Bản chất của hợp đồng là sự tự do thỏa thuận của các chủ thể khi tham gia vào
quan hệ hợp đồng đó. Pháp luật Việt Nam không đưa ra một khái niệm cụ thể về tự
do thỏa thuận trong quan hệ hợp đồng (tự do hợp đồng), nhưng các quy định trong
Bộ luật Dân sự (BLDS), Luật Thương mại (LTM) và các văn bản khác có liên quan
đều thể hiện rõ sự tôn trọng tự do hợp đồng của các bên trong quan hệ hợp đồng từ
giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng đến chấm dứt hợp đồng.
Quyền tự do thỏa thuận trong quan hệ hợp đồng được quy định rải rác trong
các văn bản pháp luật khác nhau. Quyền tự do hợp đồng được thể hiện trong việc tự
do lựa chọn đối tác, tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng, tự do lựa chọn hình
thức thể hiện hợp đồng .Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải lúc nào các bên
tham gia quan hệ hợp đồng cũng chỉ thỏa thuận để thực hiện hành vi hợp pháp mà
không xâm phạm tới trật tự công cộng và lợi ích của các chủ thể khác có liên quan.
Do vậy, tự do hợp đồng không phải là tự do tuyệt đối , nó phải tuân theo những
giới hạn do pháp luật quy định. Việc đặt ra giới hạn tự do hợp đồng trong một số
trường hợp là rất cần thiết.
Trong giao dịch dân sự nói chung và trong hoạt động thương mại nói riêng
đều có những quy định liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng. Mức độ giới hạn
được thể hiện khác nhau qua các thời kỳ lập pháp. Tuy nhiên phải khẳng định rằng,
việc đặt ra quy định nhằm giới hạn tự do hợp đồng không đồng nghĩa với việc triệt
tiêu quyền tự do kinh doanh (trong đó có quyền tự do hợp đồng) của các chủ thể.
Trong một số trường hợp nhất định, việc giới hạn tự do hợp đồng là nhằm đảm bảo
quyền lợi của các bên chủ thể tham gia giao kết, xác lập hợp đồng. Ngoài ra, còn
hướng đến mục đích bảo vệ cho bên yếu thế (người tiêu dùng) trong hợp đồng mẫu,
điều kiện giao dịch chung, đảm bảo lợi ích cho bên thứ ba hoặc vì lợi ích chung của
toàn xã hội. Xét cho cùng, lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng cần được đặt
trong mối liên quan đến lợi ích chung của toàn xã hội, không thể vì lợi ích cá nhân
mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác có liên quan.
177 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ KIM THANH
GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG TRONG
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI THEO
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ KIM THANH
GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG TRONG
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI THEO
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9380107
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Văn Cương
2. PGS. TS. Trần Ngọc Dũng
HÀ NỘI – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong luận án này chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận án này.
Tác giả luận án
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai người thầy
hướng dẫn khoa học của mình là TS. Nguyễn Văn Cương và PGS.TS. Trần Ngọc
Dũng. Hai thầy không chỉ tận tình, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong nghiên cứu khoa
học mà còn động viên, khích lệ để nghiên cứu sinh có thể vượt qua mọi khó khăn,
thách thức trên con đường tìm kiếm tri thức của mình.
Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo
trong Ban Giám hiệu, Khoa Pháp luật Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau đại học của
Trường Đại học Luật Hà Nội; Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế - Luật – Trường Đại
học Thương mại; người thân và bạn bè đồng nghiệp đã luôn quan tâm, chia sẻ,
động viên và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sinh hoàn thành được bản
luận án của mình.
Tác giả luận án
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
BCC
BLDS
BOT
CHLB
CHXHCN
LDN
LTM
NCS
NXB
UCC
Association of South East Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Business Cooperation Contract
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Bộ luật Dân sự
Build – Operate -Transfer Contract
Hợp đồng xây dựng, kinh doanh và chuyển giao
Cộng hòa liên bang
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Luật Doanh nghiệp
Luật Thương mại
Nghiên cứu sinh
Nhà xuất bản
Uniform Commercial Code
Bộ luật Thương mại Hoa Kỳ
PECL
PPP
TNHH
UNCTAD
VCCA
VCC
Principle of European Contract Law
Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu
Public – Private Partnership
Hợp đồng đối tác công tư
Trách nhiệm hữu hạn
United Nations Conference on Trade and Development
Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức Thương mại và Phát
triển Liên hợp quốc
Vietnam Competion and Consumer Authority
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
Vietnam Competition Council
Hội đồng Cạnh tranh Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU. 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI........ 7
1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài... 7
2. Đánh giá những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài 32
3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 35
3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu... 35
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.. 36
Tiểu kết 39
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ GIỚI
HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI........
40
1.1. Những vấn đề lý luận về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại...
40
1.1.1. Khái quát về hợp đồng trong hoạt động thương mại.. 40
1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng trong hoạt động thương mại.. 40
1.1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại. 43
1.1.1.3. Phân loại hợp đồng trong hoạt động thương mại................ 45
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại 46
1.1.2.1. Khái niệm giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại.. 46
1.1.2.2. Đặc điểm giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt đồng thương mại... 50
1.2.3. Nguyên tắc giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại 51
1.2. Khái quát pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại
53
1.2.1. Sự cần thiết quy định giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại...
53
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại..
57
1.2.3. Cấu trúc pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại...
59
1.2.3.1. Cấu trúc hình thức pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại...
59
1.2.3.2. Cấu trúc nội dung pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại... 61
1.2.4. Sự hình thành và phát triển pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong
hoạt động thương mại.
71
Kết luận Chương 1... 78
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ...
80
2.1. Thực trạng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại liên quan đến chủ thể hợp đồng
80
2.1.1. Quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng liên quan đến điều kiện
chủ thể hợp đồng............................
80
2.1.1.1. Chủ thể của hợp đồng phải có đầy đủ năng lực chủ thể. 80
2.1.1.2. Chủ thể hợp đồng trong hoạt động thương mại phải là thương nhân hoặc ít
nhất một bên là thương nhân...
82
2.1.2. Quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng liên quan đến việc lựa
chọn đối tác của hợp đồng.
85
2.2. Thực trạng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại liên quan đến nội dung hợp đồng
89
2.2.1. Điều khoản thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật 90
2.2.2. Điều khoản thỏa thuận không trái đạo đức xã hội 93
2.2.3. Điều khoản thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng 96
2.2.4. Điều khoản thỏa thuận liên quan đến bên yếu thế (người tiêu dùng) trong
hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
104
2.2.5. Điều khoản về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh... 109
2.2.6. Điều khoản thỏa thuận sử dụng ngoại tệ thanh toán hợp đồng 114
2.3. Thực trạng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại liên quan đến hình thức hợp đồng
117
2.3.1. Trường hợp hợp đồng phải được lập thành văn bản. 119
2.3.2. Trường hợp hợp đồng phải được công chứng, chứng thực.. 119
2.3.3. Trường hợp hợp đồng phải được đăng ký 124
Kết luận Chương 2.. 130
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN TỰ DO HỢP
ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ..
131
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong
hoạt động thương mại ở Việt Nam...
131
3.2. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng
trong hoạt đồng thương mại ở Việt Nam.
136
3.2.1. Cần sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại liên quan đến chủ thể hợp đồng
136
3.2.2. Cần sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại liên quan đến nội dung hợp đồng..............
138
3.2.3. Cần sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại liên quan đến hình thức hợp đồng.
147
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giới hạn tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam..
150
3.3.1. Nhóm giải pháp được thi hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền... 150
3.3.2. Nhóm giải pháp được thi hành bởi các chủ thể giao kết và xác lập hợp
đồng.
154
Kết luận Chương 3.. 157
KẾT LUẬN. 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Bản chất của hợp đồng là sự tự do thỏa thuận của các chủ thể khi tham gia vào
quan hệ hợp đồng đó. Pháp luật Việt Nam không đưa ra một khái niệm cụ thể về tự
do thỏa thuận trong quan hệ hợp đồng (tự do hợp đồng), nhưng các quy định trong
Bộ luật Dân sự (BLDS), Luật Thương mại (LTM) và các văn bản khác có liên quan
đều thể hiện rõ sự tôn trọng tự do hợp đồng của các bên trong quan hệ hợp đồng từ
giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng đến chấm dứt hợp đồng.
Quyền tự do thỏa thuận trong quan hệ hợp đồng được quy định rải rác trong
các văn bản pháp luật khác nhau. Quyền tự do hợp đồng được thể hiện trong việc tự
do lựa chọn đối tác, tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng, tự do lựa chọn hình
thức thể hiện hợp đồng.Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải lúc nào các bên
tham gia quan hệ hợp đồng cũng chỉ thỏa thuận để thực hiện hành vi hợp pháp mà
không xâm phạm tới trật tự công cộng và lợi ích của các chủ thể khác có liên quan.
Do vậy, tự do hợp đồng không phải là tự do tuyệt đối , nó phải tuân theo những
giới hạn do pháp luật quy định. Việc đặt ra giới hạn tự do hợp đồng trong một số
trường hợp là rất cần thiết.
Trong giao dịch dân sự nói chung và trong hoạt động thương mại nói riêng
đều có những quy định liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng. Mức độ giới hạn
được thể hiện khác nhau qua các thời kỳ lập pháp. Tuy nhiên phải khẳng định rằng,
việc đặt ra quy định nhằm giới hạn tự do hợp đồng không đồng nghĩa với việc triệt
tiêu quyền tự do kinh doanh (trong đó có quyền tự do hợp đồng) của các chủ thể.
Trong một số trường hợp nhất định, việc giới hạn tự do hợp đồng là nhằm đảm bảo
quyền lợi của các bên chủ thể tham gia giao kết, xác lập hợp đồng. Ngoài ra, còn
hướng đến mục đích bảo vệ cho bên yếu thế (người tiêu dùng) trong hợp đồng mẫu,
điều kiện giao dịch chung, đảm bảo lợi ích cho bên thứ ba hoặc vì lợi ích chung của
toàn xã hội. Xét cho cùng, lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng cần được đặt
trong mối liên quan đến lợi ích chung của toàn xã hội, không thể vì lợi ích cá nhân
mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác có liên quan.
Tự do hợp đồng được nghiên cứu trong nhiều công trình pháp lý khác nhau.
Nhưng việc giới hạn tự do hợp đồng nói chung và trong hoạt động thương mại nói
riêng mới được đề cập ở một số công trình nghiên cứu và chưa có tính chất hệ
thống, còn tản mạn và ở phạm vi nhỏ hẹp. Một số công trình nghiên cứu đề cập
2
việc giới hạn quyền tự do hợp đồng liên quan đến hình thức hợp đồng. Một vài
công trình nghiên cứu vấn đề có liên quan đến bên yếu thế trong hợp đồng mẫu,
điều kiện giao dịch chung. Một số công trình nghiên cứu khác nghiên cứu quyền tự
do kinh doanh dưới những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm Điều
này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn thiện các quy định pháp luật trong hoạt
động thương mại. Hiện nay, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại
được quy định trong nhiều văn bản pháp luật như BLDS (2015); LTM (2005); Luật
Cạnh tranh (2018), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) và các văn bản
hướng dẫn thi hành. Các văn bản pháp luật này có những quy định về giới hạn tự
do hợp đồng, nhưng chưa thật sự thống nhất, vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn,
chồng chéo. Một số văn bản pháp luật có nhiều quy định không còn phù hợp trong
việc điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quan hệ hợp đồng giữa các bên chủ
thể. Vì vậy, trên cơ sở phân tích toàn diện các khía cạnh lý luận và thực tiễn quy
định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại, đưa ra một
cái nhìn tổng thể quy định pháp luật giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại, NCS muốn góp phần hữu ích vào việc hoàn thiện pháp luật liên quan
đến giới hạn tự do hợp đồng ở Việt Nam trong thời gian tới.
NCS nhận thấy việc nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về giới
hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại là cần thiết, vì vậy NCS đã lựa
chọn vấn đề “Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định
pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sỹ Luật học của mình. Trong công
trình nghiên cứu này, NCS sẽ phân tích giới hạn tự do hợp đồng trên các phương
diện lý luận và thực tiễn, tìm ra những bất cập, hạn chế trong các quy định hiện
hành, từ đó đề xuất phương hướng, những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng ở Việt
Nam trong thời gian tới.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ được các vấn đề lý luận,
đánh giá được thực trạng pháp luật, việc thực hiện pháp luật về giới hạn tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại; đề xuất được phương hướng và một số giải pháp
cụ thể, thiết thực nhằm hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt
động thương mại ở Việt Nam; đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình
3
thi hành pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt
Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài.
Để đạt được mục đích của việc nghiên cứu đề tài, NCS đề ra và thực hiện
các nhiệm vụ quan trọng như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt
động thương mại. NCS làm rõ khái niệm, đặc điểm giới hạn tự do hợp đồng và
pháp luật về giới hạn tự hợp đồng trong hoạt động thương mại; nội dung của pháp
luật quy định về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại.
- Nghiên cứu và so sánh quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng ở
một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện quy
định pháp luật ở Việt Nam về vấn đề này nếu phù hợp.
- Phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế cũng như thực tiễn thi hành
pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam trong
thời gian qua.
- Trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật của một số quốc gia và đánh giá,
phân tích những điểm hạn chế, cũng như thực tiễn thi hành quy định pháp luật về
giới hạn tự do hợp đồng, NCS đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn
đề này trong thời gian tới
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng của việc nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng của việc nghiên cứu đề tài luận án là những vấn đề lý luận, cũng
như thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về giới hạn tự
do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi của việc nghiên cứu của đề tài.
- Về mặt nội dung, luận án tập trung nghiên cứu giới hạn tự do hợp đồng
trong hoạt động thương mại liên quan đến chủ thể, nội dung và hình thức hợp đồng.
Hợp đồng trong hoạt động thương mại là loại hợp đồng đa dạng và có tính đặc thù
riêng. Hơn nữa mỗi loại hợp đồng trong hoạt động thương mại đều có những quy
định giới hạn tự do hợp đồng ở các khía cạnh khác nhau. Vì vậy NCS chỉ tập trung
nghiên cứu giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại với ba khía cạnh
nói trên bởi đây là những yếu tố cơ bản luôn được đề cập đến với bất kỳ loại hợp
đồng nào.
4
- Về mặt không gian, việc nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan
đến đề tài trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, có sự phân tích mang tính so sánh, đối
chiếu với các quy định pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới (như Hoa Kỳ,
Trung Quốc, Pháp, Đức) và một số Điều ước quốc tế có liên quan.
- Về thời gian, NCS nghiên cứu các quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại gắn liền với sự hình thành và phát triển của chế
định hợp đồng tại Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Để nghiên cứu đề tài đã chọn, ngoài phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác - Lê nin, NCS đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể
thích hợp như: so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích, thống kê.
Phương pháp so sánh được NCS sử dụng đề tìm ra những điểm tương đồng
và khác biệt giữa pháp luật của Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia khác
trên thế giới về những vấn đề liên quan đến đề tài.
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, NCS sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn theo giả thuyết nghiên cứu đã
đặt ra, sau đó tổng hợp lại những kết quả đã đạt được làm cơ sở đưa ra các nhận
định khách quan, toàn diện về thực trạng, tính phù hợp thực tiễn của pháp luật hiện
hành và đề ra phương hướng, những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về
giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
Phương pháp thống kê được NCS sử dụng nhằm thu thập, tổng hợp và trình
bày các số liệu phản ánh đặc trưng của đối tượng nghiên cứu về/liên quan đến giới
hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại nhằm phục vụ cho quá trình phân
tích, dự đoán và ra quyết định.
NCS dự kiến sử dụng trong chương 1 phương pháp so sánh khi nghiên cứu
các khía cạnh lý luận của chủ đề nghiên cứu. Trong chương 2, các phương pháp
nghiên cứu được sử dụng là thống kê, phân tích – tổng hợp, so sánh. Các phương
pháp nghiên cứu được sử dụng trong chương 3 là tổng hợp để đưa ra những giải
pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt
động thương mại ở Việt Nam.
5
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, luận án hệ thống hóa đồng thời xây dựng được một số vấn đề lý
luận liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng nói chung và hợp đồng trong hoạt động
thương mại nói riêng, cụ thể là:
- Luận án hệ thống một số vấn đề lý luận liên quan đến giới hạn tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại như khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng
trong hoạt động thương mại; sự hình thành và phát triển pháp luật giới hạn tự do
hợp đồng trong hoạt động thương mại; sự cần thiết quy định giới hạn tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại.
- Luận án xây dựng một số khái niệm, đặc điểm giới hạn tự do hợp đồng
trong hoạt động thương mại và pháp luật giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại
Kết quả nghiên cứu về mặt lý luận góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận pháp
luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại, đồng thời còn là cơ sở
lý thuyết hỗ trợ các nhà làm luật nghiên cứu từ đó hoàn thiện quy định pháp luật về
giới hạn tự do hợp đồng trong tương lai
Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá một số bất cập, hạn chế của pháp luật
hiện hành về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại, cũng như thực
tiễn thi hành pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại. Kết
quả nghiên cứu này có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các luật gia trong việc
nghiên cứu, vận dụng quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt
động thương mại hoặc có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập
pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại ở các cơ sở nghiên cứu và giảng
dạy chuyên ngành luật, đồng thời giúp các chủ thể thực thi pháp luật về vấn đề này
(thẩm phán, công chứng viên, chứng thực viên) hiểu rõ hơn các quy định pháp
luật hiện hành trong quá trình thực thi quy định pháp luật có liên quan trong thực
tiễn.
Thứ ba, luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp
luật, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giới hạn tự do
hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu ở khía cạnh
này có thể là một trong những cơ sở để các nhà làm luật sửa đổi, bổ sung pháp luật
về giới hạn tự do hợp đồng nói chung và hợp đồng trong hoạt động thương mại nói
6
riêng, đảm bảo các quy định hiện hành không chỉ phù hợp với thực tiễn mà còn
tương thích với thông lệ quốc tế về vấn đề này.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Luận án góp phần làm phong phú và đa dạng thêm những giá trị khoa học về
giới hạn tự do hợp đồng trong giao lưu dân sự nói chung, hoạt động thương mại nói
riêng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn là còn là sự gợi mở cho những
nghiên cứu mới liên quan đến hợp đồng trong đời sống xã hội.
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cho các chủ thể có thẩm quyền một
bức tranh tổng thể quy định và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về giới
hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại. Các kết quả này của luận án còn
là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho những dự định cải cách sắp tới nếu được
các chủ thể có thẩm quyền đồng thuận. Luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo
cho việc họ