng
con người Việt Nam “Phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý
thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc” [44, tr.213]
theo phương châm đào tạo con người có các phẩm chất, lối sống: “Có đạo đức, kỷ
2
luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm
việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập
quốc tế (công dân toàn cầu)” [44, tr.232 - 233]. Kết luận số 01 - KL/TW ngày
18/5/2021 của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh" tiếp tục khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh luôn có vị trí chủ
đạo trong đời sống của nhân dân ta. Đặc biệt, quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng về “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đã khẳng định tính đúng đắn, ưu việt của
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn. Đảm
bảo tính dân chủ xã hội chủ nghĩa chính là cơ sở quan trọng để phát huy quyền làm chủ
của con người, thực hiện thành công chiến lược xây dựng con người mới với lối sống
đẹp theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Quán triệt quan điểm của Đảng và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
trong những năm đổi mới vừa qua, các cấp, các ngành, các trường đại học trong cả
nước nói chung, các trường đại học ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã không ngừng đổi
mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục lối sống cho sinh viên, tạo môi trường
lành mạnh để sinh viên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Đại hội Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX xác định phương hướng: “Xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh và đất
nướckhơi dậy niềm tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và
nhân dân” [39, tr.110]. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường Đại học Hồng Đức lần thứ
V nêu rõ phương hướng “Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội
trong giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên” [39, tr.5]. Thế hệ sinh viên ngày nay
được sống trong môi trường văn minh, nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội. Nhìn chung sinh viên có lối sống cao đẹp, có lập trường chính trị vững
vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sống có ước mơ và hoài bão, giản
dị, bao dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Trong đại dịch Covid 19 cùng với sinh viên cả nước, sinh viên đang học tập ở các
trường đại học, cao đẳng tại tỉnh Thanh Hóa cũng đã xung kích tham gia công tác
phòng chống dịch bệnh: sinh viên y khoa đã tình nguyện tham gia chiến dịch hỗ trợ
ngành y tế trong việc lấy mẫu xét nghiệm Covid 19, tiêm vắcxin phòng Covid 19 cho
3
nhân dân; sinh viên các trường: Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã tích cực tham gia các phong trào tình nguyện như: Đông ấm xứ Thanh, Tất cả vì
miền Trung thân yêu, Đó là minh chứng sinh động trong phong trào sinh viên tỉnh
Thanh Hóa tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, lối sống Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên, dưới tác động đa chiều của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
sự phát triển của khoa học, công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tác
động của tình hình thế giới và trong nước, một bộ phận thanh niên cả nước nói chung,
sinh viên đang học tập tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã có biểu hiện “lệch chuẩn” trong
lối sống, giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, sống thực
dụng, lười biếng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Tội phạm và tệ nạn
xã hội trong sinh viên có những diễn biến phức tạp. Những biểu hiện trên là do nhiều
nguyên nhân như: tác động tất yếu của toàn cầu hóa tới đời sống của các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là thanh niên, sinh viên; nhận thức và hành động của các cấp, các ngành
trong chăm lo, giáo dục lối sống cho sinh viên chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới; quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống trong một bộ
phận sinh viên còn thiếu tính chủ động, tự giác. Thực trạng đó đang đặt ra yêu cầu cần
tăng cường nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống cho
sinh viên trong tình hình mới. Trong những năm tới, tình hình tư tưởng, đạo đức, lối
sống của thế hệ trẻ nói chung, sinh viên tại các trường đại học ở tỉnh Thanh Hóa nói
riêng vẫn sẽ có những diễn biến phức tạp. Sinh viên vẫn tiếp tục là đối tượng mà các
thế lực thù địch nhằm tới với mưu đồ làm tha hóa, kích động, lôi kéo, dụ dỗ với nhiều
âm mưu, thủ đoạn nham hiểm. Trong bối cảnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn giữ
vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của sinh viên, góp phần hoàn thiện nhân cách
cho sinh viên. Vì vậy, giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn
là vấn đề có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, một trong những nội dung quan trọng
trong rèn luyện nhân cách, xây dựng lối sống đẹp cho sinh viên trở thành con người
mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Với lý do trên, nghiên cứu sinh
chọn nội dung: “Giáo dục lối sống cho sinh viên các trường đại học ở tỉnh Thanh
Hoá hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài Luận án tiến sỹ ngành Hồ Chí
Minh học.
4
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lối sống cho sinh
viên. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống cho sinh viên các
trường đại học ở tỉnh Thanh Hóa. Đề xuất giải pháp giáo dục lối sống cho sinh viên các
trường đại học ở tỉnh Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nói trên, luận án có nhiệm vụ:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới lối sống và giáo dục lối sống cho
sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Phân tích luận giải các khái niệm: lối sống, lối sống theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, lối sống sinh viên, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lối sống cho sinh viên,
giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về: vị trí, vai trò; nội dung, phương
pháp giáo dục lối sống cho sinh viên.
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục lối sống cho sinh viên
các trường đại học ở tỉnh Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.
- Phân tích các nhân tố tác động tới giáo dục lối sống cho sinh viên các trường
đại học ở tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh mới. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
giáo dục lối sống cho sinh viên các trường đại học ở tỉnh Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ
Chí Minh trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lối sống cho sinh viên.
- Việc giáo dục lối sống cho sinh viên các trường đại học, phân hiệu đại học tại
tỉnh Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục lối sống cho sinh viên: vị trí, vai trò, nội dung, phương pháp giáo dục.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu việc giáo dục lối sống cho sinh viên tại các
trường đại học, phân hiệu đại học ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay (tại 02 trường đại học và 01
5
phân hiệu: trường Đại học Hồng Đức, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Phân hiệu trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa) theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: luận án nghiên cứu việc giáo dục lối sống cho sinh viên theo
tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học ở tỉnh Thanh Hóa thời gian từ năm 2013
đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho thanh niên, sinh viên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), các quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo
dục lối sống cho thanh niên, sinh viên
- Kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như: lôgic,
lịch sử, phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp.
Các phương pháp: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp; thống kê và so
sánh được tác giả sử dụng chủ yếu trong chương 1, 2 nhằm khảo cứu các công trình
nghiên cứu có liên quan tới đề tài; làm rõ hệ thống các khái niệm chủ chốt và phân
tích sâu hơn quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung, phương pháp giáo dục lối sống
cho sinh viên.
Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học, phân tích, tổng hợp, phỏng vấn
chuyên gia được sử dụng chủ yếu ở chương 3 nhằm đánh giá thực trạng và nguyên
nhân những ưu điểm, hạn chế trong giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư tưởng Hồ
Chí Minh ở các trường đại học tại tỉnh Thanh Hóa
Ở chương 4, các phương pháp này giúp phân tích, xác định phương hướng và giải
pháp giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục lối sống cho sinh viên; giá trị và ý nghĩa của những quan điểm đó
trong tình hình hiện nay.
- Luận án cung cấp những luận cứ khoa học góp phần tham mưu cho các cấp
6
ủy Đảng, ban ngành, Tỉnh đoàn Thanh hoá, Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại
học ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng, các trường đại học trên cả nước nói chung trong
việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục lối sống cho sinh
viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Về mặt lý luận
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ hơn nữa nội dung và giá
trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lối sống cho sinh viên, góp phần nâng cao
nhận thức của các chủ thể giáo dục trong giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư tưởng
Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.
- Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp giáo dục lối sống cho sinh viên
các trường đại học ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
6.2. Về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu và giảng dạy các môn lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường
Cao đẳng, Đại học.
- Những giải pháp luận án đưa ra sẽ là một kênh thông tin góp phần giúp các
cấp, các ngành, Ban Giám hiệu các trường đại học sử dụng trong giáo dục lối sống cho
sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Qua đó, góp phần đẩy mạnh
thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện
Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong các tầng lớp nhân dân.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác giả liên
quan đến Luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong những năm qua, nghiên cứu việc giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh luôn là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học ở cả trong nước và nước ngoài. Liên quan đến đề tài “Giáo dục lối sống
cho sinh viên các trường đại học ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh” có các nhóm công trình nghiên cứu sau:
1.1.1. Nghiên cứu về lối sống
Trên thế giới, nghiên cứu về “lối sống” đã được các nhà khoa học quan tâm từ rất
sớm. C.Mác và Ph. Ăngghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” đã đưa ra quan niệm
về lối sống. Theo C.Mác và Ph. Ăngghen, lối sống là hoạt động sống của con người
chịu tác động của điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường sống, lối sống mang tính
chất cá nhân.
Nhà xã hội học người Đức Max Weber (1864 - 1920) trong tác phẩm “Tập hợp
các chuyên luận về xã hội học tôn giáo” đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm lối sống liên
quan đến đẳng cấp và địa vị xã hội. Max Weber dự định lối sống như các yếu tố đặc
trưng của các nhóm tình trạng kết nối chặt chẽ với một phép biện chứng của sự công
nhận uy tín: lối sống là biểu hiện dễ thấy nhất của sự phân hóa xã hội, thậm chí trong
các tầng lớp xã hội giống nhau. Tuy nhiên, lối sống của các tầng lớp người chỉ được
mô tả bằng những số liệu thống kê nằm trong những phân tích chung về sự phân tầng
xã hội như: hôn nhân, tôn giáo, địa vị xã hội, giá trị, việc làm... và được nghiên cứu
tách rời nhau, chủ yếu chỉ mô tả hiện tượng chưa có sự phân tích hệ thống hoá theo
phạm trù lối sống và chưa có những nghiên cứu riêng về lối sống sinh viên.
Liên quan tới phạm trù “lối sống” còn phải kể tới Alfred Adler (1870 - 1937)
tiếp cận lối sống ở mặt tâm lý học. Adler đã bàn nhiều đến kiểu sống (style of life - sau
này đổi thành lối sống). Ông mô tả về cách sống của một cá nhân và cách mà con
người sử dụng để giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống. Tuy nhiên, Adler mới chỉ
đưa ra quan điểm về kiểu sống, lối sống của các cá nhân trong cộng đồng mà chưa bàn
cụ thể về lối sống của một tầng lớp nào trong xã hội.
8
Về lối sống sinh viên, nhìn chung các công trình đều tập trung nghiên cứu lối
sống thanh niên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lối sống sinh viên. Tuy nhiên,
sinh viên đa phần thuộc lứa tuổi thanh niên. Vì vậy, có thể coi những công trình nghiên
cứu về lối sống thanh niên bao gồm cả những nghiên cứu về lối sống sinh viên. Trên
thế giới, từ những năm 80, các nhà xã hội học như: Philip jones, Ken Sheard, Kenvin,
Begerđã quan tâm tới phạm trù “lối sống” được đề cập trong công trình “Nhập môn
xã hội học” được nhà xuất bản Macmillan xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 1981 và
được tái bản nhiều lần cho tới năm 1987. Trong tác phẩm này, các tác giả đã bước đầu
luận giải những quan niệm về lối sống và những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới
lối sống của con người và cộng đồng người, đề cập tới các thói quen trong cuộc sống
hàng ngày của con người. Ngoài ra, các nghiên cứu còn bàn đến văn hoá thanh niên và
có cách tiếp cận tương đối khác nhau về văn hóa thanh niên. Trong đó, coi văn hóa
thanh niên như một “tiểu văn hóa”(subculture) là một cách tiếp cận được các nhà
nghiên cứu chấp nhận rộng rãi. Xu hướng tiếp cận này tiêu biểu là Dick Hebdige một
nhà xã hội học người Anh trong tác phẩm Subculture in the Meaning