Công nghiệp hóa, đô thị hoá là xu thế phát triển tất yếu của mọi quốc gia. Quá
trình này thường gắn với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông
nghiệp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ và dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất
mất việc làm trong nông nghiệp. Số lao động bị mất việc làm này nếu không tìm
được việc làm mới để tạo thu nhập, đảm bảo đời sống sẽ dễ phát sinh nhiều nguy cơ
mất ổn định xã hội tại địa phương. Chính vì thế, hỗ trợ tạo việc làm cho người nông
dân bị thu hồi đất là vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp tới sự ổn định xã hội của
khu vực bị thu hồi đất.
Cùng chung xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất với các địa phương
khác trong cả nước, đất nông nghiệp ở Hưng Yên ngày càng bị thu hẹp dần và sẽ còn
bị thu hẹp hơn nữa bởi sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN), khu đô thị
trong tương lai. Những năm qua, có tới 67% nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên vẫn
giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp nhưng trên diện tích đất nhỏ hẹp hơn, 13%
chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng
không ổn định. Thu nhập của 37% số hộ nông dân bị thu hồi đất bị sụt giảm so
với trước đây, và chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước [53]. Nguy cơ thất
nghiệp, nghèo đói đe dọa người nông dân bị thu hồi đất sản xuất, đồng thời kéo theo
nhiều hệ lụy khác như tệ nạn xã hội, mất ổn định trật tự ở nông thôn.
183 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THANH THỦY
HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM
CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THANH THỦY
HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM
CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 62 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Quốc Thái
2. PGS, TS Trịnh Thị Ái Hoa
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào.
Tác giả
Trần Thị Thanh Thủy
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
CNH
: Ban quản lý
Công nghiệp hóa
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
GPMB : Giải phóng mặt bằng
HĐH : Hiện đại hóa
KCHT : Kết cấu hạ tầng
KCN : Khu công nghiệp
KKT : Khu kinh tế
KT – XH : Kinh tế - xã hội
NH : Ngân hàng
PCI : Chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
TCTD : Tổ chức tín dụng
TĐC : Tái định cư
TW : Trung ương
UBND : Uỷ ban nhân dân
WB : Ngân hàng thế giới
XKLĐ : Xuất khẩu lao động
XTĐT : Xúc tiến đầu tư
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chƣơng 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án
9
1.1 Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước 9
1.2 Các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước 16
1.3 Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án 23
Chƣơng 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm
tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
26
2.1 Khái quát về hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất
26
2.2
2.3
Nội dung hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất
Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm
tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
39
50
2.4 Kinh nghiệm hỗ trợ của một số địa phương nhằm tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất và bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên
56
Chƣơng 3 Thực trạng hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên
66
3.1 Khái quát về thu hồi đất và nhu cầu hỗ trợ tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên
66
3.2 Thực trạng hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân
bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 – 2015
75
3.3 Đánh giá chung về hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên
98
Chƣơng 4 Quan điểm, phương hướng và giải pháp hỗ trợ của Nhà
nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh
Hưng Yên
122
4.1 Dự báo bối cảnh mới có ảnh hưởng đến hỗ trợ của Nhà nước
nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên
122
4.2 Quan điểm và phương hướng hỗ trợ tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên
125
4.3 Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở
tỉnh Hưng Yên
129
Kết luận và kiến nghị 152
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài
luận án
154
Danh mục tài liệu tham khảo 155
Phụ lục 166
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Cho vay vốn xuất khẩu lao động của Ngân hàng Chính sách
xã hội giai đoạn 2011-2015
84
Bảng 3.2. Cho vay của các tổ chức tín dụng nhà nước đối với phát triển
sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hưng Yên
88
Bảng 3.3. Cho vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách
xã hội giai đoạn 2011-2015
89
Bảng 3.4. Hỗ trợ cho các hộ bị thu hồi đất giai đoạn 2010-2015 99
Bảng 3.5. Các hình thức hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở
tỉnh Hưng Yên
108
Bảng 3.6. Bảng giá đất tính bồi thường đất nông nghiệp trên địa bàn
Hưng Yên
114
Bảng 4.1. Tổng diện tích đất đai tự nhiên phân theo mục đích sử dụng 122
Bảng 4.2. Dự báo dân số và lao động tỉnh đến năm 2020 125
Bảng 4.3. Khảo sát ý kiến của người dân bị thu hồi đất và cán bộ quản
lý nhà nước về nhu cầu hỗ trợ tạo việc làm
127
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1.
Ảnh hưởng của hỗ trợ bằng tiền đến lợi ích của người nhận
hỗ trợ
36
Hình 2.2. Ảnh hưởng của hỗ trợ bằng hiện vật đến lợi ích của người
nhận hỗ trợ
37
Hình 2.3. Ảnh hưởng của hỗ trợ bằng hiện vật đến lợi ích của người
nhận hỗ trợ trong trường hợp người được nhận hỗ trợ ưa
thích hiện vật được hỗ trợ
38
Hình 3.1. Tỷ lệ việc làm trên dân số của dân số từ 15 tuổi trở lên ở nông
thôn tỉnh Hưng Yên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng (%)
67
Hình 3.2. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông
thôn tỉnh Hưng Yên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng (%)
68
Hình 3.3. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn
tỉnh Hưng Yên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng (%)
69
Hình 3.4. Diện tích đất bị thu hồi ở tỉnh Hưng Yên 70
Hình 3.5. Diện tích đất bị thu hồi theo địa giới hành chính 71
Hình 3.6. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi theo địa giới hành
chính
71
Hình 3.7. Tình hình học nghề của lao động bị thu hồi đất ở Hưng Yên
giai đoạn 2010 – 2014
81
Hình 3.8. Tỷ lệ lao động bị thu hồi đất tham gia học nghề 81
Hình 3.9. Lao động xuất khẩu ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2015 84
Hình 3.10. Kỳ hạn cho vay của các TCTD Nhà nước đối với nông
nghiệp, nông thôn
111
Hình 3.11. Giá trị của các khoản vay không cần tài sản bảo đảm phân
theo quy mô năm 2011 và 2012
112
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hóa, đô thị hoá là xu thế phát triển tất yếu của mọi quốc gia. Quá
trình này thường gắn với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông
nghiệp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ và dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất
mất việc làm trong nông nghiệp. Số lao động bị mất việc làm này nếu không tìm
được việc làm mới để tạo thu nhập, đảm bảo đời sống sẽ dễ phát sinh nhiều nguy cơ
mất ổn định xã hội tại địa phương. Chính vì thế, hỗ trợ tạo việc làm cho người nông
dân bị thu hồi đất là vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp tới sự ổn định xã hội của
khu vực bị thu hồi đất.
Cùng chung xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất với các địa phương
khác trong cả nước, đất nông nghiệp ở Hưng Yên ngày càng bị thu hẹp dần và sẽ còn
bị thu hẹp hơn nữa bởi sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN), khu đô thị
trong tương lai. Những năm qua, có tới 67% nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên vẫn
giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp nhưng trên diện tích đất nhỏ hẹp hơn, 13%
chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng
không ổn định. Thu nhập của 37% số hộ nông dân bị thu hồi đất bị sụt giảm so
với trước đây, và chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước [53]. Nguy cơ thất
nghiệp, nghèo đói đe dọa người nông dân bị thu hồi đất sản xuất, đồng thời kéo theo
nhiều hệ lụy khác như tệ nạn xã hội, mất ổn định trật tự ở nông thôn.
Quá trình thu hẹp số lượng lớn đất sản xuất nông nghiệp ở Hưng Yên đặt ra
thách thức lớn đối với Tỉnh trong việc hỗ trợ, tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất. Tuy vậy, những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Điều đó thể hiện ở hiệu quả
của hoạt động hỗ trợ người nông dân bị thu hồi đất giải quyết việc làm thấp. Chính
sách việc làm của Tỉnh chỉ quan tâm hỗ trợ học nghề, chưa chú trọng đến giới thiệu
tìm việc làm cho lao động sau học nghề. Hưng Yên thiếu các chính sách hỗ trợ tạo
việc làm đặc thù cho đối tượng là nông dân bị thu hồi đất. Các chính sách, các
chương trình hỗ trợ tạo việc làm của Hưng Yên chủ yếu dựa vào các chính sách,
2
chương trình chung của Chính phủ; và triển khai, thực hiện các chương trình đó. Nói
cách khác, các ưu đãi của tỉnh trong vấn đề hỗ trợ tạo việc làm chỉ nằm trong khuôn
khổ của cả nước. Trong khi đó, với đặc thù là tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa (CNH),
đô thị hoá nhanh, lượng lao động nông nghiệp bị mất việc làm sau thu hồi đất lớn, do
đó, Hưng Yên cần có những chính sách hỗ trợ tạo việc làm riêng cho các đối tượng
này, với các biện pháp, giải pháp đặc thù mang tính hiệu quả hơn. Và điều đó đang là
một mảng trống lớn trong hoạch định chính sách ở Hưng Yên.
Hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH,
hiện đại hóa (HĐH) sẽ vẫn là vấn đề bức xúc của Hưng Yên trong thời gian tới. Vấn
đề này nếu không được giải quyết sẽ tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội mà còn tạo
ra những vấn đề về an sinh xã hội ở nông thôn, tạo ra khoảng cách giàu nghèo, sự bất
bình đẳng giữa khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ với khu vực nông thôn nơi có
rất nhiều người thiếu hoặc không có việc làm.
Với những lý do trên, tác giả cho rằng vấn đề hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo
việc làm cho lao động bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên cần được nghiên cứu một cách
có hệ thống. Trên cơ sở đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cần nghiên cứu
ảnh hưởng của nó đối với người nông dân bị thu hồi đất; hiệu quả các biện pháp hỗ
trợ tạo việc làm đối với nông dân sau thu hồi đất hiện tại; quan điểm xây dựng các
biện pháp hỗ trợ tạo việc làm để từ đó có thể tìm ra những giải pháp hỗ trợ tạo việc
làm thiết thực, hiệu quả hơn nữa. Do đó, đề tài “Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc
làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên” được tác giả chọn làm chủ đề
nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận và thực tiễn về
hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong giai đoạn
hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020.
3
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài tập
trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
+ Làm rõ những vấn đề lí luận về hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất ở địa bàn cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất ở một số địa phương trong nước, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho tỉnh Hưng Yên.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2015.
+ Đề xuất quan điểm, phương hướng và các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm
tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hỗ trợ tạo việc
làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên từ phía chính quyền
địa phương cấp tỉnh trong khuôn khổ cơ chế, chính sách chung của Nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa bàn khảo sát được giới hạn ở tỉnh Hưng Yên.
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng được thực hiện cho giai đoạn 2010 -
2015. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2016 - 2020.
Đối tượng hỗ trợ là người nông dân với nghề nghiệp chính là sản xuất nông
nghiệp. Loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp, thu hồi phục vụ mục đích phát triển
sản xuất, kinh doanh và mục đích công ích.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận nghiên cứu:
Hỗ trợ của Nhà nước nhằm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất là
một biện pháp bổ trợ cho quá trình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các mục đích
phát triển kinh tế, xã hội khác. Do đó, hỗ trợ của Nhà nước có mối quan hệ nhất định
tới vấn đề giải phóng mặt bằng (GPMB), bồi thường, đền bù. Những vấn đề này cũng
4
vì thế có những ảnh hưởng, tác động nhất định tới hỗ trợ tạo việc làm. Tuy nhiên, luận
án này nghiên cứu vấn đề hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất như một nội dung độc lập. Mối quan hệ giữa nội dung hỗ trợ và GPMB, đền
bù, bồi thường chỉ được đề cập đến trong trường hợp thật sự cần thiết.
Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất không chỉ
bao gồm các biện pháp hỗ trợ tác động trực tiếp đến nông dân bị thu hồi đất mà còn
bao gồm các biện pháp hỗ trợ tới các bên có liên quan trên thị trường lao động như
bên cầu lao động, các trung gian trên thị trường. Đồng thời, hỗ trợ của Nhà nước
dành trực tiếp cho nông dân bị thu hồi đất chỉ hiệu quả khi gắn kết với môi trường
phát triển kinh tế của địa phương. Chính vì thế, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc
làm cho nông dân bị thu hồi đất trong luận án được tiếp cận rộng, bao gồm cả hỗ trợ
trực tiếp nông dân và các biện pháp khác có tác động đến cơ hội tìm việc làm của
nông dân bị thu hồi đất.
Khung phân tích: Hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm tạo việc làm cho nông dân
bị thu hồi đất
Nguyên tắc hỗ
trợ
Nội dung hỗ trợ
- Hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với nông dân bị
thu hồi đất
+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bị thu
hồi đất
+ Ưu tiên nông dân bị thu hồi đất tham gia
vào các chương trình xuất khẩu lao động
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh
- Hỗ trợ cho bên cầu trên thị trƣờng lao
động
+ Ưu đãi đối với các đơn vị kinh tế sử dụng
lao động là nông dân bị thu hồi đất
+ Ban hành quy định yêu cầu các đơn vị kinh
tế sử dụng đất thu hồi phải tuyển dụng lao
động là nông dân bị thu hồi đất
+ Tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi
cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa
bàn và thực hiện các hoạt động XTĐT
- Hỗ trợ cho trung gian trên thị trƣờng lao
động
Hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề
Hỗ trợ cho các tổ chức môi giới việc làm
Các nhân tố ảnh
hƣởng đến hỗ trợ
của Nhà nƣớc
- Chính sách kinh tế
của Trung ương
- Ý thức, năng lực
của người nông dân
bị thu hồi đất
- Tiềm lực kinh tế, vị
trí địa lý và lợi thế
của địa phương
- Năng lực, phẩm chất
của đội ngũ cán bộ
quản lý nhà nước ở
địa phương
- Thị trường lao động
trong nước và quốc
tế
Mục tiêu hỗ
trợ
Giải quyết việc
làm cho nông
dân bị thu hồi
đất
Điều kiện hỗ
trợ thành công
5
Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận án phân tích và hệ thống hoá, khái
quát hóa những vấn đề chung nhất về hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất;
những căn cứ lý thuyết và thực tiễn để tạo ra những chính sách, những biện pháp có
khả năng hỗ trợ tạo việc làm hiệu quả cho nông dân bị thu hồi đất.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Luận án phân tích, so sánh, đối chiếu các số
liệu thống kê để đề xuất những phương hướng và giải pháp phù hợp nâng cao hiệu
quả hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.
- Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên gia: Trong quá trình làm
luận án, tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi và thiết kế phiếu điều tra để lấy ý kiến của
nông dân bị thu hồi đất về các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên và tham khảo ý kiến các chuyên gia trong
lĩnh vực nghiên cứu, các cán bộ tỉnh và huyện cũng như cán bộ quản lý một số ngành
có liên quan ở tỉnh Hưng Yên nhằm tìm ra những bất cập, nguyên nhân cũng như
những giải pháp phù hợp cho việc giải quyết vấn đề hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân
bị thu hồi đất. Luận án thiết kế 2 mẫu phiếu dành cho hai đối tượng là người nông
dân bị thu hồi đất và cán bộ ở các địa phương. Số người được lấy ý kiến là 246
người. Trong đó, 70 phiếu cho cán bộ ở 70 xã/161 xã, phường, thị trấn của tỉnh Hưng
Yên (mỗi huyện 5 xã, riêng huyện Khoái Châu 25 xã), trong đó có 10 phiếu xin ý
kiến của chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND), 10 phiếu xin ý kiến của phó chủ tịch
UBND, 30 phiếu xin ý kiến của cán bộ địa chính, 10 phiếu xin ý kiến của cán bộ tài
chính, 10 phiếu xin ý kiến của cán bộ lao động thương binh và xã hội. Phiếu cho cán
bộ gồm 13 câu hỏi.
176 phiếu được phát cho nông dân có đất bị thu hồi ở 70 xã của 10/10 huyện,
thành phố (mỗi huyện lấy ý kiến của 15 người, riêng huyện Yên Mỹ lấy ý kiến của
41 người). Phiếu hỏi gồm 9 câu hỏi.
6
Các xã lựa chọn để khảo sát là các xã thuộc địa bàn các huyện có diện tích đất
bị thu hồi lớn nhất. Các hộ nông dân được lựa chọn là các hộ mất trên 30% đất nông
nghiệp, nằm trong độ tuổi từ 18 đến 40 và từ 41 đến 60. Vì đối tượng khảo sát là hộ
nông dân nên số người được hỏi nằm trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Phương pháp
thu thập số liệu là phát phiếu điều tra. Nội dung điều tra được thể hiện ở mẫu phiếu
đính kèm trong Luận án. Luận án sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
5. Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
+ Luận án phân tích hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất trên 3 khía cạnh cơ bản là hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân bị thu hồi
đất; hỗ trợ cho bên cầu trên thị trường lao động để tăng khả năng tiếp nhận, hấp thụ
lượng lao động bị đẩy ra từ quá trình thu hồi đất; hỗ trợ cho các trung gian trên thị
trường lao động để các trung gian này làm cầu nối, xúc tác, thúc đẩy thị trường lao
động hoạt động một cách hiệu quả nhất, tạo được nhiều việc làm nhất.
+ Luận án phân tích và làm sáng tỏ các nguyên tắc hỗ trợ của Nhà nước nhằm
tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất phải phù hợp với khả năng, năng lực của người bị thu hồi
đất. Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất cần phù hợp
với yêu cầu của thị trường lao động. Hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất có tính chất bổ sung, do đó hỗ trợ chỉ có tính thời hạn. Hỗ trợ
của Nhà nước liên quan đến sử dụng nguồn lực của Nhà nước, ưu đãi của Nhà nước
cũng như việc tuân thủ các quy định của Nhà nước.
Các nguyên tắc này được thực hiện vừa đảm bảo hỗ trợ của Nhà nước có hiệu
quả trên nền tảng tôn trọng các yêu cầu, quy luật vận hành của thị trường lao động,
vừa đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho người lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất tìm
được việc làm bền vững.
+ Luận án phân tích các phương thức hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất là hỗ trợ tài chính trực tiếp và hỗ trợ phi tài chính. Luận
án khẳng định mỗi phương thức hỗ trợ có ưu điểm, nhược điểm riêng, có thể sử dụng
7
linh hoạt cho từng đối tượng hỗ trợ. Đối với đối tượng nông dân bị thu hồi đất ở
ngoài độ tuổi lao động, Nhà nước nên hỗ trợ bằng tiền. Đối với người trong độ tuổi
lao động bị thu hồi đất cần phân loại cụ thể. Người có khả năng chuyển đổi nghề
nghiệp, có khả năng chủ động trong tạo việc làm cho bản thân thì Nhà nước có thể
hỗ trợ bằng tiền. Những người không có trình độ, không có tay nghề Nhà nước cần
hỗ trợ thông qua các chương trình đào tạo, trực tiếp hỗ trợ kết nối họ với thị trường
lao động trong và ngoài nước.
- Từ việc phân tích, đánh giá một cách có hệ thống thực trạng hỗ trợ của Nhà
nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên, Luận án chỉ ra
rằng hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân bị thu hồi đất thực hiện chưa hiệu quả. Tỉnh
Hưng Yên chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này, các biện pháp hỗ trợ được thực thi
chưa phù hợp, chưa hiệu quả. Các cơ sở quan trọng để hỗ trợ như thống kê, phân loại
đối tượng nông dân bị thu hồi đất theo diện tích đất bị thu hồi, độ tuổi, giới tính, khả
năng tham gia thị trường lao động, khả năng tự tạo việc làm chưa được thực hiện
bài bản, chính xác hơn là chưa được thực hiện. Người nông dân bị thu hồi đất phải
chủ động tìm việc làm cho bản thân. Hỗ trợ của Tỉnh chưa sát đối tượng, mức hỗ trợ
thấp nên tác động của các biện pháp hỗ trợ tới tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất còn rất hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hỗ trợ của Nhà nước
nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 –
2020 như xây dựng kế hoạch tạo việc làm cho nông dân trước khi thu hồ