Luận án Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay

Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay đã có 57 DNBH, trong đó số lượng các DNBH phi nhân thọ là 30. Qui mô thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng mở rộng, tăng trưởng không chỉ về số lượng doanh nghiệp mà cả về tốc độ phát triển, số lượng sản phẩm, năng lực tài chính cũng như mức độ đầu tư vào nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh sự phát triển và những đóng góp không thể phủ nhận thì đối với các DNBH phi nhân thọ, trong hoạt động kinh doanh, vẫn tồn tại những vấn đề nổi cộm như khai thác bỏ qua hoặc không chú trọng đánh giá rủi ro, tuyển dụng đại lý không đảm bảo qui định của cơ quan quản lý nhà nước, định phí không tương ứng với mức độ rủi ro của khách hàng, trích lập dự phòng không đầy đủ, đã ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu hoạt động của các DNBH là phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả.

pdf224 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THU HÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng ` Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS., TS. ĐOÀN XUÂN TIÊN 2. PGS., TS. HOÀNG MẠNH CỪ HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin xam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ THU HÀ MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC .................................................................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ...................................... DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN ....................................................... MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ ........................ 10 1.1. Sự cần thiết và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ .............................................................................................. 10 1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ trong nền kinh tế thị trƣờng............................................................................................................................... 10 1.1.2. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................................ 16 1.1.3. Sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ........................................................................................................................... 19 1.1.4. Vai trò của hệ thống kiểm soát nột bộ ............................................................... 21 1.2. Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ....................................................................................................... 23 1.2.1. Môi trƣờng kiểm soát (Control Environment) .................................................. 24 1.2.2. Đánh giá rủi ro (Risk Assesment) ...................................................................... 27 1.2.3. Hoạt động kiểm soát (Control Activities).......................................................... 31 1.2.4. Hệ thống thông tin và truyền thông (Information & Communication) .......... 34 1.2.5. Hoạt động giám sát (Monitoring Activities) ..................................................... 35 1.3. Kiểm soát nội bộ các hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ........................................................................................................ 38 1.3.1. Giới thiệu về các hoạt động cần kiểm soát ....................................................... 38 1.3.2. Thủ tục kiểm soát các hoạt động ........................................................................ 43 1.4. Kinh nghiệm về xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ trên thế giới .................................................... 48 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................................ 49 1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản ................................................................................. 52 1.4.3. Kinh nghiệm của thị trƣờng bảo hiểm Châu Âu ............................................... 55 1.4.4. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam ...................................... 57 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 59 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 60 2.1. Tổng quan thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam ............................ 60 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam .............................. 60 2.1.2. Đặc điểm của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ............................. 62 2.2. Khảo sát các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam ............................................................. 69 2.2.1. Nội dung khảo sát ................................................................................................ 69 2.2.2. Kết quả khảo sát .................................................................................................. 70 2.3. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam ................................................................................................. 109 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong quá trình xây dựng và triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay ....... 109 2.3.2. Những tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay .............................................................................. 115 2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay............................................... 123 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. 127 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM ....................................................................................................................... 128 3.1. Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam ........................................................... 128 3.1.1. Những cơ hội ...................................................................................................... 128 3.1.2. Những thách thức ............................................................................................... 131 3.2. Quan điểm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ...................................................................................................... 134 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải hƣớng tới quản lý rủi ro ....................................................................... 135 3.2.2. Sự vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải chịu sự chi phối bởi hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nƣớc .......................................................................................................... 136 3.2.3. Tổ chức và vận hành bộ phận kiểm toán nội bộ theo thông lệ quốc tế, phù hợp với qui mô, tổ chức của từng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ................ 136 3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam ........................................................................ 137 3.3.1. Đối với môi trƣờng kiểm soát ........................................................................... 137 3.3.2. Đối với đánh giá rủi ro ...................................................................................... 144 3.3.3. Đối với hoạt động kiểm soát ............................................................................. 155 3.3.4. Đối với thông tin và truyền thông .................................................................... 161 3.3.5. Đối với hoạt động giám sát ............................................................................... 162 3.3.6. Một số kiến nghị ................................................................................................ 163 Kết luận chương 3 .................................................................................................. 171 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 172 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC .................................................... CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.................................................................................. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... PHỤ LỤC ..................................................................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BHPNT Bảo hiểm phi nhân thọ BT Bồi thƣờng BTC Bộ Tài chính DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm DPNV Dự phòng nghiệp vụ GĐ Giám định GĐBT Giám định bồi thƣờng HĐKDBH Hoạt động kinh doanh bảo hiểm HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên HH Hàng hải HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KTNB &QLRR Kiểm tra nội bộ và quản lý rủi ro NTB Ngƣời thứ ba QLDN Quản lý doanh nghiệp TBH Tái bảo hiểm DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 1.3: Lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm của PICC từ 2009 – 2013 .......... 51 Bảng 2.1: Tình hình phát triển thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ từ 2009 - 2014 ................................................................................................................. 61 Bảng 2.2: Phí nhƣợng tái bảo hiểm ra nƣớc ngoài ........................................... 68 Bảng 2.3: Doanh thu phí bảo hiểm và bồi thƣờng bảo hiểm của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam từ 2009- 2014 ................................................. 112 Bảng 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm gốc và tỷ lệ bồi thƣờng của BHBV từ 2009- 2014 ..................................................................................................... 113 Bảng 2.5: Doanh thu phí bảo hiểm gốc và tỷ lệ bồi thƣờng của MIC từ 2009- 2014 ............................................................................................................... 114 Bảng 2.6: Tỷ lệ bồi thƣờng một số nghiệp vụ bảo hiểm trên thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam từ 2011- 2014 ............................................................ 120 Bảng 2.7: Tỷ lệ bồi thƣờng một số nghiệp vụ bảo hiểm tại BHBV từ 2011- 2014 ............................................................................................................... 121 Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả kinh doanh của MIC và BIC từ 2011- 2014 ......................................................................................... 122 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TRONG TRONG LUẬN ÁN Sơ đồ 2.1: Qui trình khai thác của BHBV(Áp dụng tại các công ty thành viên) 90 Sơ đồ 2.2: Khai thác trên phân cấp tại BHBV................................................ 91 Sơ đồ 2.3: Qui trình giám định và các cá nhân, bộ phận liên quan đến công tác giám định tại BHBV .................................................................................. 97 Sơ đồ 2.4: Qui trình bồi thƣờng và các cá nhân, bộ phận liên quan đến............ công tác bồi thƣờng tại BHBV ........................................................................ 98 Sơ đồ 2.5: Phối hợp giám sát giữa Tập đoàn và BHBV ............................... 108 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam hiện nay đã có 57 DNBH, trong đó số lƣợng các DNBH phi nhân thọ là 30. Qui mô thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng mở rộng, tăng trƣởng không chỉ về số lƣợng doanh nghiệp mà cả về tốc độ phát triển, số lƣợng sản phẩm, năng lực tài chính cũng nhƣ mức độ đầu tƣ vào nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh sự phát triển và những đóng góp không thể phủ nhận thì đối với các DNBH phi nhân thọ, trong hoạt động kinh doanh, vẫn tồn tại những vấn đề nổi cộm nhƣ khai thác bỏ qua hoặc không chú trọng đánh giá rủi ro, tuyển dụng đại lý không đảm bảo qui định của cơ quan quản lý nhà nƣớc, định phí không tƣơng ứng với mức độ rủi ro của khách hàng, trích lập dự phòng không đầy đủ, đã ảnh hƣởng không nhỏ tới mục tiêu hoạt động của các DNBH là phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả. Để giảm thiểu những rủi ro đó, xây dựng HTKSNB là rất cần thiết đối với các DNBH phi nhân thọ. Cho đến thời điểm này, kiểm soát nội bộ không phải là vấn đề mới đối với các DNBH. Theo NĐ 45/2007/NĐ-CP, để đƣợc cấp giấy phép thành lập và hoạt động trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, một trong các điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng là phải xây dựng qui trình kiểm soát nội bộ trong phƣơng án hoạt động 5 năm đầu. Trên cơ sở qui định đó, BTC cũng đã ban hành các hƣớng dẫn cụ thể hơn về kiểm soát nội bộ. Nhiều DNBH phi nhân thọ đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của HTKSNB đối với sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên những tồn tại trong hoạt động của các DNBH phi nhân thọ đã cho thấy HTKSNB hoạt động chƣa hiệu quả. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, hoạt động không hiệu quả của HTKSNB rất nguy hiểm đối với các DNBH phi nhân thọ. Chính vì vậy việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về HTKSNB trong các DNBH phi nhân thọ nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTKSNB là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay” 2 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng luận cứ lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn cho việc hoạch định các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB trong các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về HTKSNB trong các DNBH phi nhân thọ, bao gồm: - Lý luận cơ bản về HTKSNB áp dụng cho các DNBH phi nhân thọ. - Nghiên cứu, khảo sát thực trạng HTKSNB tại 15/30 DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam, bao gồm: 11 DNBH trong nƣớc, 04 DNBH có vốn nƣớc ngoài. - Các giải pháp hoàn thiện HTKSNB để hệ thống này thực sự là công cụ quản lý hữu hiệu đối với các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng HTKSNB trong các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2014. - Nghiên cứu, đánh giá về kiểm soát nội bộ các qui trình, hoạt động liên quan tới hoạt động cốt lõi - kinh doanh bảo hiểm, bao gồm: Hoạt động khai thác, giám định - bồi thƣờng, TBH, trích lập DPNV; Đây là các qui trình, hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao ở thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. - Để có những đánh giá cụ thể hơn về HTKSNB trong các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam, 02 DNBH phi nhân thọ là Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (BHBV) và Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) đƣợc tác giả lựa chọn để phục vụ mục đích nghiên cứu. BHBV là một DNBH hàng đầu, đồng thời cũng là DNBH phi nhân thọ đầu tiên trên thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam; MIC là một DNBH phi nhân thọ đầu tiên đƣợc thành lập khi Nghị định 45/2007/NĐ-CP ra đời. Nghị định này qui định một điều kiện để cấp giấy phép hoạt động đối với DNBH là phải thiết lập qui trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Với đặc thù đó, thực trạng thiết lập và vận hành HTKSNB tại 02 DNBH cụ thể sẽ bổ trợ cho các đánh giá của luận án cùng với kết quả điều tra qua bảng hỏi. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài nghiên cứu đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về HTKSNB trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, dựa trên những hƣớng dẫn của COSO (The Committee of Sponsoring Organization of the Treadway Commission) về HTKSNB. Đây sẽ là một tài liệu phục vụ nghiên cứu về HTKSNB trong lĩnh vực bảo hiểm kinh doanh nói chung, bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài về thực tế xây dựng và vận hành HTKSNB tại các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam sẽ là nguồn thông tin tin cậy để các nhà khoa học, những ngƣời quan tâm có thể thấy đƣợc đặc thù, ƣu điểm, hạn chế của HTKSNB tại các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam. Những đánh giá, định hƣớng và giải pháp tác giả đề xuất sẽ góp phần hoàn thiện và tăng tính hiệu quả, hiệu lực của HTKSNB trong các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam. Có thể khẳng định đây là nghiên cứu đầu tiên về đề tài này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng phƣơng pháp điều tra, khảo sát một số DNBH phi nhân thọ để đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp liên quan đến mục đích nghiên cứu. - Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp để hệ thống hóa lý luận về HTKSNB trong DNBH phi nhân thọ, đánh giá thực trạng HTKSNB trong các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam. - Phƣơng pháp so sánh đối chiếu, thống kê, phân tích số liệu cũng đƣợc sử dụng để làm rõ nội dung của luận án. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc chia thành 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Những lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ - Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay 4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Cho đến thời điểm hiện tại, những đề tài nghiên cứu về HTKSNB khá phong phú nhƣng chỉ mới tập trung ở một số ngành nghề nhƣ ngân hàng, may mặc, sản xuất xi măng. Riêng đối với lĩnh vực bảo hiểm chƣa có nghiên cứu nào đƣợc công bố liên quan đến HTKSNB trong các DNBH. Tuy nhiên để phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả đã tìm hiểu các nghiên cứu về HTKSNB trong các lĩnh vực khác và những nghiên cứu gần với đối tƣợng nghiên cứu của đề tài về hoạt động kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam, cụ thể: 1. MỘT SỐ ĐỀ TÀI, LUẬN VĂN VÀ LUẬN ÁN Những đề tài nghiên cứu ở các lĩnh vực khác - Đề tài luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế”, tác giả Đặng Nữ Hà Ly, Học viện Tài chính, 2012. Luận văn làm rõ các khái niệm, nội dung cơ bản liên quan đến HTKSNB; các loại rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng; nghiên cứu thực tiễn HTKSNB trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank Thừa Thiên Huế; Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng này. - Đề tài luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”, tác giả Bùi Thị Minh Hải, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012. Luận án nghiên cứu HTKSNB trong các doanh nghiệp dệt may trên cơ sở hệ thống lý luận về HTKSNB theo 03 thành phần: Môi trƣờng kiểm soát, hệ thống thông tin, thủ tục kiểm soát. Các giải pháp của luận án nhằm hoàn thiện HTKSNB trong các doanh nghiệp dệt may về cơ bản tập trung vào 03 nhóm giải pháp: hoàn thiện môi trƣờng kiểm soát, hoàn thiện hệ thống thông tin bao gồm thông tin kế toán, hoàn thiện thủ tục kiểm soát. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án là thực hiện khảo sát một số doanh nghiệp dệt may có qui mô lớn. 5 - Đề tài luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Lan Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013. Luận án cung cấp hệ thống lý luận về HTKSNB trên cơ sở tổng hợp quan điểm của COSO, Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Luận án nghiên cứu HTKSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo 3 thành phần của HTKSNB: Môi trƣờng kiểm soát, hệ thống thông tin kế toán, thủ tục kiểm soát. Thực trạng đƣợc nghiên cứu, đánh giá trên cơ sở điều tra thông qua bảng hỏi, một phƣơng
Luận văn liên quan