Hoạt động tín dụng đóng vài trò rất quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tín dụng (TCTD), nhất là đối với các TCTD CHNCND Lào hiện nay đang hoạt động chính bằng các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống.
Để phát triển, TCTD phải thực hiện hoạt động tín dụng an toàn. Do vậy, TCTD cần phải có thông tin đầy đủ và chính xác để lựa chọn đối tượng đầu tư, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Hoạt động thông tin tín dụng (TTTD) ngân hàng ra đời và phát triển là đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn khách quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng.
180 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong cuốn luận án là trung thực. Những kết luận khoa học nêu trong luận án chưa từng ai được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Sinnakhone SIHAPANNHA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCTD : Tổ chức tín dụng
TTTD : Thông tin tín dụng
NHTM : Ngân hàng thương mại
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân hàng Trung ương
DN : Doanh nghiệp
XLTD : Xếp loại tín dụng
TSĐBTV : Tài sản đảm bảo tiền vay
DANH MỤC BẢNG
Biểu 1.1 - Bảng xếp loại tín dụng doanh nghiệp 49
Biểu 2.1. Kết quả cung cấp thông tin của Trung tâm TTTD 99
Biểu 2.2: Mức thu phí dịch vụ TTTD tại Trung tâm TTTD 102
Biểu 2.3: Phí thu dịch vụ cung cấp thông tin của Trung tâm TTTD 103
Biểu 3.1: Cấu tạo mã doanh nghiệp 144
Biểu 3.2: Danh sách cảnh báo tình hình tài chính doanh nghiệp có xu hướng xấu 147
Biểu 3.3: Danh sách cảnh báo những doanh nghiệp có dấu hiệu nghi vấn hoặc vi phạm pháp luật 148
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng 29
Sơ đồ 1.2 Chu trình vận hành của hệ thống TTTD ngân hàng 31
Sơ đồ 1.3 Quan hệ thông tin trong hệ thống TTTD ngân hàng 39
Sơ đồ 1.4 Quan hệ giữa người cung cấp và sử dụng TTTD 40
Sơ đồ 1.5 Quy trình xếp loại tín dụng doanh nghiệp 45
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức hoàn thiện của Trung Tâm TTTD 134
Sơ đồ 3.2 Mở rộng nguồn thu thập thông tin 138
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Dư nợ tín dụng của các TCTD tại Trung tâm TTTD 90
Hình 2.2: Mức dư nợ của các NHTM NN được thu thập tại Trung tâm TTTD 107
Hình 2.3: Mức báo cáo dư nợ của một số NHTM 108
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Hoạt động tín dụng đóng vài trò rất quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tín dụng (TCTD), nhất là đối với các TCTD CHNCND Lào hiện nay đang hoạt động chính bằng các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống.
Để phát triển, TCTD phải thực hiện hoạt động tín dụng an toàn. Do vậy, TCTD cần phải có thông tin đầy đủ và chính xác để lựa chọn đối tượng đầu tư, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Hoạt động thông tin tín dụng (TTTD) ngân hàng ra đời và phát triển là đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn khách quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của ngân hàng thương mại (NHTM), với hai yếu tố đầu vào cơ bản là tiền vốn và thông tin. Đây là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Trong các thông tin phục vụ cho kinh doanh tín dụng của NHTM thì TTTD ngân hàng chiếm vị trí rất quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến khách hàng, gồm thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, đánh giá xếp loại, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường thường nảy sinh tình trạng thông tin không cân xứng trong hoạt động tín dụng, gây ra nhiều rủi ro cho NHTM. Vì vậy, TTTD ngân hàng đã thực sự trở thành quan trọng đối với sự sống còn của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, TTTD càng trở nên cần thiết hơn khi nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế.
Từ sự cần thiết đó, các tổ chức tài chính quốc tế đã nỗ lực nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm và tìm các biện pháp thúc đẩy phát triển hoạt động TTTD trên toàn cầu với hy vọng tạo thêm những lá chắn hữu hiệu hơn với nguy cơ khủng hoảng kinh tế trong tương lai. Cùng với những nỗ lực chung của cộng đồng tài chính quốc tế, Ngân hàng CHDCND Lào đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh hoạt động TTTD của hệ thống TTTD ngân hàng với mục tiêu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng để góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, do hoạt động TTTD ở CHDCND Lào còn mới mẻ, nên dù đã có nhiều cố gắng nhưng hệ thống TTTD ngân hàng CHDCND Lào vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Hoạt động TTTD ở CHDCND Lào đã đạt được một số thành tựu chủ yếu như tổ chức và kiện toàn Trung tâm TTTD của NHNN, cung cấp kịp thời và chính xác các TTTD cho khách hàng, các NHTM sử dụng có hiệu quả TTTD. Tuy nhiên TTTD nảy sinh những điểm còn hạn chế: Trung tâm TTTD thu thập các thông tín chữa thật đầy đủ, phân tích các TTTD chưa có chuẩn mực chung, nhu cầu cung cấp thông tin của các NHTM chưa sát với hoạt động tín dụng, chi phí của việc cung cấp thông tin còn cao... Chính vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống TTTD ngân hàng CHDCND Lào đang thực sự là một yêu cầu cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn hoạt động ngân hàng, không những đối với riêng CHDCND Lào mà còn là yêu cầu cấp bách đối với những nước đang phát triển, đặc biệt là đối với những nước đang chuyển sang kinh tế thị trường.
Trong bối cảnh đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào” với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé trong sự nghiệp phát triển ngành ngân hàng vì mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Việc nghiên cứu hoạt động TTTD trên thế giới đã được đẩy mạnh, đã có rất nhiều bài viết, công trình khoa học được công bố, đây chính là nguồn tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu luận án. Ví dụ một vài nghiên cứu về TTTD đã đăng tải trên diễn đàn WB như: Bài toán mô hình kinh tế lượng chứng minh hiệu quả TTTD của tác giả Craig Mcintosh và Bruce wydick, giáo sư trường đại học Francisco, tháng 9/2004; Nghiên cứu về vai trò và hiệu quả của chia sẻ TTTD của tác giả Tulllio Jappelli và Mareo Pagano, năm 2005; Nghiên cứu về hệ thống báo cáo TTTD trên toàn cầu, vai trò của nhà nước đối với hệ thống, của tác giả Margaret Miller, năm 2000; Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống báo cáo TTTD trên thế giới của tác giả Leora Klapper, thuộc nhóm nghiên cứu phát triển về tài chính WB, năm 2003; Nghiên cứu sự phát triển của TTTD tiêu dùng ở Nam Á của nhóm nghiên cứu phát triển về tài chính WB, năm 2004. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên thế giới về TTTD cũng chưa hệ thống, vẫn mang tính rời rạc, chủ yếu là tập trung nghiên cứu về hiệu quả, lợi ích của TTTD và xây dựng cơ chế vận hành cho cơ quan TTTD tư nhân, khuyến khích cho việc hình thành, phát triển cơ quan TTTD tư nhân tại các nước đang phát triển.
2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu về hoạt động thông tin tín dụng của hệ thống ngân hàng và các công trình liên quan đến một số khía cạnh khác nhau của hệ thống TTTD tương đối đầy đủ và toàn diện về vấn đề này. Một số công trình đã công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau:
(1) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện của Trung tâm Thông tin tín dụng NHNN Việt Nam, "Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tín dụng NHNN Việt Nam đến năm 2010”. Nội dung cơ bản: nghiên cứu về lý luận TTTD, đi sâu vào nghiên cứu về cơ quan TTTD công trực thuộc NHTW, nghiên cứu thực trạng hoạt động TTTD của NHNN Việt Nam với trọng tâm chính là Trung tâm TTTD và đưa ra các giải pháp phát triển đối với Trung tâm TTTD đến năm 2010. Đánh giá mặt tích cực: Công trình đã nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của hoạt động TTTD, đã đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể cho phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm TTTD NHNN đến năm 2010. Đến nay Trung tâm TTTD NHNN Việt Nam đã nghiên cứu khái quát đầy đủ lý luận về TTTD và hệ thống TTTD, về cấu trúc, vận hành hệ thống, đưa ra được các loại hình dịch vụ TTTD, đặc biệt là về dịch vụ xếp loại tín dụng doanh nghiệp; dịch vụ thông tin tiêu dùng cá nhân và thể tiêu dùng. Ngoài ra đã nghiên cứu đưa ra đề án thành lập các công ty TTTD tư.
(2) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện của Trung tâm Thông tin tín dụng NHNN Việt Nam, “Giải pháp hoàn thiện một bước việc phân tích, xếp loại doanh nghiệp đối với hoạt động thông tin tín dụng”. Nội dung chính của đề tài: nghiên cứu đưa ra phương pháp xếp loại tín dụng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng để áp dụng trong thực tiễn tại trung tâm TTTD. Đánh giá mặt tích cực: đưa ra một phương pháp đánh giá, xếp loại doanh nghiệp tương đối chi tiết, đề tài đã đi vào đánh giá, xếp loại doanh nghiệp tương đối kỹ về mặt tài chính doanh nghiệp, đồng thời đưa ra một thang tính điểm hợp lý và xếp doanh nghiệp thành 9 loại. Đây là một bước tiến triển trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đối với dịch vụ tính điểm và xếp loại doanh nghiệp, thực sự là một thành công đáng kể của các nhà chính sách ngân hàng trung ương. Đến nay, tại Trung tâm TTTD NHNN Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các loại hình dịch vụ TTTD đó là báo cáo TTTD doanh nghiệp, báo cáo TTTD về cá nhân, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và dịch vụ cảnh báo tín dụng.
(3) Ngoài ra, còn có một số luận án thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng đã nghiên cứu về hệ thống TTTD ngân hàng. Nhưng chỉ nghiên cứu về một số khía cạnh, một dịch vụ cụ thể của TTTD, chưa có một luận án nghiên cứu tổng thể về hệ thống TTTD ngân hàng.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở CHDCND Lào
Hoạt động thông tin tín dụng là vấn đề rất mới đối với hệ thống ngân hàng CHDCND Lào. Nhưng cả về lý luận và thực tiễn đang đòi hỏi phải nhanh chóng phát huy vai trò hiệu quả to lớn của TTTD. Hoạt động TTTD như là một công cụ phục vụ quản lý nhà nước không thể thiếu được của Ngân hàng Nhà nước và hỗ trợ kinh doanh hiệu quả của các TCTD, góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, hệ thống ngân hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng, cung ứng các dịch vụ ngân hàng thuận lợi cho xã hội, nâng cao năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay tại CHDCND Lào chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực này được triển khai. Cơ sở lý luận về TTTD chưa khái quát đầy đủ, về cơ cấu vận hành hệ thống chưa đưa ra được các loại hình dịch vụ TTTD, đặc biệt là chưa nghiên cứu về dịch vụ xếp loại tín dụng doanh nghiệp. Chủ yếu chỉ cung cấp 2 dịch vụ đó là báo cáo TTTD doanh nghiệp và báo cáo TTTD về cá nhân.
2.3. Những kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu trên
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về TTTD.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động TTTD của NHNN Việt Nam với trọng tâm chính là Trung tâm TTTD ở giai đoạn những năm đầu thế kỷ 21.
- Công trình đưa ra các giải pháp phát triển Trung tâm TTTD của NHNN Việt Nam đến năm 2010
- Nghiên cứu phương pháp xếp loại doanh nghiệp đối với hoạt động TTTD để áp dụng trong thực tiễn tại Trung tâm TTTD của NHNN Việt Nam.
2.4. Những khoảng hở của đề tài luận án
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố và các kết quả đạt được từ các công trình này là chưa nhiều. Nên còn một số khoảng hở đặt ra để tác giả tiếp tục nghiên cứu đề tài luận án.
- Hệ thống hóa luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống TTTD (khái niệm, lợi ích, cấu trúc, vận hành, các dịch vụ...).
- Kinh nghiệm về hoạt động của hệ thống TTTD các nước trên thế giới và cần rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng cho việc hoàn thiện hệ thống TTTD của CHDCND Lào.
- Cần đánh giá đầy đủ và toàn diện thực trạng vận hành, cung cấp các dịch vụ, những thành tựu đạt được, chỉ ra những hạn chế đang tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó của Trung tâm TTTD của NHNN nói riêng và hệ thống TTTD nói chung của CHDCND Lào.
- Đưa ra giải pháp nào cho hợp lý nhất, có luận cứ khoa học và thực tiễn để hoàn thiện hệ thống TTTD của CHDCND Lào.
Đây là lần đầu tiên một luân án tiến sĩ nghiên cứu tổng thể về vấn đề này, nội dung nghiên cứu trọng tâm của đề tài là tổng hợp những cơ sở lý luận về TTTD và hệ thống TTTD ngân hàng, các điều kiện để phát triển hệ thống ngân hàng, đánh giá phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống TTTD ngân hàng CHDCND Lào và đề xuất những giải pháp khắc phục những nguyên nhân và hạn chế của hệ thống TTTD ngân hàng CHDCND Lào để phát triển hệ thống TTTD ngân hàng CHDCND Lào. Đối với CHDCND Lào vấn đề nghiên cứu này còn rất mới mẻ, trong thực tiễn còn nhiều mặt về hoạt động của hệ thống dịch vụ chưa được thực hiện, tài liệu tham khảo rất thiếu, kinh nghiệm thực tiễn cũng ít, Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện hệ thống TTTD ngân hàng là một vấn đề rất cấp bách đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng CHDCND Lào.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Những vấn đề cơ bản và nội dung vận hành cụ thể đối với các cơ quan tổ chức thu thập, quản lý và cung cấp TTTD của hệ thống ngân hàng CHDCND Lào, cụ thể là:
- Hệ thống hóa và nâng cao nhận thức những vấn đề lý luận về TTTD, hệ thống TTTD, các điều kiện để hoàn thiện hệ thống TTTD ngân hàng thông qua việc nghiên cứu sự phát triển về hoạt động TTTD ngân hàng của một số nước để rút ra bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng CHDCND Lào.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTTD trong hệ thống ngân hàng CHDCND Lào về quy trình tổ chức hoạt động và thực trạng hoạt động của hệ thống TTTD trong thời gian qua, để nhận thức được thuận lợi và khó khăn; thách thức đối với sự phát triển hệ thống TTTD trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế hiện đại hóa.
- Xác lập những mục tiêu, định hướng và đề ra những giải pháp có tính khả thi, đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ CHDCND Lào về các biện pháp hoàn thiện nhằm phát triển hệ thống TTTD trong hệ thống ngân hàng CHDCND Lào.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là TTTD, hệ thống TTTD, hoạt động của hệ thống TTTD ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu đề tài là hệ thống TTTD ngân hàng nói chung và hệ thống TTTD ngân hàng CHDCND Lào nói riêng, không nghiên cứu về TTTD phục vụ cho các ngành khác. Cũng như không nghiên cứu về mặt kỹ thuật tin học, kỹ thuật lập trình cho hệ thống TTTD ngân hàng.
NHTM là loại hình TCTD chủ yếu trong nền kinh tế, nên phạm vi nghiên cứu đề tài luận án là hoạt động tín dụng và thông tin tín dụng của NHTM.
Thực trạng hệ thống TTTD ngân hàng CHDCND Lào từ năm 2001 - năm 2014.
Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống TTTD đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài kết hợp một số phương pháp trong nghiên cứu khoa học là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp và phối hợp dùng các bảng biểu, mô hình để minh hoạ.
Phương pháp dung vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.
Phương pháp duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, là kết quả của sự vân dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại.
Phương pháp tiếp cận hệ thống là cách xem xét đối tượng trong hệ thống như một hệ toàn vẹn phát triển động, trong quá trình sinh thành thông qua giải quyết những mâu thuẫn bên trong, do những tương tác hợp quy luật giữa các thành tố của hệ thống. Vạch ra được bản chất toàn vẹn của hệ thống qua việc phát hiện ra được: cấu trúc của hệ thống, quy luật tương tác giữa các thành tố của hệ thống, tính toàn vẹn. Thuộc loại phương pháp triết học, là sự cụ thể hoá của phép biện chứng duy vật, sự khái quát hoá của các phương pháp điều khiển học.
Phương pháp phân tích tổng hợp là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học của luận án: Luận án hệ hống hóa, phân tích và bổ sung nhận thức, ý nghĩa, vai trò, nội dung về hệ thống TTTD và hoạt động TTTD trong hệ thống ngân hàng, những nhân tố tác động đến hoạt động TTTD ngân hàng. Từ đó, đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống TTTD trong việc phát triển hoạt động TTTD ngân hàng CHDCND Lào.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTTD trong hệ thống ngân hàng để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm. Từ đó, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển hoạt động TTTD trong hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng CHDCND Lào.
7. Kết cấu đề tài
Đề tài có kết cấu truyền thống gồm 3 phần:
Chương 1: Lý luận cơ bản về thông tin tín dụng và hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN TÍN DỤNG VÀ HỆ THỐNG
THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1. Thông tin tín dụng và hệ thống thông tin tín dụng
1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là nơi biểu hiện tập trung nhất mọi hoạt động kinh tế của đất nước. Những thông tin có liên quan đến hoạt động ngân hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, chính phủ và các tầng lớp dân cư.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức kinh tế, hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ. Trong đó, hoạt động tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tín nhiệm (tín dụng) là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho NHTM. Qui mô, chất lượng tín dụng ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính giữa người đi vay và người cho vay, có trách nhiệm trả lãi cho người gửi tiền và được quyền sử dụng số tiền đó trong thời hạn thoả thuận để cho vay thu lợi nhuận. Ngày nay, hoạt động dịch vụ của NHTM ngày càng mở rộng, chủ yếu theo các nhóm như: trung gian giữa người đầu tư và người cần vay vốn trên thị trường; trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện tín dụng, tiền tệ, thực hiện thanh toán hộ khách hàng, sử dụng đồng tiền tín dụng ghi sổ...; dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác như mua, bán cổ phiếu, trái phiếu, thanh toán lãi trái phiếu, lợi tức cổ phần, dịch vụ hối đoái, tư vấn, cho thuê két...
Ngày nay, NHTM tham gia tích cực trên thị trường tài chính nhằm thoả mãn nhu cầu về vốn, thông qua vai trò trung gian đó để tìm kiếm lợi nhuận cho mình, đây là một kênh rất quan trọng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ đầu tư phát triển kinh tế. Nhưng hoạt động tín dụng của NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro. Có thể coi rủi ro ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng có nhiều loại rủi ro, nhưng giới hạn nghiên cứu chúng ta chỉ xem xem xét rủi ro tín dụng (rủi ro không thu hồi được các khoản vay) bao gồm tất cả các khoản cho vay của ngân hàng, đến kỳ hạn khách hàng không trả nợ cho ngân hàng. Nhận thức và đánh giá đúng đắn về các rủi ro ngân hàng là nhiệm vụ quan trọng của NHTM. Nếu hiểu rõ rủi ro ta có thể chấp nhận rủi ro một cách có ý thức và có kế hoạch, biện pháp tích cực để ngăn ngừa rủi ro.
Thực tiễn cho thấy rủi ro trong kinh doanh tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn là vấn đề bức xúc, nhạy cảm. Nếu không có biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế sẽ dẫn đến tình trạng một ngân hàng nào đó thiếu khả năng thanh toán, có nguy cơ hoặc thực sự đi đến phá sản. Tình huống ấy dễ gây tâm lý hoảng loạn, mọi người đổ xô vào các ngân hàng làm sao rút được tiền gửi của mình thật nhanh để tránh bị tổn thất. Tình trạng này dễ xảy ra theo kiểu phản ứng dây chuyền, gây đổ vỡ hệ thống. Lịch sử hoạt động ngân hàng trên thế giới đã chứng kiến không ít các ngân hàng bị phá sản, hậu quả của nó không giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà lan ra cả nhiều nước trong khu vực hay toàn cầu.
Nếu những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra nhỏ thì việc xử lý tương đối dễ dàng. Nhưng khi tổn thất lớn, vượt quá khả năng xử lý của ngân hàng thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khó lường cho chính ngân hàng đó