Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa này thường gắn với việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp,
dịch vụ và dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất mất việc làm trong nông
nghiệp. Cùng chung xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất với các địa
phương khác trong cả nước, đất nông nghiệp ở Hưng Yên ngày càng bị thu hẹp
dần và sẽ còn bị thu hẹp hơn nữa bởi sự phát triển của các KCN, khu đô thị
trong tương lai. Nguy cơ thất nghiệp, nghèo đói đe dọa người nông dân bị thu
hồi đất sản xuất, đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy khác như tệ nạn xã hội, mất ổn
định trật tự ở nông thôn. Trong khi đó, hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh còn khá khiêm tốn, hiệu quả của hoạt động
hỗ trợ người nông dân bị thu hồi đất giải quyết việc làm thấp. Hưng Yên cần có
những chính sách hỗ trợ tạo việc làm riêng cho các đối tượng này, với các biện
pháp, giải pháp đặc thù mang tính hiệu quả hơn. Do đó, đề tài “Hỗ trợ của Nhà
nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên” được
tác giả chọn làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành
Quản lý kinh tế.
27 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THANH THỦY
HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC
NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƯNG YÊN
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 62 34 04 10
HÀ NỘI - 2017
Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Thái
2. PGS.TS. Trịnh Thị Ái Hoa
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa này thường gắn với việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp,
dịch vụ và dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất mất việc làm trong nông
nghiệp. Cùng chung xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất với các địa
phương khác trong cả nước, đất nông nghiệp ở Hưng Yên ngày càng bị thu hẹp
dần và sẽ còn bị thu hẹp hơn nữa bởi sự phát triển của các KCN, khu đô thị
trong tương lai. Nguy cơ thất nghiệp, nghèo đói đe dọa người nông dân bị thu
hồi đất sản xuất, đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy khác như tệ nạn xã hội, mất ổn
định trật tự ở nông thôn. Trong khi đó, hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh còn khá khiêm tốn, hiệu quả của hoạt động
hỗ trợ người nông dân bị thu hồi đất giải quyết việc làm thấp. Hưng Yên cần có
những chính sách hỗ trợ tạo việc làm riêng cho các đối tượng này, với các biện
pháp, giải pháp đặc thù mang tính hiệu quả hơn. Do đó, đề tài “Hỗ trợ của Nhà
nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên” được
tác giả chọn làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành
Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những vấn đề lí luận và thực tiễn về hỗ
trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong giai đoạn
hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài
tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
+ Làm rõ những vấn đề lí luận về hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất ở địa bàn cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất ở một số địa phương trong nước, từ đó rút ra những bài
học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2015.
+ Đề xuất các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên thời gian tới.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hỗ trợ tạo
việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên từ phía
chính quyền địa phương cấp tỉnh trong khuôn khổ cơ chế, chính sách chung của
nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa bàn khảo sát được giới hạn ở tỉnh Hưng Yên.
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng được thực hiện cho giai đoạn 2010
- 2015. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2016 - 2020.
Đối tượng hỗ trợ là người nông dân với nghề nghiệp chính là sản xuất
nông nghiệp. Loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp, thu hồi phục vụ mục đích
phát triển sản xuất, kinh doanh và mục đích công ích.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
Hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất không
chỉ bao gồm các biện pháp hỗ trợ tác động trực tiếp đến nông dân bị thu hồi đất
mà còn bao gồm các biện pháp hỗ trợ tới các bên có liên quan trên thị trường
lao động như bên cầu lao động, các trung gian trên thị trường.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận án
Phương pháp chủ đạo được sử dụng là phân tích, tổng hợp, phỏng vấn các
chuyên gia, điều tra khảo sát, thống kê so sánh
5. Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
+ Luận án phân tích hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân
bị thu hồi đất trên 3 khía cạnh cơ bản là hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân bị
thu hồi đất; hỗ trợ cho bên cầu trên thị trường lao động để tăng khả năng tiếp
nhận, hấp thụ lượng lao động bị đẩy ra từ quá trình thu hồi đất; hỗ trợ cho các
trung gian trên thị trường lao động để các trung gian này làm cầu nối, xúc tác,
thúc đẩy thị trường lao động hoạt động một cách hiệu quả nhất, tạo được nhiều
việc làm nhất.
+ Luận án phân tích và làm sáng tỏ các nguyên tắc hỗ trợ của nhà nước
nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Các nguyên tắc này được thực hiện
vừa đảm bảo hỗ trợ của nhà nước có hiệu quả trên nền tảng tôn trọng các yêu cầu,
quy luật vận hành của thị trường lao động, vừa đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho người
lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất tìm được việc làm bền vững.
+ Luận án phân tích các phương thức hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc
làm cho nông dân bị thu hồi đất là hỗ trợ tài chính trực tiếp và hỗ trợ phi tài
chính. Luận án khẳng định mỗi phương thức hỗ trợ có ưu điểm, nhược điểm
3
riêng, có thể sử dụng linh hoạt cho từng đối tượng hỗ trợ. Tuy vậy, đối với
người nông dân bị thu hồi đất nói chung phương thức hỗ trợ phù hợp hơn cả là
hỗ trợ phi tài chính.
- Từ việc phân tích, đánh giá một cách có hệ thống thực trạng hỗ trợ của
nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên, Luận
án chỉ ra rằng hỗ trợ của nhà nước cho nông dân bị thu hồi đất thực hiện chưa
hiệu quả. Tỉnh Hưng Yên chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này, các biện pháp
hỗ trợ được thực thi chưa phù hợp, chưa hiệu quả.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hỗ trợ của nhà nước
nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016
- 2020 như xây dựng kế hoạch tạo việc làm cho nông dân trước khi thu hồi đất,
phối hợp, lồng ghép các chương trình liên quan đến giải quyết việc làm để tạo
nguồn lực đủ lớn, nâng cao hiệu quả hỗ trợ, nâng cao nhận thức, năng lực của
đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất. Để hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, cần chú ý các biện
pháp hỗ trợ kỹ thuật hơn là hỗ trợ bằng tiền mặt.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung vào lý luận về các
biện pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở
địa phương cấp tỉnh.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định và thực thi chính sách việc làm nói
chung và chính sách hỗ trợ tạo việc làm nói riêng cho nông dân bị thu hồi đất
và hoạch định, thực thi những chính sách có liên quan.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần vào việc hoàn thiện chính
sách hỗ trợ của tỉnh Hưng Yên nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
trên địa bàn.
- Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên
cứu khoa học có liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động, giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Trong phần này, luận án tổng thuật các công trình nghiên cứu liên quan
đến giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất và các công trình nghiên cứu
liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất ở Hưng Yên.
1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước
Trong phần này, luận án tổng thuật các công trình nghiên cứu về tác động
của mất đất tới đời sống người dân; nghiên cứu về các giải pháp giảm thiểu tác
động tiêu cực tới đời sống người dân bị thu hồi đất.
1.3. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án
- Lý luận về hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm tạo việc làm cho nông dân
bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
- Thực trạng hỗ trợ của chính quyền tỉnh Hưng Yên - một trong những
điểm nóng của cả nước về thu hồi đất, nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất trên địa bàn tỉnh.
- Giải pháp để tiếp tục hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC
NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
2.1. Khái quát về hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất
2.1.1. Thu hồi đất và ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm của nông
dân bị thu hồi đất
Sau khi phân tích khái niệm thu hồi đất, Luận án phân tích các ảnh hưởng
của thu hồi đất đến việc làm của nông dân bị thu hồi đất.Một là, thu hồi đất làm
mất việc làm hiện tại của người nông dân.Hai là, thu hồi đất sẽ dẫn tới tình trạng
thiếu việc làm của người nông dân. Ba là, thu hồi đất sẽ dẫn tới yêu cầu phải
chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân.
5
2.1.2. Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
2.1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm
tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
* Khái niệm hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất
Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất là
các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận
lợi, tạo cơ hội cho người nông dân bị mất đất tìm được việc làm phù hợp với
khả năng, có thu nhập tối thiểu bằng mức thu nhập trước khi bị thu hồi đất.
Các biện pháp hỗ trợ trực tiếp bao gồm hỗ trợ về nguồn lực, các biện pháp tác
động trực tiếp đến người nông dân bị thu hồi đất. Các biện pháp hỗ trợ gián
tiếp bao gồm hỗ trợ về nguồn lực, tạo lập môi trường, cơ chế chính sách thuận
lợi cho các tổ chức, đơn vị kinh tế, từ đó gián tiếp tạo việc làm cho người nông
dân bị thu hồi đất. Các biện pháp hỗ trợ gián tiếp còn bao gồm hỗ trợ cho các
tổ chức trung gian trên thị trường lao động như tổ chức giới thiệu việc làm, các
cơ sở đào tạo nghề
Hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất là các biện pháp mà chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhằm tạo điều kiện
thuận lợi, tạo cơ hội cho người nông dân bị mất đất tìm được việc làm phù hợp
với khả năng, tăng được thu nhập. Các biện pháp mà chính quyền cấp tỉnh thực
hiện bao gồm cụ thể hóa, tổ chức thực hiện các biện pháp, chính sách của cấp
Trung ương và ban hành, tổ chức thực hiện các biện pháp, chính sách của cấp
tỉnh được phép thực hiện theo phân cấp quản lý.
Mục tiêu hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất là gia tăng về số lượng, chất lượng việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.
Bên cạnh đó, Nhà nước có thể thông qua các biện pháp hỗ trợ để hình thành
hoặc điều chỉnh cơ cấu lao động trong các ngành nghề theo mục tiêu mong
muốn của Nhà nước.
* Sự cần thiết phải hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
Nhà nước cần hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất do
đất đai là tư liệu sản xuất chính và quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp.
Nhà nước phải hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất để ngăn
ngừa nguy cơ bất ổn về chính trị, xã hội do tình trạng mất việc làm, không có
thu nhập gây ra.
6
2.1.2.2 Nguyên tắc hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất
Một là, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
phải phù hợp với khả năng, năng lực của người bị thu hồi đất. Hai là, hỗ trợ của
Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất cần phù hợp với yêu cầu
của thị trường lao động. Ba là, hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất có tính chất bổ sung, do đó hỗ trợ chỉ có tính thời hạn. Bốn là, hỗ
trợ của Nhà nước liên quan đến sử dụng nguồn lực của Nhà nước, ưu đãi của Nhà
nước cũng như việc tuân thủ các quy định của Nhà nước. Do đó Nhà nước cần
kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn lực cũng như việc tuân thủ các quy
định, các chính sách của Nhà nước có liên quan đến hỗ trợ.
2.1.2.3 Phương thức hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất
Phương thức hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất rất đa dạng, phong phú, được thực hiện thông qua hỗ trợ trực tiếp, có
thể thông qua hỗ trợ gián tiếp. Với phương thức hỗ trợ trực tiếp, Nhà nước sẽ
thực hiện các biện pháp hỗ trợ có tác động trực tiếp đến người nông dân bị thu
hồi đất. Với phương thức hỗ trợ gián tiếp, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho các đối
tượng khác trên thị trường lao động.
Hỗ trợ của Nhà nước để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất có thể
được thực hiện dưới ba hình thức. Một là hỗ trợ bằng tài chính. Hai là hỗ trợ
phi tài chính. Ba là hỗ trợ bằng đất.
2.2. Nội dung hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh nhằm tạo việc làm cho
người nông dân bị thu hồi đất
2.2.1. Hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh đối với nông dân bị thu hồi đất
2.2.1.1. Hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất
Hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh cho đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi
đất là các biện pháp mà chính quyền cấp tỉnh thực hiện để trang bị năng lực làm
việc cho nông dân, từ đó nông dân bị thu hồi đất có thể tự tìm được việc làm
hoặc tự tạo ra việc làm ho chính mình. Phương thức hỗ trợ của chính quyền tỉnh
cho đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất có thể được thực hiện dưới một số
hình thức. Một là, tỉnh hỗ trợ tiền cho người nông dân bị thu hồi đất tự tìm cơ
sở đào tạo, lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp với khả năng, với nhu cầu thị
trường để học nghề. Hai là, chính quyền tỉnh trực tiếp mở các khóa học đào tạo
để đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất. Mỗi hình thức hỗ trợ đều có những
ưu điểm và hạn chế nhất định.
7
2.2.1.2. Ưu tiên nông dân bị thu hồi đất tham gia vào các chương trình
xuất khẩu lao động
Đối với nông dân bị thu hồi đất có nhu cầu tham gia đi lao động ở nước
ngoài, chính quyền tỉnh ưu tiên giải quyết thông qua đào tạo nghề phù hợp với
nhu cầu của thị trường lao động cụ thể. Chính quyền tỉnh yêu cầu các công ty
môi giới lao động phải ưu tiên tuyển chọn, đào tạo cho nông dân bị thu hồi đất,
tạo cơ hội cho họ tham gia vào các chương trình XKLĐ.
Chính quyền tỉnh có thể cấp kinh phí đào tạo nghề cho nông dân bị thu
hồi đất thông qua các công ty môi giới lao động để các công ty này đào tạo
nghề cho nông dân bị thu hồi đất, đáp ứng yêu cầu của từng loại thị trường
XKLĐ cụ thể. Chính quyền tỉnh có thể phối hợp với các tổ chức tín dụng trên
địa bàn hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất thông qua cung cấp các khoản tín dụng
ưu đãi của Nhà nước với lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại, không cần có tài
sản thế chấp, thời hạn vay phù hợp với thời hạn tham gia XKLĐ của lao động
bị thu hồi đất.
2.2.1.3. Hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh
Một là, chính quyền tỉnh hỗ trợ thông qua giao đất dịch vụ để người nông
dân bị thu hồi đất chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh dịch vụ. Hai là, Chính
quyền tỉnh hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất phát triển sản xuất, kinh doanh thông
qua các chính sách khuyến khích người lao động mở mang những ngành nghề
mới, nâng cao năng lực, uy tín và thương hiệu của các ngành nghề truyền thống.
2.2.2. Hỗ trợ cho bên cầu trên thị trường lao động
2.2.2.1. Ưu đãi đối với các đơn vị kinh tế sử dụng lao động là nông dân bị
thu hồi đất
Đối với các đơn vị kinh tế sử dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất,
Chính quyền tỉnh có thể hỗ trợ trực tiếp thông qua cấp kinh phí để đơn vị đào
tạo lao động đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Thông qua hỗ trợ kinh
phí đào tạo cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tạo ra lực lượng lao
động đáp ứng tốt yêu cầu công việc, đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp sử dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất được ưu
đãi tiền sử dụng đất, được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một
thời gian nhất định. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có thể hỗ trợ thông qua các
chính sách ưu đãi về tín dụng đối với các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động
là nông dân bị thu hồi đất. Hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp sử dụng
lao động là nông dân bị thu hồi đất phải đi kèm với điều kiện doanh nghiệp phải
8
sử dụng lao động trong một thời hạn nhất định theo cam kết với Nhà nước. Hỗ
trợ của Nhà nước sẽ bị cắt giảm, thậm chí bãi bỏ nếu doanh nghiệp giảm dần sử
dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất hoặc sa thải lao động. Thực hiện biện
pháp hỗ trợ này đỏi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà
nước đối với doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ Nhà nước.
2.2.2.2. Ban hành quy định yêu cầu các đơn vị kinh tế sử dụng đất thu
hồi phải tuyển dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất
Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, để hỗ trợ tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất, Nhà nước cần quy định các đơn vị kinh tế sử dụng đất
thu hồi phải tạo điều kiện tiếp nhận lao động là nông dân có đất bị thu hồi. Các
cam kết tuyển dụng, sử dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất cần được xây
dựng ngay trong giai đoạn chuẩn bị GPMB. Cam kết được xây dựng thành các
kế hoạch, phương án, lộ trình thực hiện rõ ràng. Nhà nước yêu cầu doanh
nghiệp phải thực hiện và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện cam kết của
doanh nghiệp. Cùng với cam kết tuyển dụng, sử dụng lao động bị thu hồi đất,
doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể về chương trình, nội dung, ngành nghề
đào tạo cho lao động là nông dân bị thu hồi đất có nhu cầu làm việc và có khả
năng học nghề, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Cam kết tuyển dụng, sử
dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất của doanh nghiệp cần được thực hiện
trong một khoảng thời gian đủ dài, đủ để tạo ra việc làm, thu nhập ổn định cho
người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Ở địa phương, Chính quyền cấp
tỉnh là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các quy định này, đồng thời giám sát
việc tuân thủ các quy định này của các đơn vị kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
thu hồi.
2.2.2.3. Tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn, thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư
Chính quyền tỉnh thường thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản
hóa thủ tục cấp phép đầu tư nhằm thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh. Các thủ tục
hành chính này được quy định rõ ràng và được công bố công khai, minh bạch.
Chính quyền tỉnh có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào quá
trình xây dựng chính sách thu hút đầu tư vào địa phương thông qua tổ chức các
cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp, thông qua việc điều
tra, lấy ý kiến của các doanh nghiệp về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện cơ
chế chính sách và thu hút đầu tư của doanh nghiệpChính quyền tỉnh có thể hỗ
trợ các doanh nghiệp thông tin liên quan đến đầu tư vào địa phương, ban hành
9
và tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, ban hành và tổ chức thực hiện
chính sách ưu đãi về đất đai...
2.2.3. Hỗ trợ cho trung gian trên thị trường lao động
2.2.3.1. Hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề
Các hình thức hỗ trợ trực tiếp bao gồm hỗ trợ tài chính để đầu tư cơ sở vật
chất phục vụ hoạt động dạy nghề, đào tạo, nâng cao trình độ cho giáo viên dạy
nghề, đổi mới phương pháp đào tạo nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với nhu
cầu của thị trường lao động. Các hình thức hỗ trợ phổ biến là cấp tín dụng với
lãi suất ưu đãi cho các cơ sở đào tạo ng