Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủyếu đểcá nhân, tổchức
trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh. Hợp đồng cũng đóng vai trò
quan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơbản
của sựtrao đổi hàng hóa trong xã hội. Trong hầu hết các BLDS cổ điển, hợp đồng
“chiếm một vịtrí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các chế
định khác”do“vai trò trung tâm của nó đối với trật tựthịtrường ”[336, tr.900]. Xã
hội càng phát triển, hợp đồng ngày càng được sửdụng nhưlà một chuẩn mực ứng xử
phổbiến giữa tưnhân với nhau, giữa tưnhân với cơquan nhà nước, thậm chí là giữa
xã hội với nhà nước (nhưquan niệm của Rousseau [229]) trong các lĩnh vực dân sự,
kinh doanh, thương mại và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Ngày nay, chế định hợp đồng và hiệu lực hợp đồng trởthành một chế định quan
trọng trong hệthống pháp luật hợp đồng Việt Nam.Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu,
phân tích vềchế định hợp đồng, đặc biệt là những vấn đềhiệu lực hợp đồng. Hiệu lực
của hợp đồng nói ở đây chính là sựtạo lập ra quyền và nghĩa vụgiữa các bên giao kết
[249, tr.24], là hiệu lực ràng buộc nhưpháp luật đối với các bên tham gia [299, tr.
1550]. Một hợp đồng được ký kết, nếu không có hiệu lực thì hợp đồng đó chưa thểtạo
ra quyền và nghĩa vụgiữa các bên, chưa ràng buộc các bên với nhau và pháp luật cũng
chưa tác động đến cách xửsựcủa các bên theo qui định của hợp đồng đó. Vì vậy,
trước khi giao kết hợp đồng, thậm chí ngay trong quá trình thực hiện hợp đồng, các
bên tham gia hợp đồng phải biết vềhợp đồng và những qui định của pháp luật liên
quan đến tính hiệu lực của hợp đồng. Có thểnói, pháp luật vềhợp đồng và hiệu lực
của hợp đồng càng hoàn thiện thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng của các chủthể
ngày càng thuận lợi.
Tuy vậy, xét trên nhiều phương diện, vấn đềhiệu lực của hợp đồng là một vấn
đềpháp lý rất phức tạp cảvềmặt lý luận cũng nhưthực tiễn áp dụng pháp luật.Vềmặt
lý luận, các học giảvẫn chưa thống nhất được với nhau trong việc xác định nội dung
của hiệu lực hợp đồng. Nhận xét vềthực tếnày, có luật gia cho rằng: “Dù luật gia nào
cũng nói tới hiệu lực của hợp đồng, nhưng khi được hỏi nó là gì và nội dung ra sao thì
phần lớn chỉnói tới điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng” [38, tr. 37].
2
Trong thực tiễn lập pháp, vấn đềhiệu lực của hợp đồng đã được qui định khá cụ
thểtrong Bộluật Dân sự2005 (BLDS 2005). Tuy nhiên, một sốquy định vềhiệu lực
hợp đồng trong BLDS 2005 cũng đã bộc lộnhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác
giải quyết các tranh chấp có liên quan. Vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hiện
vẫn là vấn đềcòn gây nhiều tranh cãi trong giới luật học, đặc biệt là điều kiện hình
thức và đường lối xửlý các hợp đồng vi phạm hình thức. Qui định vềthời điểm giao
kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực
tếvà không khảthi. Những bất cập trên đây cần phải được nghiên cứu làm rõ và đề
xuất các giải pháp pháp lý nhằm khắc phục, hoàn thiện.
So với pháp luật hợp đồng của một quốc gia (Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nga ), các
Bộnguyên tắc hợp đồng quốc tế(PICC, PECL), qui định trong luật Việt Nam vềhiệu
lực của hợp đồng vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng. Trong bối cảnh Việt Nam hội
nhập kinh tếngày càng sâu rộng vào các thểchếkinh tếquốc tế đòi hỏi cần phải có sự
cải cách thích ứng hệthống pháp luật, đặc biệt là pháp luật vềhợp đồng, theo hướng
tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộtrong pháp luật hợp đồng của các nước và của
các Bộnguyên tắc hợp đồng quốc tế, làm cho pháp luật hợp đồng Việt Nam ngày càng
hoàn thiện và có sựtương đồng hơn so với pháp luật của các quốc gia trên thếgiới.
Từnhững lý do trên tác giảlựa chọn đềtài “Hiệu lực của hợp đồng theo qui
định của pháp luật Việt Nam” để làm luận án tiến sỹluật học.
255 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3249 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
---------Y Z---------
LÊ MINH HÙNG
HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 62.38.50.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN HUY HỒNG
PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT
TP. HỒ CHÍ MINH - 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung
thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG........................ 8
1.1. Khái niệm, bản chất của hợp đồng ......................................................................................... 8
1.2. Khái niệm hiệu lực hợp đồng, hiệu lực tương đối của hợp đồng ......................................... 16
1.3. Cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng ...................................................................... 29
Chương 2. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG .......................................... 39
2.1. Các điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.................................................................. 39
2.2. Hình thức hợp đồng – điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật
có qui định ................................................................................................................................... 49
2.3. Một số bất cập trong các qui định pháp luật hiện hành về hình thức hợp đồng và định
hướng hoàn thiện ......................................................................................................................... 66
Chương 3. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG ......................................... 85
3.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: khái niệm và qui định chung .................................... 85
3.2. Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định về thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng ......................................................................................................................... 95
3.3. Kiến nghị hoàn thiện các qui định pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng........ 116
Chương 4. HIỆU LỰC RÀNG BUỘC CỦA HỢP ĐỒNG ............................................ 125
4.1. Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng: khái niệm và các qui định ........................................... 125
4.2. Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định về hiệu lực ràng
buộc của hợp đồng..................................................................................................................... 134
4.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng ................................ 142
Chương 5. HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI ...................... 154
5.1. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi: khái niệm và nội dung cơ bản...... 155
5.2. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship clause) trong pháp
luật các nước và trong tập quán thương mại quốc tế ................................................................. 161
5.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam về điều khoản sửa đổi hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi............................................................................................................... 171
5.4. Kiến nghị xây dựng và hoàn thiện các qui định của pháp luật hiện hành về sửa đổi
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi............................................................................................... 186
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 198
NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
BLDS 1995 Bộ luật Dân sự 1995
BLDS 2005 Bộ luật Dân sự 2005
DLB 1931 Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931
DLSG 1972 Bộ Dân luật Sài Gòn 1972
DLT 1936 - 1939 Bộ Dân luật Trung kỳ 1936 - 1939
HĐND Hội đồng nhân dân
HĐTP Hội đồng thẩm phán
HP 1992
Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết
51/2001/QH10
LNO 2005 Luật Nhà ở 2005
LSHTT 2005 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
LTM 1997 Luật Thương mại 1997
LTM 2005 Luật Thương mại 2005
PECL
Principles of European Contract Law (Bộ Nguyên tắc Luật
Hợp đồng châu Âu)
PICC
Principles of International Commercial Contract (Bộ
Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT)
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân tối cao
UBND Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chức
trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh. Hợp đồng cũng đóng vai trò
quan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản
của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội. Trong hầu hết các BLDS cổ điển, hợp đồng
“chiếm một vị trí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các chế
định khác” do “vai trò trung tâm của nó đối với trật tự thị trường…”[336, tr.900]. Xã
hội càng phát triển, hợp đồng ngày càng được sử dụng như là một chuẩn mực ứng xử
phổ biến giữa tư nhân với nhau, giữa tư nhân với cơ quan nhà nước, thậm chí là giữa
xã hội với nhà nước (như quan niệm của Rousseau [229]) trong các lĩnh vực dân sự,
kinh doanh, thương mại và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Ngày nay, chế định hợp đồng và hiệu lực hợp đồng trở thành một chế định quan
trọng trong hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam.Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu,
phân tích về chế định hợp đồng, đặc biệt là những vấn đề hiệu lực hợp đồng. Hiệu lực
của hợp đồng nói ở đây chính là sự tạo lập ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên giao kết
[249, tr.24], là hiệu lực ràng buộc như pháp luật đối với các bên tham gia [299, tr.
1550]. Một hợp đồng được ký kết, nếu không có hiệu lực thì hợp đồng đó chưa thể tạo
ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên, chưa ràng buộc các bên với nhau và pháp luật cũng
chưa tác động đến cách xử sự của các bên theo qui định của hợp đồng đó. Vì vậy,
trước khi giao kết hợp đồng, thậm chí ngay trong quá trình thực hiện hợp đồng, các
bên tham gia hợp đồng phải biết về hợp đồng và những qui định của pháp luật liên
quan đến tính hiệu lực của hợp đồng. Có thể nói, pháp luật về hợp đồng và hiệu lực
của hợp đồng càng hoàn thiện thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng của các chủ thể
ngày càng thuận lợi.
Tuy vậy, xét trên nhiều phương diện, vấn đề hiệu lực của hợp đồng là một vấn
đề pháp lý rất phức tạp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật.Về mặt
lý luận, các học giả vẫn chưa thống nhất được với nhau trong việc xác định nội dung
của hiệu lực hợp đồng. Nhận xét về thực tế này, có luật gia cho rằng: “Dù luật gia nào
cũng nói tới hiệu lực của hợp đồng, nhưng khi được hỏi nó là gì và nội dung ra sao thì
phần lớn chỉ nói tới điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng” [38, tr. 37].
2
Trong thực tiễn lập pháp, vấn đề hiệu lực của hợp đồng đã được qui định khá cụ
thể trong Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005). Tuy nhiên, một số quy định về hiệu lực
hợp đồng trong BLDS 2005 cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác
giải quyết các tranh chấp có liên quan. Vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hiện
vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi trong giới luật học, đặc biệt là điều kiện hình
thức và đường lối xử lý các hợp đồng vi phạm hình thức. Qui định về thời điểm giao
kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực
tế và không khả thi. Những bất cập trên đây cần phải được nghiên cứu làm rõ và đề
xuất các giải pháp pháp lý nhằm khắc phục, hoàn thiện.
So với pháp luật hợp đồng của một quốc gia (Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nga…), các
Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế (PICC, PECL), qui định trong luật Việt Nam về hiệu
lực của hợp đồng vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng. Trong bối cảnh Việt Nam hội
nhập kinh tế ngày càng sâu rộng vào các thể chế kinh tế quốc tế đòi hỏi cần phải có sự
cải cách thích ứng hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về hợp đồng, theo hướng
tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật hợp đồng của các nước và của
các Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế, làm cho pháp luật hợp đồng Việt Nam ngày càng
hoàn thiện và có sự tương đồng hơn so với pháp luật của các quốc gia trên thế giới.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Hiệu lực của hợp đồng theo qui
định của pháp luật Việt Nam” để làm luận án tiến sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu vấn đề hiệu lực của hợp đồng đã được nhiều nhà khoa học
pháp lý trong và ngoài nước quan tâm, dưới những góc độ khác nhau.
2.1. Ở nước ngoài: Có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật hợp đồng nói chung,
trong đó có đề cập đến các vấn đề có liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng, giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, như: các sách
chuyên khảo về Luật hợp đồng The Modern Law of Contract, 5th ed của Richard Stone
[341], European Contract Law, Vol 1 – Formation, Validity and Content of Contract…
của Hein Kotz & Axel Flessner [321], Elements of the Law of Contract của MacMillan
C.A. & R. Stone [324], The Oxford Handbook of Comparative Law của M. Reinmann
& R. Zimmermann [336], The German Law of Contract – A Comparative Treaties, 2nd
ed. của Basil Markesinis & others [328], Bài báo Competing Approaches to Force
Majeure and Hardship của Catherine Kessedjian [318]…
3
Các công trình này không nghiên cứu chuyên biệt về hiệu lực hợp đồng nói
chung, và hiệu lực hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam, nói riêng.
2.2. Ở trong nước: Có một số Luận án tiến sỹ nghiên cứu các đề tài có liên quan đến
hiệu lực hợp đồng, như đề tài “Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay” của TS. Phạm Hữu Nghị; “Hợp đồng kinh tế vô hiệu
và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu” của TS. Lê Thị Bích Thọ [247];
“Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô
hiệu” của TS. Nguyễn Văn Cường [44]...
Hiện còn có một số sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu có liên quan tới
một số khía cạnh pháp lý của vấn đề hiệu lực hợp đồng, như quyển “Việt Nam Dân
luật - luợc khảo” của GS. Vũ Văn Mẫu, [168], “Pháp luật về hợp đồng” của TS.
Nguyễn Mạnh Bách [5], “Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của TS.
Nguyễn Ngọc Khánh [108], “Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại
điện tử” của GS.TS. Nguyễn Thị Mơ [174], “Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và
Bình luận bản án”, của TS. Đỗ Văn Đại [54]. Ngoài ra, còn có nhiều bài báo khoa học
đăng trên các tạp chí, như “Hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng” của
PGS.TS. Đinh Văn Thanh [240], “Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro
trong pháp luật hợp đồng Việt Nam” của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa [201], “Thời điểm
có hiệu lực của hợp đồng” của TS. Phạm Công Lạc [115]…
Những công trình khoa học trên là tài liệu vô cùng quí báu giúp tác giả có
thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận án, nhưng các công
trình kể trên không nghiên cứu riêng và toàn diện về hiệu lực của hợp đồng theo qui
định của pháp luật Việt Nam. Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài “Hiệu lực của hợp đồng
theo qui định của pháp luật Việt Nam” để làm luận án tiến sỹ luật là không trùng lặp
với các công trình khoa học đã được công bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, khảo sát
thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực hợp đồng ở Việt Nam,
trên cơ sở đối chiếu với qui định về hiệu lực hợp đồng của một số quốc gia trên thế
giới và một số Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế nhằm góp phần làm rõ và làm phong
4
phú thêm về cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý của vấn đề hiệu lực hợp đồng, tiếp thu
có chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật quốc tế về hợp đồng; đồng thời đưa ra
những kiến nghị cụ thể để sửa đổi, bổ sung các qui định còn bất cập, thiếu sót trong
pháp luật hiện hành, hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng theo xu
hướng hiện đại và hội nhập, qua đó nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật Việt
Nam về hiệu lực của hợp đồng.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau đây:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về hiệu lực của hợp đồng, như: làm
rõ khái niệm và bản chất của vấn đề hiệu lực của hợp đồng, xây dựng khái niệm cơ chế
pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng; làm rõ cơ sở lý luận và các vấn đề pháp lý liên
quan đến hiệu lực của hợp đồng như điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và ảnh hưởng
của nó đối với hiệu lực pháp luật của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng,
hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi.
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực
hợp đồng ở Việt Nam, bao gồm cả việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa các văn bản
pháp luật liên quan và những điểm thiếu sót, chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập của pháp
luật về hiệu lực của hợp đồng, đánh giá thực trạng của qui định pháp luật về hiệu lực
của hợp đồng, để từ đó xác định được những điểm cần sửa đổi, bổ khuyết trong các
văn bản pháp luật về hợp đồng hiện hành của Việt Nam.
- Trên cơ sở những bất cập đã được xác định để từ đó đề xuất những kiến nghị,
giải pháp pháp lý cụ thể trong việc sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật Việt Nam
hiện hành về hiệu lực của hợp đồng, đồng thời xác định cơ sở lý luận và thực tiễn cần
thiết làm căn cứ cho việc đề xuất những kiến nghị và giải pháp cụ thể đó.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Hiệu lực của hợp đồng là vấn đề rất rộng. Mặt khác, vấn đề
hiệu lực hợp đồng là vấn đề mang tính nguyên lý chung của hợp đồng và được qui
định chủ yếu trong BLDS, nên nội dung của Luận án tập trung phân tích các qui định
trong phần chung về hợp đồng trong BLDS 2005. Điều này không có nghĩa Luận án
chỉ nghiên cứu về hợp đồng trong lĩnh vực dân sự. Bởi lẽ, khái niệm hiệu lực hợp đồng
được trình bày trong Luận án là khái niệm chung nhất cho mọi hợp đồng, bao gồm cả
5
hợp đồng dân sự, kinh doanh – thương mại và các hợp đồng khác. Tuy nhiên, trong
phạm vi nghiên cứu, luận án giới hạn việc phân tích chỉ những vấn đề hiệu lực của hợp
đồng theo nghĩa rộng (bao gồm chủ yếu là các hợp đồng kinh doanh – thương mại và
hợp đồng dân sự), như qui định tại Điều 1 BLDS 2005,1 mà không phân tích các hợp
đồng trong lĩnh vực lao động. Bên cạnh đó, luận án còn phân tích về các qui định có
liên quan đến hiệu lực của hợp đồng trong Luật Thương mại 2005 và các văn bản liên
quan khác, cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực này.
Ngoài ra, nội hàm của khái niệm hiệu lực của hợp đồng là vấn đề pháp lý rất
phức tạp và có mối liên hệ biện chứng với nhiều vấn đề pháp lý quan trọng khác của
pháp luật hợp đồng, như qui định về việc thực hiện hợp đồng, tạm hoãn thực hiện hợp
đồng do có sự vi phạm hoặc dự đoán có sự vi phạm hợp đồng của bên kia, chấm dứt
hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, giải thích hợp đồng, hiệu lực của hợp
đồng đối với người thứ ba, phân chia rủi ro, thông tin bất cân xứng… Tuy nhiên,
đề tài cũng không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề khác có liên quan tới hiệu lực
của hợp đồng, mà chỉ đi sâu tìm hiểu các vấn đề về điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, sự hạn
chế hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi.
- Về mặt thời gian: Cùng với việc nghiên cứu các qui định của pháp luật, đề tài
cũng dành một liều lượng thích hợp để nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu
lực của hợp đồng để giải quyết các tranh chấp hợp đồng (dân sự, kinh doanh – thương
mại) trên thực tế, tại Tòa án và Trọng tài Thương mại Việt Nam, tính từ ngày BLDS
1995 được ban hành, đặc biệt là từ khi BLDS 2005 có hiệu lực đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lê
nin và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề lý
luận và pháp lý liên quan đến các qui định về hiệu lực của hợp đồng. Trong đó, chú
trọng sử dụng phương pháp lô ghích pháp lý, phương pháp lịch sử và phương pháp so
sánh pháp luật để làm rõ mối quan hệ giữa qui định về hiệu lực của hợp đồng trong
phần chung BLDS với các qui định về hiệu lực của các hợp đồng dân sự thông dụng
1 Điều 1 BLDS 2005 qui định: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của
cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)…”
6
trong BLDS, và với các qui định về hiệu lực của hợp đồng trong các luật chuyên
ngành. Trong một số vấn đề cụ thể (thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực của
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi) cũng có so sánh với pháp luật hợp đồng của một số
nước như Pháp, Đức, Nga, Nhật, Trung Quốc... Đề tài cũng sử dụng phương pháp
phỏng vấn chuyên gia trong một vài vấn đề cụ thể, và phương pháp khảo sát đánh giá
thực tiễn để tìm hiểu thêm quan điểm của các luật gia làm công tác thực tiễn pháp lý,
qua đó góp phần làm rõ thêm thực trạng áp dụng các qui định về hiệu lực của hợp
đồng trong việc giải quyết tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng tại Việt Nam từ khi
BLDS 1995 được ban hành đến nay.
Cách nghiên cứu vấn đề theo “chiều dọc” nhằm làm rõ toàn bộ các nội dung
pháp lý liên quan tới hiệu lực hợp đồng trong mối quan hệ biện chứng từ khi giao kết,
xác lập, thực hiện hợp đồng đến khi sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, và từ những qui định
mang tính nguyên tắc chung cho đến ngoại lệ của nguyên tắc hiệu lực hợp đồng. Mặt
khác, trong mỗi vấn đề, tác giả cũng sử dụng cách thức truyền thống là đi từ nghiên
cứu lý thuyết cơ bản cho đến thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, và cuối
cùng là các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
6. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu có hệ thống về các vấn đề pháp lý liên quan tới hiệu lực hợp
đồng, đưa ra những định hướng và đề xuất các kiến nghị cụ thể mà kết quả của nó sẽ là
cơ sở khoa học cho việc xây và hoàn thiện pháp luật hợp đồng Việt Nam, góp phần
tăng cường hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hợp đồng trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam, trong xu hướng hội nhập quốc tế của hệ thống pháp luật nói riêng
và của đất nước Việt Nam nói chung, vào trào lưu chung của thế giới.
Góp phần làm hoàn thiện pháp luật hợp đồng cũng là góp phần vào việc bảo
đảm cho các quan hệ hợp đồng ở Việt Nam được ổn định, an toàn pháp lý và tránh
được các rủi ro cho các bên chủ thể, bảo đảm quyền tự do giao kết hợp đồng, quyền
được pháp luật bảo vệ khi tham gia các quan hệ hợp đồng và các quyền, lợi ích chính
đáng của các bên trong hợp đồng.
Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu
ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành luật hợp đồng trong các trường
đào tạo về luật.
7
7. Những điểm mới của luận án
Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong luận án có một số điểm mới sau đây:
- Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề hiệu lực hợp đồng, phân tích và
làm rõ nội hàm của các khái niệm hiệu lực tương đối của hợp đồng, hiệu lực ràng
buộc của hợp đồng (chương 1) kiến nghị thay thuật ngữ ‘hợp đồng dân sự’ trong qui
định tại Điều 388 BLDS 2005 bằng thuật ngữ ‘hợp đồng’ (chương 1);
- Hai là, xây dựng các khái niệm mới hiệ