Luận án hoàn thiện hệ thống kế toán Nhà nước

1- Tính cấp thiết của đề tài: Thực tế hiện nay Việt Nam có nhiều chế độ kế toánkhác nhau trong khu vực công như: Chế độ kế toánngân sách vàhoạt động nghiệp vụ kho bạc, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân sách vàtài chính xã, kế toán tài sản dự trữ quốc gia, kế toán bảo hiểm xã hội, kế toán nghiệp vụ thi hành án, kế toán đơn vị chủ đầu tư, kế toán sự nghiệp áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập, kế toán áp dụng cho các đơn vị Công đoàn, kế toán áp dụng cho các đơn vịHCSN của cơ quan Đảng. Trong khi đó Nhànước làmột chủ thể thống nhất, để thực thực hiện chức năng của mình, Nhànước cần phải có các nguồn lực tài chính như: thu, chi ngân sách, các quỹ tài chính, các khoản nợ, các tài sản nhànước. .để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu nhằm thực hiện chức năng quản lý kinh tế ư xã hội. .của mình. Để quản lý, kiểm tra, kiểm soát các nguồn lực đó một cách tiết kiệm vàhiệu quả nhất thì Nhànước cần phải sử dụng các công cụ quản lý nóthông qua công tác kế toán đó làkế toán nhà nước. Nhưng hiện nay có nhiều Chế độ kế toánkhác nhau áp dụng cho nhiều đơn vị dẫn đến sự cồng kềnh, trùng lặp trong việc xử lý cung cấp thông tin vàtổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách nhànước làm cho kế toán nhànước chưa thật sự phát huy hiệu quả cao. Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, làkế toán thu, chi ngân sách nhànước nhưng cấu trúc của hệ thống kế toán tại cơ quan thu, chi ngân sách vàđơn vị sử dụng ngân sách lại không đồng nhất, có những tài khoản không thiết kế theobản chất kinh tế màlại thiết kế theo niên độ ngân sách. Thực tại trên làm cho thông tin bị chia cắt, không đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình hiện nay làNhànước thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các cơ quan quản lý tài chính ở Trung ương thường xuyên phải được cung cấp các thông tin tổng hợp trên toàn quốc. Xuất phát từ những đòi hỏi của tiến trình cải cách quản lý hành chính nhà nước, chúng ta đang thực hiện cải cách quản lý ngân sách nhànước theo hướng chuyển dần từ quản lý ngân sách "theo đầu vào" (theo định mức, định biên) sang phương thức quản lý ngân sách theo "kết quả đầu ra" nhằm trao cho người quản lý quyền tự chủ tài chính gắn với hiệu quả sử dụng ngân sách. Để đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách ngân sách, đòi hỏi chế độ kế toán nhànước hiện hành phải được cải cách, sửa đổi lại. Chế độ kế toán hiện hành chỉ thuần tuý quan tâm ghi chép kế toán thu, chi quỹ ngân sách, sử dụngkinh phí ngân sách ở đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách, quan tâm đến định mức tiêu chuẩn, chế độ, thủ tục màchưa tính đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, không quan tâm đến chi phí đầu ra, các quỹ tài chính, tài sản nhànước chưa được phản ánh đầy đủ vàkịp thời. Chế độ kế toán hiện hành chưa thật sự giúp nhàquản lý chủ động tính toán chi phí hoạt động của tổ chức mình, của các bộ phận trực thuộc dođó không thể so sánh được giữa chi phí thực tế bỏ ra với kết quả đạt được vànhất làchưa có một hệ thống cung cấp thông tin tập trung để cung cấp kịp thời, chính xác để đáp ứng được yêu cầu quản lý của các ngành, các cấp vàcác nhàlãnh đạo. Ngoài ra chế độ kế toán nhànước hiện hành xây dựng theo nguyên tắc kế toán trên cơ sở tiền mặt nên không giúp nhàquản lý đánh giá được rủi ro tiềm ẩn, như công nợ, các khoản dự chi chắc chắn không được dự báo trước, không được ghi chép vào hệ thống kế toán ngay khi nghĩa vụ trả nợ phát sinh làm cho tính bền vững của ngân sách nhànước không được bảo đảm. Bên cạnh việc thực hiện một hệ thống kế toán nhànước truyền thống dựa trên nguyên tắc tiền mặt, đòi hỏi phải áp dụng nguyên tắc kế toán trên cơ sởdồn tích, kế toán theo nguyên tắc kế toán trên cơ sở dồn tích sẽ phản ánh đúng bản chất các khoản thu vàchi của ngân sách. Công cuộc hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách, đưa ứng dụng tin học vào quản lý ngân sách đòi hỏi phải có một hệ thống kế toán thống nhất cho toàn bộ khu vực công. Với nhiều chế độkế toán khác nhau nhưhiện nay thì chỉ có thể tin học hoá từng bộ phận rời rạc, không thành hệ thống, thông tincung cấp không được tổng hợp đầy đủ, không kịp thời vàkhông đồng bộ. Đểcó những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, minh bạch trên phạm vi toàn quốc thông qua công nghệ tin học thì yêu cầu bắt buộc làphải có một hệ thống kế toán nhànước (Hệ thống tài khoản kế toán nhànước thống nhất) áp dụngchung cho mọi đối tượng quản lý vàsử dụng ngân sách nhànước. Mặt khác, hệ thống kế toán hiện hành không phải làhệ thống mở, không bao trùm tổng quát các lĩnh vực, nên mỗi khi phát sinh thêm các hoạt động mới, các nghiệp vụ mới lại phải ban hành các văn bản mới để sửa đổi bổ sung. Việc sửa đổi bổ sung thường xuyên chế độ kế toán sẽ gây khó khăn cho người thực thi. Trong thời gian qua chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm các nước có tổ chức bộ máy hành chính vàtài chính nhànước tương đồng với nước ta, song cho đến nay việc lựa chọn một mô hình kế toán nhànước thống nhất, hiệu quả vàphù hợp với thực tế Việt Nam đang còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó chủ yếu làviệc xác định các căn cứ khoa học vàthực tiễn cho việc thiết lập hệ thống kế toán nhànước cũng nhằm mục tiêu vàbước đi trong tiến trình cải cách quản lý về ngân sách nhànước hiệu quả hơn. Ngoài ra, chính sách đối ngoại của chúng ta làchủ động hội nhập quốc tế và khu vực, trên thực tế chúng ta đã làthành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế, thành viên của Ngân hàng Thế giới, thành viên ASEAN vàWTO. . .Với tưcách làthành viên của các tổ chức tài chính Quốc tế, chúng ta có nghĩavụ phải trao đổi thông tin về tình hình tài chính ngân sách với các nước. Nhưng hiện nay do các quy định kế toán của chúng ta chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế nên các thông tin chúng ta cung cấp không so sánh được với các thông tin của các nước. Mỗi khi cung cấp thông tin chúng ta phải "nhặt" dữ liệu một cách thủ công, mất nhiều thời gian công sức màvẫn không kịp thời gian theo yêu cầu. Từ các lý do đó việc cải cách và ban hành thống nhất một Hệ thống kế toán nhànước thống nhất thaythế cho các chế độ kế toán hiện hành làmột nội dung tất yếu vàrất cần thiết. 2- mục đích nghiên cứu: Dựa vào thực trạng của Hệ thống kế toán nhànước hiện đang sử dụng ở nhiều ngành nghề, nhiều cơ quan khác nhau đã bộc lộ những bất cập, những khuyết điểm cần phải khắc phục; sựthay đổi về môi trường pháp lý đặc biệt làLuật Ngân sách Nhànước, Luật Kế toán. .sự pháttriển của nền kinh tế nước ta, sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tiến trình hộinhập kinh tế khu vực vàtrên thế giới. Từ đó luận án đề ra phương hướng hoàn thiện cho Hệ thống kế toán nhànước nhằm phục công tác quản lý tài chính, ngân sách mang lại hiệu quả cao nhất. 3- Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án làdựa vào định hướng, quan điểm về việc thống nhất hệ thống thông tinquản lý, bộ máy quản lý tài chính nhànước, những nguyên tắc vàquy định về kế toán nhànước theo chuẩn mực quốc tế vàhệ thống kế toán tài chính doanh nghiệp, Hệ thống kế toán nhànước hiện hành như: Chế độ kế toán ngân sách vàhoạt động nghiệp vụkho bạc, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân sách vàtài chính xã, kế toán tài sản dự trữ quốc gia, kế toán bảo hiểm xã hội, kế toán nghiệp vụ thi hành án, kế toán đơn vị chủ đầu tư, kế toán sự nghiệp áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập, kế toán áp dụng cho các đơn vị Công đoàn, kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN của cơ quan Đảng; Luật Ngân sách Nhànước và các văn bản hướng dẫn, Luật Kế toán vàcác văn bản có liên quan đến các chế độ kế toán nói trên. Phạm vi nghiên cứu của luận án làxem xét, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của việc áp dụng Hệ thống kế toán nhànước hiện hành ở những đơn vị đang thực hiện. Từ đó xây một Hệ thống kế toán nhànước áp dụng cho tất cả các đối tượng sử dụng ngân sách nhànước, các quỹ tài chính, tài sản nhànước với những bước đi vàcách thức phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. 4- nguồn tài liệu phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu chủ yếu được lấy từ tình hình thực tế đang áp dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp vàsự nghiệp có thu, các cơ quanDự trữ quốc gia, Bảo hiểm xã hội, cơ quan Thi hành án. .vàcác cơ quan quản lý như: Tài chính, KBNN, Thuế, Hải quan vàmột số tài liệu tham khảo của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhànước Trung ương, Văn Phòng Quốc hội (dự án VIE/02/008) . .Tất cả những tài liệu nhằm tạo cơ sở lý luận, dẫn chứng cho luận án thêm phong phú vàmang tính thực tiển cao, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện Hệ thống kế toán nhànước hiện nay là cần thiết vàcấp bách. 5- phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chủ yếu được sử dụng làphương pháp biện chứng duy vật, nhờ phương pháp này để nghiên cứu các chế độ kế toán nhànước ở Việt Nam trong các giai đoạn vừa qua vàđịnh hướng phát triển, hoàn thiện trong thời gian tới. Vận dụng nguyên tắc tổng quát về hệ thống chế độ kế toán nhànước ở một số nước trên thế giới về những đặc điểm giống nhau vàkhác nhau, các nhân tố ảnh hưởng hiện tại vàtương lai với chế độ kế toán nhànước ở nước ta. Vận dụng nguyên tắc phân tích vàso sánh các chế độ kế toán nhànước đang thực hiện ở các đơn vị, để từ đó sắp xếp, chọn lọc có tính kế thừa để xây dựng một Hệ thống kế toán nhànước phù hợp áp dụng cho tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách nhànước, các quỹ tài chính vàtài sản nhànước. Vận dụng nguyên tắc phát triển để nghiêncứu, xem xét về quákhứ, hiện tại, tương lai của quá trình phát triển kế toán nhànước ở Việt Nam. Trong đó chú ý đến xu hướng phát triển kế toán nhànước ở một số nước trong khu vực vàquốc tế trên tiến trình hội nhập kinh tế quốctế khi hiện nay Việt Nam làthành viên của WTO. Ngoài ra luận án còn sử dụng nhiều phương pháp khác như: phương pháp lịch sử vàlogic, phương pháp phân tích vàtổng hợp, phương pháp so sánh vàđối chiếu. . giúp cho quá trình trình bày luận án thuận lợi vàhoàn thiện hơn. 6ư đóng góp mới của luận án: Những đóng góp của luận án bao gồm: - Trình bày, phân tích, đánh giá để đưa ra những đặc điểm cơbản của kế toán nhànước một số nước trên thế giới. Từ đó nêu lên những nguyên nhân, lý do dẫn đến sự khác biệt vàgiống nhau về kế toán ở một số nước; đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về kế toán nhànước . - Hệ thống hoá các giai đoạn phát triển của Hệ thống kế toán nhànước từ trước đến nay, những đặc điểmcủa Hệ thống kế toán nhànước. Từ đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm vànguyên nhân khắcphục những nhược điểm của Hệ thống kế toán nhànước hiện hành ở nước ta. - Đưa ra những cở sở lý luận, những quy định vànguyên tắc, phương hướng, quá trình hợp nhất vàhoàn thiện Hệ thống kế toán nhànước ở Việt Nam. Trong giai đoạn trước mắt, nội dung của luận án đưa ra những kiến nghị để hợp nhất Hệ thống kế toán nhànước vàhoàn thiện các quy định, quy trình quản lý tài chính vàngân sách, đưa kế toán quản trị vào kế toán nhànước, bộ mã hạch toán trong hệ thống kế toán nhànước. . để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hạch toán kế toán, báo cáo tài chính vàcung cấp thông tin kịp thời mang lại hiệu quả cao nhất. Về lâu dài, luận án đề xuất xây dựng Tổng kế toán nhànước, hạch toán quản lý nợ vàngân quỹ vàkế toán quản trị vào kế toán nhànước, xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công để hội nhập kế toán nhànước vào hệ thống kế toán nhà nước ở khu vực vàtrên thế giới.

pdf151 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3995 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án hoàn thiện hệ thống kế toán Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan