Luận án Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, số lượng NNT tại Việt Nam ngày càng tăng và theo đó các vấn đề liên quan đến gian lận thuế nói riêng và tuân thủ pháp luật thuế nói chung cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Trong bối cảnh các nguồn lực phục vụ hoạt động QLT thường tăng chậm hơn yêu cầu và bị giới hạn những hoạt động của CQT nhằm phát hiện, xử lý và ngăn ngừa các hành vi gian lận thuế; nâng cao tính tuân thủ của NNT đang đứng trước những thách thức ngày một lớn. Cũng như CQT các nước khác, CQT Việt Nam đã nhận thấy những yếu tố ẩn sau hành vi gian lận thuế thường rất khác biệt, phức tạp và một chiến lược hành thu có dạng hành động đơn lẻ (ví dụ chỉ tiến hành thanh tra thuế) không thể chống gian lận thuế một cách triệt để. Nhưng cũng xuất phát từ thực tế, thanh tra thuế vẫn là công cụ chống gian lận thuế hiệu quả cao và có tác động trực tiếp đến tính tuân thủ của NNT nên cũng như hầu hết các CQT trên thế giới, CQT Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tăng cường các nguồn lực phục vụ hoạt động thanh tra thuế nhằm thực hiện tốt hơn việc thi hành pháp luật thuế. Thông qua việc tăng cường hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam, hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế gian lận đã được thu hồi cho NSNN; những hành vi gian lận về thuế về cơ bản đã được phát hiện, xử lý. Đồng thời, hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam cũng góp phần tuyên truyền pháp luật thuế, thúc đẩy NNT chấp hành pháp luật thuế, hoàn thiện chính sách pháp luật thuế (TCT, 2008 - 2016) Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra kết quả của hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam chưa tương xứng với các chi phí, nguồn lực phục vụ thanh tra mà CQT đã bỏ ra, mục tiêu chống gian lận thuế của hoạt động thanh tra nhiều khi không đạt được trong khi bất cập, hạn chế vẫn còn khá nhiều (Booz Allen Hamilton, 2007 và Ngân hàng Thế giới, 2011). Thậm chí, có những ý kiến cho rằng thanh tra thuế là chức năng yếu kém nhất của CQT Việt Nam hiện nay (Ngân hàng Thế giới, 2011) và nhiều nội dung của hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam chỉ đạt mức hiệu quả hoạt động yếu kém so với thông lệ quốc tế (Ngân hàng Thế giới, 2016).

pdf253 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGUYỄN QUANG HƯNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM VĂN HUỆ HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật./. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Nguyễn Quang Hưng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận án “Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam”, nghiên cứu sinh đã nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ của rất nhiều nhà nghiên cứu, rất nhiều chuyên gia; đặc biệt là các nhà khoa học trong Hội đồng đánh giá luận án, các nhà khoa học phản biện luận án, các nhà nghiên cứu - giảng viên - cán bộ quản lý đào tạo tại Đại học Kinh tế quốc dân và các chuyên gia của Tổng cục Thuế Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn về sự giúp đỡ nhiệt tình, sự hướng dẫn quý báu đó. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đàm Văn Huệ về sự hướng dẫn và sự đồng hành, hỗ trợ trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Viện Ngân hàng - Tài chính (Đại học Kinh tế quốc dân). Cuối cùng và đặc biệt biết ơn về những động viên, chia sẻ, tạo điều kiện từ gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp mà nghiên cứu sinh nhận được trên chặng đường nghiên cứu tám (08) năm qua./. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Nguyễn Quang Hưng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ................................................................................... 6 1.1. Khái quát chung về hoạt động thanh tra thuế .............................................. 6 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 6 1.1.2. Nguyên tắc .................................................................................................. 7 1.1.3. Vai trò ....................................................................................................... 10 1.1.4. Phân loại ................................................................................................... 11 1.2. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động thanh tra thuế ................................... 15 1.2.1. Nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế .............................. 16 1.2.2. Nhân tố tác động đến sự đồng thuận của người nộp thuế đối với kết luận thanh tra thuế ...................................................................................................... 22 1.2.3. Tác động lan tỏa của thanh tra thuế và sự đồng thuận về kết luận thanh tra thuế ... 26 1.2.4. Nghiên cứu thực tế hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam ......................... 28 1.2.5. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 31 Kết luận Chương 1.................................................................................................. 33 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 34 2.1. Khung mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................ 34 2.1.1. Khung mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế ................................................................... 34 2.1.2. Khung mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về nhân tố tác động đến sự đồng thuận của người nộp thuế đối với kết luận thanh tra thuế ................. 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 37 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................ 37 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 40 2.3. Mô hình kinh tế lượng và các biến của mô hình ......................................... 44 2.3.1. Mô hình tác động của các nhân tố đối với kết quả hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam và các biến của mô hình ................................................................. 44 2.3.2. Mô hình tác động của các nhân tố đối với sự đồng thuận của người nộp thuế về kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam và các biến của mô hình ......................... 49 Kết luận Chương 2.................................................................................................. 52 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ TẠI VIỆT NAM ...................................................................................................... 53 3.1. Thực trạng hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam .................................... 53 3.1.1. Kết quả và nguyên nhân ............................................................................ 53 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hoạt động thanh tra thuế ..... 58 3.2. Kết quả khảo sát về hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam ...................... 71 3.2.1. Kết quả khảo sát cán bộ thanh tra thuế ...................................................... 71 3.2.2. Kết quả khảo sát doanh nghiệp .................................................................. 76 3.3. Kết quả kiểm định thang đo và phân tích nhân tố ...................................... 78 3.3.1. Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế ...................................................................................................... 78 3.3.2. Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố tác động sự đồng thuận của người nộp thuế đối với kết luận thanh tra ...................................................................... 85 3.4. Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết .................................... 91 3.4.1. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết về các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế ............................................................................... 91 3.4.2. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết về các nhân tố tác động đến sự đồng thuận của người nộp thuế đối với kết luận thanh tra ................................... 93 Kết luận Chương 3.................................................................................................. 95 CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ TẠI VIỆT NAM............... 97 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu...................................................................... 97 4.1.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu theo phương pháp định tính ........................ 97 4.1.2. Nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đối với kết quả hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam......................................................................... 98 4.1.3. Nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đối với sự đồng thuận của người nộp thuế về kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam .............................. 102 4.1.4. Tác động lan tỏa của kết quả hoạt động thanh tra thuế và sự đồng thuận về kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam .................................................................. 104 4.2. Một số khuyến nghị về giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam ............................................................................................................ 105 4.2.1. Khung pháp lý hỗ trợ hoạt động thanh tra thuế ........................................ 105 4.2.2. Chiến lược và tổ chức bộ máy hoạt động thanh tra thuế ........................... 109 4.2.3. Quy trình thanh tra và tăng cường thực hiện các bước thanh tra thuế ....... 114 4.2.4. Giám sát và đánh giá hoạt động thanh tra thuế......................................... 126 4.2.5. Nguồn nhân lực thanh tra thuế ................................................................. 134 4.2.6. Công cụ hỗ trợ hoạt động thanh tra thuế .................................................. 140 4.2.7. Các giải pháp hỗ trợ khác ........................................................................ 144 4.3. Một số khuyến nghị khác ........................................................................... 149 4.3.1. Kiến nghị đối với người nộp thuế ............................................................ 149 4.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan ................. 149 4.3.3. Kiến nghị đối với các bên liên quan khác ................................................ 150 Kết luận Chương 4................................................................................................ 151 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .... 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 155 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BPTT: Bộ phận thanh tra (thuế) CBTT: Cán bộ thanh tra (thuế) CQT: Cơ quan thuế CSDL: Cơ sở dữ liệu ĐTT: Đoàn thanh tra (thuế) GTGT: Giá trị gia tăng NNT: Người nộp thuế NSNN: Ngân sách Nhà nước OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế QLRR: Quản lý rủi ro QLT: Quản lý thuế SXKD: Sản xuất kinh doanh TCT: Tổng cục Thuế TNCN: Thu nhập cá nhân TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Biến quan sát của Mô hình tác động của các nhân tố đến kết quả hoạt động thanh tra thuế ............................................................................................................. 47 Bảng 2.2. Biến quan sát tác động lan tỏa của kết quả hoạt động thanh tra thuế đối với CQT, NNT và xã hội ................................................................................................. 49 Bảng 2.3. Biến quan sát của Mô hình tác động của các nhân tố đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra .................................................................................. 51 Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả hoạt động thanh tra thuế giai đoạn 2007 - 2015............. 54 Bảng 3.2. So sánh kết quả hoạt động thanh tra thuế giai đoạn 2007 - 2015 ............... 60 Bảng 3.3. Kiểm định thang đo nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha sau khi loại bỏ một số biến quan sát .................. 78 Bảng 3.4. Kiểm định thang đo kết quả hoạt động thanh tra thuế bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha ....................................................................................................... 80 Bảng 3.5. Kết quả hệ số KMO và kiểm định Barlett ban đầu ..................................... 80 Bảng 3.6. Kết quả hệ số KMO và kiểm định Barlett sau khi loại chỉ báo không đảm bảo độ hội tụ .............................................................................................................. 81 Bảng 3.7. Tổng phương sai được giải thích ................................................................ 81 Bảng 3.8. Bảng ma trận nhân tố xoay Varimax .......................................................... 82 Bảng 3.9. Bảng ma trận hệ số điểm nhân tố ............................................................... 84 Bảng 3.10. Kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha sau khi loại bỏ một số biến quan sát ........ 86 Bảng 3.11. Kiểm định thang đo sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha .......................................................................... 87 Bảng 3.12. Kết quả hệ số KMO và kiểm định Barlett ban đầu ................................... 87 Bảng 3.13. Tổng phương sai được giải thích .............................................................. 88 Bảng 3.14. Bảng ma trận nhân tố xoay Varimax ........................................................ 89 Bảng 3.15. Bảng ma trận hệ số điểm nhân tố ............................................................. 90 Bảng 3.16. Đánh giá độ phù hợp của mô hình ............................................................ 91 Bảng 3.17. Kiểm định độ phù hợp của mô hình (Kiểm định ANOVA) ...................... 92 Bảng 3.18. Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình ....... 92 Bảng 3.19. Tương quan giữa kết quả hoạt động thanh tra thuế với các hiệu ứng lan tỏa của kết quả hoạt động thanh tra thuế đối với CQT, NNT và xã hội ........................... 93 Bảng 3.20. Đánh giá độ phù hợp của mô hình ............................................................ 93 Bảng 3.21. Kiểm định độ phù hợp của mô hình (Kiểm định ANOVA) ...................... 94 Bảng 3.22. Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình ....... 94 Bảng 3.23. Tương quan giữa kết quả hoạt động thanh tra thuế với các hiệu ứng lan tỏa của kết quả hoạt động thanh tra thuế đối với CQT và NNT ....................................... 95 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế ......................... 15 Hình 1.2. Các nhân tố tác động đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế . 23 Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu về tác động của các nhân tố đối với kết quả hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam và tác động lan tỏa của kết quả thanh tra ......................... 35 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu về tác động của các nhân tố đối với sự đồng thuận của NNT về kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam và tác động lan tỏa của sự đồng thuận 36 Hình 3.1. Kết quả khảo sát, đánh giá về quy trình, phương pháp thanh tra thuế ......... 56 Hình 3.2. Đánh giá mức độ hoạt động của CQT Việt Nam......................................... 58 Hình 3.3. Kết quả khảo sát, đánh giá về kết quả phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế qua thanh tra ....................................................................................... 59 Hình 3.4. Kết quả khảo sát, đánh giá về sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra ... 61 Hình 3.5. Kết quả khảo sát, đánh giá về việc nâng cao tính tuân thủ của NNT sau thanh tra thuế ...................................................................................................................... 62 Hình 3.6. Kết quả khảo sát, đánh giá về việc nâng cao hình ảnh, vị thế của CQT sau thanh tra thuế ............................................................................................................. 62 Hình 3.7. Kết quả khảo sát, đánh giá về đội ngũ CBTT.............................................. 64 Hình 3.8. Kết quả khảo sát, đánh giá về CSDL phục vụ hoạt động thanh tra thuế ...... 66 Hình 3.9. Kết quả khảo sát, đánh giá về các quy định pháp luật ................................. 67 Hình 3.10. Kết quả khảo sát, đánh giá của CBTT về các thủ tục giám sát hoạt động thanh tra thuế ............................................................................................................. 68 Hình 3.11. Kết quả khảo sát, đánh giá về cơ sở vật chất và các công cụ hỗ trợ hoạt động thanh tra thuế .................................................................................................... 69 Hình 3.12. Kết quả khảo sát, đánh giá về chế độ đãi ngộ đối với CBTT ..................... 69 Hình 3.13. Kết quả khảo sát, đánh giá sự phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm thanh tra thuế nội bộ CQT ................................................................................................................ 70 Hình 3.14. Kết quả khảo sát, đánh giá sự phối hợp phục vụ hoạt động thanh tra thuế giữa CQT và các bên liên quan .................................................................................. 70 Hình 3.15. Tổng hợp đánh giá của CBTT về các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam ............................................................................... 71 Hình 3.16. Tổng hợp đánh giá của doanh nghiệp về các nhân tố tác động đến sự đồng thuận với kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam ........................................................... 75 Hình 4.1. Quy trình thanh tra thuế đề xuất xây dựng ................................................ 114 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, số lượng NNT tại Việt Nam ngày càng tăng và theo đó các vấn đề liên quan đến gian lận thuế nói riêng và tuân thủ pháp luật thuế nói chung cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Trong bối cảnh các nguồn lực phục vụ hoạt động QLT thường tăng chậm hơn yêu cầu và bị giới hạn những hoạt động của CQT nhằm phát hiện, xử lý và ngăn ngừa các hành vi gian lận thuế; nâng cao tính tuân thủ của NNT đang đứng trước những thách thức ngày một lớn. Cũng như CQT các nước khác, CQT Việt Nam đã nhận thấy những yếu tố ẩn sau hành vi gian lận thuế thường rất khác biệt, phức tạp và một chiến lược hành thu có dạng hành động đơn lẻ (ví dụ chỉ tiến hành thanh tra thuế) không thể chống gian lận thuế một cách triệt để. Nhưng cũng xuất phát từ thực tế, thanh tra thuế vẫn là công cụ chống gian lận thuế hiệu quả cao và có tác động trực tiếp đến tính tuân thủ của NNT nên cũng như hầu hết các CQT trên thế giới, CQT Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tăng cường các nguồn lực phục vụ hoạt động thanh tra thuế nhằm thực hiện tốt hơn việc thi hành pháp luật thuế. Thông qua việc tăng cường hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam, hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế gian lận đã được thu hồi cho NSNN; những hành vi gian lận về thuế về cơ bản đã được phát hiện, xử lý. Đồng thời, hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam cũng góp phần tuyên truyền pháp luật thuế, thúc đẩy NNT chấp hành pháp luật thuế, hoàn thiện chính sách pháp luật thuế (TCT, 2008 - 2016) Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra kết quả của hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam chưa tương xứng với các chi phí, nguồn lực phục vụ thanh tra mà CQT đã bỏ ra, mục tiêu chống gian lận thuế của hoạt động thanh tra nhiều khi không đạt được trong khi bất cập, hạn chế vẫn còn khá nhiều (Booz Allen Hamilton, 2007 và Ngân hàng Thế giới, 2011). Thậm chí, có những ý kiến cho rằng thanh tra thuế là chức năng yếu kém nhất của CQT Việt Nam hiện nay (Ngân hàng Thế giới, 2011) và nhiều nội dung của hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam chỉ đạt mức hiệu quả hoạt động yếu kém so với thông lệ quốc tế (Ngân hàng Thế giới, 2016). CQT Việt Nam có thể tìm được gợi ý khắc phục những hạn chế này từ kết quả của các nghiên cứu về hoạt động thanh tra thuế đặc biệt là các nghiên cứu lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực tiễn về những nhân tố ảnh hưởng đối với hoạt động thanh tra thuế do việc cải thiện, thay đổi các nhân tố này có tác động trực tiếp đến hoạt 2 động thanh tra thuế. Tuy nhiên, đến nay, chưa có các nghiên cứu theo hướng phân tích, đánh giá tác động tổng thể của các nhân tố có liên quan đối với hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam (tác động đến kết quả hoạt động thanh tra; tác động đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra và tác động lan tỏa của hoạt động thanh tra thuế) trong khi kết quả nghiên cứu về các nội dung này lại là gợi ý, khuyến nghị quan trọng cho CQT và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra hệ thống giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam một cách khả thi, hiệu quả, khoa học; đảm bảo hoàn thành các mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam (tăng cường khả năng phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật thuế; tăng cường sự đồng thuận của NNT; gia tăng
Luận văn liên quan