Luận án Hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ở Thành phố Hồ Chí Minh

4. Xây dựng nhà ở tập trung cho vận động viên khuyết tật Cần có nhà ở tập trung cho VĐVKT, nhà ở nên được xây dựng tại trung tâm thể dục thể thao hoặc gần các trung tâm thể dục thể thao để thuận lợi cho việc di chuyển của VĐVKT, đồng thời tiết kiệm thời gian. Đặc biệt, khi ở cùng nhau, VĐV có nhiều cơ hội cùng nhau tập luyện và động cơ tập luyện được tăng cường nên việc duy trì tập luyện để phát triển thể lực, chuyên môn sẽ được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, khi ở cùng nhau, vấn đề người hỗ trợ trong lúc tập luyện cũng được giải quyết, những VĐV ở các dạng khuyết tật khác nhau có thể hỗ trợ nhau, và các VĐV cùng nhóm có thể hỗ trợ qua lại trong quá trình tập luyện. 5. Tăng cường huấn luyện viên Việc thiếu HLV gây cản trở nhiều cho việc tập luyện như tốn nhiều thời gian, không có người hỗ trợ kịp thời, các kỹ thuật chưa được điều chỉnh đúng mức và ảnh hưởng đến thái độ tập luyện của VĐV. Ngoài ra HLV cho đội tuyển khuyết tật ở TPHCM hầu hết là HLV được đào tạo cho thể thao thành tích chứ không phải được đào tạo chuyên sâu cho thể thao thích nghi nên còn hạn chế trong công tác huấn luyện mặc dù các HLV cũng đã cố gắng tự học hỏi và đúc rút nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn huấn luyện. 6. Hỗ trợ tiện ích công cộng Hiện nay, ở Việt Nam nói chung, ở TpHCM nói riêng việc hỗ trợ tiện ích công cộng cho người khuyết tật đã có như có lối đi riêng dành cho người khuyết tật ở nơi công cộng, ưu tiên ghế ngồi trên xe buýt, tàu lửa nhưng các hỗ trợ dành cho VĐVKT chưa được quan tâm nhiều vì vậy ở các trung tâm thể dục thể thao chưa có các thiết kế riêng để hỗ trợ di chuyển, tập luyện cho VĐVKT vì vậy cần có những hỗ trợ tiện ích công cộng cho VĐVKT ở những nơi tập luyện thể thao như lối đi, sân tập, hồ bơi dành cho VĐVKT ở các trung tâm thể dục thể thao.

pdf313 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ở Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH CÁT DUNG HÀNH VI VƯỢT KHÓ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN KHUYẾT TẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH CÁT DUNG HÀNH VI VƯỢT KHÓ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN KHUYẾT TẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU PGS.TS. NGUYỄN THỊ TỨ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Huỳnh Cát Dung MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI VƯỢT KHÓ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN KHUYẾT TẬT .................................................................................. 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu về hành vi vượt khó .................................................... 9 1.1.1. Hướng nghiên cứu liên quan hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ................................................................................................. 9 1.1.2. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ................................................................. 15 1.1.3. Hướng nghiên cứu về các biện pháp thúc đẩy hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ....................................................................... 29 1.2. Lý luận về hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ........................... 38 1.2.1. Hành vi vượt khó ................................................................................... 38 1.2.2. Vận động viên khuyết tật ...................................................................... 43 1.2.3. Hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ................................... 49 1.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vượt khó trong thể thao của vận động viên khuyết tật ....................................................................... 57 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 63 Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 66 2.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và khách thể .................................................. 66 2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................ 66 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 68 2.2. Tổ chức nghiên cứu ....................................................................................... 71 2.2.1. Nghiên cứu lý luận .................................................................................. 71 2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn ............................................................................... 72 2.2.3. Đề xuất biện pháp và tác động biện pháp ............................................... 72 2.2.4. Giai đoạn hoàn thành luận án ................................................................. 73 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 73 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................ 73 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................... 74 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................... 83 2.3.4. Phương pháp quan sát ............................................................................. 86 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ..................................................... 87 2.3.6. Tác động phương pháp “Phỏng vấn tạo động lực” ................................. 89 2.3.7. Phương pháp xử lý dữ liệu bằng phần mềm thống kê toán học SPSS .... 93 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 95 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI VƯỢT KHÓ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN KHUYẾT TẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................................................................... 96 3.1. Thực trạng hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật .......................... 96 3.1.1. Hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật trong tập luyện thể thao .................................................................................................. 96 3.1.2. Hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật trong thi đấu thể thao ................................................................................................ 113 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ............................................................................................................. 125 3.2.1. Yếu tố nhân khẩu .................................................................................. 125 3.2.2. Yếu tố tâm lý ........................................................................................ 134 3.3. Phân tích nghiên cứu trường hợp ................................................................. 149 3.4. Biện pháp thúc đẩy hành vi vượt khó cho vận động viên khuyết tật ........... 156 3.4.1. Biện pháp thúc đẩy hành vi vượt khó trong tập luyện thể thao cho vận động viên khuyết tật ..................................................................... 156 3.4.2. Biện pháp thúc đẩy hành vi vượt khó trong thi đấu cho vận động viên khuyết tật ............................................................................................. 164 3.4.3. Khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ....................... 173 3.4.4. Tác động biện pháp “Phỏng vấn tạo động lực” .................................... 176 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 180 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 183 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 187 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 188 PHỤ LỤC .............................................................................................................. PL1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 AQ Adversity Quotient (chỉ số vượt khó) 2 HCB Huy chương bạc 3 HCĐ Huy chương đồng 4 HCV Huy chương vàng 5 HLV Huấn luyện viên 6 HT Hoàn toàn 7 HVVK Hành vi vượt khó 8 PL Phụ lục 9 PVTĐL Phỏng vấn tạo động lực 10 VĐV Vận động viên 11 VĐVKT Vận động viên khuyết tật 12 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 13 TX Thường xuyên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mô tả về khách thể nghiên cứu ............................................................. 69 Bảng 2.2. Mô tả khách thể theo môn thể thao ....................................................... 70 Bảng 2.3. Mô tả khách thể phỏng vấn sâu ............................................................. 70 Bảng 2.4. Độ tin cậy bảng hỏi ............................................................................... 79 Bảng 2.5. Phân tích nhân tố cấu trúc hành vi vượt khó trong tập luyện thể thao của VĐVKT .......................................................................................... 80 Bảng 2.6. Phân tích nhân tố cấu trúc hành vi vượt khó trong thi đấu thể thao của VĐVKT .......................................................................................... 81 Bảng 3.1. Những khó khăn mà VĐVKT gặp phải trong luyện tập thể thao ......... 96 Bảng 3.2. Mức độ thể hiện nhận thức vượt khó trong tập luyện của VĐVKT ... 102 Bảng 3.3. Mức độ thể hiện thái độ vượt khó trong tập luyện của VĐVKT ........ 104 Bảng 3.4. Mức độ thể hiện hành động vượt khó trong tập luyện của VĐVKT .. 107 Bảng 3.5. Mối tương quan giữa 3 yếu tố nhận thức – thái độ - hành động ......... 111 Bảng 3.6. Phân tích hồi quy HVVK trong tập luyện thể thao của VĐVKT ....... 112 Bảng 3.7. Nhận thức của VĐVKT về khó khăn trong tham gia thi đấu thể thao ................................................................................................ 114 Bảng 3.8. Mức độ thể hiện nhận thức vượt khó trong thi đấu của VĐVKT ....... 116 Bảng 3.9. Mức độ thể hiện thái độ vượt khó trong thi đấu của VĐVKT ............ 118 Bảng 3.10. Mức độ thể hiện hành động vượt khó trong thi đấu của VĐVKT ...... 121 Bảng 3.11. Mối tương quan giữa các yếu tố nhận thức – thái độ - hành động ..... 123 Bảng 3.12. Phân tích hồi quy HVVK trong thi đấu của VĐVKT ......................... 124 Bảng 3.13. Mối tương quan giữa 2 thành tố hành động vượt khó và thành tích thể thao ................................................................................................ 131 Bảng 3.14. Mức độ khó khăn của VĐVKT trong các khía cạnh cuộc sống ......... 135 Bảng 3.15. Các yếu tố chính ngăn cản VĐVKT tham gia thể thao ....................... 136 Bảng 3.16. Mức độ thể hiện những lợi ích khi tham gia thể thao của VĐVKT.... 140 Bảng 3.17. Thái độ của VĐVKT đối với thể thao ................................................. 146 Bảng 3.18. Mức độ cần thiết của các biện pháp .................................................... 174 Bảng 3.19. Mức độ khả thi của các biện pháp ....................................................... 174 Bảng 3.20. Mức độ cần thiết của các biện pháp .................................................... 175 Bảng 3.21. Mức độ khả thi của các biện pháp ....................................................... 176 Bảng 3.22. Kết quả tập luyện của nhóm tác động ................................................. 178 Bảng 3.23. Kết quả tập luyện của nhóm đối chứng ............................................... 179 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện tần suất nhận thức vượt khó trong tập luyện thể thao của VĐVKT .............................................................................. 103 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện tần suất thái độ vượt khó trong tập luyện thể thao của VĐVKT ...................................................................................... 106 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện tần suất hành động vượt khó trong tập luyện thể thao của VĐVKT .............................................................................. 109 Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa 3 yếu tố nhận thức – thái độ - hành động ....... 112 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện tần suất nhận thức vượt khó trong thi đấu thể thao của VĐVKT .............................................................................. 117 Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện tần suất thái độ vượt khó trong thi đấu thể thao của VĐVKT ...................................................................................... 120 Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thể hiện tần suất hành động vượt khó trong thi đấu thể thao của VĐVKT .............................................................................. 122 Biểu đồ 3.8. Mối tương quan giữa 3 yếu tố nhận thức – thái độ - hành động ....... 124 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm đến sức khỏe, đời sống tinh thần người khuyết tật nói chung, vận động viên khuyết tật (VĐVKT) nói riêng, Quốc hội đã ban hành Luật Người khuyết tật; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đã xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về người khuyết tật khá toàn diện, đầy đủ nhằm thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật trong thực hiện các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, điều 14, Luật thể dục thể thao ghi rõ: nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật nâng cao sức khỏe, hòa nhập cộng đồng, nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ người khuyết tật tham gia thể dục thể thao, bảo đảm cơ sở vật chất và chế độ, chính sách cho vận động viên khuyết tật tập luyện và thi đấu các giải quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, số liệu thống kê năm 2018 cho thấy: Tính đến ngày 31/5/2018, tổng số người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 56.644 người, trong đó 51.497 người đã xác định mức độ khuyết tật (gồm 8.272 người khuyết tật đặc biệt nặng, 34.788 người khuyết tật nặng và 13.584 người khuyết tật nhẹ) (Nam Đàn, 2018) nhưng chỉ có hơn 350 VĐVKT, trong đó có 106 VĐVKT được tham gia giải thể thao toàn quốc dành cho người khuyết tật (theo danh sách đội tuyển TPHCM). Bên cạnh đó, Hiệp hội Paralympic Việt Nam yêu cầu phổ biến và phát triển 15 môn thể thao cơ bản cho người khuyết tật như: Điền kinh, Bơi, Cử tạ, Cờ vua, Cầu lông, Bóng bàn, Quần vợt xe lăn, Judo khiếm thị, Bắn cung, Boccia, Bóng chuyền ngồi, Khiêu vũ thể thao, Yoga, Bóng đá 5 người và Taekwondo nhằm nâng cao sức khỏe, tạo điều kiện để người khuyết tật tự tin, có nghị lực, bản lĩnh tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, nhưng hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, các môn Judo khiếm thị, Taekwondo, Bắn cung chưa phát triển mạnh, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, số lượng tham gia vẫn còn ít, đặc biệt, các môn Yoga, Khiêu vũ, Bóng chuyền, Bóng đá vẫn chưa phát triển, chưa có người tham gia. Thực tiễn cho thấy, vận động viên khuyết tật là người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, họ phải nỗ lực hơn người bình thường rất nhiều để đạt được cùng mục tiêu trong cuộc sống nói chung, đạt được mục tiêu trong thể thao nói riêng. Để người khuyết tật có thể hòa nhập tốt với xã hội là sự chung tay của cả cộng đồng, để họ vượt 2 lên khẳng định bản thân mình, trở thành một vận động viên thì không chỉ sự quan tâm của cộng đồng mà còn sự nỗ lực không ngừng của chính họ. Nhiều nghiên cứu của các tác giả Capella (2004) , Murphy (2008), Allan và Smith (2017), McLoughlin và Fecske (2017), Blauwet và Willick (2012) đã chứng minh vô số lợi ích thiết thực mà thể thao mang lại cho vận động viên khuyết tật cả về mặt thể chất lẫn tinh thần như: tăng cường sức khỏe, tự tin hòa nhập xã hội, thoát khỏi cảm giác cô đơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn. Thực tế đã có những ngôi sao tỏa sáng như vận động viên khuyết tật Nguyễn Thị Sa Ri, Lê Văn Công, Châu Hoàng Tuyết Loan... Nghịch cảnh có thể đánh bại con người nhưng chính nghịch cảnh lại tạo cho con người cơ hội vươn lên và hiểu bản thân mình hơn, có thái độ sống tích cực hơn đồng thời thay đổi thái độ của xã hội đối với họ. Để vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống, con người cần có khả năng vượt khó. Dù vậy, không phải ai cũng nhận thức được rằng: “Điều gì xảy ra không quan trọng, mà quan trọng là cách phản ứng với nó” - I Ching (Paul, 1997, tr 79). Do đó, nghiên cứu hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật để có thể hỗ trợ họ vượt qua khó khăn, tham gia thể thao và duy trì sự tham gia của mình, đạt những thành tựu nhất định là vô cùng thiết thực và nhân văn, tuy nhiên, cho đến hiện tại, hiếm có nghiên cứu nào thật sự tìm hiểu về hành vi vượt khó của VĐVKT trong thể thao. Sở dĩ có thực tế này vì đến thế chiến thứ 1, thể thao cho người khuyết tật mới được quan tâm. Người có công đầu đưa thể thao vào đời sống người khuyết tật là bác sĩ Ludwig Guttman với mong muốn những người khuyết tật không chỉ sống mà còn có thể đóng góp cho cộng đồng. Và năm 1952 mới có sự kiện thể thao đầu tiên dành cho người khuyết tật, sự kiện này đã qui tụ được 130 vận động viên khuyết tật tham gia, đó là sự kiện Stoke Mandeville Games tại Melbourne ở Úc. Vài thập kỷ sau, năm 1989, Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC) được thành lập, trở thành cơ quan ngôn quyền chính thức của Paralympic (Blauwet & Willick, 2012). Chính vì lịch sử non trẻ của thể thao cho người khuyết tật nên rất ít công trình nghiên cứu tâm lý học về vận động viên khuyết tật, các công trình nghiên cứu về hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật càng hiếm hoi hơn, nên lý luận về hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật chưa được nhiều nhà khoa học nghiên cứu sâu. Phần lớn các 3 nghiên cứu là những tường thuật về trải nghiệm tham gia thể thao của vận động viên khuyết tật, kết quả nêu bật những khó khăn và lợi ích mà thể thao đã mang lại cho họ, chưa chỉ ra họ đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào. Điển hình là nghiên cứu của nhóm tác giả Thomas Irish, Francesca Cavallerio, Katrina McDonald (2017) “Thể thao đã cứu cuộc đời tôi nhưng tôi mệt mỏi vì trở thành người ngoài hành tinh: câu chuyện từ cuộc đời của vận động viên khiếm thính”; nghiên cứu của nhóm tác giả Hutzler, Bergman (2011) “Những người hỗ trợ và những rào cản tham gia khi theo đuổi sự nghiệp thể thao”; nghiên cứu của nhóm tác giả Ikelberg, Lechner, Ziegler & Zöllner (2003) “Hòa nhập vui vẻ: Thể thao và trò chơi như một phương tiện phục hồi chức năng, tương tác và hòa nhập cho trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật”; nghiên cứu của tác giả Martin (2011) “Sự tham gia thể thao của thanh thiếu niên khuyết tật: lợi ích sức khỏe, chấn thương và ảnh hưởng tâm lý”; nghiên cứu của nhóm tác giả McLoughlin, Fecske, Castaneda, Gwin and Graber (2017) “Sự tham gia thể thao dành cho các vận động viên ưu tú bị khuyết tật về thể chất: Động lực, rào cản và người hỗ trợ”; nghiên cứu của Shah, Sonali (2005) “Thành công trong sự nghiệp của những người khuyết tật tham vọng cao”. Do đó, khi nghiên cứu hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật, người nghiên cứu cần phải sáng tỏ các vấn đề như: Những khó khăn chủ yếu trong tham gia thể thao của vận động viên khuyết tật là gì? Biểu hiện hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi vượt khó của họ? Từ lý luận và thực tiễn cho thấy nghiên cứu hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật rất cần thiết và mang ý nghĩa nhân văn cao. Vì vậy, người nghiên cứu chọn đề tài “Hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ở Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu trong chương trình đào tạo nghiên cứu sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật ở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hành vi vượt khó cho vận động viên khuyết tật. 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu thực trạng - 162 vận động viên khuyết tật ở Tp.HCM - 5 huấn luyện viên của vận động viên khuyết tật ở Tp.HCM Khách thể tác động - 30 vận động viên khuyết tật ở Tp.HCM. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biểu hiện của hành vi vượt qua khó khăn trong tập luyện và thi đấu thể thao của vận động viên khuyết tật ở Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vượt qua khó khăn của họ. 4. Giả thuyết khoa học Hành vi vượt khó của VĐVKT thể hiện ở nhận thức, thái độ và hành động vượt khó trong tập luyện và thi đấu thể thao, ba mặt biểu hiện này có mối tương quan với nhau. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vượt khó của VĐVKT xét theo các đặc điểm nhân khẩu - xã hội, chỉ có yếu tố “loại thương tật” có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật là nhận thức về những rào cản cũng như lợi ích khi tham gia thể thao và thái độ đối với thể thao của VĐVKT. Niềm tin vào bản thân có thể thúc đẩy việc thực hiện hành vi vượt khó của VĐVKT. Có thể thúc đẩy hành vi vượt khó của VĐVKT thông qua biện pháp “Phỏng vấn tạo động lực” cho VĐVKT. 5. Nhiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hanh_vi_vuot_kho_cua_van_dong_vien_khuyet_tat_o_than.pdf
  • pdfMAU 5.5. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN_TIẾNG ANH.pdf
  • pdfMAU 5.5. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN_TIẾNG VIỆT.pdf
  • pdfQUYẾT ĐỊNH HĐ NCS HUỲNH CÁT DUNG.pdf
  • pdfTÓM TẮT - TIẾNG ANH _HUỲNH CÁT DUNG_TÂM LÝ HỌC.pdf
  • pdfTÓM TẮT - TIẾNG VIỆT _HUỲNH CÁT DUNG_TÂM LÝ HỌC.pdf
Luận văn liên quan