Luận án Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020

1. Lý do nghiên cứu: Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tư cách thành viên trong tổ chức này giúp Việt Nam nắm bắt những cơ hội mới để đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế theo chiều sâu, trong đó xuất khẩu sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ với vị thế mới trên trường quốc tế. Năm 2006 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam: kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 tỷ USD, trong đó kim ngạchthủy sản vượt mức 3,348 tỷ USD. Xuất khẩu thủy sản đã có những bướctiến quan trọng: kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng từ 205 triệu USD vào năm 1990 lên đến 3,348 tỷ USD vào năm 2006; hàng thủy sản xuất khẩu đã hiện diện ở 127 thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cácdoanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng phải đối mặt với những thách thức mới: liên kết giữa các khâu cung ứng nguyên liệu – thu mua – chế biến lỏng lẻo; chất lượng thủy sản xuất khẩu chưa ổn định, tính cộng đồng trong kinh doanh chưa cao; các nướcnhập khẩu đưa ra nhiều rào cản thương mại và kỹ thuật, như: tên gọi hàng hóa, dư lượng kháng sinh, hệ thống đảm bảo chất lượng, áp dụng các biện pháp chống bán phá giá Đặc biệt, gần đây nhất, Nhật Bản – thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam – đã nhiều lần cảnh báo về chất lượng thủy sản của Việt Nam, tiến hành kiểm tra 100% lô hàng nhập khẩu của một số doanh nghiệp và nếu tình hình hình không thay đổi, Nhật Bản có thểáp dụng biện phápcấm nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam [101]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là Việt Nam chưa triển khai hệ thống giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản một cách bền vững. Yêu cầu cấp thiếtcủa thực tế đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ giữa các yếu tố trong từng khâu và giữa các khâu trong toàn chuỗi hoạt động liên quan đến xuất khẩu thủy sản, gồm: nuôitrồng, đánh bắt, chế biến xuất khẩu và dịch vụ hậu cần xuất khẩu thủy sản. Chính vì vậy tác giả đã chọn thực hiện luận án với đề tài: “Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định cần phải có hệ thống đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tình hình mới, - Phân tích những kết quả đạt được và các yếu tố tác động đến xuấtkhẩu thủy sản Việt Nam trên cơ sở đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản từ năm 1990 đến năm 2006. - Đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Đối tượng nghiên cứu:hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt không gian:nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thủy sản của các chủ thể trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam nhưng do điều kiện nghiên cứu, việc khảo sát được thực hiện chủ yếu tại các tỉnh, thành phía nam. + Về mặt thời gian:nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2006; cácgiải pháp đề xuất sẽ được áp dụng từ nay cho đến năm 2020 – giai đoạn quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ đưa nước ta, về cơ bản, trở thành một nước công nghiệp. 4. Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài: Vì tầm quan trọng của ngành thủy sản nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có các công trình điển hình như: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Phát triển thủy sản Việt Nam – những luận cứ và thực tiễn” do GS,TS Hoàng Thị Chỉnh thực hiện năm 2003. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam” do GS,TS Võ Thanh Thu chủ trì thực hiện năm 2002. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Những giải pháp tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành thủy sản” do TS Vũ Thành Hưng (ĐH Kinh tế Quốc dân – Hà Nội) thực hiện năm 2006. - Các công trình nghiên cứu của Bộ Thủy sản như: Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (năm 2006), Quy hoạch phát triển giống thủy sản đến năm 2010 (năm 2003),Chương trình hành động của Bộ Thủy sản về việc đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóangành thủy sản giai đoạn 2010 – 2020 (năm 2004), Chương trình pháttriển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (năm 2006). Trong các công trình nghiên cứu nêu trên thì các công trình của Bộ Thủy sản chú trọng nhiều đến các khâu: nuôi trồng, đánh bắt và chế biếnthủy sản, nhưng chưa nghiên cứu sâu về xuất khẩu và sự phối hợp đồng bộ giữa cácgiải pháp. Những công trình của các nhà khoa học đã thấy được tầm quan trọng của tính hệ thống nhưng lại chưa đề cập đến mô hình thích hợp để thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ. Thêm vào đó, các công trình của các nhà khoa học đều được thực hiện ở những năm của giai đoạn trước, nên trong điều kiện hội nhập hiện nay cần phải nghiên cứu sâu thêm cho phù hợp với tình hình mới. So với các công trình nghiên cứu đã thực hiện trước đây, luận án có những điểm mới sau: - Đánh giá toàn diện thựctrạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 1990 - 2006, đặc biệt rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của hoạt động xuất khẩu thủy sản trongbối cảnh cạnh tranh mới trên phạm vi khu vực và thế giới, - Đưa ra một số quan điểm mới làm cơ sở cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, trong đó có: + Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản không những giúp phát triển kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước mà còn đóng một vai trò to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội của cáctỉnh thành ven biển và trong chiến lược an ninh quốc phòng. + Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản phải gắn với phát triển bền vững, kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, chú trọng đến vấn đề phát triển thủy sản sạch, không tổn hại đến môi trườngdo vậy, cần phải có một hệ thống đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản. + Nắm vững các quy định về vệ sinh, antoàn thực phẩm, các rào cản phi thuế quan khác của các thị trường nhập khẩu là một trong những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp chủđộng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh. + Cần khai thác tốt các nguồn lực trong dân, phát huy tính cộng đồng trong phát triển xuất khẩu thủy sản và quản lý nuôi trồng,đánh bắt thủy sản dựa vào cộng đồng. - Đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, phối hợp các yếu tố trong toàn bộ quá trình sản xuất, xuất khẩu thủy sản, xem xét sự tác động qua lại giữa các công đoạn trong quá trình xuất khẩu để đảm bảo các giải pháp đưa ra có tính khả thi cao. - Đặc biệt, các giải pháp đưa ra đáp ứng được những thay đổi nhanh chóng của môi trường thương mại quốc tế về thủy sản hiện nay, trong điều kiện các rào cản phi thuế quan ngày càng được áp dụng rộng rãi, các tranh chấp thương mại diễn ra thường xuyên hơn khi thị phần của thủy sản xuất khẩu Việt Nam tăng lên, môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt hơn. - Đề xuất thành lập Hội đồng Điều hành phát triển thủy sản vùng, đảm bảo sự chỉ đạo nhạy bén, kịp thời của Nhà nước trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường trên cơ sở khai thác triệt để sức mạnh của tính tự quản từ cộng đồng nhằm đảm bảo thủy sản sạch và antoàn “từ ao nuôi đến bàn ăn”. - Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học đối với các đối tượng chủ yếu tham gia vào chuỗi hoạt động liên quan đến việc xuất khẩu thủy sản. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện các mục tiêu đề ra, luận án đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với địnhlượng, các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, mô tả, phân tích và thống kê để xử lý số liệu, kết hợp nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường. Đặc biệt, để thực hiện Luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học với 3 cuộc khảo sát công phu: - Khảo sát các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thủy sản: Đối tượng khảo sát: 297 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thủy sản trong phạm vi cả nước, chủ yếu là các doanh nghiệp tại TPHCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bảng câu hỏi gồm 24 câu (xem phụ lục 1A). Tác giả nhận được 236 phiếu trả lời. Phương pháp khảo sát: phỏng vấn trực tiếp và gửi bảng câu hỏi qua đường bưu điện. Thời gian thực hiện cuộc khảo sát: từ tháng 09/2004 đến 4/2005. Xử lý kết quả khảo sát: bằng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS (Statistic Package for Social Science). - Khảo sát các hộ nuôi trồng thủy sản: Đối tượng khảo sát: hộ nuôi trồng thủy sản thuộc 4 huyện của 3 tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre và Vĩnh Long. Địa bàn khảo sát là nơi tập trung nhiều hộ nuôi và tác giả có các quan hệ nhất định. Tác giả đã lập bảng câu hỏi gồm 22 câu (xem phụ lục 2A), thu về 258 bảng. Phương pháp khảo sát: phỏng vấn trực tiếp.Thời gian thực hiện cuộc khảo sát: là từ tháng 06/2004 đến 9/2004. Xử lý kết quả khảo sát: bằng phần mềm SPSS. - Khảo sát kiểm chứng: Đối tượng khảo sát: 297 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thủy sản và 258 hộ nuôi trồng thủy sản đã từng tham gia trong các đợt khảo sát trước đó; thu về 192 phiếu trả lờitừ các doanh nghiệp và 205 phiếu từ các hộ nuôi trồng thủy sản. Phương pháp khảo sát: phỏng vấn trực tiếp và gửi bảng câu hỏi qua đường bưu điện. Thời gian thựchiện cuộc khảo sát: từ tháng 04/2006 đến 6/2006. Xử lý kết quả khảo sát: bằng phần mềm SPSS.

pdf278 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2692 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan