Thực trạng biến động kinh tế của Việt Nam trong vòng 20 năm qua cho thấy những bằng chứng tiêu biểu về tình trạng lạm phát cao cũng như những thành tựu đạt được trong quá trình nỗ lực chống lạm phát thông qua các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Nhìn lại giai đoạn lạm phát phi mã với ba chữ số những năm 1976 -1986; lạm phát hơn 50% giai đoạn 1989 - 1991 với sự tàn phá nặng nề đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy trì trệ, sản xuất đình đốn, đời sống nhân dân khó khăn. Đứng trước hiện trạng trên, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các giải pháp kinh tế vĩ mô, đặc biệt chỉ đạo NHNN điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả để kiềm chế và kiểm soát lạm phát
242 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện các điều kiện để thực hiện chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
---------------oOo--------------
NGUYỄN THỊ HIỀN
HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO KHUÔN KHỔ
LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
---------------oOo--------------
NGUYỄN THỊ HIỀN
HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO KHUÔN KHỔ
LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Tô Kim Ngọc
2. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh
HÀ NỘI – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong chuyên đề có nguồn gốc rõ ràng, trung thực.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm lời cam đoan trên.
Người cam đoan
NCS. Nguyễn Thị Hiền
Mục lục
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 17
1.1. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU 17
1.1.1. Những nội dung cơ bản về chính sách tiền tệ 17
1.1.2. Khuôn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu 30
1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG 47
1.2.1. Mức độ độc lập về thể chế của Ngân hàng Trung ương 48
1.2.2. Năng lực của Ngân hàng Trung ương 52
1.2.3. Hệ thống thị trường tài chính lành mạnh 57
1.2.4. Cấu trúc kinh tế phù hợp 65
1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG VIỆC HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 70
1.3.1. Đối với mức độ độc lập thể chế của Ngân hàng Trung ương 70
1.3.2. Đối với vấn đề năng lực Ngân hàng Trung ương 73
1.3.3. Đối với vấn đề sự lành mạnh của hệ thống tài chính 73
1.3.4. Đối với vấn đề về cơ cấu kinh tế 73
1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 79
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU 81
2.1. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU 81
2.1.1. Khái quát bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 81
2.1.2. Đặc điểm điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay 83
2.1.3. Sự cần thiết đổi mới phương thức điều hành chính sách tiền tệ sang khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu 117
2.2. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN TRONG VIỆC ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM 119
2.2.1. Về mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương 120
2.2.2. Về độ lành mạnh của hệ thống tài chính 123
2.2.3. Về năng lực của Ngân hàng Trung ương 135
2.2.4. Về cấu trúc kinh tế 145
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 158
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN CHO KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 160
3.1. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 160
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 160
3.1.2. Bối cảnh trong nước 166
3.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM 174
3.2.1. Quan điểm 174
3.2.2. Định hướng 176
3.3. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THO KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM 178
3.3.1. Giải pháp nâng cao tính độc lập, cam kết và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Nhà nước 178
3.3.2. Giải pháp để nâng cao năng lực của Ngân hàng Trung ương 189
3.3.3. Giải pháp xây dựng và tạo lập hệ thống tài chính ổn định và thị trường tài chính phát triển 196
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện cấu trúc nền kinh tế phù hợp 210
3.3.5. Đề xuất lộ trình hoàn thiện các điều kiện 218
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 220
KẾT LUẬN 221
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt
Tên tiếng Việt đầy đủ
Tên tiếng anh đầy đủ
LPMT
Lạm phát mục tiêu
Inflation targeting (IT)
NHTW
Ngân hàng Trung Ương
ECB
Ngân hàng trung ương châu Âu
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
CSLPMT
Chính sách lạm phát mục tiêu
Inflation targeting policy(ITP)
CSTT
Chính sách tiền tệ
CSTK
Chính sách tài khóa
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
TTLNH
Thị trường liên ngân hàng
PTL
Chính sách mục tiêu giá cả linh hoạt
Flexible Price-level Targeting
HĐTT
Hội đồng Tiền tệ
MTLP
Mục tiêu lạm phát
BSP
Ngân hàng trung ương Philippin
CBC
Ngân hàng trung ương Chile
RBA
Ngân hàng trung ương Úc
TTLNH
Thị trường liên ngân hàng
DANH MỤC SƠ ĐỒ , BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa công cụ, mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, và mục tiêu cuối cùng của CSTT 9
Sơ đồ 1.2: Cơ chế truyền dẫn thông qua lãi suất 12
Sơ đồ 1.3: Cơ chế tác động gián tiếp qua kênh giá tài sản khác 15
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mô hình 4x2 phân tích về đặc điểm hệ thống tài chính 61
Bảng 1.2: Các chỉ số để phân tích độ lành mạnh tài khóa 64
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đáp ứng của CSLPMT 68
Bảng 2.1: Mục tiêu điều hành CSTT của Việt Nam qua các năm (2011 – 2015) 83
Bảng 2.2: Mục tiêu và thực hiện CSTT 2005 - 2014 94
Bảng 2.3: Các bước điều chỉnh tỷ giá USD/VND qua hai giai đoạn 99
Bảng 2.4: Diễn biến cung tiền và tăng trưởng tín dụng 2004-2013 112
Bảng 2.5: Chỉ số về mức độ độc lập của NHTW 123
Bảng 2.6: Số lượng NHTM tại các nước 125
Bảng 2.7: Các chỉ số phản ánh độ sâu thị trường tài chính 2005-2013 130
Bảng 2.8: Thứ hạng phát triển thị trường tài chính Việt Nam và các chỉ tiêu cấu thành, 2009-2011 131
Bảng 2.9: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam 132
Bảng 2.10: Xếp hạng các chỉ số về phát triển thị trường tài chính trong tổng xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia 2014 – 2015 (xếp hạng/144 (điểm số/7)) 133
Bảng 2.11: Ngưỡng an toàn các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam năm 2010 134
Bảng 2.12: Kết quả huy động nợ công giai đoạn 2010-2015 135
Bảng 2.13: Tình hình xuất, nhập khẩu của Việt Nam 2005-2014 149
Bảng 2.14: Đánh giá mức độ sẵn sàng cho khuôn khổ CSTT theo LPMT 150
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu dự báo tại NHNN 191
Bảng 1.1: Mô hình 4x2 phân tích về đặc điểm hệ thống tài chính 45
Bảng 1.2: Các chỉ số để phân tích độ lành mạnh tài khóa 47
Bảng 2.1: Mục tiêu điều hành CSTT của Việt Nam qua các năm (2011 – 2015) 60
Bảng 2.2: Mục tiêu và thực hiện CSTT 2005 - 2014 69
Bảng 2.3: Diễn biến cung tiền và tăng trưởng tín dụng 2004-2013 84
Bảng 2.4: Chỉ số về mức độ độc lập của NHTW 93
Bảng 2.5: Số lượng NHTM tại các nước 96
Bảng 2.6: Các chỉ số phản ánh độ sâu thị trường tài chính 2005-2013 100
Bảng 2.7: Thứ hạng phát triển thị trường tài chính Việt Nam và các chỉ tiêu cấu thành, 2009-2011 101
Bảng 2.8: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam 102
Bảng 2.9: Xếp hạng các chỉ số về phát triển thị trường tài chính trong tổng xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia 2014 – 2015 (xếp hạng/144 (điểm số/7)) 103
Bảng 2.10: Ngưỡng an toàn các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam năm 2010 104
Bảng 2.11: Kết quả huy động nợ công giai đoạn 2010-2015 105
Bảng 2.12: Tình hình xuất, nhập khẩu của Việt Nam 2005-2013 116
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu dự báo tại NHNN 143
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2014 98
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2009 – 2014 (%) 98
Biểu đồ 2.3: Diễn biến giá vàng và biến động tỷ giá trên thị trường tự do giai đoạn 2007 – 2014 99
Biểu đồ 2.4: Tốc độ huy động vốn ngoại tệ giai đoạn 2008-2014 100
Biểu đồ 2.5: Cán cân thanh toán tổng thể 100
Biểu đồ 2.6: Chênh lệch lãi suất huy động VND và USD 101
Biểu đồ 2.7: Tổng phương tiện thanh toán và lạm phát giai đoạn 2006-2014 105
Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng đóng góp các yếu tố vào tăng trưởng Việt Nam BQ giai đoạn 2006-2014 107
Biểu đồ 2.9: Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2006-2014 108
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo lĩnh vực giai đoạn 2011 - 2014 109
Biểu đồ 2.11: Lượng tiền cơ sở và mức tăng trưởng cung tiền từ 2006-2014 110
Biểu đồ 2.12: Diễn biến tỉ giá VND/USD 2005 -2014 148
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013 72
Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ giá giai đoạn 2012 – 2013 73
Biểu đồ 2.3: Biến động tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi giai đoạn 2006 – 2013 74
Biểu đồ 2.4: Biến động tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 giai đoạn 2006 – 2013 74
Biểu đồ 2.5: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 1996 – 2013 (tỷ USD) 74
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu thời hạn giao dịch USD trên TTLNH 75
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu thời hạn giao dịch VND trên TTLNH 76
Biểu đồ 2.8: Lãi suất LNH và doanh số giao dịch 76
Biểu đồ 2.9: Doanh số giao dịch thị trường LNH 76
Biểu đồ 2.10: Tổng phương tiện thanh toán và lạm phát giai đoạn 2006-2013 80
Biểu đồ 2.11: Tỷ trọng đóng góp các yếu tố vào tăng trưởng Việt Nam 2010 –2013 81
Biểu đồ 2.12: Hệ số ICOR của Việt Nam từ năm 1995 – 2013 81
Biểu đồ 2.13: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo lĩnh vực giai đoạn 2012 - 2013 81
Biểu đồ 2.14: Lượng tiền cơ sở và mức tăng trưởng cung tiền từ 2006-2013 82
Biểu đồ 2.15: Diễn biến tỉ giá VND/USD 2000 -2010 116
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa công cụ, mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, và mục tiêu cuối cùng của CSTT 19
Sơ đồ 1.2: Cơ chế truyền dẫn thông qua lãi suất 22
Sơ đồ 1.3: Cơ chế tác động gián tiếp qua kênh giá tài sản khác 26
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Thực trạng biến động kinh tế của Việt Nam trong vòng 20 năm qua cho thấy những bằng chứng tiêu biểu về tình trạng lạm phát cao cũng như những thành tựu đạt được trong quá trình nỗ lực chống lạm phát thông qua các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Nhìn lại giai đoạn lạm phát phi mã với ba chữ số những năm 1976 -1986; lạm phát hơn 50% giai đoạn 1989 - 1991 với sự tàn phá nặng nề đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy trì trệ, sản xuất đình đốn, đời sống nhân dân khó khăn. Đứng trước hiện trạng trên, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các giải pháp kinh tế vĩ mô, đặc biệt chỉ đạo NHNN điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả để kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Với sự cố gắng đó, lạm phát đã được đẩy lùi, năm 1995 ở mức 12,9%, sau đó giảm xuống mức thấp nhất năm 2000 (-0,5%). Tuy nhiên năm 2004 đánh dấu sự trở lại lần thứ nhất của lạm phát cao sau khi đã ổn định trong một thời gian dài trước đó, tỷ lệ lạm phát trong năm này là 9,5%, vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch là 4- 5%. Lạm phát tiếp tục biến động và tăng lên 12,7% năm 2007; tăng cao giai đoạn sau khủng hoảng tài chính với mức tăng lên tới 19,9% trong năm 2008 và 18,13% năm 2011. Số liệu đánh giá kinh tế 6 tháng đầu năm 2011 của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho thấy Việt Nam có mức tăng CPI tháng 6/2011 lên tới 20,8% so với cùng kỳ năm 2010, cao nhất trong 14 nước Đông Á và gấp đôi so với nước đứng thứ 2 là Lào. Mặc dù từ năm 2012 đến nay cơ bản lạm phát đã được kiềm chế ở dưới mức một con số, tuy nhiên cho dù lạm phát ở mức thấp được duy trì lâu dài nhưng không có sự cam kết nào của NHNN về ổn định giá cả thì những kỳ vọng về tăng giá cả luôn là tiềm ẩn và có thể quay trở lại gây ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển bền vững kinh tế của Việt Nam. Hơn thế nữa, quá trình điều hành chính sách của NHNN thời gian qua cũng gặp nhiểu sức ép do cùng lúc phải đạt được nhiều mục tiêu như kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, vừa ổn định lãi suất thị trường vừa ổn định tỷ giá, đảm bảo thanh toán, xử lý nợ xấu, hỗ trợ ngân sách nhà nước Chính việc thực hiện quá nhiều mục tiêu (mặc dù thời gian qua NHNN cũng đã có thứ tự ưu tiên giữa các mục tiêu nhưng vẫn chịu nhiều sức ép và gặp khó khăn trong công tác xác định mục tiêu ưu tiên) và giữa các mục tiêu điều hành của chính sách tiền tệ (CSTT) cũng không được xác định một cách rõ ràng, chưa đảm bảo tính nhất quán giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, các mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng đã gây khó khăn và giảm tính hiệu quả trong điều hành CSTT thời gian qua, một số quyết định của NHNN còn mang nặng tính hành chính...
Vấn đề này đặt ra cho Việt Nam tìm kiếm một cơ chế điều hành chính sách tiền tệ cho phép kiểm soát lạm phát hiệu quả hơn, đảm bảo vừa kiềm chế được lạm phát vừa tiếp tục giữ vững tăng trưởng ở mức hợp lý.
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy cơ chế điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở LPMT (CSLPMT) đã từng thành công ở một số nền kinh tế mới nổi với các điều kiện kinh tế vĩ mô có nhiều khó khăn. Một điều tất nhiên là sẽ không có một khuôn khổ CSTT chung nào cho tất cả các quốc gia, có thể ở quốc gia này là thành công nhưng khi áp dụng ở quốc gia khác lại là thất bại, nguyên lý về chính sách tiền tệ chỉ là duy nhất, sự thành công còn phụ thuộc ở “nghệ thuật điều hành” của NHTW. Tuy nhiên, với nhiều ưu điểm của CSLPMT thì đây có thể là một lựa chọn hợp lý cho chính sách tiền tệ Việt Nam trong thời gian tới, theo đó duy trì mức lạm phát hợp lý và ổn định trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ “chủ động điều hành thực hiện CSLPMT”. Dự thảo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2020 cũng đã xác định việc từng bước thiết lập các điều kiện tiến tới điều hành chính sách tiền tệ theo CSLPMT là một trong các giải pháp hàng đầu nhằm đổi mới căn bản khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN.
Để có thể đưa những định hướng như vậy trở thành hiện thực, trước tiên cần có sự lý giải đầy đủ về mặt lý thuyết khoa học để làm cơ sở cho từng bước thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Do vậy, Nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề nghiên cứu “Hoàn thiện các điều kiện để áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ theo khuôn khổ LPMT tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
2. Tổng quan nghiên cứu
Về các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về CSLPMT, trong đó nhiều công trình tập trung vào các nội dung cơ bản của khuôn khổ này bao gồm: (i) khái niệm, định nghĩa, và phân loại khuôn khổ CSLPMT; (ii) những điều kiện tiên quyết để áp dụng hiệu quả khuôn khổ CSLPMT; (iii) so sánh những lợi thế/bất lợi của việc áp dụng khuôn khổ CSLPMT so với các mục tiêu truyền thống (tỷ giá hối đoái, cung tiền, v.v.); (iv) tác động của việc áp dụng khuôn khổ CSLPMT đến các biến số vĩ mô chính; (v) hiệu lực và hiệu quả của khuôn khổ này trong việc ứng phó với các cú sốc bất thường (ví dụ: cú sốc giá hàng hóa, cú sốc khủng hoảng); (vi) kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia trong việc áp dụng khuôn khổ CSLPMT và bài học rút ra; và (vii) các nội dung liên quan khác.
Lợi ích/bất lợi của khuôn khổ CSLPMT
Trong giai đoạn hơn hai thập kỷ vừa qua, nhiều nước công nghiệp và các nền kinh tế thị trường mới nổi áp dụng khuôn khổ CSLPMT, dù có những biến đổi cho phù hợp với thực tiễn của mình. Các nghiên cứu đều chỉ ra lý do chung để các nước đưa ra áp dụng khuôn khổ CSLPMT là khó khăn trong việc sử dụng các neo danh nghĩa khác (mục tiêu tỷ giá và mục tiêu tiền tệ, trong khi các mục tiêu thực như tăng trưởng và thất nghiệp còn phụ thuộc nhiều chính sách khác). Quan trọng hơn, khuôn khổ này giúp neo kỳ vọng lạm phát của người dân và thị trường thông qua một mục tiêu đơn giản có thể quan sát được, qua đó góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh tế và các chính sách điều hành khác.
Mishkin (2000, 2001) đã chỉ ra các lợi ích chính của khuôn khổ CS LPMT, như: (i) cho phép Ngân hàng Trung ương tập trung vào các vấn đề trong nước và phản ứng với các cú sốc tác động lên nền kinh tế; (ii) hiệu quả tương đối dù không cần có mối quan hệ ổn định giữa cung tiền và lạm phát; và (iii) niềm tin của công chúng và thị trường vào mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương theo đuổi, do đó tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của CSTT.
Tuy vậy, nghiên cứu cũng chỉ ra những bất lợi chính của khuôn khổ CS LPMT, bao gồm: (i) việc đánh đổi mục tiêu tăng trưởng và việc làm để đạt được lạm phát ổn định; (ii) giảm trách nhiệm giải trình do lạm phát rất khó kiểm soát và độ trễ chính sách dài; (iii) khuôn khổ CS LPMT không giúp loại bỏ được tính lấn át của chính sách tài khóa; và (iv) khuôn khổ này đòi hỏi tính linh hoạt trong tỷ giá hối đoái, thế nhưng tỷ giá hối đoái linh hoạt có thể làm tăng bất ổn tài chính (ổn định lạm phát không nhất thiết đi kèm với môi trường vĩ mô/tài chính ổn định).
Theo Debelle (1999), những chỉ trích cho rằng mục tiêu chỉ hướng về lạm phát của Ngân hàng Trung ương mà bỏ qua mục tiêu sản lượng và lao động là sai lầm. Trên thực tế, như ở Úc, khuôn khổ CS LPMT được thực hiện đủ linh hoạt để có thể đánh đổi ngắn hạn giữa sản lượng và lạm phát. Ổn định lạm phát trong trung hạn có thể vẫn được duy trì ngay cả khi cho phép những thay đổi lạm phát ngắn hạn. Chính ở đây, biến động về sản lượng sẽ thấp hơn nhiều.
Freedman và Otker-Robe (2010) thì nhận định rằng khuôn khổ CS LPMT cùng với một cơ chế tỷ giá thả nổi sẽ góp phần củng cố nhận thức của các tác nhân kinh tế về rủi ro hai chiều trên thị trường ngoại hối. Theo đó, việc sử dụng và phát triển các công cụ tự phòng ngừa sẽ trở nên phổ biến hơn, giúp giảm sai lệch cơ cấu đồng tiền trên bảng tổng kết tài sản. Thị trường ngoại hối phát triển hơn cũng sẽ giúp các nền kinh tế mới nổi điều hành CS LPMT giải quyết các vấn đề tỷ giá.
Kinh nghiệm vận dụng khuôn khổ CS LPMT trên thế giới
Cho đến nay, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước trong việc đưa ra áp dụng và thực hiện CSTT theo LPMT. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào tình hình ứng dụng ở các nước đang phát triển và mới nổi. Những nghiên cứu này đã được tổng thuật trong báo cáo của Tô Ánh Dương và cộng sự (2012), bao gồm Freedman (về trường hợp Canada), Vavra (về Cộng hòa Séc), Schmidt –Hebbel (về Chile), Csermely và Orban (về Hungary), Sokoler (về Israel), Borowski và Rozkrut (về Ba Lan), Bucsa và Codirlasu (về Romania), về Kara (về Thổ Nhĩ Kỳ), v.v.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng hết sức quan tâm đến các vấn đề của khuôn khổ CSTT theo LPMT. Một loạt các nghiên cứu của IMF, bao gồm Masson và cộng sự (1997), Schaechter và cộng sự (2000), Carare và cộng sự (2002), và Stone (2003), đã tập trung vào những khó khăn mà các nền kinh tế mới nổi phải đối mặt nếu/khi vận dụng khuôn khổ CSTT nói trên. Để hạn chế được các khó khăn này, các nghiên cứu đã chỉ ra các điều kiện tiên quyết đối với các nước áp dụng. Tuy nhiên, nhóm điều kiện này là không đồng nhất giữa các nghiên cứu khác nhau, cho thấy sự thiếu đồng thuận giữa các tác giả về khả năng ứng dụng hiệu quả ở các nền kinh tế mới nổi.
Schaechter và cộng sự (2000) đã nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng khuôn khổ CS LPMT của các nước công nghiệp và các nước thị trường mới nổi. Từ đó, các tác giả này đưa ra nhận định là những nền tảng để thực hiện khuôn khổ đầy đủ về LPMT là: vị thế tài chính vững mạnh và ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc; hệ thống tài chính phát triển tốt; mức độ độc lập của ngân hàng trung ương và biện pháp truyền thông nhằm đạt ổn định lạm phát; hiểu biết thấu đáo về cơ chế truyền tải của CSTT; phương pháp luận dự báo lạm phát hợp lý nhằm hỗ trợ xác định mục tiêu lạm phát; và tính minh bạch của CSTT nhằm thiết lập trách nhiệm giải trình và niềm tin của thị trường. Quan trọng hơn, những yếu tố này không cần phải được thiết lập tất cả trước khi các nước bắt đầu chuyển đổi sang khuôn khổ LPMT hoàn toàn.
Mishkin (2004) đã phân tích những khía cạnh khuôn khổ CSLPMT mà các nước có nền kinh tế chuyển đổi và mới nổi (điển hình là Chile và Bra-xin) có thể thực hiện, những khó khăn đã/có thể gặp phải. Những khó khăn và khác biệt chính là: (i) thể chế tài khóa yếu kém; (ii) các định chế tài chính yếu kém; (iii) thể chế tiền tệ không đạt được độ tin cậy cần thiết; (iv) tình trạng Đô la hóa; và (v) mức độ tổn thương của các nước trước sự suy giảm đột ngột của dòng vốn vào. Các nền kinh tế chuyển đổi và mới nổi nê