Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có cả thời cơ và thách thức đan
xen, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất quan trọng. Với sân
chơi WTO, các trò chơi đòi hỏi trí tuệ hơn, tầm nhìn dài hạn hơn.
Ngành SX máy biến áp nội địa đang đứng trước cơ hội tăng trưởng nhanh
của nhu cầu thị trường, tuy nhiên cùng với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và
khu vực, áp lực cạnh tranh cũng ngày càng gia tăng. Phần thắng sẽ thuộc về doanh
nghiệp biết hoạch định mục tiêu, tận dụng thời cơ và thế mạnh để khắc phục điểm
yếu và vượt qua thử thách. Nói cách khác, để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị
trường cần phải có chiến lược hợp lý. Đây cũng là điểm yếu của hầu hết các doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Công ty cổ phần Cơ Điện Thủ Đức (EMC) là doanh nghiệp thành viên của
Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) hoạt động trong lĩnh vực SX và sửa chữa
MBA. Hoạt động theo cơ chế thị trường từ 2008, Lãnh đạo EM C luôn phải đưa ra
những quyết định mang tính chất dài hạn, hết sức quan trọng, quyết định vận mệnh
của công ty. Một nghiên cứu trước đây đã hoạch định “Chiến lược kinh doanh của
CTCP Cơ Điện Thủ Đức – Giai đoạn 2010_2020, tầm nhìn 2025”
1
nhưng chưa đưa
ra được các chiến lược cấp chức năng hỗ trợ thực hiện chiến lược cấp công ty. Với
bối cảnh đó, học viên chọn đề tài “Hoạch định chiến lược tài chính của CTCP Cơ
Điện Thủ Đức, giai đoạn 2011 – 2020”
163 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạch định chiến lược tài chính của công ty cổ phần cơ điện thủ đức giai đoạn 2011 – 20 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------***----------
BÙI PHƯỚC QUÃNG
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
CỦA CTCP CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ QUANG HUÂN
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2010
2/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
LỜI CẢM ƠN VÀ CAM ĐOAN
Trước hết, tôi xin cảm ơn TS. Ngô Quang Huân đã tận tâm hướng dẫn thực
hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các Giảng viên bộ môn đã truyền đạt kiến thức trong
suốt chương trình học, những kiến thức đã ít nhiều được tích hợp trong luận văn
này.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, các đồng nghiệp ở EMC, các chuyên gia
trong ngành đã góp ý trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi, các dữ liệu, tài liệu khác chỉ được sử dụng như là nguồn tham khảo và được nói
rõ ở phần tài liệu tham khảo.
Trân trọng.
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
3/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Trang phụ bìa …………………………………………………………………..
Lời cam đoan…………………………………………………………………...
Mục lục…………………………………………………………………………
Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt………………………………………………
Danh mục các hình vẽ, đồ thị…………………………………………………..
Danh mục các bảng…………………………………………………………….
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ……………………………………………………….
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH VÀ
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH……………………………….
1.1. Tổng quan về chiến lược tài chính ………………………………………...
1.1.1. Khái niệm về chiến lược tài chính……………………………………..
1.1.1.1. Khái quát về hoạt động quản trị tài chính………………………….
1.1.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh………………………………….
1.1.1.3. Khái niệm quản trị chiến lược……………………………………..
1.1.1.4. Khái niệm chiến lược cấp bộ phận chức năng……………………..
1.1.1.5. Khái niệm chiến lược tài chính…………………………………….
1.1.2. Hoạch định chiến lược tài chính……………………………………….
1.1.2.1. Vai trò của hoạch định tài chính…………………………………...
1.1.2.2. Mục tiêu của hoạch định tài chính…………………………………
1.1.2.3. Các loại kế hoạch tài chính………………………………………...
1.2. M ô hình tài chính các giai đoạn trong chu kỳ sống của DN…………….
1.3. Lý thuyết về cơ cấu vốn Cty……………………………………………..
1.3.1. Thuyết cân đối (Thuyết M&M)……………………………………...
1.3.2. Thuyết đánh đổi……………………………………………………...
1.3.3. Thuyết tín hiệu……………………………………………………….
1.3.4. Các nhân tố quyết định cơ cấu vốn…………………………………….
1.3.5. Quyết định về cơ cấu vốn DN…………………………………………
1.3.5.1. Phân tích khả năng không thanh toán được nợ…………………….
1.3.5.2. Phân tích lưu chuyển tiền mặt và tỷ số nợ/vốn…………………….
1.3.5.3. Các phương pháp phân tích khác…………………………………..
1.4. Lý thuyết về chính sách cổ tức…………………………………………….
1.4.1. Các lý thuyết về chính sách cổ tức…………………………………….
1.4.1.1. Lý thuyết sự độc lập của cổ tức……………………………………
1.4.1.2. Lý thuyết chú chim trong lòng bàn tay…………………………….
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức………………………….
1.4.2.1. Các hạn chế trong thanh toán cổ tức……………………………….
1.4.2.2. Các cơ hội đầu tư ………………………………………………….
1.4.2.3. Các nguồn vốn khác……………………………………………….
1.4.2.4. Các tác động của chính sách cổ tức lên rs …………………………
1.5. M ô hình dự báo khả năng phá sản Cty…………………………………….
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
4/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
1.6. Nhận diện rủi ro và giải pháp kiểm soát…………………………………...
1.6.1. Khái niệm rủi ro………………………………………………………..
1.6.2. Rủi ro kinh doanh……………………………………………………...
1.6.3. Rủi ro tài chính………………………………………………………...
Tóm lược chương 1…………………………………………………………….
Chương 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC
TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA EMC……………………………………………
2.1. Giới thiệu tổng quát về EMC………………………………………………
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của EMC……………………………….
2.2.1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô……………………………………
2.2.1.1. Các yếu tố kinh tế………………………………………………….
2.2.1.2. Các yếu tố xã hội…………………………………………………..
2.2.1.3. Các yếu tố pháp luật……………………………………………….
2.2.1.4. Các yếu tố công nghệ………………………………………………
2.2.2. Phân tích môi trường kinh tế vi mô……………………………………
2.2.2.1. Khách hàng………………………………………………………...
2.2.2.2. Nhà cung cấp………………………………………………………
2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu……………………………………….
2.2.2.4. Sản phẩm thay thế………………………………………………….
2.2.2.5. Đối thủ tiềm ẩn…………………………………………………….
2.3. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của EMC………………………
2.3.1. Hoạt động cung ứng……………………………………………………
2.3.2. Hoạt động sản xuất…………………………………………………….
2.3.3. Tình hình tiêu thụ……………………………………………………...
2.3.4. Hoạt động marketing…………………………………………………..
2.3.5. Dịch vụ hậu mãi………………………………………………………..
2.3.6. Cơ sở hạ tầng…………………………………………………………..
2.3.7. Nguồn nhân lực………………………………………………………...
2.3.8. Nghiên cứu và phát triển……………………………………………….
2.3.9. Tình hình tài chính……………………………………………………..
2.4. Phân tích thực trạng tài chính của EMC 2007 – 2009……………………..
2.4.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động…………………………………………..
2.4.1.1. Phân tích khả năng sinh lợi………………………………………...
2.4.1.2. Phân tích suất sinh lợi trên tổng tài sản……………………………
2.4.1.3. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên doanh thu…………………………...
2.4.1.4. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản………………………………...
2.4.2. Đánh giá chính sách tài trợ…………………………………………….
2.4.2.1. Phân tích đòn bẩy tài chính………………………………………...
2.4.2.2. Xác định chỉ số Z…………………………………………………..
2.4.3. Phân tích Dupont………………………………………………………
2.4.4. Đánh giá chính sách phân phối lợi nhuận……………………………...
2.4.5. Phân tích dòng tiền…………………………………….........................
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
5/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
2.4.5.1. Phân tích dòng tiền hoạt động……………………………………..
2.4.5.2. Phân tích dòng tiền đầu tư…………………………………………
2.4.5.3. Phân tích dòng tiền tài trợ………………………………………….
2.4.5.4. Phân tích chỉ số dòng tiền chuyên biệt…………………………….
Tóm lược chương 2…………………………………………………………….
Chương 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CỦA EMC GIAI
ĐOẠN 2011 – 2020……………………………………………………………
3.1. Khảo sát yếu tố tài chính ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của cổ phiếu EM C
3.1.1. Giới thiệu sơ lược về cuộc nghiên cứu………………………………...
3.1.2. Lược trích kết quả nghiên cứu…………………………………………
3.2. Hoạch định chiến lược tài chính…………………………………………...
3.2.1. Cơ sở hoạch định chiến lược tài chính………………………………...
3.2.1.1. Xu hướng phát triển và mục tiêu tăng trưởng của EM C đến 2020
3.2.1.2. Nhận diện tính hình tài chính của EMC trong chu kỳ sống của DN
3.2.2. Hoạch định chiến lược đầu tư………………………………………….
3.2.2.1. Đánh giá hiệu quả tài chính các dự án đầu tư mới………………...
3.2.2.2. Lập ngân sách đầu tư giai đoạn 2011 – 2020……………………...
3.2.2.3. Hoạch định các chỉ tiêu tài chính cho các dự án hiện hữu………...
3.2.3. Hoạch định chiến lược tài trợ………………………………………….
3.2.3.1. Xác định điểm bàng quan EPS…………………………………….
3.2.3.2. Khảo sát chi phí sử dụng vốn……………………………………...
3.2.3.3. Xác định cấu trúc vốn mục tiêu……………………………………
3.2.4. Hoạch định chính sách cổ tức………………………………………….
3.2.5. Dự phóng BCKQHQKD, BCDKT, BCLCTT giai đoạn 2011 – 2020
3.2.5.1. Dự phóng BCĐKQHĐKD…………………………………………
3.2.5.2. Dự phóng BCĐKT…………………………………………………
3.2.5.3. Dự phóng BCLCTT………………………………………………..
3.2.6. Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính hoạch định…………………..
3.2.7. Phân tích tốc độ tăng trưởng…………………………………………...
3.2.8. Vấn đề lạm phát………………………………………………………..
3.3. Các giải pháp thực hiện chiến lược tài chính………………………………
3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức, nhân sự…………………………………..
3.3.2. Nhóm giải pháp cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản……………………
3.3.3. Nhóm giải pháp kiểm soát nguồn vốn…………………………………
3.3.4. Nhóm giải pháp kiểm soát rủi ro………………………………………
3.4. Kiến nghị…………………………………………………………………..
Tóm lược chương 3…………………………………………………………….
KẾT LUẬN……………………………………………………………………
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...
Danh mục các phụ lục………………………………………………………….
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
6/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu, từ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
CK Cuối kỳ
CTCP Công ty cổ phần
ĐK Đầu kỳ
EBIT Earning Before Interest and Tax
EMC Công ty cổ phần Cơ Điện Thủ Đức
EVN Tập đoàn Điện Lực Việt Nam
HTK Hàng tồn kho
KM Khoản mục
KPT Khoản phải thu
MBA Máy biến áp
MM Modigliani và M erton Miller
NSX Nhà sản xuất
PL Phụ lục
SBU Đơn vị kinh doanh chiến lược
SX Sản xuất
TICF Tổng dòng tiền vào
TTS Tổng tài sản
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
7/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
TSCĐ Tài sản cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
WTO Tổ chức thương mại thế giới
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
8/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số Tên Trang
1.1 Tiến trình lập kế hoạch và các mối quan hệ ngân sách
1.2 Quan hệ của các kế hoạch tài chính
2.1 Sơ đồ tổ chức EM C
2.2 Thị phần kinh doanh MBA nội địa – 2009
2.3 Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm EMC
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
9/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số Tên Trang
2.1 Thống kê sản lượng EM C từ 2004 đến 2009
2.2 Thống kê doanh thu EM C từ 2004 đến 2009
3.1 Đánh giá chỉ tiêu tài chính các dự án
3.2 Doanh thu hòa vốn EPS
3.3 Biến thiên lãi vay theo tỷ lệ nợ
3.4 Biến thiên chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ nợ
3.5 Biến thiên WACC theo D/A
3.6 Cấu trúc vốn mục tiêu
3.7 Tỷ lệ cổ tức
3.8 Các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính hoạch định
3.9 Tỷ lệ tăng trưởng bền vững
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
10/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Bối cảnh thực hiện đề tài
Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có cả thời cơ và thách thức đan
xen, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất quan trọng. Với sân
chơi WTO, các trò chơi đòi hỏi trí tuệ hơn, tầm nhìn dài hạn hơn.
Ngành SX máy biến áp nội địa đang đứng trước cơ hội tăng trưởng nhanh
của nhu cầu thị trường, tuy nhiên cùng với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và
khu vực, áp lực cạnh tranh cũng ngày càng gia tăng. Phần thắng sẽ thuộc về doanh
nghiệp biết hoạch định mục tiêu, tận dụng thời cơ và thế mạnh để khắc phục điểm
yếu và vượt qua thử thách. Nói cách khác, để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị
trường cần phải có chiến lược hợp lý. Đây cũng là điểm yếu của hầu hết các doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Công ty cổ phần Cơ Điện Thủ Đức (EMC) là doanh nghiệp thành viên của
Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) hoạt động trong lĩnh vực SX và sửa chữa
MBA. Hoạt động theo cơ chế thị trường từ 2008, Lãnh đạo EM C luôn phải đưa ra
những quyết định mang tính chất dài hạn, hết sức quan trọng, quyết định vận mệnh
của công ty. Một nghiên cứu trước đây đã hoạch định “Chiến lược kinh doanh của
CTCP Cơ Điện Thủ Đức – Giai đoạn 2010_2020, tầm nhìn 2025”1 nhưng chưa đưa
ra được các chiến lược cấp chức năng hỗ trợ thực hiện chiến lược cấp công ty. Với
bối cảnh đó, học viên chọn đề tài “Hoạch định chiến lược tài chính của CTCP Cơ
Điện Thủ Đức, giai đoạn 2011 – 2020”.
Sự cần thiết của đề tài
Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường các nhà quản trị
không phải chỉ cần tạo ra lợi nhuận, mà còn phải vận dụng các quyết định tài chính
để khuếch đại lợi nhuận, đồng thời kiểm soát sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Đó chính là vai trò của giám đốc tài chính thông qua hoạch định chiến lược tài
chính.
1 Tài liệu tham khảo [12]
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
11/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Mặc dù chiến lược là một lĩnh vực có tính tương đối và mang đậm tính cách
riêng của nhà quản trị cấp cao. Nhưng với cơ sở lý luận được đúc kết từ nhiều
nguồn lý thuyết đã được thực tiễn minh chứng, kết hợp với những lý luận, phân tích
logic học viên tin rằng đề tài có thể vận dụng vào quá trình hoạch định phát triển
của EMC cùng với những hiệu chỉnh phù hợp phong cách riêng của nhà lãnh đạo.
Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là hoạch định nguồn tài chính hỗ trợ thực hiện chiến
lược kinh doanh cấp công ty; tái cấu trúc tài chính, cân nhắc thực hiện một cách hợp
lý đồng thời hai mục tiêu: sử dụng đòn bẩy tài chính khuếch đại thu nhập và kiểm
soát rủi ro đòn cân nợ. Mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị tài sản cổ đông thông
qua thị giá cổ phiếu.
Phương pháp tiến hành
- Phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng tài chính của EMC, so sánh
các chỉ số bình quân ngành để đánh giá sức khỏe tài chính.
- Khảo sát quan điểm nhà đầu tư, sử dụng công cụ SPSS xử lý số liệu, xác
định nhân tố cốt lõi tạo nên tính hấp của cổ phiếu EMC.
- Dựa trên cở sở mục tiêu chiến lược kinh doanh cấp công ty, thẩm định các
quyết định đầu tư, hoạch định chính sách tài trợ và chính sách cổ tức có tính đến
yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư để tối đa hóa tài sản cổ đông.
- Dự phóng các báo cáo tài chính, đánh giá các chỉ tiêu tài chính hoạch định,
phân tích tốc độ tăng trưởng hoạch định.
- Đưa ra các kiến nghị và giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính.
Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược tài chính và hoạch định chiến lược tài chính.
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng tài chính của EM C.
Chương 3: Hoạch định chiến lược tài chính của EM C giai đoạn 2011 – 2020.
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
12/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm về chiến lược tài chính
1.1.1.1 Khái quát về hoạt động quản trị tài chính
Quản trị tài chính Cty là hoạt động liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài
trợ và quản lý tài sản DN nhằm đạt mục tiêu đề ra. Quản trị tài chính liên quan đến
ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân
phối lợi nhuận.
Quyết định đầu tư:
Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: (1) tổng giá trị tài sản
và giá trị từng bộ phận tài sản cần có và (2) mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận
tài sản trong DN. Cụ thể:
Quyết định đầu tư tài sản lưu động, bao gồm: quyết định tồn quỹ,
quyết định tồn kho, quyết định chính sách bán hàng tín dụng, quyết định đầu tư tài
chính ngắn hạn.
Quyết định đầu tư tài sản cố định, bao gồm: quyết định mua sắm tài
sản cố định mới, quyết định thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tư dự án,
quyết định đầu tư tài chính dài hạn.
Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài
sản cố định, bao gồm: quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hòa
vốn
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết
định tài chính Cty vì nó tạo ra giá trị cho DN.
Quyết định tài trợ:
Quyết định tài trợ liên quan đến việc lựa chọn loại nguồn vốn nào cung cấp
cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng vốn
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
13/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
ngắn hạn hay vốn dài hạn. Đồng thời, nhà quản lý còn phải quyết định làm thế nào
để huy động được các nguồn vốn đó. Một số quyết định về nguồn vốn cụ thể:
Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn: quyết định vay ngắn hạn
hay sử dụng tín dụng thương mại; quyết định vay ngắn hạn ngân hàng hay phát
hành tín phiếu Cty.
Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn: quyết định sử dụng nợ dài
hạn hay vốn cổ phần; quyết định vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu
Cty; quyết định phát hành cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi.
Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu: sử dụng đòn
bẩy tài chính.
Quyết định vay để mua hay thuê tài sản.
Quyết định phân chia cổ tức:
Trong quyết định phân chia cổ tức giám đốc tài chính sẽ phải lựa chọn giữa
việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại để tái đầu tư. Ngoài ra,
giám đốc tài chính còn phải quyết định Cty nên theo đuổi một chính sách cổ tức như
thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động gì đến giá trị Cty hay giá cổ phiếu trên
thị trường hay không. [10, tr.24]
Mười tiền đề cơ sở của quản trị tài chính:
Trong quá trình ra quyết định tài chính, nhà quản trị rất dễ rơi vào ma trận
những công thức tính toán và những thủ tục cụ thể mà quên đi những logic thúc đẩy
tài chính thể hiện qua 10 tiền đề cơ sở của quản trị tài chính:
Tiền đề 1: Đổi rủi ro lấy thu nhập – Chúng ta không chấp nhận thêm rủi ro
trừ khi được đền bù thu nhập cao hơn.
Tiền đề 2: Giá trị thời gian của tiền tệ - Một đồng hôm nay giá trị hơn rất
nhiều so với một đồng trong tương lai.
Tiền đề 3: Tiền, chứ không phải thu nhập, là vua.
Tiền đề 4: Các dòng tiền gia tăng – chỉ theo dõi những thay đổi.
Tiền đề 5: Những trở ngại của thị trường cạnh tranh – tại sao khó tìm những
dự án siêu thu nhập.
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
14/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
Tiền đề 6: Các thị trường vốn hiệu quả - thị trường chuyển động nhanh và
giá cả phản ảnh sự chính xác.
Tiền đề 7: Vấn đề đại diện – người điều hành không làm việc cho chủ sở hữu
trừ khi họ có quyền lợi trong đó.
Tiền đề 8: Thuế ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh.
Tiền đề 9: Không có rủi ro nào giống rủi ro nào – một số rủi ro có thể loại trừ
bằng đa dạng hóa và một số thì không thể.
Tiền đề 10: Hành vi đạo đức đó là làm điều tốt, và rắc rối đạo đức luôn xuất
hiện trong tài chính.
Sử dụng những tiền đề này cho thấy việc ra quyết định tài chính gắn chặt với
lý thuyết tài chính hiện đại và hiện trạng các điều kiện kinh tế. [9, tr.26]
1.1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh
Có rất nhiều định nghĩa về chiến lược, mỗi định nghĩa có ít nhiều khác nhau
tùy thuộc vào quan niệm của mỗi tác giả. Năm 1962 chiến lược được Chandler định
nghĩa như là “việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của DN và việc
áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để
thực hiện các mục tiêu này”2.
Chandler là một trong những người đầu tiên khởi xướng lý thuyết quản trị
chiến lược. Cho đến những năm 1980, khi mà môn học quản trị chiến lược trở nên
chín muồi, Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn: “Chiến lược là mô
thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành
động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”3.
Sau đó, Johnson và Scholes định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi
trường có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng và
phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm đạt lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông
qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng
nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”4.
2 Chandler, A. (1962), Strategy and Structure. Cambrige, Massacchusettes, MIT Press.
3 Quinn, J. B. (1980), Strategies for Change: Logical Incrementalism, Homewood, Illinois, Irwin.
4 Johnson, G., Scholes, K. (1999), Exploring Corporate Strategy, 5th Ed, Prentice Hall Europe.
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH EMC – 2011_2020 HV: Bùi Phước Quãng
15/163
HDKH: TS. Ngô Quang Huân
Trong định nghĩa chiến lược với 5 chữ P của mình Mintzberg khái quát các
khía cạnh của quản trị chiến lược như sau:
- Kế hoạch (Plan): chuỗi các hành động đã dự định một cách nhất quán.
- Mô thức (Partern): sự kiên định về hành vi theo thời gian, có thể là dự
định hay không dự định.
- Vị thế (Position): phù hợp giữa tổ chứ