Luận án Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ

Văn chương là một hình thái ý thức thẩm mĩ xã hội, có đối tượng, có nội dung và phương thức thể hiện riêng. Việc nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác văn chương là một vấn đề mang tính học thuật, bởi qua sự phân tích, lý giải quy luật sản sinh, diễn biến của các yếu tố thẩm mĩ như sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ, khách thể thẩm mĩ và các phương diện, quan niệm và ký hiệu mang tính thẩm mĩ sẽ góp phần đánh giá một cách khách quan, khoa học về tác phẩm và sự nghiệp văn chương của tác gia. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn phát triển rực rỡ và có nhiều thành tựu quan trọng trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Đây cũng là giai đoạn ghi dấu tên tuổi của nhiều tác gia lớn mà quan niệm thẩm mĩ của họ đã để lại dấu ấn trong dòng chảy văn chương nước ta. Trong đó, Nguyễn Công Trứ là tác gia tiêu biểu. Văn chương của ông có giọng điệu riêng, phong cách độc đáo. Nguyễn Công Trứ sáng tác nhiều thể loại khác nhau, ở mỗi thể loại đều có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật. Các trước tác của ông đã phần nào thể hiện được tâm tư, khát vọng và mưu cầu của con người cá nhân trong đời sống xã hội đương thời. Việc nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ không chỉ góp phần làm rõ những đặc điểm tư tưởng mà còn góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng thẩm mĩ, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các trước tác. Sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ bắt nguồn từ mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và hiện thực; nội dung tác phẩm phản ánh đời sống bằng hình thức nghệ thuật độc đáo, được soi chiếu bởi lý tưởng, cảm xúc của tác giả. Tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Công Trứ dưới góc độ thẩm mĩ sẽ góp phần làm rõ hơn về cái đẹp trong văn chương của ông.

pdf163 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ***** NGUYỄN NHƯ TRANG HỆ THỐNG THẨM MĨ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9220121 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn Hà Nội, 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả trình bày trong luận án là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Các nội dung được nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong các công trình nào trước đó. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 NGUYỄN NHƯ TRANG MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 6 1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................... 6 1.1.1. Mĩ học và thẩm mĩ ............................................................................................. 6 1.1.2. Quan niệm về cái đẹp và cơ sở nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ ............................................................................................... 10 1.2. Tình hình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Công Trứ .......................................... 15 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về tư tưởng Nguyễn Công Trứ qua sáng tác ................ 15 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ ... 31 1.3. Khái lược về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Trứ .... 35 1.3.2. Khái lược về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Trứ ........................... 36 Chương 2. SỰ BIỂU HIỆN CỦA CHỦ THỂ THẨM MĨ ......................................... 42 TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN CÔNG TRỨ ............................................................ 42 2.1. Tinh thần mạnh mẽ, cứng cỏi và bản lĩnh cao cường ................................... 42 2.2. Tấm lòng vì nước vì dân .................................................................................. 50 2.3. Tự do, phóng khoáng ....................................................................................... 59 Tiểu kết ..................................................................................................................... 68 Chương 3. SỰ BIỂU HIỆN CỦA KHÁCH THỂ THẨM MĨ ................................... 69 TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN CÔNG TRỨ ............................................................ 69 3.1. Trời đất và giang sơn ....................................................................................... 69 3.2. Cây cối, hoa cỏ và gió trăng............................................................................. 83 3.3. Thời gian hữu hạn của đời người ................................................................... 96 Tiểu kết ................................................................................................................... 104 Chương 4. SỰ HÀI HÒA THẨM MĨ GIỮA HƯỚNG TÂM HÀNH ĐẠO VÀ LY TÂM HÀNH LẠC TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ ............. 105 4.1. Khát vọng công danh và triết lý hưởng nhàn .............................................. 106 4.2. Chí nam nhi và thói đa tình ........................................................................... 116 4.3. Thực hiện trọn đạo quân thân và thái độ ngông, ngất ngưởng, thị tài ..... 128 Tiểu kết ................................................................................................................... 141 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................... 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 146 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn chương là một hình thái ý thức thẩm mĩ xã hội, có đối tượng, có nội dung và phương thức thể hiện riêng. Việc nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác văn chương là một vấn đề mang tính học thuật, bởi qua sự phân tích, lý giải quy luật sản sinh, diễn biến của các yếu tố thẩm mĩ như sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ, khách thể thẩm mĩ và các phương diện, quan niệm và ký hiệu mang tính thẩm mĩ sẽ góp phần đánh giá một cách khách quan, khoa học về tác phẩm và sự nghiệp văn chương của tác gia. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn phát triển rực rỡ và có nhiều thành tựu quan trọng trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Đây cũng là giai đoạn ghi dấu tên tuổi của nhiều tác gia lớn mà quan niệm thẩm mĩ của họ đã để lại dấu ấn trong dòng chảy văn chương nước ta. Trong đó, Nguyễn Công Trứ là tác gia tiêu biểu. Văn chương của ông có giọng điệu riêng, phong cách độc đáo. Nguyễn Công Trứ sáng tác nhiều thể loại khác nhau, ở mỗi thể loại đều có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật. Các trước tác của ông đã phần nào thể hiện được tâm tư, khát vọng và mưu cầu của con người cá nhân trong đời sống xã hội đương thời. Việc nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ không chỉ góp phần làm rõ những đặc điểm tư tưởng mà còn góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng thẩm mĩ, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các trước tác. Sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ bắt nguồn từ mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và hiện thực; nội dung tác phẩm phản ánh đời sống bằng hình thức nghệ thuật độc đáo, được soi chiếu bởi lý tưởng, cảm xúc của tác giả. Tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Công Trứ dưới góc độ thẩm mĩ sẽ góp phần làm rõ hơn về cái đẹp trong văn chương của ông. Vẻ đẹp của tác phẩm văn chương Nguyễn Công Trứ có thể nhìn nhận từ phương diện chủ thể thẩm mĩ, khách thể thẩm mĩ và sự cân đối, hài hòa giữa các xu hướng sáng tác đối lập nhau. Sở dĩ thơ văn của Nguyễn Công Trứ hấp dẫn, lôi cuốn người đọc bởi mang giá trị thẩm mĩ riêng, được tác giả thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ 2 khác lạ. Đề cập đến hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, luận án tập trung tìm hiểu sự biểu hiện của cái đẹp trong tư tưởng, quan niệm và xu hướng sáng tác của ông. Nghiên cứu liên quan đến sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ đã có một quá trình lâu dài, chủ yếu tập trung vào vấn đề tư tưởng, tâm lí, xã hội và đạo đức, Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, khái quát về hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của ông. Đề tài nghiên cứu Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ với mong muốn sẽ góp một tiếng nói khoa học trong việc khám phá và tìm hiểu văn chương của Nguyễn Công Trứ dưới góc độ thẩm mĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Tiến hành khảo sát toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhằm làm rõ sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ, khách thể thẩm mĩ và sự hài hòa thẩm mĩ giữa xu hướng sáng tác hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc; từ đó xác định cái hay, cái đẹp trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật của ông. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Sưu tập tư liệu và khảo sát các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ đã được in ấn, xuất bản. Hệ thống hóa và tìm hiểu các yếu tố thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ dưới góc nhìn mĩ học. Phân tích vẻ đẹp của chủ thể thẩm mĩ trong sáng tác Nguyễn Công Trứ. Phân tích vẻ đẹp của khách thể thẩm mĩ trong sáng tác Nguyễn Công Trứ. Phân tích sự hài hòa thẩm mĩ giữa xu hướng sáng tác hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của luận án là một số vấn đề cơ bản thuộc hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, như: Sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ, sự biểu hiện của 3 khách thể thẩm mĩ, sự hài hòa giữa xu hướng sáng tác hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Về tư liệu, khảo sát toàn bộ trước tác của Nguyễn Công Trứ đã được in ấn, xuất bản từ trước đến nay. Văn bản các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ được trích dẫn trong đề tài, chúng tôi tham khảo trong công trình Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử do Đoàn Tử Huyến chủ biên, Nxb. Nghệ An, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2008. Đây là công trình đã tổng hợp khá đầy đủ sáng tác của Nguyễn Công Trứ. Về nội dung, luận án tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đến hệ thống thẩm mĩ trong các sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ, bao gồm: sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ, sự biểu hiện của khách thể thẩm mĩ, sự hài hòa thẩm mĩ giữa xu hướng hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc trong sáng tác. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: Áp dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời và những mối quan hệ xã hội của tác gia Nguyễn Công Trứ, từ đó giúp hiểu rõ hơn về con người, sự nghiệp và có cơ sở để lý giải giá trị các tác phẩm văn chương của ông. - Phương pháp so sánh: Áp dụng phương pháp này nhằm làm rõ những vấn đề giống và khác nhau giữa đặc điểm thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ với đặc điểm thẩm mĩ của một số tác gia văn chương trung đại. Lý giải nguồn gốc của sự giống và khác nhau đó. Từ đó nêu bật được nét riêng và độc đáo trong phong cách sáng tác của tác gia Nguyễn Công Trứ. - Phương pháp loại hình: Áp dụng phương pháp loại hình nhằm phân loại các yếu tố thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ; lý giải cơ chế hình thành nên các yếu tố thẩm mĩ đó. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mĩ học, văn học, triết học, sử học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành và chuyên ngành khác nhau để lý giải các vấn đề liên quan đến hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ. 4 Ngoài ra, khi thực hiện đề tài luận án, chúng tôi còn sử dụng các thao tác như: - Thao tác phân tích văn học: sử dụng thao tác này để tiến hành phân tích tác phẩm văn chương của Nguyễn Công Trứ nhằm chỉ ra các tín hiệu thẩm mĩ trong từng tác phẩm cụ thể, khái quát thành những luận điểm khoa học, góp phần lý giải hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của ông. - Thao tác thống kê, phân loại: được sử dụng trong quá trình hệ thống hoá các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, hệ thống hóa các nghiên cứu về tác gia, cùng các yếu tố thẩm mĩ trong sáng tác của ông. Từ đó phân chia theo các tiểu loại đối với từng vấn đề đặt ra trong luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án cung cấp cơ sở lý luận về những vấn đề liên quan đến mĩ học, thẩm mĩ, cái đẹp, hệ thống thẩm mĩ và cơ sở tiến hành nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong văn chương Nguyễn Công Trứ; qua thao tác tổng hợp tài liệu, đề tài có sự tiếp thu, kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước. Luận án bước đầu hệ thống hóa và phân tích có trọng điểm sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ qua sáng tác của Nguyễn Công Trứ, bao gồm: tinh thần mạnh mẽ, cứng cỏi và bản lĩnh cao cường; tấm lòng vì nước vì dân; tự do, phóng khoáng. Luận án cũng đề cập đến sự biểu hiện của khách thể thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, như: trời đất và giang sơn; cây cối, hoa cỏ và gió trăng; thời gian hữu hạn của đời người. Luận án tiến hành làm rõ vẻ đẹp của sự hài hòa thẩm mĩ giữa xu hướng sáng tác hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc qua việc phân tích và diễn giải: khát vọng công danh và triết lý hưởng nhàn; chí nam nhi và thói đa tình; thực hiện trọn đạo quân thân và thái độ ngông, ngất ngưởng, thị tài. Về cơ bản, luận án hệ thống hoá toàn bộ sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ dưới góc nhìn mĩ học, từ đó góp phần làm rõ tư tưởng, quan niệm và xu hướng sáng tác mang tính thẩm mĩ trong văn chương, đồng thời giúp cho việc nhận thức đầy đủ hơn về con người và văn chương của ông trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy văn học ở các cấp bậc khác nhau. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận, luận án làm rõ nội hàm của thuật ngữ, khái niệm liên quan đến thẩm mĩ, mĩ học và vấn đề nghiên cứu văn chương dưới góc nhìn thẩm mĩ qua sáng tác của Nguyễn Công Trứ; Luận án trình bày tình hình nghiên cứu về tư tưởng, nghệ thuật trong tác phẩm Nguyễn Công Trứ; cung cấp thông tin khái lược về cuộc đời và sự nghiệp văn chương nhằm làm rõ tiểu sử, hoàn cảnh lịch sử, xã hội đã chi phối đến tư tưởng, quan niệm sống và sáng tác của ông. - Về thực tiễn, luận án góp phần nhìn nhận và đánh giá về văn chương Nguyễn Công Trứ dưới góc nhìn mĩ học. Từ việc phân tích các yếu tố thẩm mĩ, góp phần làm rõ hơn giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và phong cách sáng tác của tác giả. Việc tiến hành nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ giúp cho việc nhận thức đầy đủ hơn về con người và văn nghiệp, từ đó ứng dụng vào nghiên cứu và giảng dạy văn chương của ông. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ trong sáng tác Nguyễn Công Trứ Chương 3. Sự biểu hiện của khách thể thẩm mĩ trong sáng tác Nguyễn Công Trứ Chương 4. Sự hài hòa thẩm mĩ giữa hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ 6 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Mĩ học và thẩm mĩ Mĩ học xuất hiện lần đầu ở phương Tây (theo tiếng Pháp, mĩ học là “esthétique”; theo tiếng Anh, mĩ học là “aesthetic”) có nghĩa là trực giác học, tức khoa học về nhận thức của cảm giác (chỉ sự hoạt động tâm lí khi nhận thức sự vật bằng cảm tính, trực giác). Ở phương Ðông (Trung Quốc, Việt Nam...), theo nghĩa chiết tự của từ này là khoa học về thẩm mĩ. Từ cách giải nghĩa từ nguyên này, Nhà nghiên cứu Lý Trạch Hậu (Trung Quốc) cho biết: “Ở phương Tây, từ này được Baumgarten dùng đầu tiên vào thế kỉ XVIII, từ chữ Hy Lạp vốn có nghĩa là chỉ cảm giác mà ông chuyển dùng thành môn khoa học nhận thức cảm tính. Cho nên nếu dịch ra Trung văn cho chính xác hơn, thì từ “mĩ học” nên dịch là “thẩm mĩ học” để chỉ môn khoa học nghiên cứu về sự nhận thức cái đẹp; cảm giác, tri giác về cái đẹp của con người” [46;15]. Như vậy, mĩ học là bộ môn khoa học nghiên cứu về thẩm mĩ, đó có thể là sự nhận thức, là tri thức, là cảm giác về cái đẹp của con người. Mối quan hệ giữa mĩ học và thẩm mĩ là mối quan hệ giữa đối tượng và bộ môn khoa học nghiên cứu về đối tượng. Do mĩ học là một bộ môn khoa học thuộc lĩnh vực triết học nên các quan điểm triết học khác nhau sẽ dẫn đến quan niệm khác nhau về mĩ học. Đáng chú ý hơn cả là quan điểm duy vật và duy tâm. Trong quá trình xác định đối tượng của mĩ học trong lịch sử [183; 11], một số nhà mĩ học duy vật tiêu biểu trên thế giới như: Aristote (384 - 322 TCN), Diderot (1713 - 1784), Bielinski (1836 - 1861), Tsernưshevski (1828 - 1889), Dobroliubov (1836 - 1861), luôn khẳng định rằng, cái đẹp tồn tại khách quan trong thế giới hiện thực, có nghĩa cái đẹp là cuộc sống, tự bản thân nó vốn tồn tại trong bản thân thế giới hiện thực. Các nhà mĩ học duy tâm tiêu biểu như: Platon (427 - 347 TCN), Kant (1724 -1804), Hegel (1770 - 1831), lại khẳng định cái đẹp là bất biến tồn tại trong các ý niệm, họ coi cái đẹp là sự biểu hiện của ý niệm tuyệt đối. Quan niệm của Hegel được nhiều nhà mĩ học hiện đại đồng tình. Hegel khẳng định đối tượng của mĩ học là cái đẹp. Nhưng cái đẹp trong quan niệm của ông chủ 7 yếu được nhìn nhận ở nghệ thuật: “cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp trong tự nhiên [] cái đẹp nghệ thuật là cái đẹp nảy sinh và hai lần nảy sinh từ tinh thần. Tinh thần và những sáng tạo của nó càng cao hơn tự nhiên bao nhiêu, thì cái đẹp nghệ thuật càng cao hơn cái đẹp tự nhiên bấy nhiêu” [22; 7-8]. Như vậy, trong quan điểm của Hegel, mĩ học lấy cái đẹp nghệ thuật làm trung tâm, cơ sở nảy sinh của nó xuất phát từ tinh thần. Một số nhà mĩ học Nga thế kỷ XIX như Bielinxki (1811 - 1848) hay Tsernưshevski (1828 - 1889) vẫn thừa nhận cái đẹp là đối tượng đáng chú ý của mĩ học [22], nhưng đồng thời họ lại cho rằng đối tượng của mĩ học là “quan hệ thẩm mĩ của con người với hiện thực”, đối với họ, cái đẹp có nguồn gốc trong đời sống khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; cái đẹp chính là cuộc sống; cái đẹp trong nghệ thuật cũng chính là sự phản ánh của cái đẹp trong cuộc sống, các phạm trù mĩ học phản ánh những phẩm chất khách quan, vốn có của những sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực. Đề cập đến mĩ học cổ điển Việt Nam giai đoạn thế kỉ XI - XIX, sách Giáo trình mỹ học cơ sở [76] đã chỉ ra rằng, mĩ học cổ điển sở hữu năm phạm trù mĩ học cơ bản là: Văn, Đạo, Tâm, Chí, Mĩ. Năm phạm trù này tương ứng với năm phạm trù của mĩ học Mác - Lênin, đó là: cái Đẹp, cái Xấu, cái Bi kịch, cái Hài Kịch, cái Trác tuyệt. Theo đó, các tác giả khẳng định: “Tư tưởng thẩm mĩ của người Việt Nam nằm trong hệ hình văn hoá phương Đông có những đặc trưng riêng của nó, càng cuối thời cổ điển càng tập trung vào hai khuynh hướng cơ bản là “Văn dĩ tải đạo” và “Thi dĩ ngôn chí”. “Văn dĩ tải đạo” dưới ảnh hưởng của Nho giáo, Văn đã bị thu hẹp vào phạm vi là công cụ của Đạo. Văn chỉ để chỉ Đạo. Đó là mối quan hệ giữa triết học và mĩ học. “Thi dĩ ngôn chí” là quan điểm thẩm mĩ thuộc chủ thể sáng tạo. []. Mĩ học cổ điển dành quyền cho chủ thể được phép bày tỏ cái Chí lớn của mình trong phạm vi của Nho giáo: “Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”. Thời nào văn nấy, thời nào mĩ học nấy” [76; 285]. Như vậy, giữa mĩ học phương Đông và sự tiếp thu, ảnh hưởng từ tư tưởng văn hóa phương Đông vào văn học ở Việt Nam, có yếu tố chủ động của chủ thể (nhà thơ, nhà văn); tác giả được “quyền” bày tỏ quan niệm của mình trong phạm vi quan niệm của Nho giáo. 8 Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và tiếp nhận mĩ học phương Đông đã có một quá trình và đề cập đến một số vấn đề lớn như: Lịch sử tư tưởng mĩ học cổ điển Trung Hoa và tư tưởng văn nghệ của các nhà mĩ học có tầm ảnh hưởng lớn; tác gia, tác phẩm tiêu biểu của mĩ học cổ điển Trung Hoa; các phạm trù triết học, mĩ học cơ bản của lí luận văn nghệ phương Đông; hệ thống thi pháp văn thơ cổ điển Trung Hoa [212]. Tương ứng với các vấn đề lớn như trên có thể kể đến một số công trình tiêu biểu đề cập đến văn học dưới góc nhìn mĩ học như: Lí luận văn học, nghệ thuật cổ điển Trung Quốc của Khâu Chấn Thanh do Mai Xuân Hải dịch; Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường của Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân do Trần Đình Sử và Lê Tẩm dịch ra tiếng Việt; Tư tưởng văn học trung Quốc cổ xưa của I.S. Lisevich do Trần Đình Sử dịch; Triết học phương Đông (Chu Lập Văn chủ biên) do Hồ Châu, Tạ Phú Chinh, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Duy Hinh, Hoàng Mộng Khánh dịch. Và một số tác phẩm như: Văn Tâm điêu long của Lưu Hiệp do Phan Ngọc dịch; Tùy viên thi thoại của Viên Mai, do Nguyễn Đức Vân dịch. Theo công trình Từ điển triết học [178], “mĩ học” được hiểu là khoa học về các tính quy luật của việc con người cảm thụ thế giới một cách thẩm mĩ, về bản chất và các hình thức sáng tạo theo những quy luật khác nhau về cái đẹp. Quan niệm này đã khẳng định mĩ học là bộ môn khoa học nghiên cứu các quy luật của con người trong việc cảm thụ thế giới thẩm mĩ. Mặc dù, bộ môn mĩ học đến nay đã mở rộng hơn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhưng vấn đề cốt yếu của mĩ học vẫn là thẩm mĩ, là cái đẹp. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học [45], các soạn giả cũng chỉ ra những vấn đề cơ bản mà mĩ học quan tâm, bao gồm: tình cảm thẩm mĩ, quan điểm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ, ý thức thẩm mĩ, quan hệ của ý thức thẩm mĩ và thực tại khách quan. Vấn đề căn bản của mĩ học là quan hệ của ý thức thẩm mĩ với thực tại khách quan. Theo tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_he_thong_tham_mi_trong_sang_tac_cua_nguyen_cong_tru.pdf
  • pdfQD_NguyenNhuTrang.pdf
  • docxTrichyeu_NguyenNhuTrang.docx
  • pdfTT Eng NguyenNhuTrang.pdf
  • pdfTT NguyenNhuTrang.pdf
Luận văn liên quan