Đến nay, sau một số năm hoạt động, các Tập đoàn kinh tế nhà nước đã có
những đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy vậy,
mục tiêu lớn nhất khi thiết kế ra những Tập đoàn này - đóng vai trò là những “quả đấm
thép” làm chỗ dựa, trụ cột cho sự phát triển kinh tế của đất nước - chưa trở thành hiện
thực. Các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam chưa đủ sức mạnh để đảm nhận chức
năng điều tiết thị trường, chưa thể trở thành “công cụ thực hiện chính sách kinh tế - xã
hội của Nhà nước”. Chúng cũng chưa thể trở thành “hạt nhân” để tập hợp các doanh
nghiệp trong nước trong việc khai thác nội lực, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài ngay trên thị trường Việt Nam.
187 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2663 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------
TRẦN ĐỨC CHÍNH
HOµN THIÖN C¥ CHÕ QU¶N Lý TµI CHÝNH
CñA TËP §OµN DÇU KHÝ quèc gia VIÖT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------
TRẦN ĐỨC CHÍNH
HOµN THIÖN C¥ CHÕ QU¶N Lý TµI CHÝNH
CñA TËP §OµN DÇU KHÝ quèc gia VIÖT NAM
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. HOÀNG TRẦN HẬU
2. TS. NGUYỄN ĐỨC ĐỘ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Đức Chính
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, hộp
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
TỚI ĐỀ TÀI ........................................................................................................................7
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BÀI VIẾT CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
NHÀ NƯỚC ...............................................................................................................7
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN
KINH TẾ....................................................................................................................11
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ ..........................................................................17
2.1. BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC TẬP ĐOÀN
KINH TẾ....................................................................................................................17
2.1.1. Bản chất của các Tập đoàn kinh tế ..................................................................17
2.1.2. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế........................................................................22
2.1.3. Sự hình thành các Tập đoàn kinh tế.................................................................26
2.2. BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ..................30
2.2.1. Bản chất, các yếu tố cấu thành và nội dung của cơ chế quản lý tài chính .........30
2.2.2. Vai trò của cơ chế quản lý tài chính trong cơ chế quản lý doanh nghiệp ..........44
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý tài chính trong
doanh nghiệp....................................................................................................52
2.2.4. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế nhà nước và thực tế cơ chế quản lý
tài chính trong Tập đoàn kinh tế nhà nước ở một số nước ............................57
Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM ......................................................65
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN
DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM........................................................................65
3.1.1. Quá trình hình thành Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam .........................65
3.1.2. Tổ chức bộ máy của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam..........................67
3.1.3. Kết quả sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam..........72
3.2. THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH VÀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN
LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM ..........77
3.2.1. Tổng quan về sự hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính
của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam......................................................77
3.2.2. Cơ chế tạo lập và huy động vốn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam ..........................................................................................................81
3.2.3. Cơ chế quản lý tài sản và sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam...........................................................................................................87
3.2.4. Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam............................................................................................94
3.2.5. Cơ chế kiểm soát và giám sát tài chính của Tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam .........................................................................................100
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP
ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM ........................................................104
3.3.1. Những ưu điểm của cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam..........................................................................................104
3.3.2. Hạn chế của cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam và nguyên nhân của chúng .....................................................106
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM...........................................113
4.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN DẦU
KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM................................................................................113
4.1.1. Quan điểm phát triển của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam................113
4.1.2. Mục tiêu phát triển của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...................114
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM ...............................................119
4.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của chủ sở hữu đối với Tập đoàn
Dầu khí quốc gia Việt Nam ...........................................................................119
4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nội bộ của Tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam..........................................................................................131
KẾT LUẬN .....................................................................................................................157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................160
PHỤ LỤC.........................................................................................................................167
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CBDK : Chế biến dầu khí
CN : Công nghiệp
CNKT : Công nhân kỹ thuật
CNV : Công nhân viên
CP : Chính phủ
CSH : Chủ sở hữu
DQS : Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất
DVKTDK : Dịch vụ kỹ thuật dầu khí
ĐH : Đại học
EIC : Tổng Công ty Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam
GE : (Tập đoàn) General Electronic
GM : (Tập đoàn) General Motor
HĐTV : Hội đồng thành viên
KHĐT : Kế hoạch đầu tư
LĐ : Lao động
MNC : Multinational Company (Công ty đa quốc gia)
NSNN : Ngân sách nhà nước
NXB : Nhà xuất bản
Petec : Công ty thương mại xăng dầu, Dầu khí
PSC : Product sharing contract (Hợp đồng Phân chia sản phẩm)
PTSC : Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam
PVC : Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
PVCFC : Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau
PVD : Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí
PVEP : Tổng Công ty Cổ phần Thăm dò Khai thác dầu khí
PVFCCO : Tổng Công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí
PVGAS : Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP
PVN : Petro Vietnam (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam)
PVOIL : Tổng Công ty Dầu Việt Nam
PVPower : Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
PVTEX : Công ty Cổ phần Hóa dầu và xơ sợi tổng hợp dầu khí
PVTRANS : Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí
SĐH : Sau đại học
SX-KD : Sản xuất kinh doanh
Tập đoàn : Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
TĐ : Tập đoàn
TDDK : Thăm dò dầu khí
TĐDKVN : Tập đoàn dầu khí Việt Nam
TĐKT : Tập đoàn kinh tế
TK-TD : Tìm kiếm- thăm dò
TMCP : (Ngân hàng) Thương mại cổ phần
TNC : Transnational Corporation (Tập đoàn đa quốc gia)
TSCĐ : Tài sản cố định
VNPT : Vietnam Post and Telecommunication (Tập đoàn Viễn thông Việt Nam)
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam ..........23
Bảng 2.2: Những khác biệt chủ yếu trong cơ chế quản lý tài chính của các
Tập đoàn kinh tế nhà nước so với Tập đoàn kinh tế tư nhân......................62
Bảng 3.1: Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam ................................................................................................68
Bảng 3.2: Biến động số và chất lượng lao động của Tập đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam giai đoạn 2008-2013 .............................................................69
Bảng 3.3: Trình độ đào tạo theo khối công tác.............................................................70
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam......................................................................................................73
Bảng 3.5: Kế hoạch đầu tư 2011-2015 và tình hình thực hiện trong giai đoạn
2011-2013 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...............................74
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn
Dầu khí quốc gia Việt Nam .........................................................................74
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của Tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 ...................................................75
Bảng 3.8: Đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn .......................................76
Bảng 3.9: Doanh thu của Tập đoàn giai đoạn 2001-2013............................................77
Bảng 3.10: Đánh giá chung về cơ chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam (tỷ lệ % số cán bộ trong mẫu điều tra) ...............................106
Bảng 4.1: Nhu cầu vốn đầu tư của PVN khi tham gia các dự án...............................138
Bảng 4.2: Nguồn vốn chủ sở hữu của PVN ...............................................................139
Bảng 4.3: Cân đối nguồn vốn của PVN giai đoạn 2011-2015 và 2016-2025...........142
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ giới tính cán bộ, nhân viên Tập đoàn ...........................................71
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu độ tuổi cán bộ, nhân viên trong Tập đoàn.................................71
Biểu đồ 3.3: Trình độ được đào tạo của cán bộ, nhân viên Tập đoàn .......................72
Biểu đồ 3.4: Đánh giá mức độ phù hợp của cơ chế huy động vốn ở Tập
đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ..........................................................87
Biểu đồ 3.5: Mức độ phù hợp của cơ chế quản lý và sử dụng vốn trong Tập
đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ..........................................................93
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ cán bộ trong mẫu điều tra đánh giá các bất cập trong cơ
chế quản lý và sử dụng vốn, tài sản là lớn nhất.....................................94
Biểu đồ 3.7: Mức độ phù hợp của cơ chế quản lý doanh thu và chi phí trong
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ...................................................97
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ cán bộ trong mẫu điều tra đánh giá các bất cập trong cơ
chế quản lý doanh thu và chi phí của Tập đoàn là lớn nhất ..................97
Biểu đồ 3.9: Mức độ phù hợp của cơ chế về lợi nhuận trong Tập đoàn Dầu
khí quốc gia Việt Nam ...........................................................................98
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ cán bộ trong mẫu điều tra đánh giá các bất cập trong cơ
chế về lợi nhuận của Tập đoàn là lớn nhất ............................................99
Biểu đồ 3.11: Mức độ phù hợp của cơ chế quản lý chi phí và kế toán ở Tập
đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ..........................................................99
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ cán bộ trong mẫu điều tra đánh giá các bất cập trong cơ
chế quản lý chi phí và kế toán là lớn nhất ...........................................100
Biểu đồ 3.13: Mức độ phù hợp của cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính trong
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam .................................................103
Biểu đồ 3.14: Đánh giá của cán bộ Tập đoàn về bất cập lớn nhất trong cơ chế
kiểm tra, giám sát tài chính Tập đoàn (% của mẫu khảo sát) .............104
Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ các cán bộ ủng hộ ưu tiên hoàn thiện các quy định về những
vấn đề cụ thể trong cơ chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam................................................................................109
Biểu đồ 3.16: Đánh giá của các cán bộ quản lý trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam về công tác phân cấp quản lý của Tập đoàn .......................110
Biểu đồ 3.17: Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bất cập của cơ chế tài
chính trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia (tỷ lệ % của số cán bộ
được khảo sát) ......................................................................................111
DANH MỤC CÁC HỘP TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Hộp 2.1: Sự phát triển và mở rộng kinh doanh của Công ty Honda ...........................24
Hộp 2.2: Sự phát triển và các thương vụ mua bán của Tập đoàn General Electric ....29
Hộp 2.3: Tập đoàn Đường sắt Đức (Deutsche Bahn AG) ...........................................61
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Đến nay, sau một số năm hoạt động, các Tập đoàn kinh tế nhà nước đã có
những đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy vậy,
mục tiêu lớn nhất khi thiết kế ra những Tập đoàn này - đóng vai trò là những “quả đấm
thép” làm chỗ dựa, trụ cột cho sự phát triển kinh tế của đất nước - chưa trở thành hiện
thực. Các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam chưa đủ sức mạnh để đảm nhận chức
năng điều tiết thị trường, chưa thể trở thành “công cụ thực hiện chính sách kinh tế - xã
hội của Nhà nước”. Chúng cũng chưa thể trở thành “hạt nhân” để tập hợp các doanh
nghiệp trong nước trong việc khai thác nội lực, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài ngay trên thị trường Việt Nam.
Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác
nhau. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý, một trong những nguyên
nhân rất quan trọng dẫn tới tình trạng này là các Tập đoàn kinh tế Nhà nước chưa có cơ
chế quản lý thích hợp. Trong hệ thống các cơ chế quản lý các Tập đoàn kinh tế, yếu tố
cốt lõi/ trung tâm - cơ chế quản lý tài chính - được đánh giá một cách khá thống nhất là
chưa thực sự hoàn chỉnh; còn nhiều bất cập trong quá trình xây dựng và áp dụng cơ chế
này. Trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà
nước mà các Tập đoàn kinh tế là một cấu phần rất quan trọng, việc nghiên cứu để hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn nhà nước, vì thế, được coi là một trong
những vấn đề quan trọng về lý luận, bức thiết trong thực tiễn ở Việt Nam. Kinh nghiệm
từ công tác cải tiến quản lý các doanh nghiệp nhà nước trong nhiều thập kỷ qua cho
thấy rằng: Để hoàn thiện cơ chế quản lý nói chung, cơ chế tài chính của các Tập đoàn
kinh tế nhà nước nói riêng, phải kết hợp chặt chẽ việc nghiên cứu cơ sở khoa học, kinh
nghiệm quốc tế cũng như nghiên cứu điển hình trong các đơn vị cơ sở - mà cụ thể trong
trường hợp này là các Tập đoàn kinh tế nhà nước.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam được thành lập từ năm 2006 theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở chuyển đổi từ Tổng công ty Dầu khí Việt
Nam. Qua gần 8 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã
thể hiện cơ bản được chức năng vai trò trong nền kinh tế. Sự thể hiện qua các chỉ tiêu
kinh tế, tài chính như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, số nộp ngân
sách Nhà nước Tính đến năm 2013 Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là đơn vị
2
đóng góp lớn nhất vào ngân sách Nhà nước. Do tính chất đặc thù của ngành kinh tế
trọng điểm và vai trò của Tập đoàn này đối với nền kinh tế, nên hầu hết các hoạt động
của Tập đoàn đều do Chính phủ can thiệp thông qua hệ thống văn bản hành chính như:
quy chế tổ chức hoạt động, quy chế quản lý tài chính, các nghị định, thông tư hướng
dẫn Tuy vậy, sau một số năm hoạt động, hệ thống các quy định, quy chế được ban
hành bởi Nhà nước đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, điển hình là cơ chế quản lý tài chính,
sự không phù hợp đó sẽ tác động không tích cực đến kết quả hoạt động của Tập đoàn
trong thời gian tới nếu không có những sửa đổi thích hợp. Việc triển khai nghiên cứu
một cách toàn diện những vấn đề có liên quan đến cơ chế quản lý tài chính của Tập
đoàn Dầu khí nhằm tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập
đoàn là một việc làm hết sức cần thiết.
Nhìn tổng thể, trong các Tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam, Tập đoàn
Dầu khí quốc gia Việt Nam là một Tập đoàn có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh ở
ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia, có nhiều nét đặc trưng cho các Tập đoàn kinh tế
nhà nước của Việt Nam. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng của cơ chế quản lý nói
chung, cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn này nói riêng, sẽ cho phép rút ra những
kết luận chung cho các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Xuất phát từ những thực tế đó, “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn
Dầu khí quốc gia Việt Nam” được chọn làm đề tài cho luận án tiến sỹ này.
Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt
Nam bao trùm phạm vi nghiên cứu rộng. Hơn nữa, trong thời gian qua, cũng đã có
những nghiên cứu của nhiều chuyên gia và cán bộ quản lý về vấn đề này. Bởi vậy,
những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu đề tài luận án không lặp lại và dàn trải, mà chỉ
bao gồm:
Thứ nhất, phân tích, nhận định rõ quan điểm về Tập đoàn kinh tế và Tập đoàn
kinh tế nhà nước, đặc điểm, vai trò của Tập đoàn kinh tế nhà nước được thể hiện như
thế nào? Cơ chế tài chính của các Tập đoàn kinh tế và cơ chế quản lý tài chính của Tập
đoàn kinh tế nhà nước có sự khác biệt như thế nào?
Thứ hai, qua khảo cứu quá trình phát triển và cơ chế quản lý tài chính của một
số Tập đoàn dầu khí trên thế giới cũng như một số Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt
Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tế cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
về việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong giai đoạn tiếp theo.
3
Thứ ba, phân tích đặc điểm, quá trình hình thành phát triển của Tập đoàn Dầu
khí giai đoạn từ 2006 đến nay để từ đó cho thấy sự khác biệt của Tập đoàn kinh tế này
đối với các Tập đoàn kinh tế khác của Nhà nước. Từ những khác biệt đó sẽ là nền tảng
cho việc hình thành một cơ chế quản lý tài chính phù hợp trong điều kiện hiện nay và
trong thời gian tới.
Thứ tư, qua nghiên cứu cần xác định cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu
khí quốc gia Việt Nam được ban hành do chủ thể nào? Thông qua các văn bản pháp
quy cụ thể nào? Tính hợp lý của từng nội dung trong cơ chế quản lý tài chính được thể
hiện như thế nào trong quá trình thực thi áp dụng cơ chế.
Thứ năm, việc các quy định có liên quan trong cơ chế quản lý tài chính đến các
cơ chế cụ thể như cơ chế huy động và quản lý sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam hiện nay đang tồn tại một số bất cập. Qua phân tích, đánh giá cụ thể vấn
đề này, hướng giải quyết cụ thể sẽ được thực hiện như thế nào?
Thứ sáu, thực trạng quản lý sử dụng vốn, tài sản, quản lý doanh thu, chí phí và
phân phối lợi nhuận của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong giai đo