Luận án Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội

GDĐT đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển KTXH và đảm bảo QPAN của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT bằng nhiều chủ trương, chính sách lớn. Đặc biệt, ngày 04/11/2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Các trường đào tạo SQQĐ là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc gia có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo sĩ quan chỉ huy, chuyên môn kỹ thuật phục vụ lâu dài trong Quân đội. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu đó, các trường đào tạo SQQĐ còn thực hiện giảng dạy kiến thức QP-AN cho cán bộ lãnh đạo các cơ quan Đảng và bộ máy hành chính nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho nền kinh tế quốc dân, hợp tác quốc tế về GDĐT và NCKH quân sự. Để thực hiện được mục tiêu phát triển GDĐT thì yếu tố tiên quyết là nguồn tài chính đảm bảo. Trong điều kiện NSNN chi cho lĩnh vực QP-AN còn hạn hẹp, nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới hết sức phức tạp và nặng nề thì nguồn tài chính đầu tư cho các trường đào tạo SQQĐ chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Do vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể huy động, tạo lập và quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài chính phục vụ yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trước mắt cũng như lâu dài. Để thực hiện được mục tiêu này cần rất nhiều yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là phải có một cơ chế QLTC phù hợp

pdf192 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- LẠI VĂN TÙNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- LẠI VĂN TÙNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. VŨ VĂN TÙNG 2. PGS, TS. LÊ HÙNG SƠN HÀ NỘI - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lại Văn Tùng ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan............................................................................................................... i Mục lục....................................................................................................................... ii Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... vi Danh mục các bảng .................................................................................................. vii Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình ......................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...........................................................................................................6 1.1. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...........................................................................................................6 1.1.1. Về giáo dục đào tạo trong Quân đội...........................................................6 1.1.2. Về khái niệm và các bộ phận cấu thành cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở giáo dục đào tạo công lập .....................................................7 1.1.3. Về cơ chế tạo nguồn tài chính cho các cơ sở giáo dục đào tạo đại học ...........9 1.1.4. Về cơ chế quản lý, sử dụng tài chính đối với cơ sở giáo dục công lập ..........14 1.1.5. Về cơ chế quản lý tài sản..........................................................................17 1.1.6. Về cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính ...................................................17 1.2. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................18 1.2.1. Những giá trị có thể tiếp thu.....................................................................18 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến Luận án chưa được đề cập hoặc giải quyết trong các công trình nghiên cứu khác.............................................19 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................19 1.2.4. Định hướng nghiên cứu của Luận án .......................................................20 Chương 2: GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG QUÂN ĐỘI VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ..................................................................................................21 2.1. GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG QUÂN ĐỘI .....................................................21 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan .................................................................21 2.1.2. Vai trò của giáo dục đào tạo trong Quân đội............................................24 2.1.3. Đặc điểm hoạt động đào tạo sĩ quan quân đội..........................................26 iii 2.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI......................................................................................32 2.2.1. Quan niệm về cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội........................................................................................32 2.2.2. Một số phương thức quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội........................................................................................34 2.2.3. Các bộ phận cấu thành cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội ...............................................................37 2.2.4. Vai trò của cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội .......................................................................................54 2.3. ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI.................................................56 2.3.1. Tính hiệu lực.............................................................................................57 2.3.2. Tính hiệu quả............................................................................................57 2.3.3. Tính kinh tế ..............................................................................................57 2.3.4. Tính công bằng.........................................................................................58 2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI...................................................................59 2.4.1. Các nhân tố khách quan............................................................................59 2.4.2. Các nhân tố chủ quan ...............................................................................61 2.5. KINH NGHIỆM CỦA BỘ CÔNG AN TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN .....................................................63 2.5.1. Về tổ chức lại hệ thống nhà trường công an ............................................63 2.5.2. Về cơ chế quản lý tài chính ......................................................................64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................66 Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI.............................................67 3.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI....................67 3.1.1. Hệ thống tổ chức các nhà trường trong Quân đội hiện nay .....................67 3.1.2. Mục tiêu đào tạo .......................................................................................71 iv 3.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI.................................................72 3.2.1. Cơ chế tạo nguồn tài chính.......................................................................72 3.2.2. Cơ chế quản lý, sử dụng tài chính ............................................................86 3.2.3. Cơ chế quản lý tài sản ............................................................................107 3.2.4. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính ......................................................112 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY .........118 3.3.1. Kết quả đạt được ....................................................................................118 3.3.2. Những hạn chế bất cập ...........................................................................118 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ..............................................122 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................124 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI .........................125 4.1. CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TRONG QUÂN ĐỘI.........................................................125 4.1.1. Quan điểm của Hội nghị TW6, Khóa XII về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................125 4.1.2. Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu chiến lược về giáo dục đào tạo trong Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo .........................126 4.1.3. Quan điểm về đào tạo cho các đối tượng khác ngoài Quân đội.............130 4.2. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI .............................131 4.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội phải bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo ..........................131 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội gắn với đột phá mạnh mẽ trong tổ chức, biên chế và đổi mới chương trình, quy trình đào tạo ............................................132 4.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội hướng đến kiểm soát chất lượng đào tạo, gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ ....................................................................133 4.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đảm bảo phát huy năng lực, trí tuệ của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục .........................134 v 4.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI .....................134 4.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế tạo nguồn tài chính cho các trường .............134 4.3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý, sử dụng tài chính ...........................142 4.3.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học..................................................................................................155 4.3.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động có thu...............158 4.3.5. Nâng cao năng lực hệ thống kiểm soát nội bộ, tăng cường tính minh bạch và công khai trong quản lý tài chính.....................................161 4.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .....................................................................................163 4.4.1. Chuyển đổi các trường đào tạo sĩ quan quân đội sang đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ về tài chính........................................163 4.4.2. Tổ chức lại hệ thống nhà trường quân đội theo hướng tinh gọn ............166 4.4.3. Tinh giản biên chế và đổi mới công tác quản lý cán bộ của các nhà trường; tăng cường chính sách đãi ngộ với nhà giáo.......................169 4.4.4. Tạo môi trường kinh tế - tài chính minh bạch, lành mạnh nhằm tăng cường giám sát tài chính đối với đơn vị sử dụng ngân sách ..........170 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................172 KẾT LUẬN ............................................................................................................173 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................................174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................175 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTNS Dự toán ngân sách GDĐT Giáo dục đào tạo KBNN Kho bạc nhà nước KTXH Kinh tế - xã hội NCKH Nghiên cứu khoa học NSNN Ngân sách nhà nước QLTC Quản lý tài chính QP-AN Quốc phòng, an ninh QTNS Quyết toán ngân sách SQQĐ Sĩ quan quân đội SXKD Sản xuất, kinh doanh TGSX Tăng gia, sản xuất vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các đối tượng đào tạo sĩ quan giai đoạn 2006-2010 (GĐ1) và giai đoạn 2011-2015 (GĐ2)..................................................................................................31 Bảng 3.1: Phân bố các trường Quân đội theo vùng, miền.....................................................69 Bảng 3.2: Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2011-2015 ...................70 Bảng 3.3: Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước của một số nhà trường giai đoạn 2011-2016..............................................................................................................74 Bảng 3.4: Tỷ trọng các loại ngân sách được cấp giai đoạn 2011-2016 ..............................77 Bảng 3.5: Tỷ lệ bổ sung ngân sách so với số duyệt đầu năm của các trường giai đoạn 2011-2016.....................................................................................................81 Bảng 3.6: Số thu học phí đào tạo dân sự của một số trường giai đoạn 2011-2016............82 Bảng 3.7: Nguồn thu ngoài NSNN khác (trừ học phí) của các trường................................83 Bảng 3.8: Kết quả đảm bảo ngân sách cho giáo dục đào tạo giai đoạn 2011-2015............88 Bảng 3.9: Chi một số loại ngân sách chia theo quý của một số trường năm 2015..............91 Bảng 3.10: Số liệu quyết toán ngân sách của một số trường giai đoạn 2011-2016.............95 Bảng 3.11: Chi học phí giai đoạn 2013-2015 ........................................................................99 Bảng 3.12: Sử dụng kết quả hoạt động có thu của một số trường giai đoạn 2013-2016 ..........................................................................................................103 Bảng 3.13: Kết quả bảo đảm ngân sách NCKH năm học 2015-2016 của một số trường .............................................................................................................106 Bảng 3.14: Đầu tư trang thiết bị đào tạo cho các trường đào tạo sĩ quan quân đội giai đoạn 2011-2015............................................................................................110 Bảng 4.1: Chỉ tiêu tuyển sinh vào một số trường sĩ quan thuộc quân, binh chủng..........166 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH Trang Biểu đồ 1: Khung nghiên cứu của Luận án.................................................................4 Sơ đồ 2.1: Chuỗi kết quả...........................................................................................47 Hình 3.1: Hệ thống nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam .................................68 Biểu đồ 3.1: Kinh phí CNH-HĐH được phân bổ trên một sinh viên của Học viện Kỹ thuật quân sự giai đoạn 2011-2016.....................................................90 Hình 4.1: Hệ thống các trường đào tạo sĩ quan quân đội hiện nay.........................167 Hình 4.2: Hệ thống các trường đào tạo sĩ quan quân đội sau sắp xếp lại ...............169 Sơ đồ 4.1: Mối quan hệ chi tiêu của nhà trường với các chủ thể khác ...................171 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu GDĐT đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển KTXH và đảm bảo QP- AN của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT bằng nhiều chủ trương, chính sách lớn. Đặc biệt, ngày 04/11/2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Các trường đào tạo SQQĐ là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc gia có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo sĩ quan chỉ huy, chuyên môn kỹ thuật phục vụ lâu dài trong Quân đội. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu đó, các trường đào tạo SQQĐ còn thực hiện giảng dạy kiến thức QP-AN cho cán bộ lãnh đạo các cơ quan Đảng và bộ máy hành chính nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho nền kinh tế quốc dân, hợp tác quốc tế về GDĐT và NCKH quân sự. Để thực hiện được mục tiêu phát triển GDĐT thì yếu tố tiên quyết là nguồn tài chính đảm bảo. Trong điều kiện NSNN chi cho lĩnh vực QP-AN còn hạn hẹp, nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới hết sức phức tạp và nặng nề thì nguồn tài chính đầu tư cho các trường đào tạo SQQĐ chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Do vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể huy động, tạo lập và quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài chính phục vụ yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trước mắt cũng như lâu dài. Để thực hiện được mục tiêu này cần rất nhiều yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là phải có một cơ chế QLTC phù hợp. Cơ chế QLTC trong Quân đội đã được Bộ Quốc phòng quan tâm xây dựng phù hợp với cơ chế QLTC của Nhà nước, gắn với đặc thù quốc phòng. Những năm gần đây, cơ chế QLTC của Nhà nước trong lĩnh vực GDĐT có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ nhưng cơ chế QLTC đối với các nhà trường quân đội chậm được đổi mới, hoàn thiện. Các trường đào tạo SQQĐ về cơ bản chấp hành cơ chế QLTC chung của khối các đơn vị dự toán quân đội mà chưa có cơ chế QLTC mang tính đặc thù của lĩnh vực GDĐT trong Quân đội. Thực trạng này dẫn đến chất lượng, hiệu quả của công tác QLTC chưa đạt yêu cầu đề ra, như: Cơ chế phân bổ ngân sách, tạo nguồn thu ngoài NSNN cho các trường có nhiều bất cập, hiệu quả chi tiêu tài chính thấp, 2 tính tự chủ của các trường trong sử dụng kinh phí chưa cao v.v.. Vì vậy, trước những yêu cầu mới về chất lượng, hiệu quả giáo dục, sự thay đổi về phương thức, hình thức GDĐT trong Quân đội với phương châm “gắn với chiến trường, hướng về đơn vị” đòi hỏi cơ chế QLTC phải được nghiên cứu hoàn thiện để tạo động lực nâng cao chất lượng GDĐT. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo sĩ quan quân đội” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tiếp tục hoàn thiện QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ là cần thiết khách quan, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của Luận án Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án - Hệ thống hóa, góp phần làm rõ và bổ sung lý luận về GDĐT trong Quân đội và cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ; - Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ, rút ra những ưu điểm, hạn chế bất cập và nguyên nhân; từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án - Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vần đề về cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ bao gồm: cơ chế tạo nguồn tài chính; cơ chế quản lý, sử dụng tài chính; cơ chế quản lý tài sản và cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính. - Về không gian: Luận án nghiên cứu cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ. Cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ được đề cập đến trong Luận án này là cơ chế QLTC theo nghĩa hẹp, tức là chỉ nghiên cứu cơ chế QLTC do 3 Nhà nước ban hành; cơ chế QLTC được xây dựng bởi các trường, mang tính nội bộ của từng trường không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án này. Do số lượng các trường đào tạo SQQĐ nhiều, các trường cùng chung cơ chế QLTC, vì vậy, Luận án tập trung nghiên cứu tại 10 trường, gồm: 07 trường trực thuộc Bộ Quốc phòng và 03 trường sĩ quan thuộc các Binh chủng. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình xây dựng và vận hành cơ chế QLTC đối với các trường đào tạo SQQĐ, chủ yếu tập trung vào cơ chế QLTC hiện hành (là cơ chế QLTC được áp dụng cho đến khi Luận án được bảo vệ). Số liệu phân tích phục vụ nghiên cứu chủ yếu từ năm 2011 đến năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu của Luận án - Phương pháp chung: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề, đảm bảo tính toàn diện, hệ thống, lôgic và thực tiễn. - Phương pháp cụ thể:
Luận văn liên quan