Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng, đây là thời điểm trẻ
chuẩn bị chuyển sang một môi trường học tập mới, chuẩn bị vào lớp 1, bậc tiểu học.
Do vậy, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần phải thực hiện thành thạo một số hành vi tự phục
vụ. Hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non là những hành
vi do trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tự thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cơ
thể trong hoạt động sinh hoạt và học tập hàng ngày. Do vậy, đa số các hành vi tự
phục vụ đơn giản đều được dạy cho trẻ trong chương trình học tại trường mầm non.
Thậm chí tại Mỹ, việc dạy trẻ thành thạo các hành vi tự phục vụ là nhiệm vụ tối
quan trọng của các trường mầm non công lập. Trẻ thường không học những hành vi
cụ thể như ăn uống, mặc quần áo, giữ vệ sinh cá nhân hay đi vệ sinh cùng lúc mà
học theo các giai đoạn khác nhau tương ứng với các mốc phát triển, sớm nhất là từ 6
tháng tuổi (Bayat, 2016). Cần lưu ý rằng hành vi tự phục vụ ở trẻ mẫu giáo không
nên được hiểu là do người lớn bỏ mặc trẻ nên trẻ phải tự chăm sóc bản thân (Casper
& Smith, 2004). Tất nhiên có một bộ phận cha mẹ vì những lý do khách quan hay
chủ quan thực sự xao nhãng việc chăm sóc trẻ, khiến một số trẻ phải thay thế người
lớn thực hiện các công việc trong gia đình, từ lau dọn nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn,
trông em, cho đến tự thu xếp việc học tập, kiếm tiền nuôi bản thân, chăm sóc người
thân ốm đau.
Hành vi tự phục vụ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu
giáo. Các vai trò đó bao gồm: phát triển quyền tự chủ, kỹ năng xã hội, hành vi xã
hội, khả năng tương tác xã hội, tinh thần trách nhiệm, xây dựng thái độ và tình yêu
lao động, tích luỹ kinh nghiệm, hình thành ý thức tự giác, và hình thành hành
nhân cách của trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã báo
cáo rằng một số trẻ 5 – 6 tuổi còn thực hiện các hành vi tự phục vụ như ăn uống,
vệ sinh cá nhân, mặc quần áo cò chưa chủ động, thuần thục, và thẩm mỹ, Điều
này dẫn tới trẻ 5 – 6 tuổi khó thích nghi được với cuộc sống tại gia đình, nhà
trường, và cộng đồng xã hội, điều này cũng tác động không nhỏ tới sự phát triển
nhân cách của trẻ.
225 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHÙNG DUY HOÀNG YẾN
HÀNH VI TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ MẪU GIÁO
5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội, năm 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHÙNG DUY HOÀNG YẾN
HÀNH VI TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ MẪU GIÁO
5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
Ngành: Tâm lý học
Mã số: 9.31.04.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MẠC VĂN TRANG
Hà Nội, năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án đảm bảo tính chính xác, trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Phùng Duy Hoàng Yến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ HÀNH VI TỰ PHỤC
VỤ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ...................... 11
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo .......... 11
1.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tự
phục vụ của trẻ mẫu giáo .................................................................................. 26
Tiểu kết chương 1:................................................................................................... 31
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ MẪU
GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON .......................................................... 32
2.1. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non và đặc điểm phát triển tâm
lý của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi ở trường mầm non liên quan tới hành vi tự
phục vụ ............................................................................................................. 32
2.2. Hành vi tự phục vụ .................................................................................... 37
2.3. Hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non ............ 45
2.4. Các giai đoạn thực hiện hành vi và tiêu chí đánh giá hành vi tự phục
vụ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non .............................................. 59
2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở trường mầm non ..................................................................................... 69
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 74
Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 75
3.1. Khách thể, địa bàn nghiên cứu .................................................................. 75
3.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................... 81
3.3. Các phương pháp nghiên cứu .................................................................... 83
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 97
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN HÀNH VI TỰ PHỤC
VỤ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 98
4.1.Thực trạng hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm
non tại thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................ 98
4.2. So sánh sự khác biệt về hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
theo các biến số .............................................................................................. 114
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
ở trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 130
4.4. Đề xuất biện pháp và thử nghiệm biện pháp cải thiện hành vi tự phục
vụ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non .......................................... 154
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 168
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 171
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 176
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 177
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 187
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu khách thể khảo sát thực trạng ........................................... 79
Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu cha mẹ trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đang học tại
trường mầm non.................................................................................................. 80
Bảng 3.3. Đặc điểm trẻ 5-6 tuổi đang học tại trường mầm non do cha mẹ trẻ tự
báo cáo ................................................................................................................ 80
Bảng 3.4.Độ tin cậy của thang đo ............................................................................. 87
Bảng 4.1. Mức độ chủ động thực hiện các hành vi tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi tại
trường mầm non.................................................................................................. 98
Bảng 4.2. Mức độ thuần thục trong thực hiện các hành vi tự phục của trẻ 5-6 tuổi ...... 104
Bảng 4.3: Thông số thống kê mức độ thẩm mỹ/đẹp trong việc thực hiện các
hành vi tự phục của trẻ 5-6 tuổi ........................................................................ 109
Bảng 4.4.: Đánh giá chung thực trạng hành vi tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi tại
trường mầm non................................................................................................ 112
Bảng 4.5: Sự khác biệt về mức độ thực hiện hành vi ăn uống của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi theo các biến số thuộc về giáo viên .................................................... 114
Bảng 4.6: Sự khác biệt về mức độ thực hiện các hành vi tự ăn uống của trẻ theo
các biến số thuộc về trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ....................................................... 116
Bảng 4.7: Sự khác biệt về mức độ tự thực hiện hành vi mặc quần áo của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi theo các biến số thuộc về giáo viên ............................................. 120
Bảng 4.8: Sự khác biệt về mức độ thực hiện các hành vi tự ăn uống của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi theo các biến số thuộc về trẻ ....................................................... 122
Bảng 4.9: Sự khác biệt về mức độ tự thực hiện hành vi vệ sinh cá nhân của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi theo các biến số thuộc về giáo viên ..................................... 125
Bảng 4.10: Sự khác biệt về mức độ tự thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân
theo các biến số thuộc về trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............................................... 127
Bảng 4.11: Thông số thống kê về thực trạng sự kỳ vọng của phụ huynh đối với
từng hành động trong mỗi nhóm hành vi ......................................................... 131
Bảng 4.12: Thông số thống kê mức độ tạo cơ hội của phụ huynh đối với từng
hành động trong mỗi nhóm hành vi mà trẻ thực hiện ....................................... 133
Bảng 4.13: Thông số thống kê về cách phản hồi của phụ huynh ............................ 135
Bảng 4.14: Thông số thống kê về thực trạng sự kỳ vọng của giáo viên đối với
từng hành động trong mỗi nhóm hành vi ......................................................... 135
Bảng 4.15: Khả năng dự báo của các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ đến mức
độ thực hiện các hành vi tự ăn uống của trẻ 5- 6 tuổi ....................................... 137
Bảng 4.16: Khả năng dự báo của các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ đến mức
độ chủ động trong thực hiện các hành vi tự ăn uống của trẻ ............................ 139
Bảng 4.17: Khả năng dự báo của các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ đến mức
độ thuần thục trong thực hiện các hành vi tự ăn uống của trẻ .......................... 140
Bảng 4.18: Khả năng dự báo của các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ 5 -6 tuổi
đến mức độ thẩm mỹ trong thực hiện các hành vi tự ăn uống của trẻ .............. 142
Bảng 4.19: Khả năng dự báo của các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ 5- 6 tuổi
đến mức độ thực hiện các hành vi tự mặc quần áo của trẻ ............................... 143
Bảng 4.20: Khả năng dự báo của các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ đến mức độ
chủ động trong thực hiện các hành vi tự mặc quần áo của trẻ ............................... 145
Bảng 4.21: Khả năng dự báo của các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ đến mức
độ thuần thục trong tự thực hiện các hành vi tự mặc quần áo của trẻ .............. 146
Bảng 4.22: Khả năng dự báo của các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ đến mức
độ thẩm mỹ trong thực hiện các hành vi tự mặc quần áo của trẻ ..................... 147
Bảng 4.23: Khả năng dự báo của các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ 5- 6 tuổi
đến mức độ thực hiện các hành vi tự vệ sinh cá nhân của trẻ .......................... 149
Bảng 4.24: Khả năng dự báo của các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ 5- 6 tuổi
đến mức độ chính xác trong thực hiện hành vi tự vệ sinh cá nhân của trẻ ....... 150
Bảng 4.25: Khả năng dự báo của các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ đến mức
độ thuần thục trong thực hiện các hành vi tự vệ sinh cá nhân của trẻ .............. 152
Bảng 4.26: Khả năng dự báo của các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ 5- 6 tuổi
đến mức độ thẩm mỹ trong việc thực hiện hành vi tự vệ sinh cá nhân của trẻ 153
Bảng 4.27: Mức độ thực hiện các hành vi tự phục vụ của trẻ (Nhóm thử nghiệm) ...... 163
Bảng 4.28: Mức độ thực hiện các hành vi tự phục vụ của trẻ (nhóm đối chứng) ... 164
Bảng 4.29: Mức độ thực hiện các hành vi tự phục vụ của trẻ (nhóm thử nghiệm) 165
Bảng 4.30: Mức độ thực hiện các hành vi tự phục vụ của trẻ (nhóm đối chứng) ... 166
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng, đây là thời điểm trẻ
chuẩn bị chuyển sang một môi trường học tập mới, chuẩn bị vào lớp 1, bậc tiểu học.
Do vậy, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần phải thực hiện thành thạo một số hành vi tự phục
vụ. Hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non là những hành
vi do trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tự thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cơ
thể trong hoạt động sinh hoạt và học tập hàng ngày. Do vậy, đa số các hành vi tự
phục vụ đơn giản đều được dạy cho trẻ trong chương trình học tại trường mầm non.
Thậm chí tại Mỹ, việc dạy trẻ thành thạo các hành vi tự phục vụ là nhiệm vụ tối
quan trọng của các trường mầm non công lập. Trẻ thường không học những hành vi
cụ thể như ăn uống, mặc quần áo, giữ vệ sinh cá nhân hay đi vệ sinh cùng lúc mà
học theo các giai đoạn khác nhau tương ứng với các mốc phát triển, sớm nhất là từ 6
tháng tuổi (Bayat, 2016). Cần lưu ý rằng hành vi tự phục vụ ở trẻ mẫu giáo không
nên được hiểu là do người lớn bỏ mặc trẻ nên trẻ phải tự chăm sóc bản thân (Casper
& Smith, 2004). Tất nhiên có một bộ phận cha mẹ vì những lý do khách quan hay
chủ quan thực sự xao nhãng việc chăm sóc trẻ, khiến một số trẻ phải thay thế người
lớn thực hiện các công việc trong gia đình, từ lau dọn nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn,
trông em, cho đến tự thu xếp việc học tập, kiếm tiền nuôi bản thân, chăm sóc người
thân ốm đau.
Hành vi tự phục vụ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu
giáo. Các vai trò đó bao gồm: phát triển quyền tự chủ, kỹ năng xã hội, hành vi xã
hội, khả năng tương tác xã hội, tinh thần trách nhiệm, xây dựng thái độ và tình yêu
lao động, tích luỹ kinh nghiệm, hình thành ý thức tự giác, và hình thành hành
nhân cách của trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã báo
cáo rằng một số trẻ 5 – 6 tuổi còn thực hiện các hành vi tự phục vụ như ăn uống,
vệ sinh cá nhân, mặc quần áo cò chưa chủ động, thuần thục, và thẩm mỹ, Điều
này dẫn tới trẻ 5 – 6 tuổi khó thích nghi được với cuộc sống tại gia đình, nhà
trường, và cộng đồng xã hội, điều này cũng tác động không nhỏ tới sự phát triển
nhân cách của trẻ.
2
Nghiên cứu này xác định, những hành vi tự phục vụ ở trẻ 5-6 tuổi, đặc biệt là
trẻ mầm non 5-6 tuổi, là những hành vi phản ánh các mốc phát triển của trẻ, đặc biệt
là các mốc phát triển về vận động, ngôn ngữ và nhận thức. Chính vì vậy, những
hành vi tự phục vụ được xem xét trong nghiên cứu này là những hành vi mang tính
phổ quát, mọi trẻ ở lứa tuổi 5-6 tuổi đều được kỳ vọng có thể làm được những hành
vi này. Nghiên cứu cũng không xem xét những hành vi tự phục vụ mang tính riêng biệt,
vùng miền, phản ánh điều kiện kinh tế xã hội của một cộng đồng cụ thể. Ví dụ, trẻ 5-6
tuổi ở nông thôn có thể giúp bố mẹ gấp quần áo, tự giặt quần áo, nhưng trẻ 5-6 tuổi ở
thành phố không phải trẻ nào cũng làm được việc này. Ở trẻ 5-6 tuổi, các biểu hiện cụ
thể của từng nhóm có thể được cụ thể hóa dựa trên hai tiêu chí: (i) mốc phát triển cần đạt
của trẻ, và (ii) đặc điểm văn hóa – xã hội quy định các hành vi thiết yếu mà trẻ 5-6 tuổi
cần thực hiện. Với tiêu chí thứ nhất, các mốc phát triển cần đạt của trẻ 5-6 tuổi mang tính
phổ quát, trẻ ở quốc gia nào, nền văn hóa nào cũng cần đạt được các mốc phát triển này.
Các mốc phát triển cần đạt của trẻ 5-6 tuổi thường dễ dàng tìm thấy trong các nghiên cứu
về đặc điểm phát triển và hành vi tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi. Với tiêu chí thứ hai, tùy
theo đặc điểm của từng quốc gia, từng nền văn hóa mà có thể có những yêu cầu riêng về
hành vi nào là cần thiết ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Ở Việt Nam, các tiêu chí phát triển của trẻ mầm non lần đầu được UNICEF
khởi xướng năm 2005 trong dự án nghiên cứu về tiêu chuẩn phát triển và giáo dục
sớm (Miyahara & Meyers, 2008) [102]. Bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi được Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2010 với 120 chỉ số tương ứng với 4 lĩnh vực
phát triển: thể chất, tình cảm và quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, và nhận
thức. Trong đó, các hành vi tự phục vụ được liệt kê trong nhóm các chuẩn thuộc
lĩnh vực phát triển thể chất [3].
Do đó, để cụ thể hóa các biểu hiện của hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong nghiên cứu này, chúng tôi kết hợp giữa các nghiên cứu về hành vi tự
phục vụ và chuẩn hành vi tự phục vụ của Bộ Giáo dục và đào tạo. Các biểu hiện cụ
thể của hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non được biểu
hiện ở 3 nhóm hành vi cụ thể: nhóm hành vi ăn uống; nhóm hành vi mặc quần áo, đội
mũ, đi giày dép, đi tất; nhóm hành vi vệ sinh cá nhân. Việc nghiên cứu về khả năng
thực hiện các hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là một nhiệm vụ cần
thiết, là cơ sở quan trọng để đề xuất những tác động phù hợp nhằm phát triển hành
3
vi tự phục cho trẻ ở độ tuổi này nhằm giúp trẻ chủ động, độc lập và tự tin trong các
hoạt động cũng như trong cuộc sống.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi là một nhiệm vụ cần thiết, để trên cơ sở đó có thể đề xuất những tác động phù
hợp nhằm phát triển hành vi tự phục cho trẻ ở độ tuổi này nhằm giúp trẻ chủ động,
độc lập và tự tin trong các hoạt động cũng như trong cuộc sống. Đó cũng chính là lý
do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi ở trường mầm non”.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi ở trường mầm non, từ đó đề xuất biện pháp góp phần nâng cao mức độ thực
hiện hành vi tự phục vụ cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hành vi tự
phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, qua đó xây dựng khung lý
thuyết nghiên cứu của đề tài luận án.
-Xây dựng cơ sở lý luận về hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở
trường mầm non.
- Đánh giá thực hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tự phục
vụ ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non.
-Đề xuất biện pháp và thử nghiệm 01 biện pháp trong thực tiễn góp phần
nâng cao mức độ thực hiện hành vi tự phục vụ cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non
tại thành phố Hồ Chí Minh được nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ biểu hiện hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
- Có nhiều khía cạnh có thể khai thác nhằm tìm hiểu thực trạng hành vi tự
phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
4
của luận án chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi trong 3 hoạt động cơ bản của trẻ ở lứa tuổi này đó là: (1) nhóm hành vi ăn
uống; (2) nhóm hành vi mặc quần áo, đội mũ, đi giày dép, đi tất; (3) nhóm hành vi vệ
sinh cá nhân
-Việc lựa chọn 3 nhóm hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nêu trên
bởi vì: Nhứng hành vi này là những hành vi mang tính phổ quát, mọi trẻ ở lứa tuổi 5-6
tuổi đều được kỳ vọng có thể làm được những hành vi này. Nghiên cứu này không xem
xét những hành vi tự phục vụ mang tính riêng biệt, vùng miền, phản ánh điều kiện kinh
tế xã hội của một cộng đồng cụ thể.
-Các hành vi tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non được
xem xét dựa trên mức độ trẻ định hướng hành vi, điều khiển thực hiện hành vi, kiểm
tra và tự điều chỉnh hành vi và cũng được xem xét thông qua các tiêu chí như tính
chủ động, tính thuần thục và tính thẩm mỹ.
- Đề tài chỉ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự phục vụ của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non gồm: Khả năng vận động của trẻ; Kỳ vọng của
cha mẹ; Thói quen sinh hoạt của gia đình; Số lượng học sinh trong lớp học mầm
non; Thời gian học tại trường mầm non; Kỳ vọng của giáo viên về hành vi tự phục
vụ ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; Thời lượng dạy hành vi tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi tại trường mầm non.
3.2.2. Phạm vi về địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng
Địa bàn nghiên cứu:
Nghiên cứu này được tiến hành tại 11 trường mầm non thành phố Hồ
Chí Minh. Trong đó gồm: Trường Mầm non Họa Mi 1, quận 5; Trường Mầm
non Thực hành, quận 10; Trường Mầm non Phường 2, quận 10; Trường Mầm
non 24, quận Bình Thạnh; Trường Mầm non 13, Bình Lợi, Phường 13, quận
Bình Thạnh; Trường mầm non Rạng Đông 11, quận 6; Trường Mầm non 9,
Hồng Bàng, phường 9, quận 6; Trường mầm non Linh Xuân, Thủ Đức;
Trường Mầm non Hoa Phượng, Phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân;
Trường Mầm non Bông Sen, quận 8; Trường Mầm non Thỏ Ngọc, quận 8.
Khách thể nghiên cứu thực trạng:
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát thực trạng trên 3 nhóm khách thể đó là: (1)
Giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non đề tài
5
nghiên cứu; (2) Cha mẹ trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có con đang học tại các trường mầm
non đề tài nghiên cứu; (3) Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đang học tại các trường mầm non
đề tài nghiên cứu. Trong đó, giáo viên và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là khách thể chính
của đề tài, do hành vi tự phục vụ của trẻ được nghiên cứu trong đề tài này là hành vi
tự phục vụ ở trường mầm non, không phải tại gia đình. Cha mẹ là khách thể phụ của
đề tài. Cha mẹ tham gia khảo sát nhằm cung cấp thông tin cá nhân về trẻ và cung
cấp thông tin về một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự phục vụ của trẻ, như kỳ
vọng của cha mẹ và thói quen sinh hoạt của gia đình. Số lượng và đặc điểm mẫu
khách thể khảo sát cụ thể cho từng nội dung và phương pháp nghiên cứu sẽ được
trình bầy chi tiết tại chương 3 của luận án.
4. Cơ sở phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
4.1.1.Tiếp cận từ góc độ của tâ