Luận án Hiệu quả kinh tế - Xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực và kết hợp hữu hiệu hai loại nguồn lực này phục vụ công cuộc phát triển đất nước là chủ trương nhất quán của Việt Nam trong hơn 35 năm Đổi mới đã qua. Các nguồn lực trong nước đóng vai trò quyết định, các nguồn lực bên ngoài đóng vai trò quan trọng và sự kết hợp hữu hiệu hai loại nguồn lực này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của Việt Nam là nội dung có tính xuyên suốt. Thực tiễn phát triển KT - XH Việt Nam cho thấy, với tư cách là nguồn ngoại lực quan trọng - nguồn vốn FDI (thông qua hoạt động của khu vực doanh nghiệp FDI) đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hà Nội là Thủ đô, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Với vị thế của mình, Hà Nội có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển và được coi là địa bàn hấp dẫn, năng động và đem lại nhiều cơ hội cho các nhà ĐTNN. Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có vốn FDI chính là các thực thể kinh tế, mà ở đó có sự hiện diện của dòng vốn FDI. Thực tế qua hơn 35 năm Đổi mới cho thấy, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đã góp phần tạo chuyển biến căn bản trong đời sống KT - XH Thủ đô, đồng thời, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Dưới góc độ địa phương tiếp nhận vốn FDI, hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá về nguồn vốn này. Thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, hiệu quả KT - XH của khu vực doanh nghiệp này trong giai đoạn 2010-2021 đã không ngừng được cải thiện. Điều đó được thể hiện ở sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu, gia tăng mức đóng góp vào ngân sách Thành phố, cải thiện năng lực công nghệ và nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tạo việc làm; tạo động lực thúc đẩy quá trình tăng thu nhập cho người lao động; thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động thông qua “chỉ số tuân thủ” khá tốt. Bên cạnh đó, vẫn còn những khó khăn, hạn chế như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có xu hướng giảm, hiệu quả về xuất khẩu giảm, hiệu quả đóng góp ngân sách nhà nước thấp hơn mức mặt bằng chung, xu hướng tăng năng suất lao động và hoạt động chuyển giao công nghệ chưa đáp ứng được kỳ vọng của Thủ đô, hiệu quả việc làm có xu hướng giảm, vấn đề BVMT và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng thông qua “chỉ số trên mức tuân thủ” chưa được quan tâm đúng mức.

doc198 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả kinh tế - Xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình khoa học này do chính tác giả nghiên cứu, số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng. Hà Nội, ngày..... tháng..... năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Đức Hoàng Thọ MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU 8 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 14 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 14 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết 28 Chương 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 34 2.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 34 2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 44 2.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương ngoài nước, trong nước và bài học tham khảo cho thành phố Hà Nội 68 Chương 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 85 3.1. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 85 3.2. Thành tựu và hạn chế về hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 91 3.3. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra 111 Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 123 4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 123 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 137 KẾT LUẬN 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 PHỤ LỤC 183 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bảo vệ môi trường BVMT 2 Công nghiệp hỗ trợ CNHT 3 Đầu tư nước ngoài ĐTNN 4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FDI 5 Kết cấu hạ tầng KCHT 6 Kinh tế - xã hội KT - XH 7 Nghiên cứu và phát triển (Research & Development) R&D 8 Nguồn nhân lực NNL 9 Phát triển bền vững PTBV 10 Quản lý nhà nước QLNN 11 Sản xuất - kinh doanh SX - KD 12 Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) GRDP DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 3.1 Số doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội tại thời điểm 31/12 hàng năm giai đoạn 2010-2019 86 3.2 Doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo quy mô lao động 87 3.3 Doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Hà Nội tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo quy mô vốn 88 3.4 ICOR của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020 93 3.5 Tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước/ vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội 96 3.6 Mức độ đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội trong cải thiện năng lực công nghệ giai đoạn 2010-2018 97 3.7 Khoảng cách tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện/ số lao động làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố 109 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình vẽ Tên hình vẽ Trang 3.1 Tỷ lệ lợi nhuận/ vốn SX - KD của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội tại thời điểm 31/12 hàng năm 89 3.2 Tỷ lệ lợi nhuận/ tài sản của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội tại thời điểm 31/12 hàng năm 90 3.3 Tỷ trọng GRDP và vốn đầu tư thực hiện của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội 92 3.4 Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu/ vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội 95 3.5 Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện/ số lao động làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội 100 3.6 Tỷ lệ tổng thu nhập của lao động/ vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội 101 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực và kết hợp hữu hiệu hai loại nguồn lực này phục vụ công cuộc phát triển đất nước là chủ trương nhất quán của Việt Nam trong hơn 35 năm Đổi mới đã qua. Các nguồn lực trong nước đóng vai trò quyết định, các nguồn lực bên ngoài đóng vai trò quan trọng và sự kết hợp hữu hiệu hai loại nguồn lực này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của Việt Nam là nội dung có tính xuyên suốt. Thực tiễn phát triển KT - XH Việt Nam cho thấy, với tư cách là nguồn ngoại lực quan trọng - nguồn vốn FDI (thông qua hoạt động của khu vực doanh nghiệp FDI) đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hà Nội là Thủ đô, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Với vị thế của mình, Hà Nội có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển và được coi là địa bàn hấp dẫn, năng động và đem lại nhiều cơ hội cho các nhà ĐTNN. Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có vốn FDI chính là các thực thể kinh tế, mà ở đó có sự hiện diện của dòng vốn FDI. Thực tế qua hơn 35 năm Đổi mới cho thấy, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố đã góp phần tạo chuyển biến căn bản trong đời sống KT - XH Thủ đô, đồng thời, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Dưới góc độ địa phương tiếp nhận vốn FDI, hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá về nguồn vốn này. Thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, hiệu quả KT - XH của khu vực doanh nghiệp này trong giai đoạn 2010-2021 đã không ngừng được cải thiện. Điều đó được thể hiện ở sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu, gia tăng mức đóng góp vào ngân sách Thành phố, cải thiện năng lực công nghệ và nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tạo việc làm; tạo động lực thúc đẩy quá trình tăng thu nhập cho người lao động; thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động thông qua “chỉ số tuân thủ” khá tốt... Bên cạnh đó, vẫn còn những khó khăn, hạn chế như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có xu hướng giảm, hiệu quả về xuất khẩu giảm, hiệu quả đóng góp ngân sách nhà nước thấp hơn mức mặt bằng chung, xu hướng tăng năng suất lao động và hoạt động chuyển giao công nghệ chưa đáp ứng được kỳ vọng của Thủ đô, hiệu quả việc làm có xu hướng giảm, vấn đề BVMT và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng thông qua “chỉ số trên mức tuân thủ” chưa được quan tâm đúng mức... Cùng với sự vận động không ngừng của thực tiễn, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên các phương diện và bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau. Đặc biệt, có khá nhiều công trình trong nước đã quan tâm đến vấn đề hiệu quả KT - XH của các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI và nhấn mạnh rằng, hiệu quả KT - XH cần được xác định là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của dòng vốn FDI. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội dưới góc độ kinh tế chính trị. Với những lý do đã nêu trên, tác giả tiếp cận vấn đề hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI từ góc độ vĩ mô, xem xét hiệu quả/ lợi ích mà hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI mang lại cho địa phương tiếp nhận dòng vốn FDI và lựa chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài; từ đó, xác định khoảng trống nghiên cứu. Luận giải cơ sở lý luận về hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội (xây dựng quan niệm, xác định tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng); khảo sát về kinh nghiệm nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI ở một số địa phương trong và ngoài nước, từ đó, rút ra bài học có thể tham khảo cho thành phố Hà Nội. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội theo các tiêu chí đánh giá đã đề xuất, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội một cách toàn diện, từ góc độ vĩ mô, xem xét hiệu quả/ lợi ích mà hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI mang lại cho Thành phố thông qua các tiêu chí đánh giá, gồm: (1) Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội; (2) đóng góp vào xuất khẩu; (3) đóng góp ngân sách nhà nước; (4) mức độ cải thiện năng lực công nghệ và năng suất lao động; (5) đóng góp tạo việc làm; (6) đóng góp tạo thu nhập; (7) mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cải thiện môi trường. Về thời gian: Khảo sát số liệu giai đoạn 2010-2020; đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về FDI và doanh nghiệp có vốn FDI; đồng thời, kế thừa kết quả của các nghiên cứu đã công bố có liên quan. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, kế thừa số liệu thống kê về FDI và doanh nghiệp có vốn FDI có liên quan đã được công bố. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, gồm: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trừu tượng hóa khoa học, thống kê - so sánh, phân tích - tổng hợp, kết hợp logic với lịch sử... Cụ thể: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Với phương pháp này, tác giả nghiên cứu hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội trong mối quan hệ tổng thể với phát triển KT - XH của Thành phố, xu hướng vận động của dòng vốn FDI, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và định hướng PTBV của Thủ đô. Đây là phương pháp được sử dụng trong tất cả các chương của luận án. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Tác giả không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề có liên quan đến hiệu quả KT -XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, mà chỉ tập trung nghiên cứu trên cơ sở bộ tiêu chí đánh giá đã được xác định. Hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI được coi là tiêu chuẩn cao nhất trong xem xét, đánh giá mức độ những lợi ích đạt được mà hoạt động của khu vực doanh nghiệp này có thể đem lại cho sự PTBV Thủ đô. Đây là phương pháp được sử dụng trong tất cả các chương của luận án. Phương pháp thống kê - so sánh: Được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 3. Những số liệu thứ cấp đã được công bố được tác giả tiến hành thống kê theo chuỗi thời gian và so sánh, đối chiếu số liệu của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội với tính cách là một khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế với các khu vực doanh nghiệp khác và với mức trung bình trung của cả nền kinh tế; từ đó, phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng hiệu quả KT - XH của FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được tác giả sử dụng trong tất cả các chương của luận án; trong đó, chủ yếu được sử dụng ở trong chương 1 (nhằm tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, xác định khoảng trống nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết) và chương 3 (nhằm làm rõ những thành tựu và hạn chế về hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội). Phương pháp kết hợp logic với lịch sử: Được tác giả sử dụng chủ yếu trong chương 2 (để tìm ra bài học kinh nghiệm có thể tham khảo về nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI) và chương 3 (để tìm ra nguyên nhân thành tựu, hạn chế và chỉ rõ những vấn đề đặt ra từ thực tiễn về hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội). 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm, xác định tiêu chí đánh giá và chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội. Gợi ý những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo đối với thành phố Hà Nội trong nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Thành phố trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm của các địa phương ở nước ngoài và trong nước về nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI. Chỉ ra những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội trên cơ sở phân tích những thành tựu và hạn chế đã chỉ ra, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội; xác định bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI phù hợp với cấp độ địa phương. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy kinh tế chính trị nói chung và trong nghiên cứu về doanh nghiệp có vốn FDI ở các địa phương tiếp nhận đầu tư nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp có vốn FDI trên các phương diện và sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau. Cụ thể: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Li X., Liu X. (2005), “Foreign Direct Investment and Economic Growth: An Increasingly Endogenous Relationship” (FDI và tăng trưởng kinh tế: Một mối quan hệ nội sinh ngày càng tăng) [131]. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, FDI và tăng trưởng kinh tế có sự liên kết, bổ sung đáng kể cho nhau và hình thành mối quan hệ nội sinh ngày càng chặt chẽ. Đối với các nước đang phát triển, tương tác giữa FDI với NNL có ảnh hưởng tích cực; tuy nhiên, khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước lại có ảnh hưởng tiêu cực. Từ đó kiến nghị, các nước đang phát triển cần thúc đẩy phát triển NNL và nâng cao năng lực công nghệ. Chughtai M.W. (2014), “Effectiveness of Foreign Direct Investment on Economic Growth in Pakistan: A Policy Perspective Approach” (Hiệu quả của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Pakistan) [120]. Nghiên cứu phân tích hiệu quả của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Pakistan giai đoạn 1971-2013 và chỉ ra, có sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế khác nhau ở các ngành, hai chiều trong ngắn hạn và một chiều trong dài hạn. Từ đó đề xuất, chính phủ Pakistan cần nâng cao chất lượng NNL và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI và nâng cao mức đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI cho tăng trưởng kinh tế. Gupta K., Garg I. (2015), “Foreign Direct Investment and Economic Growth in India: An Econometric Approach” (FDI và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ: Một phương pháp tiếp cận toán kinh tế) [126]. Nghiên cứu phân tích độ trễ thời gian cần thiết để nguồn vốn FDI có ảnh hưởng tích cực tối đa đến tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ và chỉ ra, ảnh hưởng của nguồn vốn FDI là tích cực khi độ trễ thời gian nằm trong khoảng từ 1 đến 6 năm; ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa nhất khi thời gian trễ là 3 năm. Từ đó đề xuất, chính phủ Ấn Độ cần thực hiện các chính sách tạo sự gia tăng thường xuyên của nguồn vốn FDI để mang lại sự gia tăng liên tục trong tăng trưởng kinh tế. Wang L., Shen J., Chung C.K.L. (2015), “City profile: Suzhou - a Chinese city under transformation” (Tô Châu - một thành phố của Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi) [143]. Nghiên cứu đã trình bày sự phát triển của thành phố Tô Châu và chỉ ra, nhờ chiến lược xây dựng và phát triển các khu kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế qua thu hút FDI và phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu, Tô Châu đã trở thành một điểm đến hàng đầu về FDI của Trung Quốc. Tuy nhiên, những đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI còn chưa tương xứng với quy mô dòng vốn FDI. Nguyên nhân được chỉ ra là do liên kết giữa các công ty nước ngoài và địa phương chưa được thiết lập chặt chẽ, năng lực R&D của Tô Châu còn hạn chế; còn tồn tại sự không phù hợp về công nghệ, cấu trúc, thể chế và không gian phát triển giữa các công ty nước ngoài và địa phương. Pradeep V., Bhattacharya M., Chen J-R. (2017), “Spillover Effects of Research and Development, Exports and Foreign Investment on Productivity: Empirical Evidence from Indian Manufacturing” (Tác động tràn của R&D, xuất khẩu và ĐTNN đối với năng suất: Bằng chứng thực nghiệm từ khu vực sản xuất của Ấn Độ) [138]. Qua phân tích số liệu của hơn 1.000 công ty sản xuất ở Ấn Độ trong giai đoạn 1994-2008, nghiên cứu chỉ rõ, tác động tràn từ FDI là tích cực và có ý nghĩa với các ngành sản xuất, đặc biệt là đối với nhóm ngành công nghệ cao. Từ đó kiến nghị, Ấn Độ cần hoàn thiện chính sách theo hướng khuyến khích hoạt động R&D, tăng cường đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước; thúc đẩy tự do hóa dòng vốn FDI nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các ngành sản xuất. Ingham H., Read R., Elkomy S. (2020), “Aggregate and heterogeneous sectoral growth effects of foreign direct investment in Egypt” (Ảnh hưởng tổng hợp & không đồng nhất đến tăng trưởng theo ngành của FDI ở Ai Cập) [128]. Nghiên cứu phân tích tác động theo ngành của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Ai Cập giai đoạn 1990-2007. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, ở cấp độ tổng thể, dòng vốn FDI có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tăng trưởng kinh tế Ai Cập. Ở cấp độ ngành, FDI có ảnh hưởng tích cực đến ngành/ lĩnh vực sản xuất và xăng dầu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của FDI vào lĩnh vực tài chính và bán lẻ, viễn thông và công nghệ thông tin là tiêu cực đáng kể; trong khi ở các lĩnh vực dịch vụ và du lịch là tiêu cực, nhưng không đáng kể. Điều đó cho thấy, FDI tìm kiếm thị trường trong một số lĩnh vực nhất định có ảnh hưởng lấn át, nguyên nhân có thể do năng lực hấp thụ trong nước không đủ. Từ đó kiến nghị, các nhà hoạch định chính sách cần đánh giá ảnh hưởng của FDI theo ngành, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_hieu_qua_kinh_te_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_co_von_fdi.doc
  • doc1 BIA LUẬN ÁN - Nguyen Duc Hoang Tho.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Nguyen Duc Hoang Tho.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Nguyen Duc Hoang Tho.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Nguyen Duc Hoang Tho.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Nguyen Duc Hoang Tho.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Nguyen Duc Hoang Tho.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Nguyen Duc Hoang Tho.doc
Luận văn liên quan