1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu giữ
vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của nhiều quốc
gia. Đặc biệt, đối với các quốc gia theo đuổi chiếnlược công nghiệp
hoá hướng về xuất khẩu như các nước mới công nghiệphoá (NICs) ở
châu Á thì xuất khẩu còn đóng vai trò đầu tàu tạo đà cho tăng trưởng
kinh tế. Theo kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, đồng hành với hoạt động xuất khẩu
luôn là các hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm giúp cho xuất khẩu phát
triển thuận lợi và có hiệu quả.
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế
thị trường mở cửa và chủ động hội nhập vào nền kinhtế thế giới, Đảng
và Nhà nước ta đã có chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu làm động lực
cho quá trình công nghiệp hoá đất nước. Để đẩy mạnhxuất khẩu,
Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng
rất nhiều biện pháp kích thích xuất khẩu (ví dụ nhưchính sách khuyến
khích qua thuế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ khảo sát thị trường,
tìm kiếm khách hàng, tiến hành các hoạt động marketing, .). Trong
đó, những hoạt động xúc tiến xuất khẩu đã được tăngcường, nhưng
chúng chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu. Sở dĩ như vậy là do ở Việt Nam vẫn chưa có sựnhận thức đầy
đủ và đúng đắn về xúc tiến xuất khẩu trong từng doanh nghiệp, từng
ngành và trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Trên thực tế, nước ta
còn thiếu một mạng lưới tổ chức xúc tiến xuất khẩu quốc gia hoạt
động có hiệu quả, một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho
hoạt động xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu (các sàn giao dịch hàng
hoá, các trung tâm hội chợ, triển lãm với quy mô lớn, phương tiện thiết
bị hiện đại, .).
Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam
nhìn chung đạt ở mức cao, nhưng mang tính không ổn định. Có hiện
tượng này một phần là do sự thay đổi rất nhanh chóng của thị trường
thế giới, những tác động tiêu cực của quá trình tự do hoá thương mại
(gây ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn cho các doanh nghiệp Việt
Nam trước các đối thủ cạnh tranh lớn trong khu vực như các nhà xuất
khẩu Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, ), sự thiếu thông tin và lúng
túng trong việc tìm kiếm khách hàng, thiết lập kênhphân phối hàng
xuất khẩu của các doanh nghiệp. Do vậy, xúc tiến xuất khẩu càng trở
nên quan trọng và cấp thiết hơn, giúp cho Việt Nam vượt qua được
những khó khăn và bất cập nêu trên để tạo ra sự ổn định, phát triển cho
xuất khẩu.
Xét theo góc độ thị trường, EU được đánh giá là mộtthị trường
lớn và nhiều tiềm năng cho xuất khẩu Việt Nam, nhấtlà khi Liên minh
này kết nạp thêm 10 nước thành viên mới. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, từ năm 2000 đến nay EU luôn giữ vị trí là một trong những
thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường này mỗi năm chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của
cả nước [13].Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung cũngnhư
của hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU
như dệt may, giày dép, thuỷ sản, nông sản đều chỉ đạt mức thấp và
không ổn định. Sự chững lại này một phần do có nhiều doanh nghiệp
đã có sự chuyển hướng sang thị trường Mỹ kể từ khi có Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ, đặc biệt là các doanh nghiệpxuất khẩu hàng
dệt may, thuỷ sản và giày dép. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân rất
quan trọng khác là các nhà xuất khẩu Việt Nam gặp phải nhiều khó
khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật củaEU, tiếp cận các
đầu mối phân phối trực tiếp, thách thức bị kiện bánphá giá. Vì vậy,
ngoài những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, Việt Nam đang rất cần
những hoạt động xúc tiến của Chính phủ và các hiệp hội ngành hàng
mang tính đặc thù, phù hợp với đặc điểm thị trườngvà thực sự hữu
ích hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua được nhữngkhó khăn, thách
thức và xuất khẩu thành công vào thị trường EU. Điều đó càng đặc
biệt có ý nghĩa trong điều kiện EU mở rộng (kết nạpthêm 10 nước
thành viên mới vào 01 tháng 5 năm 2004, sau đó ngày01 tháng 01
năm 2007 kết nạp thêm 2 nước thành viên và trở thành khối liên kết
của 27 nước, trong đó có đến 8 nước thuộc khu vực Đông Âu đã từng
là bạn hàng truyền thống của Việt Nam) trở thành khối thị trường
chung lớn nhất thế giới.
Với những lý do nêu trên, đề tài “Hoàn thiện hoạt động xúc tiến
nhằm thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị
trường EU” đã được chọn để nghiên cứu với mục đích làm rõ cơ sở lý
luận và thực trạng của hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị
trường EU của Chính phủ Việt Nam. Từ đó đề ra các giải pháp khoa
học nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến xuất
khẩu hàng hoá sang thị trường EU của Chính phủ ViệtNam.
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xúc tiến
thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xúc tiến xuất khẩu nói
riêng đã được quan tâm nghiên cứu ở các nước trên thế giới cũng như
ở Việt Nam. Trong đó, luận án của Liesel Anna (2001) với tựa đề “Ý
nghĩa xã hội của tổ chức xúc tiến xuất khẩu trong ngành may mặc Thổ
Nhĩ Kỳ” đã phân tích vai trò của hoạt động xúc tiếnxuất khẩu dưới
khía cạnh xã hội đối với ngành may mặc ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vai trò của
hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng như các tổ chức xúc tiến xuất khẩu
đối với thúc đẩy xuất khẩu không được đề cập trong công trình này.
Công trình “Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ” của Nguyễn Thị Nhiễu xuất bản năm 2003 đã hệ
thống hoá được những vấn đề lý luận về hoạt động xúc tiến xuất khẩu
và phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất các giải pháp tăng cường
hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu khá cụ thể về hoạt
động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam, tuynhiên những nội
dung phân tích, đánh giá và giải pháp đề xuất trongcông trình này
chưa có sự cụ thể hoá gắn với đặc trưng của từng thị trường xuất khẩu
của Việt Nam.
Bên cạnh đó, công trình “Xúc tiến thương mại” của Viện Nghiên
cứu Thương mại (2003) đề cập một cách hệ thống những vấn đề mang
tính lý luận chung về hoạt động xúc tiến thương mại(bao gồm cả xúc
tiến xuất khẩu, xúc tiến nhập khẩu và xúc tiến bán hàng trong nước).
Một công trình nghiên cứu khá toàn diện cả về cơ sở lý luận và
thực tiễn về hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là luận áncủa Phạm Thu
Hương có tựa đề “Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc
tiến thương mại quốc tế của Việt Nam”. Trong đó, những vấn đề lý
luận chung về hoạt động xúc tiến thương mại quốc tếcả ở hai cấp độ
vĩ mô và vi mô cũng như kinh nghiệm của một số nước đã được đề cập
một cách hệ thống. Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế
của Việt Nam đã được phân tích và đánh giá một cáchsát thực dựa
trên cơ sở dữ liệu điều tra thông qua phiếu hỏi, làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp. Công trình này đã cho người đọc thấy được một
bức tranh tổng thể về hoạt động xúc tiến thương mạiquốc tế của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, ở đây hoạt
động xúc tiến xuất khẩu mới chỉ được nghiên cứu nhưmột bộ phận
của hoạt xúc tiến thương mại quốc tế và chưa có sự xem xét đối với
một thị trường cụ thể.
Ngoài ra, hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng được đềcập trong
các tài liệu của Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, các tổ chức quốc
tế và các bài báo trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong hầu hết các
nghiên cứu đó, hoạt động xúc tiến xuất khẩu chỉ được đề cập như một
trong những biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu hoặc làmột nội dung của
xúc tiến thương mại quốc tế nói chung, chưa có nghiên cứu gắn với
một khu vực thị trường, một nhóm hàng/ mặt hàng cụ thể.
Như vậy, về cơ bản, các nghiên cứu trước đây mới chỉ dừng lại ở
những kết quả mang tính khái quát, tổng thể chung về xúc tiến thương
mại nói chung và hoạt động xúc tiến xuất khẩu nói riêng, do đó chưa có
kết luận cụ thể về những thành công, hạn chế trong quá trình thực hiện
hoạt động xúc tiến đối với một thị trường, nhóm hàng cụ thể làm cơ sở
cho việc đề xuất các giải pháp mang tính khả thi hơn.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận án là tập trung phân tích, đánh giá
cụ thể thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hànghoá sang thị
trường EU của Chính phủ Việt Nam. Từ đó đề xuất cácgiải pháp có
cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến phục
vụ mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường
EU. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ thực hiện
những nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của một
số nước về hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ và rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam, làm nền tảng cho việcphân tích, đánh
giá thực trạng ở chương 2.
Phân tích, đánh giá hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá
sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
Trên cơ sở nội dung phân tích cơ sở lý luận và thựctiễn, luận
án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xúc tiến của Chính
phủ nhằm thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứucủa luận án là hoạt động xúc tiến xuất
khẩu hàng hoá sang thị trường EU của Chính phủ ViệtNam.
Phạm vi nghiên cứucủa luận án là hoạt động xúc tiến xuất khẩu
hàng hoá sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam từ năm 2000 đến
nay, xét trên giác độ quản lý Nhà nước.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình làm luận án, tác giả sử dụng phươngpháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử , đồng
thời sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp
lôgic, phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử: Việc nghiên cứu hoạt động xúc tiến xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam được thực hiện
một cách toàn diện trong cả giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Các hoạt
động xúc tiến xuất khẩu cụ thể của Chính phủ Việt Nam đối với thị
trường EU được xem xét trong mối liên hệ với nhau cả về thời gian và
không gian trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Phương pháp phân tích thống kê: Luận án sử dụng cácsố liệu
thống kê phù hợp để phục vụ cho việc phân tích hoạtđộng xuất khẩu
xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU của Chính phủ Việt
Nam.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng nội
dung cụ thể, luận án đưa ra những đánh giá khái quát chung về hoạt
động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EUcủa Chính phủ
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
Phương pháp lôgic: Dựa trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc
tế đã hệ thống hóa, luận án phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam và rút ra
những đánh giá cụ thể. Từ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và những
đánh giá thực trạng, luận án đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp
hoàn thiện hoạt động xúc tiến của Chính phủ để thúcđẩy xuất khẩu
hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
* Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt
động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EUcủa Chính phủ
Việt Nam.
* Đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể về thành công, hạn chế
và nguyên nhân trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị
trường EU của Chính phủ Việt Nam dựa trên phân tíchthực tiễn.
* Nêu ra định hướng, quan điểm và những giải pháp mang tính
khoa học, phù hợp với đặc điểm của thị trường EU nhằm hoàn thiện và
tăng cường hoạt động xúc tiến (bao gồm thiết kế nộidung, xây dựng hệ
thống tổ chức và điều kiện thực hiện) của Chính phủ Việt Nam để thúc
đẩy xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường
EU.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài các trang bìa, phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết
tắt, các bảng số liệu, hình vẽ và hộp, danh mục cáccông trình khoa học
đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảovà phần phụ lục,
luận án được trình bày theo ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số nước về
hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Chương này có mục tiêu là xây dựng cơ
sở lý luận và thực tiễn cho việc phân tích ở các chương tiếp theo của
luận án. Trên cơ sở phân định các khái niệm có liênquan và làm rõ bản
chất của hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ,nội dung của
chương 1 tập trung làm rõ nội dung cũng như các yếutố ảnh hưởng đến
hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ. Từ đó khẳng định vai trò
và tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, kinh nghiệm
về hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ một số nước như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, cũng được đề cập và tổng
kết bài học cho việc hoàn thiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính
phủ Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá
sang thị trường EU của chính phủ Việt Nam. Để có thể đánh giá sát
thực về hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU của
Chính phủ Việt Nam, nội dung đầu tiên của chương 2 là phân tích, đánh
giá về đặc điểm thị trường và tình hình họat động xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam sang EU. Nội dung tiếp theo của chươngnày là phân
tích, đánh giá hệ thống các tổ chức xúc tiến xuất khẩu (mạng lưới xúc
tiến xuất khẩu) của Việt Nam hiện nay và thực trạnghoạt động xúc tiến
xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU của Chính phủViệt Nam từ
năm 2000 đến nay.
Chương 3: Định hướng và một số biện pháp hoàn thiện hoạt
động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EUcủa Chính phủ
Việt Nam. Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn cũng như những
đánh giá, nhận định ở chương 1 và chương 2, luận ánđề xuất định
hướng phát triển xuất khẩu và hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá
sang thị trường EU, tổng quan bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới.
Đây là cơ sở thực tiễn và khoa học quan trọng cho việc đưa ra các giải
pháp hoàn thiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường
EU của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
260 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hoạt động xúc tiến nhằm thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐỖ THỊ HƯƠNG
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN NHẰM
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
(Kinh tế đối ngoại)
Mã số: 62.31.07.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Văn Thường
2. PGS. TS. Đinh Văn Thành
HÀ NỘI, NĂM 2009
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào khác. Các thông tin, số liệu sử
dụng trong luận án là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Tác giả luận án
NCS Đỗ Thị Hương
3
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ HỘP
Nội dung Số trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ
HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA CHÍNH PHỦ
10
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động xúc tiến xuất
khẩu của Chính phủ
10
1.2. Vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ 30
1.3. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ một số nước
trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam
34
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG
HÓA SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
54
2.1. Đặc điểm thị trường EU và tình hình xuất khẩu hàng hóa
Việt Nam sang EU
55
2.2. Hệ thống các tổ chức xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam hiện
nay
68
2.3. Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị
trường EU của Chính phủ Việt Nam từ năm 2000 đến nay
81
2.4. Đánh giá khái quát về hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng
hóa sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam
103
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG
THỊ TRƯỜNG EU CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
124
3.1. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 124
3.2. Quan điểm và định hướng đối với hoạt động xúc tiến xuất
khẩu…
136
4
3.3. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến hoạt
động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam
145
3.4. Một số giải pháp hoàn thiện và tăng cường hoạt động xúc
tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU của Chính
phủ Việt Nam
154
KẾT LUẬN 170
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt tiếng Anh
Nghĩa đầy đủ STT Ký hiệu
Tiếng Anh Tiếng Việt
01 AJC − Trung tâm xúc tiến thương mại -
Đầu tư - Du lịch Nhật Bản -
ASEAN
02 APEC Asean - Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương
03 ASEAN Association of South East
Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
04 ASEM The Asia - Europe Meeting Diễn đàn Á - Âu
05 ATPF Asian Trade Promotion
Forum
Diễn đàn các Tổ chức xúc tiến
thương mại Châu Á
06 BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
07 CEEC Central and East European
Countries
Các nước Trung và Ðông Âu
08 CCPIT China’s Council for
Promotion of International
Trade
Hội đồng xúc tiến thương mại
quốc tế Trung Quốc
09 EC European Community Cộng đồng Châu Âu
10 EU European Union Liên minh Châu Âu
11 EU 15 European Union 15 Gồm 15 thành viên cũ của Liên
minh Châu Âu (từ trước
01/05/2004)
12 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
13 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
14 GSP General System of
Preferences
Chế độ thuế quan ưu đãi phổ
cập
15 HACCP Hazard Analysis on Critical Tiêu chuẩn phân tích mối nguy
6
Control Point hiểm tại điểm kiểm soát giới
hạn trọng yếu
16 IMF International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
17 ITC International Trade Centre Trung tâm thương mại quốc tế
18 JETRO Japan External Trade
Organization
Tổ chức ngoại thương Nhật Bản
19 KOTRA Korea Trade Investment
Promotion Agency
Tổ chức xúc tiến thương mại và
đầu tư Hàn Quốc
20 MFN Most Favour Nation Chế độ Tối huệ quốc
21 ODA Official Development
Assistance
Viện trợ phát triển chính thức
22 OPEC Organization of Petroleum
Exporting Countries
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu
mỏ
23 SA8000 Social Act 8000 Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã
hội
24 SIPPO − Tổ chức xúc tiến thương mại
Thuỵ Sỹ
25 TPOs Trade Promotion
Organizations
Các tổ chức xúc tiến thương mại
27 TSIs Trade Support Institutions Các thể chế hỗ trợ thương mại
28 UNCTAD United Nations Conference
on Trade Development
Uỷ ban phát triển thương mại
của Liên hợp quốc
29 USD United States Dollar Đôla Mỹ
30 VCCI Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
31 VIETRAD
E
Vietnam Trade Promotion
Agency
Cục xúc tiến thương mại Việt
Nam
32 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
7
Các từ viết tắt tiếng Việt
STT Ký hiệu Nghĩa đầy đủ
01 TM Thương mại
02 VP Văn phòng
03 XK Xuất khẩu
04 XTTM Xúc tiến thương mại
06 XTXK Xúc tiến xuất khẩu
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Số trang
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU (2000 -
2008)
59
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước
thành viên của EU 15
62
Bảng 2.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các
nước thành viên của EU 15
63
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 12 nước
thành viên mới của EU
65
Bảng 2.5 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 12
nước thành viên mới của EU
66
Bảng 2.6 Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang
EU
67
Bảng 3.1 Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam giai
đoạn 2000 - 2010
128
Bảng 3.2 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam, thời kỳ
2001 - 2010
129
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT Tên hình vẽ Số trang
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU so với
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
60
Hình 2.2 Năng lực cung cấp dịch vụ của các tổ chức XTXK Việt
Nam
109
Hình 2.3 Mức độ tác động của thông tin của Bộ và Sở Thương
mại …
110
Hình 3.1 Cơ cấu xuất khẩu năm 2010 của Việt Nam 128
9
DANH MỤC CÁC HỘP
TT Tên hộp Số trang
Hộp 2.1 Thiếu đồng bộ trong XTTM … 78
Hộp 2.2 18 mặt hàng được hỗ trợ XTXK 83
Hộp 2.3 Triển khai chiến lược XTTM 2006 - 2010 84
Hộp 2.4 Triển khai công tác XTTM năm 2008 86
Hộp 2.5 “Công tác XTTM nếu có định hướng dài hạn …” 114
Hộp 2.6 Việt Nam chi XTTM thấp nhất thế giới 119
10
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ VÀ HỘP
TT Tên bảng, sơ đồ, hình vẽ Số trang
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU (2000 - 2008) 58
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên
của EU 15
62
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 12 nước thành viên
mới của EU
64
Bảng 2.4 Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU 66
Bảng 3.1 Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 -
2010
128
Bảng 3.2 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam, thời kỳ 2001 - 2010 129
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU so với tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước
59
Hình 2.2 Năng lực cung cấp dịch vụ của các tổ chức XTXK Việt Nam 110
Hình 2.3 Mức độ tác động của thông tin của Bộ và Sở Thương mại … 112
Hình 3.1 Cơ cấu xuất khẩu năm 2010 của Việt Nam 144
Sơ đồ 1.1 Tác động của xúc tiến xuất khẩu tới phát triển sản xuất trong
nước của một quốc gia
23
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức của Cục Xúc tiến thương mại Hàn Quốc 35
Sơ đồ 1.3 Cơ cấu tổ chức của Cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan 37
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy Bộ Công Thương 68
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy Cục xúc tiến thương mại 72
Hộp 2.1 Thiếu đồng bộ trong XTTM … 79
Hộp 2.2 18 mặt hàng được hỗ trợ XTXK 84
Hộp 2.3 Triển khai chiến lược XTTM 2006 - 2010 85
Hộp 2.4 Triển khai công tác XTTM năm 2008 87
Hộp 2.5 “Công tác XTTM nếu có định hướng dài hạn …” 115
Hộp 2.6 Việt Nam chi XTTM thấp nhất thế giới 119
11
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu giữ
vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của nhiều quốc
gia. Đặc biệt, đối với các quốc gia theo đuổi chiến lược công nghiệp
hoá hướng về xuất khẩu như các nước mới công nghiệp hoá (NICs) ở
châu Á thì xuất khẩu còn đóng vai trò đầu tàu tạo đà cho tăng trưởng
kinh tế. Theo kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, đồng hành với hoạt động xuất khẩu
luôn là các hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm giúp cho xuất khẩu phát
triển thuận lợi và có hiệu quả.
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế
thị trường mở cửa và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng
và Nhà nước ta đã có chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu làm động lực
cho quá trình công nghiệp hoá đất nước. Để đẩy mạnh xuất khẩu,
Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng
rất nhiều biện pháp kích thích xuất khẩu (ví dụ như chính sách khuyến
khích qua thuế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ khảo sát thị trường,
tìm kiếm khách hàng, tiến hành các hoạt động marketing, ...). Trong
đó, những hoạt động xúc tiến xuất khẩu đã được tăng cường, nhưng
chúng chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu. Sở dĩ như vậy là do ở Việt Nam vẫn chưa có sự nhận thức đầy
đủ và đúng đắn về xúc tiến xuất khẩu trong từng doanh nghiệp, từng
ngành và trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Trên thực tế, nước ta
còn thiếu một mạng lưới tổ chức xúc tiến xuất khẩu quốc gia hoạt
động có hiệu quả, một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho
12
hoạt động xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu (các sàn giao dịch hàng
hoá, các trung tâm hội chợ, triển lãm với quy mô lớn, phương tiện thiết
bị hiện đại, ...).
Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam
nhìn chung đạt ở mức cao, nhưng mang tính không ổn định. Có hiện
tượng này một phần là do sự thay đổi rất nhanh chóng của thị trường
thế giới, những tác động tiêu cực của quá trình tự do hoá thương mại
(gây ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn cho các doanh nghiệp Việt
Nam trước các đối thủ cạnh tranh lớn trong khu vực như các nhà xuất
khẩu Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, …), sự thiếu thông tin và lúng
túng trong việc tìm kiếm khách hàng, thiết lập kênh phân phối hàng
xuất khẩu của các doanh nghiệp. Do vậy, xúc tiến xuất khẩu càng trở
nên quan trọng và cấp thiết hơn, giúp cho Việt Nam vượt qua được
những khó khăn và bất cập nêu trên để tạo ra sự ổn định, phát triển cho
xuất khẩu.
Xét theo góc độ thị trường, EU được đánh giá là một thị trường
lớn và nhiều tiềm năng cho xuất khẩu Việt Nam, nhất là khi Liên minh
này kết nạp thêm 10 nước thành viên mới. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, từ năm 2000 đến nay EU luôn giữ vị trí là một trong những
thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường này mỗi năm chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của
cả nước [13]. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung cũng như
của hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU
như dệt may, giày dép, thuỷ sản, nông sản đều chỉ đạt mức thấp và
không ổn định. Sự chững lại này một phần do có nhiều doanh nghiệp
đã có sự chuyển hướng sang thị trường Mỹ kể từ khi có Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng
13
dệt may, thuỷ sản và giày dép. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân rất
quan trọng khác là các nhà xuất khẩu Việt Nam gặp phải nhiều khó
khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU, tiếp cận các
đầu mối phân phối trực tiếp, thách thức bị kiện bán phá giá. Vì vậy,
ngoài những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, Việt Nam đang rất cần
những hoạt động xúc tiến của Chính phủ và các hiệp hội ngành hàng
mang tính đặc thù, phù hợp với đặc điểm thị trường và thực sự hữu
ích hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn, thách
thức và xuất khẩu thành công vào thị trường EU. Điều đó càng đặc
biệt có ý nghĩa trong điều kiện EU mở rộng (kết nạp thêm 10 nước
thành viên mới vào 01 tháng 5 năm 2004, sau đó ngày 01 tháng 01
năm 2007 kết nạp thêm 2 nước thành viên và trở thành khối liên kết
của 27 nước, trong đó có đến 8 nước thuộc khu vực Đông Âu đã từng
là bạn hàng truyền thống của Việt Nam) trở thành khối thị trường
chung lớn nhất thế giới.
Với những lý do nêu trên, đề tài “Hoàn thiện hoạt động xúc tiến
nhằm thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị
trường EU” đã được chọn để nghiên cứu với mục đích làm rõ cơ sở lý
luận và thực trạng của hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị
trường EU của Chính phủ Việt Nam. Từ đó đề ra các giải pháp khoa
học nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến xuất
khẩu hàng hoá sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam.
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xúc tiến
thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xúc tiến xuất khẩu nói
riêng đã được quan tâm nghiên cứu ở các nước trên thế giới cũng như
14
ở Việt Nam. Trong đó, luận án của Liesel Anna (2001) với tựa đề “Ý
nghĩa xã hội của tổ chức xúc tiến xuất khẩu trong ngành may mặc Thổ
Nhĩ Kỳ” đã phân tích vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu dưới
khía cạnh xã hội đối với ngành may mặc ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vai trò của
hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng như các tổ chức xúc tiến xuất khẩu
đối với thúc đẩy xuất khẩu không được đề cập trong công trình này.
Công trình “Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ” của Nguyễn Thị Nhiễu xuất bản năm 2003 đã hệ
thống hoá được những vấn đề lý luận về hoạt động xúc tiến xuất khẩu
và phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất các giải pháp tăng cường
hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu khá cụ thể về hoạt
động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên những nội
dung phân tích, đánh giá và giải pháp đề xuất trong công trình này
chưa có sự cụ thể hoá gắn với đặc trưng của từng thị trường xuất khẩu
của Việt Nam.
Bên cạnh đó, công trình “Xúc tiến thương mại” của Viện Nghiên
cứu Thương mại (2003) đề cập một cách hệ thống những vấn đề mang
tính lý luận chung về hoạt động xúc tiến thương mại (bao gồm cả xúc
tiến xuất khẩu, xúc tiến nhập khẩu và xúc tiến bán hàng trong nước).
Một công trình nghiên cứu khá toàn diện cả về cơ sở lý luận và
thực tiễn về hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là luận án của Phạm Thu
Hương có tựa đề “Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc
tiến thương mại quốc tế của Việt Nam”. Trong đó, những vấn đề lý
luận chung về hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế cả ở hai cấp độ
15
vĩ mô và vi mô cũng như kinh nghiệm của một số nước đã được đề cập
một cách hệ thống. Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế
của Việt Nam đã được phân tích và đánh giá một cách sát thực dựa
trên cơ sở dữ liệu điều tra thông qua phiếu hỏi, làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp. Công trình này đã cho người đọc thấy được một
bức tranh tổng thể về hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, ở đây hoạt
động xúc tiến xuất khẩu mới chỉ được nghiên cứu như một bộ phận
của hoạt xúc tiến thương mại quốc tế và chưa có sự xem xét đối với
một thị trường cụ thể.
Ngoài ra, hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng được đề cập trong
các tài liệu của Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, các tổ chức quốc
tế và các bài báo trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong hầu hết các
nghiên cứu đó, hoạt động xúc tiến xuất khẩu chỉ được đề cập như một
trong những biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu hoặc là một nội dung của
xúc tiến thương mại quốc tế nói chung, chưa có nghiên cứu gắn với
một khu vực thị trường, một nhóm hàng/ mặt hàng cụ thể.
Như vậy, về cơ bản, các nghiên cứu trước đây mới chỉ dừng lại ở
những kết quả mang tính khái quát, tổng thể chung về xúc tiến thương
mại nói chung và hoạt động xúc tiến xuất khẩu nói riêng, do đó chưa có
kết luận cụ thể về những thành công, hạn chế trong quá trình thực hiện
hoạt động xúc tiến đối với một thị trường, nhóm hàng cụ thể làm cơ sở
cho việc đề xuất các giải pháp mang tính khả thi hơn.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận án là tập trung phân tích, đánh giá
cụ thể thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị
16
trường EU của Chính phủ Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp có
cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến phục
vụ mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường
EU. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ thực hiện
những nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của một
số nước về hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ và rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam, làm nền tảng cho việc phân tích, đánh
giá thực trạng ở chương 2.
Phân tích, đánh giá hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá
sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
Trên cơ sở nội dung phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, luận
án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xúc tiến của Chính
phủ nhằm thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động xúc tiến xuất
khẩu hàng hoá sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là hoạt động xúc tiến xuất khẩu
hàng hoá sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam từ năm 2000 đến
nay, xét trên giác độ quản lý Nhà nước.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình làm luận án, tác giả sử dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử , đồng
thời sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp
lôgic, phương pháp phân tích tổng hợp.
17
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử: Việc nghiên cứu hoạt động xúc tiến xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam được thực hiện
một cách toàn diện trong cả giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Các hoạt
động xúc tiến xuất khẩu cụ thể của Chính phủ Việt Nam đối với thị
trường EU được xem xét trong mối liên hệ với nhau cả về thời gian và
không gian trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Phương pháp phân tích thống kê: Luận án sử dụng các số liệu
thống kê phù hợp để phục vụ cho việc phân tích hoạt động xuất khẩu
xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU của Chính phủ Việt
Nam.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng nội
dung cụ thể, luận án đưa ra những đánh giá khái quát chung về hoạt
động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU của Chính phủ
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
Phương pháp lôgic: Dựa trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc
tế đã hệ thống hóa, luận án phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam và rút ra
những đánh giá cụ thể. Từ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và những
đánh giá thực trạng, luận án đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp
hoàn thiện hoạt động xúc tiến của Chính phủ để thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
* Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt
động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU của Chính phủ
Việt Nam.
18
* Đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể về thành công, hạn chế
và nguyên nhân trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị
trường EU của Chính phủ Việt Nam dựa trên phân tích thực tiễn.
* Nêu ra định hướng, quan điểm và những giải pháp mang tính
khoa học, phù hợp với đặc điểm của thị trường EU nhằm hoàn thiện và
tăng cường hoạt động xúc tiến (bao gồm thiết kế nội dung, xây dựng