Luận án Hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

1.6. Đóng góp của đề tài1.6.1. Đóng góp về mặt học thuậtLuận án nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các TCTCVM ở hai góc độ, mộtmặt đo lường các yếu tố cụ thể tác động đến tự bền vững hoạt động; mặt khác,nghiên cứu sự đánh đổi của mục tiêu tiếp cận cộng đồng với hiệu quả hoạt động.Luận án xây dựng mô hình đo lường các yếu tố tác động đến tự bền vữnghoạt động và kiểm định các yếu tố đó.Luận án góp phần hoàn thiện thêm nội dung các cơ sở lý thuyết, về mối quanhệ giữa mục tiêu tiếp cận cộng đồng, tác động đến mục tiêu hiệu quả hoạt động củacác TCTCVM.Luận án đưa ra bằng chứng thực tiễn, về mối quan hệ giữa mục tiêu tiếp cậncộng đồng đến mục tiêu hiệu quả hoạt động. Cụ thể, đề tài nghiên cứu cung cấpbằng chứng về mối quan hệ sự đo lường mục tiêu tiếp cận cộng đồng theo bề rộng,có ảnh hưởng bởi thị phần và quy mô vốn của TCTCVM với hiệu quả hoạt động.1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễnThứ nhất, dựa trên các kết quả nghiên cứu, đề tài mong muốn đưa ra nhữngđề xuất hữu dụng đối với các nhà quản trị điều hành TCTCVM, nhằm góp phần thiếtthực nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này trong giai đoạn sắp tới.Thứ hai, đề tài cũng hy vọng đưa ra được một số khuyến nghị, có căn cứkhoa học và thực tiễn, đối với các cơ quan quản lý vĩ mô, liên quan tới quá trình xâydựng, điều chỉnh, bổ sung cũng như hoàn thiện các thể chế, có tác động trực tiếp tớihiệu quả hoạt động của các TCTCVM.

pdf51 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN BIÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TP. Hồ Chí Minh, Năm 2024 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN BIÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ QUANG ĐÀO TP. Hồ Chí Minh, Năm 2024 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài TCVM được đánh giá có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công cuộc giảm nghèo đói và phát triển xã hội tại các quốc gia đang phát triển (ADB, 2016; Legerwood, 2013; Chowdhury, 2009). Mặc dù vẫn còn nhiều TCTCVM trên thế giới và tại Việt Nam phụ thuộc vào trợ cấp và tài trợ từ bên ngoài, nhưng từ năm 1990, các mô hình Grameen Bank, Accion International (ACCION), Card Bank trên thế giới đã chứng tỏ rằng hoạt động TCVM có thể phát triển tốt, phục vụ người nghèo mà không cần trợ cấp. Qua ba thập kỷ hình thành và phát triển, TCVM ở Việt Nam đã đạt được những thành công trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân nói chung, đặc biệt là với người nghèo. Tuy nhiên, ngoài những thành công trong việc tiếp cận với người nghèo, các TCTCVM Việt Nam vẫn chưa bền vững (Quách Mạnh Hào, 2005). Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm (2013) cũng cho thấy phần lớn các TCTCVM ở Việt Nam đã đạt được chỉ tiêu tự vững về hoạt động nhưng kết quả chưa cao và chưa đồng đều. Vì thế, vấn đề phát triển bền vững của TCTCVM đã và đang được xem là một trong những chủ đề nóng, được các nhà thực hành TCVM, các nhà quản lý và các nhà tài trợ quan tâm (Duflos, 2013). Chính vì vậy, phát triển TCVM bền vững đã và đang được xem là mục tiêu quan trọng của ngành TCVM Việt Nam, trong quá trình hội nhập và phát triển. Các TCTCVM ra đời làm phong phú thêm định chế tài chính trung gian, cùng với định chế tài chính truyền thống để cung cấp cho người vay những số tiền nhỏ thông qua việc khắc phục các chi phí giao dịch trong thị trường tín dụng của các cộng đồng dân cư, đặc biệt là hộ gia đình. Các điều khoản cho vay và phương thức cho vay sáng tạo của TCTCVM giúp họ đảm bảo tỷ lệ hoàn trả cao đối với các khoản cho người nghèo vay. Theo Labie (2001) hầu hết các TCTCVM đều tuyên bố có sứ mệnh kép là tiếp cận khách hàng và hiệu quả về mặt tài chính. Helms (2006) hiệu quả quản trị của một tổ chức được đánh giá tốt khi đồng thời thực hiện được tất cả các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, Abate, Borzaga và cộng sự (2014) cho rằng việc lợi nhuận được bù đắp bằng tỷ lệ trả nợ cao và duy trì các dịch vụ tài chính cho người nghèo trên cơ sở chi phí thấp vẫn là một thách thức rất lớn đối với hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ TCVM. Do đó, các tổ chức TCVM đồng thời phải thực hiện song song giữa mục tiêu tài chính và xã hội là một áp lực lớn với các tổ chức này. Ở Việt Nam, đến nay cũng đã có nhiều nghiên cứu phân tích hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng của các TCTCVM. Tuy nhiên, các nghiên cứu về khả năng đảm bảo đồng đều của cả hai mục tiêu hiệu quả tài chính và hỗ trợ cộng đồng của TCTCVM ở Việt Nam còn rất hạn chế. Nghiên cứu của Tam (2013) cho rằng các TCTCVM ở Việt Nam thường có quy mô khách hàng nhỏ từ vài nghìn đến khoản 20.000 người, ngoại trừ quỹ Tình thương (TYM) với hơn 73.000 khách hàng và quỹ CEP với khoảng 193.000 người, mỗi nhân viên tín dụng quản lý trung bình 205 khách hàng, trong đó, số lượng khách hàng được công nhận cao nhất là hơn 900 khách hàng. Tuy nhiên, nếu so sánh với các TCTCVM có quy mô vốn tương đương trên thế giới, thì quy mô khách hàng hay khả năng phục vụ cộng đồng của các TCTCVM nhỏ hơn nhiều. Nghiên cứu cũng cho rằng, các TCTCVM thiếu các tư cách pháp nhân và đối mặt với áp lực duy trì lãi suất cho vay thấp, do phải cạnh tranh với Ngân hàng Chính Sách Xã hội, làm cho các tổ chức này luôn có thể không đủ khả năng tự trang trải chi phí hoạt động của mình và phụ thuộc vào nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức phi chính phủ cũng như các nhà tài trợ quốc tế. Tính đến cuối năm 2019, số khách hàng trung bình của các TCTCVM Việt Nam là 157.313 người. Tuy nhiên, lượng khách hàng tham gia giao dịch cụ thể tại mỗi TCTCVM thường có sự chênh lệch lớn, tùy thuộc những yếu tố thực tế chủ quan và khách quan đối với mỗi TCTCVM. Câu hỏi đặt ra là cho đến nay, các TCTCVM của Việt Nam có đang thực hiện việc đánh đổi, giữa mục tiêu xã hội và mục tiêu tài chính, nhằm duy trì một mức độ hiệu quả tài chính nào đó, trước áp lực cạnh tranh hay không? Và các TCTCVM của Việt Nam có đang thực hiện đánh đổi, giữa mục tiêu xã hội và mục tiêu tài chính, nhằm duy trì một mức độ hiệu quả tài chính nào đó, trước áp lực cạnh tranh hay không và đòi hỏi phải được trả lời, trong điều kiện xem xét yếu tố quy mô và thị phần chiếm lĩnh của các TCTCVM. Nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở hỗ trợ các nhà quản trị điều hành TCTCVM, tham khảo điều chỉnh chính sách quản trị điều hành và tuyên bố về mục tiêu của tổ chức. Trong bối cảnh hiệu quả hoạt động của các TCTCVM ở Việt Nam còn hạn chế và chưa thật sự bền vững, khả năng đảm bảo hài hòa giữa hai mục tiêu hiệu quả tài chính và hỗ trợ cộng đồng của TCTCVM ở Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế, thì việc nghiên cứu “Hiệu quả hoạt động của các tổ chức TCVM tại Việt Nam” là một vấn đề cần thiết, nhằm mục tiêu khuyến nghị chính sách và quản trị, để cải thiện hiệu quả hoạt động và cân bằng mục tiêu hiệu quả tài chính với hỗ trợ cộng đồng của các TCTCVM ở Việt Nam. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận án này là nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam trong giai đoạn 1999-2019; phát hiện những vấn đề bất cập để đưa ra các khuyến nghị chính sách và quản trị nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát nói trên (thì), luận án cần phải đạt được các mục tiêu cụ thể trong nghiên cứu bao gồm: Trước hết, nghiên cứu các yếu tố tác động và đo lường mức độ tác động của các yếu tố, đến tính tự bền vững hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam. Kế đến, nghiên cứu sự đánh đổi mục tiêu tiếp cận cộng đồng, với hiệu quả hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam. Cuối cùng, khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và cân bằng mục tiêu hiệu quả tài chính, với mức độ hỗ trợ cộng đồng của các TCTCVM ở Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như trên, luận án cần phải giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu như sau: 1. Yếu tố nào tác động đến tự bền vững hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam? 2. Mức độ tác động của các yếu tố đến tự bền vững hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam như thế nào? 3. Có hay không sự tồn tại mục tiêu tiếp cận cộng đồng và mục tiêu hiệu quả hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam? 4. Mức độ tác động của mục tiêu tiếp cận cộng đồng đến mục tiêu hiệu quả hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam như thế nào? 5. Cần thực hiện các chính sách và biện pháp gì để cải thiện hiệu quả hoạt động và cân bằng giữa mục tiêu hiệu quả hoạt động với hỗ trợ cộng đồng của các TCTCVM ở Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả hoạt động của các TCTCVM Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam, được xem xét trên hai khía cạnh: - Khía cạnh thứ nhất: xác định các yếu tố tác động đến tự bền vững hoạt động của các tổ chức này. - Khía cạnh thứ hai: nghiên cứu về sự đánh đổi mục tiêu tiếp cận cộng đồng đến hiệu quả hoạt động của các TCTCVM này. Nhóm các TCTCVM nghiên cứu bao gồm tổ chức TCVM chính thức, tổ chức TCVM bán chính thức. Về mặt thời gian: Nghiên cứu được thực hiện với các số liệu được thu thập từ năm 1999 đến 2019, dựa trên các số liệu được công bố bởi MIX Market. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Tùy theo từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể mà từng phương pháp nghiên cứu được vận dụng một cách phù hợp. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết và đưa ra những giả thuyết cho nghiên cứu bao gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, trên cơ sở lý thuyết nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu, nghiên cứu tài liệu và quan sát. Phương pháp này sử dụng phân tích hiệu quả hoạt động các tổ chức TCVM đa chiều: hiệu quả hoạt động, tự bền vững tài chính, tự bền vững thể chế và các khía cạnh hoạt động khác Vận dụng phương pháp định lượng để đo lường các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động. Luận án dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đó làm cơ sở. Sau đó, xây dựng mô hình ước lượng mối quan hệ giữa các yếu tố, để xác định yếu tố nào tác động; trong đó, có yếu tố tiếp cận cộng đồng đến hiệu quả hoạt động của các TCTCVM Việt Nam, nhằm tạo cơ sở để đánh giá giả thiết nghiên cứu. Luận án sử dụng mô hình tác động cố định, tác động ngẫu nhiên và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (GLS) được chọn lựa, nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan tồn tại trong mô hình ước lượng. 1.6. Đóng góp của đề tài 1.6.1. Đóng góp về mặt học thuật Luận án nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các TCTCVM ở hai góc độ, một mặt đo lường các yếu tố cụ thể tác động đến tự bền vững hoạt động; mặt khác, nghiên cứu sự đánh đổi của mục tiêu tiếp cận cộng đồng với hiệu quả hoạt động. Luận án xây dựng mô hình đo lường các yếu tố tác động đến tự bền vững hoạt động và kiểm định các yếu tố đó. Luận án góp phần hoàn thiện thêm nội dung các cơ sở lý thuyết, về mối quan hệ giữa mục tiêu tiếp cận cộng đồng, tác động đến mục tiêu hiệu quả hoạt động của các TCTCVM. Luận án đưa ra bằng chứng thực tiễn, về mối quan hệ giữa mục tiêu tiếp cận cộng đồng đến mục tiêu hiệu quả hoạt động. Cụ thể, đề tài nghiên cứu cung cấp bằng chứng về mối quan hệ sự đo lường mục tiêu tiếp cận cộng đồng theo bề rộng, có ảnh hưởng bởi thị phần và quy mô vốn của TCTCVM với hiệu quả hoạt động. 1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Thứ nhất, dựa trên các kết quả nghiên cứu, đề tài mong muốn đưa ra những đề xuất hữu dụng đối với các nhà quản trị điều hành TCTCVM, nhằm góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này trong giai đoạn sắp tới. Thứ hai, đề tài cũng hy vọng đưa ra được một số khuyến nghị, có căn cứ khoa học và thực tiễn, đối với các cơ quan quản lý vĩ mô, liên quan tới quá trình xây dựng, điều chỉnh, bổ sung cũng như hoàn thiện các thể chế, có tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của các TCTCVM. 1.7. Bố cục của luận án Luận án có bố cục gồm 5 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Tổng quan hiệu quả hoạt động của các tổ chức TCVM Chương 3: Xây dựng mô hình và Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TCVM 2.1. Hoạt động của tổ chức TCVM 2.1.1. Khái niệm TCVM TCVM có thể được hiểu là việc cung cấp các dịch vụ tín dụng vi mô, dịch vụ tiết kiệm vi mô, dịch vụ bảo hiểm vi mô, dịch vụ trung gian thanh toán và các dịch vụ phi tài chính khác cho các hộ nghèo, cá nhân có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ nhằm ổn định đời sống, cải thiện thu nhập giúp thoát nghèo và vươn lên trong xã hội. 2.1.2. Khái niệm tổ chức TCVM Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Việt Nam “TCTCVM là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ” (Khoản 5, điều 4, chương 1). 2.1.3. Phân loại các tổ chức tài chính vi mô Khu vực chính thức Khu vực bán chính thức Khu vực phi chính thức 2.1.4. Hoạt động của tổ chức TCVM Dịch vụ tín dụng vi mô Dịch vụ tiết kiệm vi mô Dịch vụ bảo hiểm vi mô Dịch vụ thanh toán Dịch vụ phi tài chính của các tổ chức tài chính vi mô 2.1.5. Vai trò của tổ chức TCVM Về khía cạnh tài chính, thông qua quá trình cung cấp các dịch vụ tài chính, các tổ chức TCVM thực hiện các chức năng quan trọng là (i) huy động tiết kiệm; (ii) tái phân bổ tiết kiệm cho đầu tư, và (iii) tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ, trở thành một công cụ đắc lực để giảm nghèo đói và tăng thu nhập. Về khía cạnh xã hội, TCTCVM tạo ra cơ hội cho dân chúng nông thôn, nhất là người nghèo, tiếp cận được với dịch vụ tài chính, tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung, tăng cường năng lực xã hội của họ. 2.2. Hiệu quả hoạt động của tổ chức TCVM 2.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, một trong những tiêu chí để đánh giá sự thành công của các TCTCVM là hiệu quả hoạt động. Theo Aubyn và cộng sự (2009), hiệu quả về cơ bản là sự so sánh giữa đầu vào được sử dụng trong một số hoạt động và kết quả được tạo ra. Hiệu quả trong kinh tế là mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm và đầu ra là hàng hóa dịch vụ, đây là khái niệm dùng để xem xét các nguồn lực được thị trường phân phối tốt như thế nào (Nguyễn Khắc Minh, 2004). Theo Coelli và cộng sự (2005), một đơn vị kinh tế hoạt động hiệu quả hơn so với một đơn vị kinh tế khác nếu nó có thể cung cấp sản phẩm nhiều hơn mà không cần sử dụng nhiều nguồn lực hơn đơn vị khác. Vậy, hiệu quả biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Hiệu quả trong kinh tế được xem xét là mức độ thành công mà các đơn vị đạt được trong việc phân bổ các nguồn lực đầu vào để có thể tối ưu hóa sản lượng đầu ra, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. 2.2.2. Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của các tổ chức TCVM Tỷ suất sinh lời trên tài sản (Return On Assets-ROA): Thu nhập hoạt động sau thuế Tổng tài sản bình quân Tổng tài sản bình quân = (Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ)/2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity-ROE): Thu nhập hoạt động sau thuế Tổng vốn chủ sở hữu bình quân Khả năng tự cung tự cấp trong hoạt động (Operational Self-Sufficiency- OSS): à í . í à í í ự ò ủ í ạ độ 2.3. Mục tiêu tiếp cận cộng đồng của các tổ chức TCVM 2.3.1. Khái niệm mục tiêu tiếp cận cộng đồng Thuật ngữ tiếp cận chung bao hàm hai chiều: chiều sâu và chiều rộng của phạm vi tiếp cận. Theo nghiên cứu của Conning (1999) cho rằng tiếp cận cộng đồng thường được sử dụng để chỉ nỗ lực của các TCTCVM nhằm mở rộng các khoản vay và dịch vụ tài chính cho đối tượng ngày càng rộng hơn (phạm vi tiếp cận) và đặc biệt là đối với những người nghèo nhất trong số những người nghèo (phạm vi tiếp cận sâu). Do đó, Brau và Woller (2004) cho rằng tiếp cận những người nghèo nhất là phạm vi tiếp cận theo chiều sâu, nhưng tiếp cận số lượng lớn người ngay cả khi họ tương đối ít nghèo hơn là phạm vi tiếp cận rộng. Nghiên cứu của Hermes, Lensink và cộng sự. (2011) cho rằng tiếp cận cộng đồng là cung cấp tín dụng cho những người nghèo không có khả năng tiếp cận với các ngân hàng thương mại, để giảm nghèo và giúp họ thành lập các doanh nghiệp tạo thu nhập của riêng mình. Bassem (2008) đã bổ sung yếu tố nữ giới đi vay như một chỉ số về khả năng tiếp cận cộng đồng của các TCTCVM. Điều này là do khách hàng chính của các TCTCVM đa phần phụ nữ. Schreiner (2002) đưa ra định nghĩa toàn diện hơn về phương thức tiếp cận và phương pháp tiếp cận được đề xuất có sáu khía cạnh: giá trị tiếp cận, chi phí tiếp cận, phạm vi tiếp cận, độ sâu tiếp cận, độ dài tiếp cận và chiều rộng tiếp cận. 2.3.2. Đo lường mục tiêu tiếp cận cộng đồng Nghiên cứu của Bibi, Balli và cộng sự (2018) đưa ra đề xuất mục tiêu tiếp cận cộng đồng theo bề rộng được tính bằng thị phần của người đi vay chia cho thị phần tài sản. = Với: = số người đang hoạt động vay TCVM từ TCTCVM i ở năm thứ j = Tổng số khách hàng đang đi vay của TCTCVM tại quốc gia j = Tổng tài sản của TCTCVM i ở quốc gia j = Tổng tài sản của TCTCVM tại quốc gia j 2.4. Lý thuyết tự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Tính “bền vững” là “tồn tại lâu dài” (theo từ điển Tiếng Việt). Sự bền vững của tổ chức là sự phát triển và cân bằng của 4 nhóm yếu tố: khách hàng, các quy trình nội bộ, đào tạo và nhân viên, và tài chính của tổ chức (Pau Niven, 2009). Theo GGAP, bền vững trong ngành TCVM có nghĩa là “năng lực của một TCTCVM bù đắp được mọi chi phí và có lãi trong khi cung cấp các dịch vụ tài chính cho cộng đồng dân nghèo”. Các chỉ số đo lường tính bền vững tổ chức tài chính vi mô (i) Tỷ số tự bền vững về hoạt động (OSS): Thu nhập trong hoạt động Tỉ số tự bền vững và hoạt động (OSS) = -------------------------------------- Tổng chi phí hoạt động Trong đó: Tổng chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động + Chi phí tài chính + Dự phòng rủi ro Nếu OSS >100%, TCTCVM được đánh giá là đảm bảo bền vững về hoạt động. Tuy nhiên theo thông lệ quốc tế, để đạt bền vững hoạt động lâu dài, OSS nên lớn hơn 120% (Ledgerwood.J, 2013). (ii) Tỷ số tự bền vững về tài chính (FSS): Thu nhập hoạt động Tỷ số FSS = ------------------------------------------------- Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh Tổng chi phí hoạt động điều chỉnh = chi phí hoạt động + Chi phí tài chính + Dự phòng mất vốn + Chi phí vốn Chi phí vốn = ((Tỷ lệ lạm phát * (vốn tự có trung bình – Tổng tài sản cố định trung bình)) + ((Nợ trung bình + Lãi suất thương mại của các nguồn vốn nợ) – Chi phí tài chính thực tế) Nếu chỉ tiêu FSS>100%, các TCTCVM được coi là tự bền vững về tài chính (Ledgerwood.J, 2013). (iii) Mức độ tăng trưởng vốn tự có và tỷ lệ đòn bẩy. (iv) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. ROA = Thu nhập ròng/tổng tài sản (v) Mức độ bền vững về thể chế (ISS): 2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững của các tổ chức tài chính vi mô TT Chỉ số Tiêu chuẩn hoạt động 1 Tự bền vững hoạt động OSS Tối thiểu 120% 2 Tự bền vững về tài chính Tối thiểu 100% 3 ROA Tối thiểu 2% 4 Tự bền vững về thể chế Cấu trúc quản trị và tư cách pháp lý của tổ chức tốt (có pháp nhân và có sự tách bạch giữa chủ sở hữu, ban quản trị và ban điều hành) 2.5. Các lý thuyết liên quan đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô Lý thuyết chi phí đại diện Lý thuyết thứ tự ưu tiên Lý thuyết đánh đổi Lý thuyết vòng đời Lý thuyết khuyến khích lợi nhuận 2.6. Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến tự bền vững hoạt động của các tổ chức TCVM 2.6.1. Các nghiên cứu ngoài nước Tác giả Kết quả nghiên cứu Cull, Demirgu¨ - Phân tích các mô hình tác động đến lợi nhuận, tỷ lệ trả nợ và ç‐Kunt và việc giảm thiểu chi phí. Morduch (2007) - Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các MFI có khả năng kiếm được lợi nhuận trong việc phục vụ người nghèo. - Nhóm MFI có lợi nhuận cao nhất lại phục vụ ít người nghèo nhất. Ngược lại, MFI lợi nhuận thấp lại tập trung nhiều nhất vào việc tiếp cận người nghèo và phụ thuộc vào trợ cấp nhiều nhất. - Nghiên cứu cho rằng tăng lãi suất lên mức rất cao không đảm bảo lợi nhuận cao hơn và cũng không giảm thiểu chi phí. - Các yếu tố: tổng chi phí lao động trên tổng tài sản, quy mô, thời gian hoạt động, tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động tích cực đến OSS. Mặt khác, hệ số vốn chủ trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến OSS. Hartarska và - Mục tiêu đánh giá kết quả tài chính và tiếp cận khách hàng Nadolnyak nghèo giữa các tổ chức TCVM được quản lý và không được (2007) quản lý. - Các tổ chức TCVM có sử dụng đòn bẩy tài chính ít hơn thường có tính bền vững tốt hơn. - Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các tổ chức TCVM thu tiền tiết kiệm thường có khả năng tiếp cận được nhiều người đi vay hơn. – Yếu tố: hệ số vốn chủ trên tổng tài sản, quy mô, hệ số lạm phát có tác động tích cực đến OSS. Mặt khác, thời gian hoạt động có tác động có tác động phi tuyến đối với OSS. Tehulu (2013) Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô tác động tích cực đáng kể đến sự ổn định của các MFI Rahman và - Nghiên cứu đánh giá các yếu tố như: quy mô, lợi suất trên Mazlan (2014) tổng danh mục cho vay, chi phí cho mỗi người đi vay, số dư cho vay trung bình trên mỗi người đi vay, tuổi của MFI, số lượng người đi vay đang hoạt động và tỷ lệ chi phí hoạt động của các tổ chức TCVM. - Nghiên cứu đã tìm được bằng chứng cho rằng quy mô và số lượng người đi vay tác động tích cực đến OSS. Tuy nhiên, độ tuổi của các tổ chức lại có tác động tiêu cực. Owinga (2016) - Nghiên cứu là đánh giá mối quan hệ giữa mục tiêu xã hội và hiệu quả hoạt động của các TCTCVM. - Nghiên cứu cho rằng khả năng tiếp cận được đo bằng giá trị tiền gửi của khách hàng có tác động tích cực đáng kể đến OSS. – Yếu tố: tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng chi phí có tác động tiêu cực OSS. Mahapatra và - Quy mô của tổ chức TCVM, số dư nợ trung bình trên mỗi Dutta (2016) khách hàng vay, chi phí cho mỗi khách hàng vay đều là các yếu tố quyết định quan trọng đối với tính bền vững của hoạt động của các tổ chức TCVM tại Ấn Độ. Shkodra (2019) - Các yếu tố: tăng trưởng quy mô và tỷ lệ lạm phát tác động tích cực đến OSS. - Tăng trưởng GDP có tác động tiêu cực đến OSS. Elias (2020) - Các yếu tố như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và chi phí cho mỗi người đi vay đều có tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê đối với tính bền vững tài chính của các tổ chức TCVM. - Lợi suất trên tổng danh mục cho vay, quy mô số lượng người đi vay và quy mô khoản vay trung bình trên mỗi người đi vay có tác động tích cực đáng kể đối với tính bền vững. - Các biến số liên quan đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, khoản vay trên mỗi nhân viên cho vay và tỷ lệ phụ nữ vay vốn của các tổ chức TCVM không có ý nghĩa thống kê Karibo (2022) - Kết quả của phân tích hồi quy cho thấy rằng khả năng tự chủ hoạt động của các tổ chức TCVM được tác động tích cực và đáng kể bởi một số yếu tố: dư nợ cho vay, quy mô và phạm vi của các dự án và dịch vụ, tỷ lệ người đi vay trên mỗi nhân viên cho vay, lợi nhuận đạt được trên vốn chủ sở hữu và dư nợ cho vay của MFI, đều có tác động tích cực. - Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có những yếu tố có tác động tiêu cực đến khả năng tự chủ hoạt động và tự chủ tài chính, đó là: danh mục đầu tư của MFI với mức độ rủi ro trong khoảng 30 và 90 ngày, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, chi phí cho mỗi người đi vay và lạm phát cũng có tác động tiêu cực đến khả năng tự túc tài chính của MFI. 2.6.2. Các nghiên cứu trong nước. Nghiên cứu của Trương, Phan và Liêm (2022) phân tích sự tác động của cấu trúc vốn đối với OSS của MFI tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2019. Dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này đã được cung cấp bởi MIX Market. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy FEM và System GMM. Kết quả nghiên cứu tìm ra bằng chứng cho rằng cấu trúc vốn tác động tích cực và phi tuyến đến tính bền vững của các hoạt động của MFI tại Việt Nam. Cụ thể vốn chủ sở hữu có tác động tích cực và ổn định ở cả mức cao và thấp, trong khi vốn từ các nguồn khác có tác động không ổn định. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho rằng Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, số năm hoạt động của tổ chức và lạm phát tác động tích cực đến OSS. Mặt khác, tỷ lệ các khoản nợ quá hạn 30 ngày trên tổng dư nợ tác động tiêu cực đến OSS. 2.7. Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả hoạt động và mục tiêu tiếp cận cộng đồng 2.7.1. Các nghiên cứu ngoài nước Tác giả Kết quả nghiên cứu Jonathan - TCVM là một công cụ hiệu quả, mạnh mẽ nhằm xóa đói giảm Morduch, nghèo. Barbara Haley - Hiệu quả hoạt động không bao hàm sự tiếp cận cộng đồng của (2002) hộ gia đình người nghèo - TCVM không phải dành cho tất cả mọi người và không phải tất cả khách hàng tiềm năng đều bình đẳng khi tiếp cận TCVM. Beatriz - TCVM cung cấp các khoản vay cho hộ gia đình người nghèo, kết Armendáriz de quả là dẫn tới các vấn đề xã hội như: tham nhũng, không hiệu quả Aghion, và hàng triệu đô la trợ cấp lãng phí. Jonathan - Nghiên cứu cho thấy cảnh báo ủng hộ việc không nên cho vay Morduch đối với hộ gia đình có thu nhập thấp, thiếu tài sản thế chấp. (2005) - TCVM xem xét lại các giả định về hộ gia đình nghèo thực hiện tiết kiệm, xây dựng tài sản và làm thế nào để TCTCVM vượt qua thất bại thị trường. Pascal Marino - TCVM cung cấp cho các cộng đồng dân tộc khác nhau cũng có (2005) thể góp phần hoà giải chính trị - xã hội. - Phát triển hiệp hội tín dụng - tiết kiệm là một cách để mang mọi người lại với nhau, tập trung vào hoạt động kinh tế và hợp tác chứ không phải vào sự khác biệt. - TCVM giúp tạo một tiếng nói thống nhất cho hòa bình, xây dựng cấu trúc xã hội, làm việc hướng tới một tương lai chung. Siwale và - Kết quả cho thấy là giữa cán bộ cho vay và nhà quản lý cần có Ritchie (2012) gắn kết với nhau để có sự đảm bảo được an ninh tài chính cho các TCTCVM, vì cán bộ trên có sự ưu tiên cho lợi ích nhóm tại các địa phương, đôi lúc khó kiểm soát đến mức độ rủi ro của món vay trong khi các tổ chức tài chính thật sự là một trung gian tài chính cần có xem xét đến hiệu quả hoạt động. Jean-Pierre - TCVM tạo sự cân bằng giữa tiện ích xã hội và hiệu quả hoạt Gueyie, Ronny động; văn hóa, thu nhập và quản trị trong hoạt động TCVM. Manos, Jacob Yaron (2013) Sophyrum - Ba yếu tố quyết định sự bền vững đối với các TCTCVM là: 1) Heng (2015) Tăng trưởng tổng danh mục cho vay; 2) Chi phí hoạt động/tài sản; 3) Quy mô cho vay trung bình trên đầu người. - Kết luận rằng khi danh mục cho vay tăng quá nhanh thì tính bền vững của các TCTCVM thấp. - Yếu tố chi phí hoạt động theo tỷ lệ tài sản tác động đến tính bền vững. Các TCTCVM đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo phải tốn chi phí nhiều hơn các tổ chức cung cấp tài chính khác trong khi đó doanh thu thấp hơn. - Quy mô cho vay trung bình tác động đến tính bền vững, quy mô cho vay đối với người có thu nhập thấp sẽ nhỏ vì đã chọn đối tượng này phục vụ. - Công tác giáo dục tài chính giúp cho người nghèo hiểu biết nhu cầu tài chính, cách thức chi tiêu và tiết kiệm để tránh gánh nặng cho bản thân và gia đình là rất cần thiết. Wijesiri M, - Một là, các TCTCVM khó đạt được điểm hòa vốn trong giai Viganò L, và đoạn đầu hoạt động, vì thế việc mở rộng quy mô và tăng cường Meoli M công tác quản lý dễ dàng mang lại lợi nhuận cho các TCTCVM. (2015) - Hai là, các TCTCVM, các tổ chức phi chính phủ được đề cao hiệu quả xã hội trong hoạt động, nhưng bên cạnh đó phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động. Lebovics và - Các tổ chức TCVM Việt Nam cả hai hiệu quả hoạt động và xã cộng sự (2017) hội không có mối quan hệ nào, nên có thể thấy có sự đánh đổi giữa hai hiệu quả trên nên việc tiếp cận xã hội là chưa có căn cứ xác đáng. - Các TCVM phát triển dựa trên thị trường tài chính thông qua các tổ chức phi chính phủ độc lập hoặc các tổ chức TCVM tư nhân được cấp phép hơn là trợ cấp từ Nhà nước. Woller và - Còn nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa chiều sâu tiếp cận Schreiner cộng đồng và tính bền vững tài chính của TCTCVM. (2004) Awaworyi - Cung cấp bằng chứng về sự đánh đổi giữa khả năng bền vững Churchill tài chính và chiều sâu tiếp cận cộng đồng nhưng mang thuộc tính (2020) bổ sung giữa khả năng bền vững tài chính và chiều rộng tiếp cận. - Sự gia tăng khả năng bền vững tài chính dẫn đến tác động tiêu cực mạnh hơn nhiều đến chiều sâu tiếp cận so với tác động của chiều sâu tiếp cận đối với khả năng bền vững tài chính Abdulai và - Cho thấy sự đánh đổi giữa chiều sâu của phạm vi tiếp cận và tính Tewari (2017) bền vững hoạt động của các TCTCVM. - Lãi suất là một yếu tố quyết định chính đối với tính bền vững của TCTCVM. - Các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến tính bền vững của các TCTCVM là: quy mô cho vay bình quân tính theo tỷ lệ phần trăm tổng thu nhập quốc dân, tổng danh mục cho vay, danh mục đầu tư chịu rủi ro, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tài sản, hiệu quả quản trị và lãi suất các khoản cho vay khách hàng. Lensink, - Việc tiếp cận cộng đồng có liên quan tiêu cực đến hiệu quả của Meesters và các TCTCVM. cộng sự. (2011) - Tỷ lệ phụ nữ đi vay cao hơn có liên quan đến hiệu quả hoạt động của các TCTCVM thấp hơn và số dư nợ trung bình thấp hơn có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động. - Các TCTCVM sẽ cố gắng đạt được hiệu quả hoạt động và duy trì mức độ thấp đối với mục tiêu tiếp cận cộng đồng. Millson (2013) - Thương mại hóa làm tăng tính bền vững của tổ chức MFI và giảm khả năng tiếp cận cộng đồng. - Các TCTCVM hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo và cung cấp dịch vụ tài chính cho những người nghèo nhất, thì thương mại hóa có thể không phải là giải pháp hữu hiệu vì không duy trì được mục tiêu hiệu quả hoạt động của tổ chức Adhikary và - Chiều rộng và chiều sâu của phạm vi tiếp cận cộng đồng có liên Papachristou quan tích cực đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động (2014) Nurmakhanova, - Các MFI tập trung vào tính bền vững hoạt động không nhất thiết Kretzschmar và làm tổn hại đến chiều sâu và bề rộng của hoạt động tiếp cận cộng sự. (2015) Ben (2012) - Nghiên cứu cho rằng tồn tại mối quan hệ là trung lập trong mối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hieu_qua_hoat_dong_cua_cac_to_chuc_tai_chinh_vi_mo_t.pdf
  • pdfcv dang LA tran van bien001 (2).pdf
  • pdfĐiểm mới luận án TA.pdf
  • pdfHD bo mon Tran Van Bien001.pdf
  • pdfTóm tắt LA _TViệt.pdf
  • pdfTóm tắt LA_TA.pdf
Luận văn liên quan