Gia đình là tế bào của cơ thể xã hội sống động, là một xã hội thu nhỏ, nơi
con người sinh ra và lớn lên, con cái được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức,
thẩm mỹ. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên tác động mạnh mẽ, lâu dài, tổng
thể và toàn diện đối với sự hình thành nhân cách mỗi con người. Chính ở đây, lòng
nhân ái, tình yêu thương con người được hình thành, ấp ủ, nuôi dưỡng, trao gửi, bồi
đắp từ những người thân trong một gia đình.
Lòng nhân ái là một trong những giá trị đạo đức cốt lõi trong hệ thống giá trị
đạo đức truyền thống Việt Nam. Lòng nhân ái được tạo dựng, gìn giữ, truyền từ đời
này qua đời khác. Những giá trị đạo đức truyền thống, trong đó có lòng nhân ái trải
qua nhiều bước thăng trầm lịch sử, đã góp phần tạo nên hệ giá trị tốt đẹp của dân
tộc, vun đắp cốt cách con người Việt Nam.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những giá trị đạo đức truyền thống,
trong đó có lòng nhân ái đang đối mặt với những tác động của kinh tế thị trường,
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; suy thoái, chao đảo trước những biến
đổi nhanh và khó lường của tiến trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Lòng nhân
ái, yêu thương con người ở con cái đang có những dấu hiệu băng hoại, xói mòn,
xuống cấp nghiêm trọng. Cái tôi hay chủ nghĩa cá nhân, giá trị bản thân được đề
cao, thói ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, lối sống pha tạp, ngoại lai ngày càng phổ biến, tình
yêu thương con người đôi lúc bị đem ra cân, đo, đong, đếm và mặc cả.
Cũng chính trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
hiện nay, ngoài những mặt tích cực, thì những mặt tiêu cực đã tác động và làm biến
đổi nhiều quan hệ xã hội, len lỏi đến quan hệ gia đình, làm cho vấn đề giáo dục đạo
đức, giáo dục lòng nhân ái cho con trẻ biến động và giảm sút. Ở một số gia đình,
cha mẹ mải mê làm kinh tế, phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường và xã hội.
Nhiều gia đình chỉ cố gắng đáp ứng các nhu cầu vật chất cho con cái, mà thờ ơ với
việc quan tâm đến đời sống tinh thần, xem nhẹ giáo dục đạo đức. Đó cũng chính là
một trong những nguyên nhân khiến những giá trị đạo đức truyền thống, trong đó có
lòng nhân ái không những không được bảo tồn, phát huy mà còn có nguy cơ suy
giảm, mai một, biến tướng theo chiều hướng ngày càng xấu.
175 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục lòng nhân ái cho con cái của gia đình Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------
PHẠM THỊ KHÁNH
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO CON CÁI
CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội, 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------
PHẠM THỊ KHÁNH
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO CON CÁI
CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Đạo đức học
Mã số: 9 22 90 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ THỌ
PGS.TS TRẦN THỊ MINH THI
Hà Nội, 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Phạm Thị Khánh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thọ; PGS.TS Trần Thị Minh
Thi, hai cô đã luôn tận tâm định hướng, gợi mở và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở bộ môn Lý luận chính trị, khoa Cơ
bản 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; lãnh đạo khoa Triết học, Học
viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt chặng đường đã qua.
Tác giả luận án
Phạm Thị Khánh
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 6
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến gia đình và gia đình Việt
Nam với việc giáo dục lòng nhân ái cho con cái .............................................. 6
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng giáo dục lòng
nhân ái cho con cái của gia đình Việt Nam hiện nay .......................................... 14
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp của gia đình
Việt Nam trong việc giáo dục lòng nhân ái cho con cái hiện nay .................. 23
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã tổng quan
và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu ............................................ 25
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 28
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LÒNG
NHÂN ÁI CHO CON CÁI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY ... 29
2.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 29
2.1.1. Khái niệm gia đình, con cái ............................................................ 29
2.1.2. Khái niệm lòng nhân ái, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục lòng
nhân ái cho con cái của gia đình Việt Nam hiện nay ................................ 35
2.1.3. Vai trò của gia đình trong việc giáo dục lòng nhân ái cho con
cái .............................................................................................................. 60
2.2. Nội dung và phương pháp giáo dục lòng nhân ái cho con cái của gia
đình Việt Nam hiện nay .................................................................................. 63
2.2.1. Nội dung giáo dục lòng nhân ái cho con cái của gia đình Việt
Nam hiện nay ............................................................................................ 63
2.2.2. Phương pháp giáo dục lòng nhân ái cho con cái của gia đình
Việt Nam hiện nay .................................................................................... 73
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 79
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO CON CÁI CỦA GIA
ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................... 80
3.1. Thực trạng giáo dục lòng nhân ái cho con cái của gia đình Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................... 80
iv
3.1.1. Những thành tựu đã đạt được trong việc giáo dục lòng nhân ái
cho con cái của gia đình Việt Nam hiện nay .......................................... 80
3.1.2. Những hạn chế trong việc giáo dục lòng nhân ái cho con cái
của gia đình Việt Nam hiện nay ............................................................ 101
3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục lòng nhân ái cho con cái
của gia đình Việt Nam hiện nay .................................................................... 112
3.2.1. Ảnh hưởng của sự biến đổi giá trị đạo đức ................................. 113
3.2.2. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ...................................................................................................... 116
3.2.3. Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa ....................................... 121
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 125
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO
DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO CON CÁI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM
HIỆN NAY ................................................................................................... 126
4.1. Xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường và điều kiện để gia đình
giáo dục lòng nhân ái cho con cái ................................................................. 126
4.2. Tiếp tục hoàn thiện các nội dung, đa dạng hóa các hình thức và
phương pháp giáo dục; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong
việc giáo dục lòng nhân ái cho con cái ......................................................... 130
4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện nội dung và đa dạng hóa các phương pháp
giáo dục lòng nhân ái cho con cái ......................................................... 130
4.2.2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục
lòng nhân ái cho con cái ........................................................................ 135
4.3. Nâng cao ý thức tự giác rèn luyện, học tập, tiếp nhận các giá trị lòng
nhân ái của con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay ................................. 139
4.4. Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức chính trị - xã hội
trong giáo dục lòng nhân ái cho con cái ........................................................ 142
Tiểu kết chương 4 .......................................................................................... 152
KẾT LUẬN .................................................................................................. 154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 157
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Mười giá trị đạo đức gia đình thường xuyên giáo dục con cái theo
một số đặc điểm của cá nhân và gia đình (%) ........................................ 87
Bảng 2. Các thành viên trong gia đình tham gia vào việc giáo dục các phẩm
chất đạo đức cho con cái (%) .................................................................. 88
Bảng 3. Phương pháp giáo dục đạo đức của bố và mẹ ................................... 94
Bảng 4. Sự tham gia của cha mẹ vào giáo dục đạo đức cho con cái theo mô
hình gia đình (%) ..................................................................................... 96
Biểu 3. Khó khăn trong giáo dục đạo đức lối sống ....................................... 103
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1. Các phẩm chất về lối sống các gia đình hiện nay thường giáo dục
con cái ..................................................................................................... 82
Biểu 2. Các phẩm chất đạo đức các gia đình hiện nay thường dạy con cái .... 83
Biểu 3. Khó khăn trong giáo dục đạo đức lối sống ....................................... 103
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Chủ nhĩa xã hội CNXH
Kinh tế thị trường KTTT
Lực lượng sản xuất LLSX
Quan hệ sản xuất QHXH
Toàn cầu hóa TCH
Tồn tại xã hội TTXH
Xã hội hóa XHH
Xã hội chủ nghĩa XHCN
Ý thức xã hội YTXH
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của cơ thể xã hội sống động, là một xã hội thu nhỏ, nơi
con người sinh ra và lớn lên, con cái được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức,
thẩm mỹ. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên tác động mạnh mẽ, lâu dài, tổng
thể và toàn diện đối với sự hình thành nhân cách mỗi con người. Chính ở đây, lòng
nhân ái, tình yêu thương con người được hình thành, ấp ủ, nuôi dưỡng, trao gửi, bồi
đắp từ những người thân trong một gia đình.
Lòng nhân ái là một trong những giá trị đạo đức cốt lõi trong hệ thống giá trị
đạo đức truyền thống Việt Nam. Lòng nhân ái được tạo dựng, gìn giữ, truyền từ đời
này qua đời khác. Những giá trị đạo đức truyền thống, trong đó có lòng nhân ái trải
qua nhiều bước thăng trầm lịch sử, đã góp phần tạo nên hệ giá trị tốt đẹp của dân
tộc, vun đắp cốt cách con người Việt Nam.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những giá trị đạo đức truyền thống,
trong đó có lòng nhân ái đang đối mặt với những tác động của kinh tế thị trường,
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; suy thoái, chao đảo trước những biến
đổi nhanh và khó lường của tiến trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Lòng nhân
ái, yêu thương con người ở con cái đang có những dấu hiệu băng hoại, xói mòn,
xuống cấp nghiêm trọng. Cái tôi hay chủ nghĩa cá nhân, giá trị bản thân được đề
cao, thói ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, lối sống pha tạp, ngoại lai ngày càng phổ biến, tình
yêu thương con người đôi lúc bị đem ra cân, đo, đong, đếm và mặc cả.
Cũng chính trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
hiện nay, ngoài những mặt tích cực, thì những mặt tiêu cực đã tác động và làm biến
đổi nhiều quan hệ xã hội, len lỏi đến quan hệ gia đình, làm cho vấn đề giáo dục đạo
đức, giáo dục lòng nhân ái cho con trẻ biến động và giảm sút. Ở một số gia đình,
cha mẹ mải mê làm kinh tế, phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường và xã hội.
Nhiều gia đình chỉ cố gắng đáp ứng các nhu cầu vật chất cho con cái, mà thờ ơ với
việc quan tâm đến đời sống tinh thần, xem nhẹ giáo dục đạo đức. Đó cũng chính là
một trong những nguyên nhân khiến những giá trị đạo đức truyền thống, trong đó có
lòng nhân ái không những không được bảo tồn, phát huy mà còn có nguy cơ suy
giảm, mai một, biến tướng theo chiều hướng ngày càng xấu.
2
Nhận thức rõ tầm quan trọng của gia đình trong giáo dục con cái, Chiến lược
phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã khẳng định: “Gia
đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo
dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ
nạn xã hội, tạo nguồn lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
[157,tr.1].
Để phát triển kinh tế mà không đánh mất những giá trị đạo đức truyền thống,
không làm tổn hại đến thế hệ tương lai cả về vật chất lẫn tinh thần. Để thế hệ trẻ
Việt Nam có thể tự tin mang những bản sắc tạo nên cốt cách của dân tộc mình, hội
nhập với thế giới rộng lớn, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần chú
trọng đến vai trò giáo dục của gia đình.
Đứng trước những thách thức của thời đại, gia đình Việt Nam đang đối mặt
với những sự thay đổi. Vì vậy, mỗi gia đình cần nâng cao nhận thức về vai trò và
tầm quan trọng của mình trong việc giáo dục lòng nhân ái cho con cái, cần có
những thay đổi về nội dung, sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp để mỗi gia
đình thực sự trở thành tế bào lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân,
góp phần xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng tiến bộ, tốt đẹp.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, gia đình tồn tại và biến đổi cùng với sự
biến đổi đời sống xã hội. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, quy mô, kết cấu, chức
năng hay vai trò của gia đình có những thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội thời kỳ ấy. Những thập kỷ gần đây, xã hội Việt Nam chuyển biến trên nhiều
phương diện, cùng với sự biến đổi đó, gia đình Việt Nam đang biến đổi từ mô hình
truyền thống sang hiện đại. Vì vậy, cần nghiên cứu sự biến đổi này một cách đầy đủ
để qua đó nhận diện xu hướng vận động của gia đình là việc làm cần thiết nhằm đề
ra những chính sách xây dựng và phát triển gia đình phù hợp.
Những thập kỷ qua, ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác
nhau (Xã hội học, Tâm lý học) đã nghiên cứu và lý giải những biến động về mặt
đạo đức, về vai trò giáo dục đạo đức của gia đình. Tuy nhiên, trên lĩnh vực Triết học
dường như vẫn còn vắng bóng những công trình chuyên sâu về gia đình Việt Nam
trong việc giáo dục lòng nhân ái cho con cái. Trong lúc đó, những vấn đề lệch chuẩn
trong lối sống, quan niệm sống, vấn đề bạo lực, tệ nạn xã hội và phạm tội ở tuổi vị
thành niên đang có nguy cơ lan rộng. Hiện trạng này đang báo động, đòi hỏi các nhà
3
nghiên cứu phải tìm hiểu nguyên nhân, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp khắc
phục trên quan điểm vận dụng những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của
Triết học Mác - Lênin. Trước những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra cấp thiết như
vậy, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Giáo dục lòng nhân ái cho con cái của
gia đình Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng, và những yếu tố ảnh
hưởng đến việc giáo dục lòng nhân ái cho con cái của gia đình Việt Nam hiện nay,
từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc giáo dục lòng nhân ái cho con
cái của gia đình Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về gia đình và gia đình Việt Nam trong việc
giáo dục lòng nhân ái cho con cái hiện nay.
- Phân tích thực trạng, nguyên nhân thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng
đến việc giáo dục lòng nhân ái của gia đình Việt Nam cho con cái.
- Đề xuất xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
lòng nhân ái cho con cái của gia đình Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục lòng nhân ái cho con cái của gia
đình Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Việc giáo dục con cái trong gia đình có nhiều nội dung, nhưng trong luận
án này tác giả chỉ tập trung làm rõ việc giáo dục lòng nhân ái cho con cái hiện nay
gia của đình Việt Nam (với các nội dung cơ bản: lòng vị tha, khoan dung, lòng biết
ơn, tinh thần trách nhiệm, biết giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn).
- Về chủ thể giáo dục
+ Chủ thể giáo dục tầm vĩ mô là: Đảng, Nhà nước, trường học, các tổ chức chính
trị - xã hội.
4
+ Chủ thể giáo dục trực tiếp là: ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Tuy
nhiên, trong luận án này, tác giả tập trung xác định chủ thể giáo trực tiếp chính chính là
cha mẹ. Về độ tuổi của con cái (đối tượng được giáo dục), giới hạn từ 0 đến 18 tuổi.
- Về thời gian, tác giả xác định từ 1986 đến nay (Năm 1986 là năm bắt đầu
Việt Nam bước vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước Việt Nam về gia đình, về giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức gia đình, giáo
dục lòng nhân ái cho con cái.
- Trong quá trình viết luận án, tác giả kế thừa có chọn lọc một số thành tựu
nghiên cứu đã được công bố có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng.
Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, với hạt nhân là phương pháp luận biện chứng của triết học Mác –
Lênin vào việc nghiên cứu vấn đề giáo dục lòng nhân ái cho con cái của gia đình Việt
Nam hiện nay. Vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước liên
quan đến vấn đề gia đình, giáo dục gia đình, giáo dục đạo đức, giáo dục lòng nhân ái.
- Phương pháp lịch sử và lôgic: Theo phương pháp này, việc nghiên cứu phải
theo một logic tuần tự của quá trình lịch sử: mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, xã
hội; mối liên hệ tác động, ảnh hưởng từ quá khứ tới hiện đại. Tuân thủ phương pháp
này, nghiên cứu sinh đã đánh giá được thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng từ trong
quá khứ đến hiện tại, cơ sở hình thành cũng như biến đổi các giá trị đạo đức trong đó
có lòng nhân ái của người Việt Nam.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp, so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp sử
dụng phổ biến trong hoạt động nghiên cứu khoa học, sử dụng phương pháp này sẽ làm
rõ được nội dung, phương pháp giáp dục lòng nhân ái cho con cái của gia đình Việt
Nam hiện nay, từ đó có thể đưa ra những kết luận có giá trị. Việc thường xuyên sử
dụng phương pháp này đã giúp nghiên cứu sinh triển khai và phân tích những nội dung
quan trọng trong luận án.
5
- Phương pháp sử dụng và phân tích tài liệu thứ cấp: Đây là phương pháp, tác
giả luận án sử dụng chủ yếu trong chương 3, dựa trên các kết quả nghiên cứu, điều tra
xã hội học có giá trị và đáng tin cậy của các nhà khoa học đi trước làm cơ sở thực tiễn
chứng minh cho nội dung nghiên cứu của luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
- Dưới góc độ triết học, luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý
luận về giáo dục lòng nhân ái cho con cái của gia đình Việt Nam hiện nay.
- Luận án làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục lòng nhân ái của
gia đình Việt Nam cho con cái hiện nay, phân tích thực trạng giáo dục lòng nhân ái cho
con cái của gia đình Việt Nam hiện nay trên hai bình diện: thành tựu và hạn chế.
- Luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho gia đình Việt Nam trong việc
giáo dục lòng nhân ái cho con cái hiện nay.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với việc giáo dục đạo đức, giáo dục lòng
nhân ái cho con cái của gia đình Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc đề ra những chủ trương, chính sách trong việc giáo dục đạo đức, lòng nhân
ái cho con cái trong các gia đình Việt Nam. Đồng thời, có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn: Triết học,
Đạo đức học, Giáo dục công dân và những chuyên đề về gia đình, giáo dục đạo
đức gia đình.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các
công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, nội dung luận
án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Vấn đề gia đình và việc giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục lòng nhân ái
nói riêng cho con cái của gia đình đã đặt ra từ thời cổ đại trong triết học Ấn Độ,
triết học Trung Quốc và triết học Hy Lạp - La Mã. Tuy nhiên, gia đình là một
thực thể xã hội biến đổi theo sự vận động của phương thức sản xuất, điều kiện
sống và trình độ nhận thức, cho nên đến tận ngày nay, gia đình và chức năng
giáo dục – xã hội hóa cho con cái vẫn đang còn là một đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Điều đó
được thể hiện ở các nhóm sau:
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến gia đình và