Luận án Hoàn thiện chính sách tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Tiền tệ ra đời do yêu cầu khách quancủa sản xuất và trao đổi hàng hóa, xã hội càng phát triển thì vai tròcủa tiền tệ càng quan trọng. Do đó việc tạo ra và sử dụng tiền tệ như thế nào luôn là vấn đề quan tâm của mọi người, mọi nền kinh tế. Ở tầm vĩ mô, Chính phủ luôn xem tiền tệ và chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong những chính sách kinh tế quan trọng hàng đầu để ổn định kinh tế và thực thi các chính sách kinh tế khác. Thời gian gần đây, NHNN đã thực hiện việc quản lý tiền tệ có hiệu quả được thể hiện bằng việc bước đầu khống chế và kiểm soát được tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, nền kinh tế là một thực thể luôn vận động và biến đổi không ngừng - đặc biệt trong bối cảnh mới với xu thế hội nhập toàn cầu - thì việc quản lý tiền tệ lại phát sinh ra nhiềuvấn đề mới và CSTT cũng cần được xem xét trên những khía cạnh mới. Việt Nam đang thực hiện các bước hội nhập từ thấp đến cao, từ khu vực đến thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam được đánh dấu cụ thể bằng việc Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định sau: - Hiệp định khung về việcthành lập và phát triển vùng tự do mậu dịch Đông Nam Á (AFTA) ngày 15/12/1995. - Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ngày 13/7/2000. - Tích cực chuẩn bị cácđiều kiện để gia nhập vào Tổ chức thương mại Thế giới vào năm 2006. Để tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởmg kinh tế và ổn địnhxã hội, xây dựng nền tảng đến năm 2020, cơbản Việt Nam trở thànhmột nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện hội nhập kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, dịch vụ, ngân hàng thì cácchính sách kinh tế, xã hội phải có những bước hoàn thiện đáng kể, trong đó, phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của chính sách tiền tệ. Do đó, đề tài “Hoàn thiện chính sách tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” được chọn làm luận án nghiên cứu. Qua đó, nghiên cứu về mặt lý luận và ứng dụng thực tế các vấn đề về tiền tệ, đánh giá thực trạng chính sách tiền tệ trong thờigian qua, những thành tựu,tồn tại, tìm ra những nguyên nhân yếu kém làm cơ sở để hoàn thiện CSTT, đồng thời nâng cao vai trò quản lý tiền tệ của NHTW trên tầm vĩmô để thúc đẩy tăng trưởng kinh t? và quá trình hội nhập quốc tế. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN. Luận án nhằm làm sáng tỏ các nội dung sau: - Hệ thống lý luận về CSTT, bao gồm: Mục tiêu, cơ cấu, các công cụ của CSTT và vai trò của NHTW trong việc thực thi CSTT. - Đánh giá đúng đắn về tình hình thực hiện CSTT cùng với việc sử dụng các công cụ của CSTT từ năm 1990 đến nay, qua đó rút ra một số vấn đề tồn tại, thành tựu trong việc thực hiện CSTT trong thời gian qua, làm nền tảng để hoàn thiện CSTT đến năm 2020. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện CSTT đến năm 2020 nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam, đồng thời thực hiện quá trình hội nhập kinh tế trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. CSTT là một chính sách kinh tế lớn, phạm vi bao trùm toàn xã hội, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong giới hạn của luận án xin được gi?i h?n trong phạm vi nghiên cứu sau : “Những vấn đề chủ yếuvề CSTT và hoạt độngcủa NHTW, từ đó đưa ra những định hướng để hoàn thiện CSTT và nâng cao vai trò của NHTW trong việc điều hành CSTT phù hợp với điều kiện kinh tế ở Việt Nam và từng bước thực hiện quá trình hội nhập kinh tế ”. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là dựa vào các học thuyết kinh tế về tiền tệ, ngân hàng, kết hợp với chính sách đổi mới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Luận án dùng phương pháp duy vật biện chứng, lý thuyếthệ thống để phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, thu thập số liệu, kết hợp lý luận với thực tiễn để rút ra những kết luận và nhữnggiải pháp chủ yếu. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. Trên cơ sở phân tích về mặt khoa học các vấn đề tiền tệ, CSTT, hoạt động của NHTW trong việcđiều hành CSTT, những ảnh hưởng của chính sách này đối với nền kinh tế. Từ đó, ứng dụng lý thuyết vào thực tế để xem xét thực trạng về tiền tệ, CSTT và hoạt động của NHTW trong thời gian qua. Qua những nội dung khoa học và thực tiễn trên, luận án chủ yếu nhấn mạnh vào phần định hướng để hoàn thiện CSTT và củng cố vai trò của NHNN Việt Nam trong sự nghiệp phát triểncủa đất nước và trong bối cảnh mới của khu vực và thế giới.

pdf209 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3101 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên