Luận án Giáo dục ý thức chính trị cho học viên các học viện công an nhân dân ở Việt Nam hiện nay

Trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục và rèn luyện; được nhân dân thương yêu đùm bọc, giúp đỡ. Họ luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện và kiên quyết đấu tranh, đập tan mọi âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch và bọn tội phạm; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc. Các Học viện Công an nhân dân là nơi đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho lực lượng Công an nhân dân, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng lớp lớp sỹ quan Công an có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lòng dũng cảm, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo làm lực lượng nòng cốt, tiên phong trong mọi nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Đảng ủy, Ban Giám đốc và đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giảng dạy luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục kiến thức chuyên môn cũng như giáo dục ý thức chính trị cho học viên, coi đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. Việc giáo dục ý thức chính trị cho học viên các Học viện Công an nhân dân là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển con người của Đảng, Nhà nước và ngành Công an thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục ý thức chính trị cho học viên nhằm làm cho mỗi học viên có nhận thức sâu sắc và có niềm tin vững chắc đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa; nhận rõ bản chất và âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Từ đó có lập trường, bản lĩnh chính trị, kiên định vững vàng trước những âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và trước mọi cám dỗ của cuộc sống.

pdf197 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục ý thức chính trị cho học viên các học viện công an nhân dân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI TRƢỜNG GIANG GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI TRƢỜNG GIANG GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Thị Ngân HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Bùi Trƣờng Giang MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Giá trị của các công trình đã được tổng quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 21 Chƣơng 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN 25 2.1. Ý thức Chính trị và ý thức Chính trị của học viên các Học viện Công an nhân dân 25 2.2. Giáo dục ý thức chính trị cho học viên các Học viện Công an nhân dân - quan niệm và tiêu chí đánh giá 40 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 58 3.1. Thực trạng và nguyên nhân của thực trạng chất lượng giáo dục ý thức chính trị cho học viên các Học viện Công an nhân dân Việt Nam hiện nay 58 3.2. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục ý thức chính trị cho học viên các Học viện Công an nhân dân Việt Nam hiện nay 94 Chƣơng 4 DỰ BÁO NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 105 4.1. Dự báo những yếu tố tác động đến giáo dục ý thức chính trị cho học viên các Học viện Công an nhân dân Việt Nam hiện nay 105 4.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức chính trị cho học viên các Học viện Công an nhân dân ở Việt Nam hiện nay 115 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 159 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CAND : Công an nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội GDYTCT : Giáo dục ý thức chính trị XHCN : Xã hội chủ nghĩa YTCT : Ý thức chính trị DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1: Những biểu hiện của học viên 82 Biểu đồ 3.1: Vai trò của giáo dục ý thức chính trị đối với học viên 64 Biểu đồ 3.2: Các môn học được xem là lý thú và bổ ích cho việc nhận thức và chuyển biến tư tưởng của học viên 70 Biểu đồ 3.3: Đánh giá về nội dung chương trình giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho sinh viên 71 Biểu đồ 3.4: Các hình thức giáo dục trong giáo dục ý thức chính trị 74 Biểu đồ 3.5: Sự quan tâm đến vấn đề chính trị, thời sự của đất nước 80 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục và rèn luyện; được nhân dân thương yêu đùm bọc, giúp đỡ. Họ luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện và kiên quyết đấu tranh, đập tan mọi âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch và bọn tội phạm; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc. Các Học viện Công an nhân dân là nơi đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho lực lượng Công an nhân dân, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng lớp lớp sỹ quan Công an có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lòng dũng cảm, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo làm lực lượng nòng cốt, tiên phong trong mọi nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Đảng ủy, Ban Giám đốc và đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giảng dạy luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục kiến thức chuyên môn cũng như giáo dục ý thức chính trị cho học viên, coi đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. Việc giáo dục ý thức chính trị cho học viên các Học viện Công an nhân dân là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển con người của Đảng, Nhà nước và ngành Công an thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục ý thức chính trị cho học viên nhằm làm cho mỗi học viên có nhận thức sâu sắc và có niềm tin vững chắc đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa; nhận rõ bản chất và âm mưu chống phá của các thế lực thù địch... Từ đó có lập trường, bản lĩnh chính trị, kiên định vững vàng trước những âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và trước mọi cám dỗ của cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả, thành tích đạt được, quá trình giáo dục ý thức chính trị trong các Học viện Công an nhân dân vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định: chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho học viên còn bất cập; ý thức chính 2 trị của một số học viên chưa cao; chương trình, kế hoạch giáo dục chính trị bị giản lược đến mức tối thiểu; nội dung giáo dục chậm đổi mới, thiếu cập nhật những thông tin mới, nhất là những vấn đề chính trị phức tạp, nhạy cảm; phương pháp giáo dục còn mang tính hình thức, đơn điệu, cứng nhắc, chưa hấp dẫn, chưa thuyết phục, chưa tạo ra sự hứng thú đối với người học; công tác cổ động, tuyên truyền chưa sâu, rộng; thiếu sắc bén trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch; hiệu quả giáo dục ý thức chính trị chưa cao, chưa thật sự vững chắc Hiện nay cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, đặc biệt cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ diễn ra gay gắt và quyết liệt. Mặt trận chính trị, tư tưởng đang hết sức nóng bỏng. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, triệt để lợi dụng sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội, điên cuồng chống phá cách mạng nước ta. Chúng công kích, xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kích động bạo loạn chính trị; đồng thời mưu đồ “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, nhằm làm cho lực lượng vũ trang mất phương hướng chính trị dẫn đến vô hiệu hoá và làm thay đổi nhận thức các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thanh niên, sinh viên bởi đây là đối tượng dễ bị dao động nhất. Trước những biến động phức tạp của tình hình chính trị - kinh tế thế giới, sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường... một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có lực lượng công an, có cả sĩ quan cấp cao thoái hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng, lãng phí...; một bộ phận học viên ngại học tập chính trị, xa rời lý tưởng, có lối sống thực dụng, ích kỷ, mưu cầu danh lợi, một số học viên chưa thật sự tu dưỡng, rèn luyện nên đã sa vào tệ nạn như lô đề, cá độ, cờ bạc, cầm đồNhững vi phạm về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân nói trên, tuy không phải là phổ biến nhưng nó đã làm mất lòng tin của nhân dân, gây ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của lực lượng Công an nhân dân. Đây là những hành động, việc làm mà các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ công an phải kiên quyết đấu tranh, khắc phục để xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, ngày càng được nhân dân tin yêu, quý trọng, xứng đáng là lực lượng vũ trang tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. 3 Vì vậy Đại hội XII đã chỉ rõ trong thời gian tới phải: Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ [30, tr.162]. Với tầm quan trọng nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Giáo dục ý thức chính trị cho học viên các Học viện Công an nhân dân ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về GDYTCT (giáo dục ý thức chính trị) cho học viên các Học viện CAND (Công an nhân dân), luận án đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng GDYTCT cho học viên các Học viện CAND ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến đề tài “Giáo dục ý thức chính trị cho học viên các Học viện Công an nhân dân ở Việt Nam hiện nay”. - Làm rõ một số vấn đề lý luận về GDYTCT cho học viên và đưa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng GDYTCT cho học viên các Học viện CAND ở Việt Nam hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và xác định những vấn đề đặt ra trong GDYTCT cho học viên các Học viện CAND ở Việt Nam hiện nay. - Dự báo những yếu tố tác động và đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng GDYTCT cho học viên các Học viện CAND ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình GDYTCT cho học viên hệ đào tạo đại học chính quy tập trung trong các Học viện CAND ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Quá trình GDYTCT cho học viên đại học chính quy các Học viện CAND ở Việt Nam hiện nay. 4 - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu qua khảo sát, đánh giá quá trình GDYTCT cho học viên hệ đào tạo đại học chính quy tập trung trong các Học viện CAND ở Việt Nam hiện nay (Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân và Học viện Chính trị CAND, riêng Học viện Tình báo của Bộ Công an do tính chất đặc thù của ngành, nên tác giả không khảo sát). - Phạm vi thời gian: Quá trình GDYTCT cho học viên các Học viện CAND được nghiên cứu từ khi có Chỉ thị số 11/CT-BCA-X11 ngày 13/6/2007 về tăng cường công tác chính trị tư tưởng trong lực lượng Công an nhân dân đến năm 2018. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Cơ sở lí luận của luận án là hệ thống quan điểm, nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước và của ngành Công an về GDYTCT cho cán bộ, chiến sĩ Công an. - Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng của quá trình GDYTCT cho học viên các Học viện CAND qua các số liệu, tư liệu, báo cáo tổng kết của các Học viện và qua khảo sát, điều tra xã hội học. Ngoài ra, luận án cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học khác, cũng như trong hoạt động thực tiễn GDYTCT cho học viên ở các học viện, trường đại học ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phương pháp cụ thể: Thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp phân tích - tổng hợp: phương pháp này dùng để tìm hiểu, nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ thị, điều lệnh của ngành Công an; các công trình khoa học ở trong và ngoài nướcliên quan đến đề tài của luận án; + Phương pháp lôgíc và lịch sử: phương pháp lôgíc dùng để tìm ra những mối liên hệ bản chất, quy luật, tính tất yếu của các vấn đề liên quan đến luận án. 5 Luận án được trình bày theo trình tự thời gian để thấy được các quan điểm, tư tưởng về quá trình GDYTCT cho học viên qua các thời kỳ; + Phương pháp thống kê, so sánh, quan sát: luận án đã thống kê các số liệu có liên quan đến quá trình GDYTCT cho học viên CAND, từ đó đi đến so sánh, đối chiếu và quan sát thực tế để đảm bảo sự tin cậy của các số liệu trong luận án; + Phương pháp tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận: bắt đầu nghiên cứu từ thực tiễn quá trình GDYTCT cho học viên làm cơ sở, kết hợp nghiên cứu lý luận chung có liên quan đến đề tài luận án từ đó xây dựng khung lý thuyết, đánh giá thực trạng, rồi đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng GDYTCT cho học viên; + Phương pháp điều tra xã hội học: thông qua bảng hỏi ANKET cho đối tượng là giảng viên ở 03 Học viện (60 phiếu) và học viên (90 phiếu). Sau khi có kết quả điều tra xã hội học, nghiên cứu sinh tiến hành phân loại, phân tích số liệu, tổng hợp, vẽ sơ đồ, đồ thị nhằm so sánh, đối chiếu rồi đưa ra các kết luận khách quan để làm căn cứ thực tiễn cho đề tài luận án. + Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, những người làm công tác lãnh đạo, quản lý giáo dục ở trong và ngoài ngành về các nội dung liên quan đến quá trình GDYTCT cho học viên, qua đó tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần hệ thống, luận giải, làm sáng rõ các vấn đề lý luận về YTCT (ý thức chính trị) và quá trình GDYTCT cho học viên nước ta nói chung và ở các Học viện CAND nói riêng. - Luận án góp phần làm rõ thực trạng quá trình GDYTCT cho học viên, những vấn đề đặt ra và dự báo những yếu tố tác động đến quá trình GDYTCT cho học viên các Học viện CAND ở Việt Nam hiện nay. - Luận án đề xuất những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình GDYTCT cho sinh viên nói chung cũng như đối với học viên trong ngành Công an nói riêng. 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn GDYTCT cho sinh viên nói chung và cho học viên ở các Học viện CAND nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo việc giảng dạy, nghiên cứu về những vấn đề liên quan; đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDYTCT cho học viên các Học viện CAND Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương (8 tiết). 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc có liên quan đến ý thức chính trị và giáo dục ý thức chính trị Vấn đề ý thức chính trị và giáo dục ý thức chính trị đã được các nhà khoa học nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy theo mục đích, nhiệm vụ và phạm vi của vấn đề nghiên cứu, tiêu biểu có các công trình sau: Luận án tiến sĩ chính trị Giáo dục tư tưởng đạo đức người Cộng sản Trung Quốc đương đại của tác giả Xue Jianming [103]. Trong luận án tác giả đã nhận định quá trình xây dựng tư tưởng đạo đức người Cộng sản Trung Quốc đương đại là khái niệm được hình thành trong lịch sử cải cách, mở cửa của Trung Quốc; tác giả đã khẳng định lấy nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng đạo đức cổ đại Trung Quốc làm cốt lõi; lấy tư tưởng của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào làm chủ thể cho việc xây dựng tư tưởng đạo đức người cộng sản Trung Quốc. Trong đó, Giang Trạch Dân là người đại diện cho việc kế thừa, phát triển và tiếp tục xây dựng tư tưởng đạo đức người cộng sản trong thời kỳ cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Ông đưa ra phương sách quản lý, trị nước bằng đạo đức, là nhân tố để nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của việc xây dựng đạo đức, cốt cách người cán bộ cộng sản Trung Quốc, từ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống đạo đức CNXH (chủ nghĩa xã hội) đồng thời rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng đạo đức người cộng sản. Bên cạnh đó là dựa trên phương châm và nguyên tắc “sáu điều tuân thủ” về chủ nghĩa tập thể cho việc xây dựng đạo đức. Hồ Cẩm Đào là người cộng sản Trung Quốc đương đại, ông đại diện cho những thành tựu mới trong việc xây dựng đạo đức người cộng sản. Lý tưởng chung của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và tinh thần dân tộc được kết hợp với tinh thần thời đại là bản chất cơ bản trong việc xây dựng đạo đức thời kỳ này. 8 Cuốn sách của Cục Cán bộ, Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới [19]. Cuốn sách này có tính chất giáo khoa nghiệp vụ chuyên ngành công tác tư tưởng nói chung, công tác tuyên truyền nói riêng về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của công tác lý luận và kinh nghiệm, kỹ năng công tác tuyên truyền tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay...Đối với công tác lý luận, cuốn sách đã đưa ra những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ và yêu cầu đối với công tác giáo dục lý luận. Cuốn sách đã nhấn mạnh: công tác dạy học lý luận, đổi mới cách thức, biện pháp, hình thức dạy học lý luận Mác - Lênin cho sinh viên. Luận án tiến sĩ của Bun kết – Kê sơn, Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [17]. Luận án đã khái quát lý luận về đạo đức cách mạng, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Tác giả đã tập trung làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Từ đó, tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay. Một trong những giải pháp được đặt ra là tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh hiện nay. Bài báo “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho lực lượng vũ trang Quân đội nhân dân Lào để đảm bảo trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân” của tác giả Chăn sa mòn Chăn Nhà Lạt và bài “Cải tiến chất lượng công tác chính trị, tư tưởng trong lực lượng vũ trang an ninh nhân dân” của tác giả Sôm kẹo Si La Vông. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục công tác tư tưởng và lý luận chủ nghĩa Mác của tác giả Mao Lộ: Giáo dục tư tưởng chính trị cao học và nghiên cứu xã hội hóa chính trị cho sinh viên trong thời đại mới [54]. Tác giả đã đề cập đến các phương pháp cơ bản trong việc thúc đẩy giáo dục chính trị tư tưởng trong các trường đại học và các mục tiêu quan trọng trong việc tiến hành xã hội hóa chính trị cho sinh viên ở Trung Quốc hiện nay. Trên cơ sở phân tích hiện trạng về xã hội hóa chính trị cho sinh viên Trung Quốc hiện nay, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng chính trị và thúc đẩy xã hội hóa giáo dục chính trị cho sinh viên; triển khai việc giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng văn hóa học đường, các chương trình ngoại khóa và đa dạng hóa phương tiện dạy học trong các trường đại học ở Trung Quốc. 9 Cuốn sách Đổi mới công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay do tác giả Vũ Ngọc Am làm chủ biên [02]. Cuốn sách này, tác giả làm rõ khái niệm giáo dục chính trị - tư tưởng trong công tác giáo dục chính trị - tư tưởng của Đảng. Tác giả đã làm rõ khi nước ta đang bước vào giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta cần phải đổi mới toàn diện, đồng bộ công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên nhất là ở đơn vị cơ sở. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá thực trạng của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng và đề xuất những nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Cuốn sách Ý thức chính trị của công nhân trong một số doanh nghiệp ở Hà Nội hiệ
Luận văn liên quan