Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy có sự không đồng nhất về mức độ tác động của HCTC đến HĐĐT của DN tại các QG thuộc các nhóm TTPT khác nhau ở Châu Á thông qua việc phân tích chi tiết hơn trên từng nhóm TT khác nhau, cùng với các đặc điểm riêng của từng DN (mức độ ĐBTC, CHĐT). Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy HCTC tồn tại và nghiêm trọng nhất ở các DN thuộc TTCB. Dưới tác động của HCTC, các DN sẽ phải cắt giảm đầu tư để trang trải chi phí hoạt động (CPHĐ) vì DN khó có thể tiếp cận với các NVBN. Chính vì vậy, việc nhận biết sự tồn tại của HCTC có ý nghĩa quan trọng trong việc ra và thực hiện các quyết định tài chính ở góc độ DN, đặc biệt là đối với các DN có dòng tiền nội bộ thấp và ĐBTC cao. Khi nhận thấy độ nhạy cảm quá mức của đầu tư với dòng tiền biểu hiện cho tình trạng HCTC trong tương lai, các DN cần cẩn trọng khi thực hiện QĐĐT.
Thứ hai, LA cung cấp kết quả nghiên cứu mới khi cho thấy phát triển TCTC và phát triển TTTC phát huy vai trò với mức độ khác nhau đối với HCTC ở các nhóm TT khác nhau tại Châu Á. Đối với TTCB, kết quả nghiên cứu cho thấy, so với phát triển TCTC thì phát triển TTTC sẽ giữ vai trò quan trọng hơn trong việc làm giảm bớt ảnh hưởng của HCTC đến HĐĐT của các DN. Kết quả này hàm ý rằng, đối với các QG thuộc TTCB, nếu TTTC phát triển, chính việc thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài đã giúp làm giảm tình trạng HCTC của các DN trong nước. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài còn có thể hỗ trợ quản trị DN trong nước tốt hơn, điều này có thể gián tiếp làm giảm chênh lệch giữa chi phí sử dụng NVNB và chi phí sử dụng NVBN, từ đó, một lần nữa làm giảm thiểu tình trạng HCTC cho các DN trong nước.
Thứ ba, LA cung cấp kết quả nghiên cứu mới thông qua việc tìm thấy hai nguyên nhân làm phá vỡ sự tuân thủ trật tự phân hạng khi ra QĐTT đó là do tình trạng HCTC của các DN và mức độ PTTC của QG. Cụ thể như sau:
(i) Ở nhóm TTCB, HCTC là nguyên nhân phá vỡ trật tự phân hạng khi ra QĐTT. Các DN thuộc nhóm TT này vì đối mặt với HCTC nghiêm trọng, buộc phải phát hành VCP vì họ không tiếp cận được với TT nợ. Kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của phát triển TTTC trong việc cung cấp thêm một kênh huy động vốn hiệu quả cho các DN khi phải đối mặt với HCTC.
(ii) Ở nhóm TTPT, PTTC đã làm phá vỡ nguyên tắc trật tự phân hạng khi ra QĐTT của các DN. Đối với các DN có mức độ ĐBTC còn thấp, thay vì sử dụng NVNB, các DN lại huy động nguồn nợ vay bên ngoài để tài trợ cho các CHĐT nhằm tận dụng các lợi thế từ việc vay nợ. Tuy nhiên, khi mức độ nợ vượt ngưỡng, các DN sẽ giảm mức độ ĐBTC nhằm cân bằng lợi ích và chi phí khi vay nợ và phụ thuộc nhiều hơn vào NVNB.
Cuối cùng, với những hạn chế trong phương pháp hiện tại (Pooled-OLS, FEM, REM, GLS, GMM), điểm mới tiếp theo của LA thể hiện ở phương pháp nghiên cứu được thực hiện trên mẫu lớn các QG Châu Á. LA sử dụng phương pháp PSTR được phát triển bởi González & cộng sự (2017) đã khắc phục nhược điểm của các phương pháp trên bằng cách cho hệ số hồi quy biến đổi theo một hàm liên tục được xác định dựa trên biến chuyển tiếp. Vì biến chuyển tiếp được xác định theo từng đối tượng và thời gian cụ thể, nên phương pháp này cho phép xác định các hệ số hồi quy riêng theo đối tượng và theo thời gian. Phương pháp này vừa đảm bảo kết quả hồi quy phản ánh chính xác hơn khi dữ liệu có sự thay đổi về mức độ HCTC của các quan sát trong mẫu, đồng thời thực hiện được mục tiêu nghiên cứu phân tích chi tiết cho từng nhóm TT, từng QG và thậm chí từng DN trong mẫu nghiên cứu.
193 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại châu Á. Vai trò của phát triển tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
HỒ THU HOÀI
HẠN CHẾ TÀI CHÍNH VÀ HÀNH VI ĐẦU TƯ
CỦA CÁC CÔNG TY TẠI CHÂU Á –
VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------
HỒ THU HOÀI
HẠN CHẾ TÀI CHÍNH VÀ HÀNH VI ĐẦU TƯ
CỦA CÁC CÔNG TY TẠI CHÂU Á –
VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết, dưới sự hướng dẫn tận tụy của PGS.TS. Trần Thị Hải Lý và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên, tôi đã độc lập nghiên cứu Luận án này. Dựa trên nguồn dữ liệu rõ ràng, được trích xuất từ nguồn gốc đáng tin cậy, các tài liệu được trích dẫn khách quan, đầy đủ cùng với thái độ nghiên cứu nghiêm túc, trung thực tôi kỳ vọng những kết quả mà Luận án đạt được không những có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn cao. Những bằng chứng được trưng ra từ Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của những tác giả khác.
MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ viết đầy đủ bằng Tiếng Anh
Từ viết đầy đủ bằng Tiếng Việt
ARDL
Autoregressive Distributed Lag
Mô hình “Tự hồi quy, phân phối trễ”
FEM
Fixed Effect Model
Mô hình “Hiệu ứng cố định”
GICS
Global Industry Classification Standard
Tiêu chuẩn phân ngành quốc tế
GLS
Generalized Least Squares
Mô hình “Bình phương nhỏ nhất tổng quát”
GMM
Generalized Method of Moments
Mô hình “Tổng quát hoá thời điểm”
HCTC
Financial constraints
Hạn chế tài chính
ICF
Investment – Cash flow
Đầu tư – dòng tiền
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KZ
Kaplan & Zingales index
Chỉ số Kaplan & Zingales
MSCI
Morgan Stanley Capital International
NPV
Net Present Value
Hiện giá thuần
OLS
Ordinary Least Squares
Phương pháp “Bình phương nhỏ nhất”
PSTR
Panel Smooth Transition Regression
Mô hình “Hồi quy chuyển tiếp trơn dạng bảng”
PTR
Panel Transition Regression
Mô hình “Hồi quy ngưỡng dạng bảng”
REM
Random Effect Model
Mô hình “Hiệu ứng ngẫu nhiên”
TSCĐ
Fixed Assets
Tài sản cố định
WEF
World Economic Forum
Diễn đàn Kinh tế Thế giới
WW
Whited & Wu index
Chỉ số “Whited & Wu”
TTPT
Developed Market
TT phát triển
TTMN
Emerging Market
TT mới nổi
TTCB
Frotier Merket
TT cận biên
DN
Coporate
Doanh nghiệp
LA
Thesis
Luận án
TTBCXTT
Market Information Asymmetry
TT bất cân xứng thông tin
TTV
Capital Market
TT vốn
TCTC
Insitution Finance
Tổ chức tài chính
TTTC
Financial Market
TT tài chính
ĐBTC
Leverage
Đòn bẩy tài chính
HTTC
Financial System
Hệ thống tài chính
VN
Việt Nam
HĐĐT
Investment Activities
Hoạt động đầu tư
LTTTPH
Pecking Order Theory
Lý thuyết trật tự phân hạng
HĐSXKD
Hoạt động sản xuất kinh doanh
CPSDV
Cost of Capital
Chi phí sử dụng vốn
TGTC
Financial Intermediation
Trung gian tài chính
VCP
Equity
Vốn cổ phần
QG
Nation
Quốc gia
NVNB
Internal Source
Nguồn vốn nội bộ
NVBN
External Source
Nguồn vốn bên ngoài
CPHĐ
Operating Cost
Chi phí hoạt động
CHĐT
Investment Opportunity
Cơ hội đầu tư
QĐĐT
Investment Decision
Quyết định đầu tư
NH
Bank
Ngân hàng
QĐTT
Financing Decision
Quyết định tài trợ
TTCK
Stock Market
Thị trường chứng khoán
TSCĐHH
Tangible Asset
Tài sản cố định hữu hình
CPĐD
Agency Cost
Chi phí đại diện
KNTTLV
Coverage Ratio
Khả năng thanh toán lãi vay
CTV
Capital Structure
Cấu trúc vốn
TTKT
Economic Growth
Tăng trưởng kinh tế
DT
Revenue
Doanh thu
MĐPT
Mức độ phát triển
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các thước đo hạn chế tài chính 29
Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của hạn chế tài chính đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp 55
Bảng 2.3. Các thước đo phát triển tài chính 69
Bảng 3.1: Thống kê mẫu của 18,837 doanh nghiệp theo thời gian 86
Bảng 3.2. Thông tin mẫu phân theo nhóm thị trường 87
Bảng 3.3. Thông tin chi tiết mẫu dữ liệu nghiên cứu 87
Bảng 3.4. Mô tả biến 93
Bảng 4.1. Mô tả thống kê 106
Bảng 4.2. Kiểm định tính phí tuyến của mô hình 110
Bảng 4.3. Kết quả mô hình PSTR – Biến chuyển tiếp CF/K 112
Bảng 4.4. Kết quả mô hình PSTR – Biến chuyển tiếp D/K 116
Bảng 4.5. Kết quả mô hình PSTR – Biến chuyển tiếp Q 119
Bảng 4.6. Kết quả mô hình PSTR – Biến chuyển tiếp FD 121
Bảng 4.7. Kết quả mô hình PSTR – Biến chuyển tiếp FI/FM 124
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các chứng năng của hệ thống tài chính 25
HẠN CHẾ TÀI CHÍNH VÀ HÀNH VI ĐẦU TƯ
CỦA CÁC CÔNG TY TẠI CHÂU Á –
VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH
TÓM TẮT
Từ mẫu nghiên cứu của các doanh nghiệp (DN) hoạt động tại 14 quốc gia (QG) Châu Á được phân chia theo 03 nhóm thị trường (TT), Theo phân loại của MSCI - Morgan Stanley Capital International
thị trường phát triển (TTPT) gồm Nhật Bản, Singapore, HongKong; TT mới nổi (TTMN) gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và TT cận biên (TTCB) gồm Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh và Việt Nam (VN), hoạt động liên tục từ năm 2008 đến năm 2020, Luận án (LA) được thực hiện với mong muốn trưng ra bằng chứng có sự tồn tại của tình trạng hạn chế tài chính (HCTC) và tác động không đồng nhất của HCTC đến hành vi đầu tư (HVĐT) của các DN. LA còn thực hiện kiểm định vai trò của phát triển tài chính (PTTC), thông qua HCTC và phương thức lựa chọn nguồn tài trợ tác động đến HVĐT của các DN thuộc những TT này. Nhằm khắc phục những thiếu sót của các mô hình tuyến tính trong việc phản ánh tính đặc thù theo từng DN và tính biến thiên theo thời gian của tình trạng HCTC, LA sử dụng mô hình “Hồi quy chuyển tiếp trơn dạng bảng – PSTR”. Kết quả Luận án cho thấy có tồn tại tình trạng HCTC tại các DN thuộc khu vực Châu Á và tình trạng này ở các DN thuộc nhóm TTCB có dòng tiền nội bộ thấp và mức độ đòn bẩy tài chính (ĐBTC) cao thì nghiêm trọng hơn so với các DN hoạt động tại các TTPT và TTMN, được thể hiện thông qua độ nhạy cảm đầu tư – dòng tiền (ĐNCĐTDT) cao. Đồng thời, cũng có sự khác biệt về phương thức tài trợ cho hoạt động đầu tư (HĐĐT) giữa các nhóm TT. Do mức độ phát triển hệ thống ngân hàng (NH) ở nhóm TTPT và TTMN cao, các DN hoạt động tại hai nhóm TT này đa phần sử dụng đồng thời cả nguồn vốn nội bộ (NVNB) và nguồn vốn bên ngoài (NVBN) thông qua nợ vay để tài trợ cho HĐĐT. Trong đó, các DN thuộc nhóm TTPT có xu hướng sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn so với các DN thuộc nhóm TTMN để thực hiện các HĐĐT. Tuy nhiên, do HCTC nghiêm trọng hơn nên các DN thuộc nhóm TTCB, chủ yếu phụ thuộc vào dòng tiền nội bộ. Thêm vào đó, LA còn phát hiện được PTTC thông qua phát triển tổ chức tài chính (TCTC) và phát triển TT tài chính (TTTC) phát huy vai trò với mức độ khác nhau ở các nhóm TT, giúp làm giảm thiểu HCTC, từ đó tác động tích cực đến HĐĐT của các DN. Cuối cùng, LA phát hiện những bằng chứng cho thấy không chỉ HCTC là nguyên nhân phá vỡ sự tuân thủ lý thuyết trật tự phân hạng (LTTTPH) mà PTTC cũng là yếu tố dẫn đến sự không tuân thủ này trong việc lựa chọn nguồn tài trợ của các DN hoạt động tại khu vực Châu Á.
Từ khoá: Hạn chế tài chính, hành vi đầu tư, lý thuyết trật tự phân hạng, phát triển tài chính, Châu Á.
FINANCIAL CONSTRAINTS AND INVESTMENT BEHAVIORS
OF FIRMS IN ASIA –
THE ROLE OF FINANCIAL DEVELOPMENT
ABSTRACT
The thesis is conducted with the aim of testing the existence of financial constraints and the heterogeneous impact of financial constraints on the investment behavior of firms in 14 Asian countries, grouped into 03 markets based on MSCI classification, includes: developed market (Japan, Singapore, Hong Kong); emerging markets (Korea, China, India, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thailand) and frontier markets (Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh and Vietnam) operated continuously during the period 2008-2020. In addition, the thesis also examines the moderating role of financial development, through financial constraints and financing sources selection methods, affecting the investment behavior of firms in this area. Applying the PSTR methodology to overcome the shortcomings of the linear models in reflecting the specificity of each firm and the time variability of the financial constraint condition. The study results provide evidence that financial constraints exist in firms operating in Asia, and the constraint condition in firms operating in frontier markets that have low internal cash flow and high levels of financial leverage are more severe than firms operating in developed and emerging markets, as demonstrated by high investment–cash flow sensitivity. The method of financing investment activities also differs between market groups. At the same time, due to the high level of development of the banking system in developed and emerging markets, firms operating in these two market groups mostly use internal and external capital through debt to finance investment activities concurrently. In particular, firms in developed market areas tend to use more long-term debt than emerging market firms to make investment decisions. However, for the frontier market group, due to severe financial constraints, firms mainly depend on internal cash flow to finance investment activities. Moreover, the thesis results also depict that financial development through development of financial institutions and development of financial markets plays a role to varying degrees in market groups, assisting to reduce minimize financial constraints, thereby positively impacting investment activities of firms. Finally, the thesis finds some evidence that not only financial constraint is the cause of breaking the pecking order theory, but also financial development is also the factor leading to this non-compliance in the pecking order theory in the selection of financing sources of firms operating in Asia.
Keywords: financial constraints, investment behavior, pecking order theory, financial development, Asia.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Quyết định đầu tư (QĐĐT) là một trong những quyết định quan trọng của các DN (Ross, 2008). Trong bối cảnh này, mối quan hệ giữa đầu tư và dòng tiền Dòng tiền được xem là NVNB do DN tạo ra.
đã trở thành một trong những chủ đề nghiên cứu nổi bật. Trong điều kiện thị trường vốn (TTV) cạnh tranh hoàn hảo, không có sự hiện diện của thuế, không có chi phí đại diện (CPĐD), các DN luôn dễ dàng huy động được các NVBN để tài trợ cho các dự án đầu tư. Từ đó, HĐĐT của các DN sẽ không lệ thuộc quá nhiều vào NVNB (Anayiotos, 1994; Yoshino & Taghizadeh-Hesary, 2019). Nhưng trên thực tế, TT là không hoàn hảo. Các DN sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động các NVBN, do vậy HĐĐT của các DN thường phụ thuộc rất nhiều vào NVNB do DN tạo ra. Nếu NVBN không có sẵn hay do chi phí sử dụng các nguồn tài trợ này cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng vốn (CPSDV) của NVNB thì các DN có thể đang rơi vào tình trạng HCTC (Fazzari & cộng sự, 1988). Theo đó, HĐĐT của DN sẽ phụ thuộc vào NVNB nhiều hơn, từ đó sẽ làm cho ĐNCĐTDT có sự gia tăng.
Thực tế cho thấy, bên cạnh việc sử dụng dòng tiền đáp ứng cho HĐĐT, các DN còn sử dụng dòng tiền tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD), thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng (NVTCTHĐ) hay chi trả cổ tức cho cổ đông,... Chính vì vậy, sau khi thực hiện các nhu cầu ưu tiên khác, chi tiêu dành cho HĐĐT sẽ bị giới hạn. Khi đối mặt với HCTC bên trong, theo LTTTPH, các DN sẽ hướng đến NVBN thông qua vay nợ, sau đó mới đến phát hành vốn cổ phần (VCP). Tuy nhiên, khi hướng đến các NVBN, các DN có thể gặp khó khăn trong huy động vốn đến từ nguồn cung ứng vốn trên TT và khả năng tiếp cận nguồn vốn của chính DN.
Từ các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, tình trạng bất cân xứng thông tin (TTBCXTT) trên TT là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong CPSDV giữa NVNB và NVBN (Kaplan & Zingales, 1997; Li & Huang, 2008). Tình trạng này khiến cho việc thực hiện các cơ hội đầu tư (CHĐT) của DN phụ thuộc chủ yếu vào NVNB. Do đó, khi đối mặt với tình trạng HCTC bên ngoài, một sự gia tăng bất thường trong dòng tiền, dù không phản ánh bất kỳ thông tin mới nào về khả năng sinh lợi và các CHĐT của DN, cũng sẽ dẫn đến việc gia tăng chi tiêu đầu tư (Bond & Van Reenen, 2007). Chính vì vậy, ĐNCĐTDT thường được sử dụng để đo lường HCTC của các DN. Tác động tiêu cực từ các bất hoàn hảo của TTV lên đầu tư tư nhân và của tình trạng HCTC bên ngoài đến việc thực hiện QĐĐT của các DN tại Mỹ đã trở thành chủ đề của nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực Tài chính. Trong khi đó, theo tìm hiểu của tác giả, hiện chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này được thực hiện cho các QG Châu Á, trong đó có cả VN. Bên cạnh đó, phần lớn các QG thuộc Châu Á, đặc biệt là các QG trong nhóm TTCB (trong đó có VN) phải đối diện với tình trạng bất hoàn hảo trên TTV và TT tín dụng cũng như mức độ hội nhập tài chính thấp, hoàn cảnh đó có thể cản trở các DN hoạt động tại các QG này tiếp cận và huy động các nguồn tài trợ từ TTV (Anayiotos, 1994; Yoshino & Taghizadeh-Hesary, 2019). Điều này có nghĩa là tình trạng HCTC bên ngoài có khả năng tồn tại ở các DN thuộc nhóm QG này, từ đó gây khó khăn cho việc thực hiện HĐĐT của các DN. Từ đây, động cơ thứ nhất của LA là sẽ cung cấp các bằng chứng tổng quát và cập nhật hơn trong việc đánh giá tác động của tình trạng HCTC đến HVĐT của các DN trên quy mô các nhóm TT thay vì từng QG trong giai đoạn 2008 – 2020.
Ngoài ra, khi hướng đến NVBN, các DN sẽ có thể phải đối mặt với các vấn đề đến từ nguồn cung ứng vốn, có liên quan đến mức độ PTTC của các QG. Đối với các TT kém phát triển, việc các DN có tiếp cận được NVBN hay không không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm và khả năng của DN, mà còn phụ thuộc vào khả năng cung ứng vốn của TT. Theo Levine (2005), PTTC liên quan đến sự phát triển của TCTC, TTTC và khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho các trung gian tài chính (TGTC) và TTTC hoạt động hiệu quả, từ đó tạo ra một TT có tính thanh khoản cao và nguồn cung vốn dồi dào. Thông qua việc thực hiện tốt các chức năng của hệ thống tài chính (HTTC) QG trong việc giải quyết TTBCXTT và nâng cao hiệu quả quản trị DN, PTTC sẽ san bằng khoảng cách giữa CPSDV của các NVBN và CPSDV của NVNB, góp phần làm giảm thiểu sự không hoàn hảo của TT để từ đó làm giảm bớt tình trạng HCTC cho các DN, giúp các DN có thể thực hiện QĐĐT hiệu quả (Love, 2003). Trong 2 thập kỷ qua, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, các QG Châu Á đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải cách lĩnh vực tài chính và tự do hóa TTV Theo báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới năm 2022 của IMF.
. Kết quả của cuộc cải cách đã làm gia tăng dòng vốn tư nhân nước ngoài chảy vào nền kinh tế của các QG này, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTTC và TCTC. Tuy nhiên, khi thực hiện cải cách, các QG Châu Á lại tiến hành với trình tự khác nhau. Một vài QG Châu Á, đại diện là Malaysia và Thái Lan đã bắt đầu công cuộc cải cách bằng cách tập trung vào TTV nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, gia tăng tính thanh khoản cho TT. Có bằng chứng cho thấy, thông qua việc phát triển TT giúp minh bạch thông tin tài chính, kết hợp với năng lực quản trị DN tốt và thực thi các tiêu chuẩn kế toán đã làm giảm bớt CPĐD liên quan đến việc huy động nguồn tài trợ bằng VCP mới phát hành cũng như việc gia tăng nguồn tài trợ từ nợ bên ngoài, cải thiện cơ hội tăng trưởng và đầu tư cho các DN tại 2 QG này. Trong khi một số QG khác, đại diện là Pakistan, Ấn Độ, Indonesia, VN lại bắt đầu bằng việc tháo gỡ sự kiểm soát cho hệ thống NH (Galindo & cộng sự, 2007a).
LTTTPH được nghiên cứu dựa trên giả định nguồn cung vốn là hoàn toàn co giãn. Điều này ngụ ý rằng, quyết định vay nợ của DN được xác định chỉ dựa trên nhu cầu vay nợ của DN. Mặc dù vậy, các điều kiện về phía cung vốn cũng rất quan trọng đối với các quyết định tài trợ (QĐTT) của DN (Graham & Harvey, 2001; Faulkender & Petersen, 2006; Leary, 2009; Lemmon & Roberts, 2010). Những QG có hệ thống NH phát triển sẽ giảm thiểu chi phí thu thập thông tin và rủi ro thông qua giám sát của TGTC (Greenwood & Jovanovic, 1990). Theo đó, các DN trong TT này sẽ dễ tiếp cận với nguồn vốn vay hơn, chính vì vậy việc lựa chọn nguồn tài trợ có nhiều khả năng tuân theo LTTTPH hơn. Trong khi đó, ở các QG có TTTC phát triển hơn thì việc huy động vốn thông qua phát hành VCP mới lại có khả năng tốn ít CPSDV hơn tài trợ thông qua vay nợ, nên đặt ra khả năng phá vỡ LTTTPH nhiều hơn.
Như vậy, trong TT bất hoàn hảo, QĐĐT và QĐTT có mối quan hệ với nhau. Các DN sẽ ưu tiên sử dụng NVNB để thực hiện các HĐĐT, sau đó mới huy động nợ và cuối cùng là phát hành VCP mới. Tuy nhiên, khi đối mặt với những khó khăn trong việc huy động NVBN do có sự chênh lệch về CPSDV (nguyên nhân có thể do bản thân DN hoặc do phía cung ứng của TT) – đây là biểu hiện của HCTC bên ngoài, lúc này các DN sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào NVNB và QĐĐT sẽ nhạy cảm hơn khi có sự biến động trong dòng tiền nội bộ của DN. Tuy nhiên, PTTC đóng vai trò điều tiết nguồn cung vốn trên TT, từ đó làm giảm tình trạng HCTC của các DN thuộc các QG có TCTC hoặc TTTC phát triển. Điều này giúp các DN dễ dàng tiếp cận với NVBN để tài trợ cho các HĐĐT. Chính vì vậy, trong LA này, động cơ tiếp theo của tác giả là sẽ tập trung vào nghiên cứu HVĐT của các DN phi tài chính dưới tác động của HCTC đặt trong bối cảnh mức độ PTTC khác nhau ở các QG Châu Á gồm Nhật Bản, Singapore, HongKong, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh và VN trong giai đoạn 2008 – 2020. LA thực hiện nhằm tìm ra bằng chứng để chứng minh tác động của HCTC, mà cụ thể hơn là mức độ HCTC khác nhau ở từng nhóm TT thuộc Châu Á đến HĐĐT của các DN thuộc các QG Châu Á. Ngoài ra, LA còn chứng minh vai trò của PTTC thông qua cải thiện HCTC tác động đến HĐĐT của DN.
Thêm vào đó, như đề cập ở trên, PTTC có thể là yếu tố giúp nới lỏng HCTC của DN, tạo điều kiện tiếp cận NVBN dễ dàng hơn. Theo LTTTPH, các DN sẽ ưu tiên sử dụng nợ hơn so với phát hành VCP khi tiếp cận NVBN. Tuy nhiên, với mức độ phát triển khác nhau của TCTC và TTTC tại các QG này có thể thứ tự ưu tiên trong lựa chọn nguồn tài trợ có sự thay đổi so với lý thuyết. Chính vì vậy, LA còn tiến hành kiểm định sự tuân thủ LTTTPH trong lựa chọn nguồn tài trợ của các QG trong bối cảnh PTTC khác nhau.
Khoảng trống nghiên cứu
Chủ đề về HCTC và QĐĐT của các DN đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nên đây không phải là chủ đề mới. Tuy nhiên, kết quả về mối tương quan này vẫn còn gây tranh cãi vì sự khác biệt trong thước đo HCTC, phạm vi nghiên cứu cả về không gian lẫn thời gian, cũng như phương pháp nghiên cứu. Chính vì vậy, một mặt LA mong muốn có những đóng góp mới vào chuỗi nghiên cứu về chủ đề này (Almeida & cộng sự, 2003; Fazzari & cộng sự, 1988; Guariglia, 2008; Kadapakkam & cộng sự, 1998), một mặt LA muốn lấp đầy những khoảng trống chưa được nghiên cứu.
Thứ nhất, ngoài Singapore, HTTC ở nhiều nền kinh tế Châu Á khi so sánh với các nền kinh tế ở châu Âu và Bắc Mỹ thì kém phát triển hơn. Các DN ở những QG này phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ từ NH và có thể, chịu ảnh hưởng hoặc bị kiểm soát đáng kể từ Chính phủ. TTV ở Châu Á có xu hướng giám sát và thực thi pháp lý yếu hơn, ít có khả năng bảo vệ nhà đầu tư, từ đó làm cho chi phí sử dụng các NVBN của các DN cao hơn (Chan & cộng sự, 2004). Thêm vào đó, việc Chính phủ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các NH và đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ các nguồn tài trợ (Allen & cộng sự, 2005) cũng làm cho các DN ở nhiều nền kinh tế Châu Á khó tiếp cận với các NVBN bao gồm cả nợ và VCP do phát hành mới. Tất cả những tác động này đã làm cho, các DN ở Châu Á (đặc biệt tại các TTCB hoặc TTMN) phải đối mặt với HCTC nhiều hơn và QĐĐT của DN trong các nền kinh tế này cũng nhạy cảm hơn với những thay đổi của PTTC. Bên cạnh đó, đã có nhiều bằng chứng cho thấy, có sự tồn tại của tình trạng HCTC tại nhiều DN ở các QG phát triển trên thế giới như Mỹ (Fazzari & cộng sự, 1988); Đức (Elston & Albac, 1995); Anh (Guariglia, 2008). Trong khi đó, theo tìm hiểu chủ quan của tác giả, những nghiên cứu về chủ đề này cho các QG Châu Á, mà trong đó có VN, hiện nay vẫn còn rất ít nghiên cứu, đặc biệt là tr