(1) Nghiên cứu của Capgemini (2016): “Blockchain Disruption in Security Issuance: Enabling The Issuance of Fully Digitized Smart Securities” đã nêu bật sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ Blockchain để cải cách và nâng cao hiệu quả quy trình phát hành chứng khoán. Nghiên cứu đã trình bày cách thức ứng dụng công nghệ Blockchain trong quy trình phát hành chứng khoán và giải thích rõ việc làm thế nào Blockchain có thể giúp nâng cao hiệu quả vận hành bằng cách thay thế quy trình thủ công hiện nay đòi hỏi rất nhiều giấy tờ, thủ tục pháp lý và sự tham gia của các bên trung gian bằng các hợp đồng thông minh giúp tự động hóa chuỗi cung ứng, qua đó giảm thiểu các khâu trung gian, các thủ tục phức tạp gây tốn thời gian và đặc biệt là giảm thiểu chi phí cho tổ chức hoạt động phát hành. Theo nghiên cứu của Capgemini, mức chi phí phát hành trung bình với Blockchain là khoảng 3,45% đối với phát hành 9 chứng khoán riêng lẻ, 7% đối với phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và 0,9% - 1,5% đối với phát hành trái phiếu.
(2) Nghiên cứu của Cơ quan Điều tiết ngành Tài chính (FINRA, 2017): “Distributed Ledger Technology: Implications of Blockchain for the Securities Industry” cung cấp một cái nhìn tổng quan về công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT). Nghiên cứu đã nêu rõ một số ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain đang được khai thác trong ngành chứng khoán và những tác động tiềm tàng của loại hình công nghệ mới này. Thông qua việc phân tích chi tiết về công nghệ Blockchain cũng như những ảnh hưởng của nó tới ngành chứng khoán, nghiên cứu đã khẳng định rằng việc ứng dụng những công nghệ đổi mới sáng tạo trong ngành chứng khoán sẽ không chỉ giúp các nhà đầu tư tăng khả năng tiếp cận dịch vụ và nâng cao kinh nghiệm, mà còn giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động, tăng cường quản lý rủi ro, và tăng cường tính công khai, minh bạch cho thị trường. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức về: quản trị hệ thống, cấu trúc hoạt động, an minh mạng, phòng chống rửa tiền, quy định pháp lý, vấn đề riêng tư, bảo mật dữ liệu.
253 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
----- -----
TRẦN ANH DŨNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT HÀNH
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN SÁCH
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. NGUYỄN CÔNG NGHIỆP
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ VIỆT NGA
HÀ NỘI 2024
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các
kết quả nghiên cứu của Luận án có tính độc lập, số liệu và dữ liệu sử dụng trong
luận án được trích dẫn đúng quy định.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả cam đoan
TRẦN ANH DŨNG
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này tác giả xin cảm ơn GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp
và PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Nga đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo.
Xin cảm ơn các thầy cô Viện Sau đại học đã tạo mọi điều kiện cho tác giả
trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Trong thời gian nghiên cứu các thầy, cô nhà khoa học đã giúp tác giả tìm
hiểu, cung cấp số liệu và hướng dẫn công việc để hiểu được hoạt động phát hành
trái phiếu chính phủ qua đấu thầu nhằm huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước.
Từ đó, tác giả đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn
cho Ngân sách Nhà nước.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
TRẦN ANH DŨNG
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận án ................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án .................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án ................................................ 6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................... 7
6. Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của Luận án .............. 8
6.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 8
6.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 9
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn .............................................................. 9
6.2.2. Phương pháp hệ thống hóa ....................................................................... 9
6.2.3. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................. 10
6.2.4. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu .................................. 10
6.2.5. Phương pháp mô phỏng và dự phóng ngoại suy .................................... 12
7. Kết cấu của Luận án ................................................................................ 13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 14
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 14
1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ............... 14
1.1.2. Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động phát
hành và giao dịch trái phiếu .............................................................................. 17
iv
1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ........................................................... 19
1.2.1. Các nghiên cứu về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ............... 19
1.2.2. Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động phát
hành trái phiếu .................................................................................................. 20
1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................... 23
1.2.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................. 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................. 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI
PHIẾU CHÍNH PHỦ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................................................... 29
2.1. Lý luận về hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước................. 29
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Ngân sách Nhà nước ..................... 29
2.1.2. Vai trò huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước..................................... 31
2.1.3. Các hình thức huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước ......................... 32
2.1.4. Hiệu quả huy động vốn và các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn
cho Ngân sách Nhà nước .................................................................................. 34
2.2. Lý luận về hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ........................... 38
2.2.1. Khái niệm về TPCP ................................................................................ 38
2.2.2. Đặc điểm và các yếu tố cơ bản của TPCP .............................................. 38
2.2.3. Phân loại TPCP ....................................................................................... 43
2.2.4. Các phương thức phát hành TPCP ......................................................... 43
2.2.5. Các chủ thể chính tham gia hoạt động phát hành và giao dịch TPCP ... 48
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ . 51
2.3.1. Nhân tố khách quan ................................................................................ 51
2.3.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................... 52
2.4. Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính
phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và bài học
đối với Việt Nam .............................................................................................. 54
v
2.4.1. Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ của
Vương Quốc Anh .............................................................................................. 54
2.4.2. Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ của
Thái Lan ............................................................................................................ 59
2.4.3. Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ của
Philippines......................................................................................................... 63
2.4.4. Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ của
Cộng hòa Áo ..................................................................................................... 66
2.4.5. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................ 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................. 71
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU PHÁT HÀNH TRÁI
PHIẾU CHÍNH PHỦ ........................................................................................ 72
3.1. Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn 2010 – 2021 và nhu cầu huy động
vốn cho Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn tới ............................................ 72
3.1.1. Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn 2010-2021 ................................. 72
3.1.2. Nhu cầu huy động vốn cho NSNN trong giai đoạn tới .......................... 81
3.2. Thực trạng hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu giai
đoạn 2010 – 2021 .............................................................................................. 84
3.2.1. Quy chế pháp lý về hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu ............... 84
3.2.2. Cơ chế tổ chức hoạt động phát hành TPCP qua đấu thầu ...................... 86
3.2.3. Chủ thể và phương thức phát hành TPCP .............................................. 89
3.2.4. Kỳ hạn, khối lượng và lãi suất phát hành TPCP .................................... 89
3.2.5. Quy mô thị trường TPCP sơ cấp và cơ cấu nhà đầu tư .......................... 93
3.2.6. Cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin phát hành TPCP ............ 100
3.3. Khảo sát về hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm
nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước ........................... 103
3.3.1. Xây dựng bảng câu hỏi ......................................................................... 103
3.3.2. Mẫu khảo sát ......................................................................................... 107
3.3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu ...................................................................... 107
vi
3.3.4. Tổng hợp kết quả trả lời câu hỏi khảo sát ............................................ 108
3.4. Đánh giá hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu giai đoạn
2010 – 2021..................................................................................................... 115
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 115
3.4.2. Những hạn chế tồn tại ........................................................................... 120
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ...................................................................... 125
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................... 130
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............. 131
4.1. Quan điểm, định hướng, giải pháp và mục tiêu phát hành trái phiếu Chính
phủ giai đoạn 2021 – 2030 .............................................................................. 131
4.1.1. Quan điểm, định hướng và giải pháp phát hành trái phiếu Chính phủ giai
đoạn 2021 – 2030 ............................................................................................ 131
4.1.2. Mục tiêu phát hành TPCP giai đoạn 2021 – 2030 ................................ 134
4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm nâng
cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước .................................... 136
4.2.1. Đề xuất nhóm giải pháp vĩ mô.............................................................. 136
4.2.2. Đề xuất nhóm giải pháp vi mô.............................................................. 143
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................... 185
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 186
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ... 189
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 190
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................ 194
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHẢO SÁT .... 199
PHỤ LỤC 3: BÀI PHỎNG VẤN SÂU CÁC CHUYÊN GIA ....................... 205
PHỤ LỤC 4: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ......... 212
PHỤ LỤC 5: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ ................................................... 218
vii
PHỤ LỤC 5A: KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC ............ 218
PHỤ LỤC 5B: KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CỦA HÀN QUỐC ............................................ 222
PHỤ LỤC 6: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI BLOCKCHAIN
............................................................................................................... 227
PHỤ LỤC 7: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN HIỆN HỮU TRÊN NỀN
TẢNG CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI BLOCKCHAIN ................................. 234
PHỤ LỤC 8: BẢNG SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT
ĐỘNG ĐẤU THẦU PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CỦA ....... 241
VIỆT NAM, THÁI LAN VÀ PHILIPPINES ................................................. 241
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu giám sát nợ công giai đoạn 2010 – 2021 (%) .............. 79
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2021-2030 ........................................ 81
Bảng 3.3: Quy mô GDP và vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2030 ........ 82
Bảng 3. 4: Cơ cấu nhà đầu tư trong các lần phát hành trái phiếu quốc tế của Việt
Nam ................................................................................................................... 99
Bảng 3. 5: Chi tiết số liệu về quy mô thị trường trái phiếu các nước trong khu
vực (2021) ....................................................................................................... 122
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Ứng dụng Blockchain trong hoạt động phát hành TPCP của OeKB.
........................................................................................................................... 67
Hình 4.1: Bonds.PH - ứng dụng di động phát hành bán lẻ TPCP do Chính phủ
Philippines phát triển và vận hành .................................................................. 155
Hình 4.2: Mô hình cơ bản cho ứng dụng Blockchain trong quy trình phát hành
TPCP ............................................................................................................... 159
Hình 4.3: Giao thức vận hành của Hyperledger Fabric .................................. 162
Hình 4. 4: Cách thức tương tác giữa nhà đầu tư và hệ thống phát hành trái phiếu
hoạt động trên nền tảng Hyperledger Fabric .................................................. 163
Hình 4. 5: Cách thức các kênh truyền dữ liệu được phân quyền giữa các điểm
nút / thành viên trong hệ thống Blockchain .................................................... 165
Hình 4.6: Quy trình phát hành TPCP trên nền tảng Blockchain .................... 173
Hình PL6.1: Phương thức hoạt động của Blockchain .................................... 227
Hình PL6. 2: Cách thức giao dịch trên mạng lưới Blockchain ...................... 228
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI giai đoạn 2010 – 2021 ............. 73
Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2021 ..................... 73
Biểu đồ 3.3: Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2010 – 2021 ............................ 74
Biểu đồ 3.4: Tình hình bội chi NSNN giai đoạn 2010 -2021 ........................... 77
Biểu đồ 3.5: Nợ công và tỷ lệ nợ công/GDP giai đoạn 2010-2021 .................. 79
Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng phát hành TPCP theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 2021 .... 90
Biểu đồ 3.7: Kỳ hạn phát hành bình quân và kỳ hạn bình quân danh mục TPCP
giai đoạn 2010 – 2021 ....................................................................................... 91
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ trúng thầu TPCP giai đoạn 2010 – 2021 ............................ 92
Biểu đồ 3.9: Lãi suất phát hành TPCP giai đoạn 2010-2021 ........................... 93
Biểu đồ 3.10: Quy mô thị trường trái phiếu so với GDP giai đoạn 2010-2021 ...
........................................................................................................................... 94
Biểu đồ 3.11: Quy mô niêm yết và giá trị huy động giai đoạn 2010-2021 ...... 95
Biểu đồ 3.12: Cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường TPCP giai đoạn 2010 – 2021
........................................................................................................................... 97
Biểu đồ 3.13 : Quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam và số nước trong khu
vực theo % GDP (2021) .................................................................................. 121
Biểu đồ 4.1: Kết quả dự phóng ngoại suy khối lượng phát hành TPCP tăng thêm
nhờ ứng dụng Blockchain trong giai đoạn 2026-2030 ................................... 169
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
BHXH Bảo hiểm Xã hội
GDCK Giao dịch chứng khoán
HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
KBNN Kho bạc nhà nước
NSNN Ngân sách Nhà nước
TPCP Trái phiếu Chính phủ
USD Đô la Mỹ
2. Tiếng Anh
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Nghĩa Tiếng việt
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức
OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế
IMF International Money Funds Quỹ Tiền tệ quốc tế
IIF Institute of International Finance Viện Tài chính Quốc tế
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, cùng với sức ép do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-
19 đã khiến nhu cầu huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước (NSNN) của Việt
Nam đang trở nên ngày càng cấp thiết. Trong đó, việc huy động vốn thông qua
hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) được đánh giá là biện pháp
hữu hiệu nhất. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN thông qua đấu
thầu phát hành TPCP, một trong những yếu tố quan trọng là hoàn thiện và phát
triển hoạt động phát hành TPCP. Việc hoàn thiện hoạt động phát hành TPCP có
vai trò quan trọng giúp Chính phủ điều tiết sự luân chuyển vốn của nền kinh tế
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đồng thời là kênh huy động vốn then
chốt cho NSNN và cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Kể từ khi được chính thức thành lập vào năm 2009 đến nay, thị trường
TPCP Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc hình thành cấu
trúc và các yếu tố, điều kiện cần thiết để phát triển một thị trường nợ công
chuyên biệt, hiện đại đạt hiệu quả cao trong huy động vốn vay cho NSNN. Tính
đến năm 2021, hơn 2,47 triệu tỷ đồng vốn đã được huy động cho NSNN để phục
vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước, tương ứng với mức huy động
bình quân năm đạt hơn 206 nghìn tỷ đồng. Để huy động được lượng vốn này,
Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức hơn 2.600 phiên đấu thầu với tỷ lệ huy động thành
công bình quân đạt 60-70% trên tổng khối lượng gọi thầu. Bên cạnh đó, lãi suất
phát hành TPCP đã giảm đáng kể, giúp tiết kiệm cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng
tiền trả lãi và hỗ trợ tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Lãi suất bình quân
huy động giảm xuống khoảng 2% năm 2021 (từ 10% năm 2009), còn kỳ hạn
phát hành bình quân kéo dài tăng lên 12,2 năm, thông qua đó góp phần tái cơ
cấu nợ công theo hướng an toàn và bền vững hơn. Quy mô và độ sâu của thị
trường cũng không ngừng tăng cao, tiệm cận với các nước có thị trường TPCP
2
phát triển trong khu vực và trên thế giới, ước đạt 22,7% GDP vào cuối năm
2021, gấp 2,8 lần so với năm 2010. Các kết quả này đã minh chứng cho những
nỗ lực thực hiện hiệu quả các chủ trương của Chính phủ đề ra; đồng thời nhấn
mạnh thêm vai trò then chốt của hoạt động phát hành TPCP trong việc huy động
vốn hiệu quả cho NSNN.
Mặc dù vậy, Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình ch