Luận án Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam

Robert Kaplan và David P.Norton (1992) đưa ra mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC - Balance Score Card) giúp DN có thể phân tích, đánh giá HQKD của chính DN đồng thời giúp DN đưa ra các chính sách và chiến lược phát triển. Đây là một mô hình nổi tiếng có sự kết hợp cả chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính nhằm đánh giá hoạt động của các DN một cách chuẩn xác, đầy đủ và toàn diện nhằm đánh giá HQKD theo các mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ. Các chỉ tiêu ở bốn khía cạnh của BSC có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, giải thích cho nhau và được xây dựng một cách cân bằng với nhau theo các mục tiêu đã đề ra [68]. Vận dụng mô hình BSC của Kaplan và P.Norton, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải (2013) đã xây dựng chi tiết các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính phù hợp cho các DN xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ giao thông vận tải nhằm đánh giá HQKD [17]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Wen - 7 Cheng Lin, Chin - Feng Liu và Ching - Wu Chu (2005) cũng chỉ ra rằng khi đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp vận tải biển của Đài Loan cần có sự kết hợp cả hệ thống chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính trong đó các chỉ tiêu phi tài chính thường có độ chính xác không cao và việc thu thập được là rất khó. Vì vậy, các chỉ tiêu tài chính là một phương pháp quan trọng và được ưu tiên để đánh giá hiệu quả hoạt động [73]. Tác giả S. Lin và W. Rowe (2006) khi phân tích HQKD của các DN Nhà nước ở Trung Quốc chỉ ra rằng cần xem xét đến các yếu tố gồm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính thì thấy rằng HQKD của các DN ngoài quốc doanh sẽ đem lại kết quả cao hơn các DN Nhà nước trong khu vực và DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu có HQKD cao hơn so với những DN hoạt động trong lĩnh vực khác [71]. Fang-Mei Tseng, Yu-Jing Chiu và Ja Shen Chen (2009) đã chỉ ra 5 nhóm nhân tố quan trọng khi đánh giá HQKD cho một công ty lớn ở Đài Loan bao gồm: (1) hiệu quả tài chính; (2) năng lực sản xuất; (3) hiệu quả cạnh tranh; (4) năng lực đổi mới và (5) mối quan hệ chuỗi cung ứng. Thành công của nghiên cứu là đã chứng minh được ngoài các nhân tố tài chính thì các nhân tố phi tài chính cũng tác động đến HQKD của các DN [66].

pdf227 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 26/12/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BẠCH THỊ HUYÊN HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BẠCH THỊ HUYÊN HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN VIẾT LỢI 2. TS. NGUYỄN TUẤN PHƯƠNG HÀ NỘI - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập do chính tôi tự thực hiện. Tất cả các số liệu, kết quả trình bày trong luận án đều trung thực, khách quan và chưa được công bố tại bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những lời cam đoan trên đây! Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2022 Tác giả luận án Bạch Thị Huyên ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Viết Lợi và TS. Nguyễn Tuấn Phương, hai người thầy hướng dẫn khoa học đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Khoa đào tạo Sau đại học - Học viện Tài chính đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia, các Anh/Chị trong các DNSX xi măng niêm yết đã hỗ trợ rất nhiệt tình và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc đưa ra các ý kiến chuyên môn, trong quá trình thu thập dữ liệu cũng như trả lời phỏng vấn để thực hiện Luận án. Cuối cùng, tác giả xin trân trọng cảm ơn gia đình, đồng nghiêp, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ trong công việc, luôn động viên và cổ vũ tác giả hoàn thành Luận án này. Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2022 Bạch Thị Huyên iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................ vi Danh mục các bảng ................................................................................................... vii Danh mục các hình ..................................................................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ...................................................................... 1 2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ................................................................... 17 4. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ..................................................................... 18 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án ..................................................... 18 6. Phương pháp nghiên cứu của luận án ............................................................ 19 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................................... 24 8. Kết cấu của luận án ........................................................................................ 25 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .................................................... 26 1.1. Hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất ..................................................................................... 26 1.1.1. Hiệu quả kinh doanh ....................................................................................... 26 1.1.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh ........................................................................ 32 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh .................................................... 33 1.2. Dữ liệu, nội dung, phương pháp và quy trình phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất ............................................... 36 1.2.1. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh ............................. 36 1.2.2. Nội dung phân tích .......................................................................................... 37 iv 1.2.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 50 1.2.4. Quy trình phân tích .......................................................................................... 56 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả kinh doanh ....................... 58 1.3.1. Nhân tố chủ quan ............................................................................................ 58 1.3.2. Nhân tố khách quan ......................................................................................... 60 1.4. Kinh nghiệm phân tích hiệu quả kinh doanh của một số nước trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ...................... 61 1.4.1. Kinh nghiệm thế giới....................................................................................... 61 1.4.2. Bài học cho Việt Nam ..................................................................................... 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 69 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ...................................................................................................... 70 2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam ........................................................................................................... 70 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 70 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ................................................................... 76 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính của các DNSX xi măng ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả kinh doanh................................ 78 2.2. Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam ........................................................ 81 2.2.1. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích ............................................................... 81 2.2.2. Thực trạng nội dung phân tích ........................................................................ 82 2.2.3. Thực trạng về phương pháp phân tích .......................................................... 102 2.2.4. Thực trạng về quy trình phân tích ................................................................. 104 2.3. Đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam .............................. 106 2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................ 106 v 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 109 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 118 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ........................................................................................... 119 3.1. Định hướng phát triển, nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam .................................................................................... 119 3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam ................................................................................... 119 3.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện ................................................................ 123 3.2. Giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết ở Việt Nam ................................ 127 3.2.1. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích ........................................... 127 3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích ...................................................................... 129 3.2.3. Hoàn thiện phương pháp phân tích ............................................................... 135 3.2.4. Hoàn thiện quy trình phân tích ........................................................................ 155 3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam ......................................................................................................... 159 3.3.1. Đối với Nhà nước .......................................................................................... 159 3.3.2. Đối với Ngành và Hiệp hội Xi măng ............................................................ 161 3.3.3. Đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết .................................. 162 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 164 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 165 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 167 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 174 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Ký hiệu và chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên CMCN Cách mạng công nghiệp CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp HQKD Hiệu quả kinh doanh DNSX Doanh nghiệp sản xuất HSE Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh HNX Sàn giao dịch chứng khoán TP Hà Nội HTK Hàng tồn kho HQXH Hiệu quả xã hội HQMT Hiệu quả môi trường LNST Lợi nhuận sau thuế NĐT Nhà đầu tư NQL Nhà quản lý NVL Nguyên vật liệu TS Tài sản TSBQ Tài sản bình quân TSCĐ Tài sản cố định TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình TSDH Tài sản dài hạn TTCK Thị trường chứng khoán VCSH Vốn chủ sở hữu Vicem Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam Tiếng Anh BSC Balance Score Card: Thẻ điểm cân bằng IFRS International Financial Reporting Standards ROA Return on Assets: Khả năng sinh lợi của tài sản ROE Return On Equity: Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu ROS Return on sales: Khả năng sinh lợi của doanh thu VAS Vietnam Accouting Standards: Chuẩn mực kế toán Việt Nam vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.2: Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động ............................................... 64 Bảng 1.3: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi .................................................. 64 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phản ánh HQKD cơ bản theo qui định của pháp luật ............. 83 Bảng 2.2: Mức độ quan trọng về đánh giá khái quát HQKD ...................................... 84 Bảng 2.3: Mức độ thực hiện về đánh giá khái quát HQKD ......................................... 85 Bảng 2.4: Đánh giá khái quát HQKD tại CTCP xi măng Bỉm Sơn - BCC ................. 86 Bảng 2.5: Đánh giá khái quát HQKD tại CTCP xi măng Thái Bình - TBX ............... 87 Bảng 2.6: Mức độ quan trọng về đánh giá năng lực hoạt động ................................... 88 Bảng 2.7: Mức độ thực hiện về đánh giá năng lực hoạt động ..................................... 89 Bảng 2.8: Phân tích năng lực hoạt động tại CTCP xi măng La Hiên - CLH .............. 90 Bảng 2.9: Phân tích năng lực hoạt động tại CTCP xi măng và khoáng sản Yên Bái - YBC ...................................................................................................................... 91 Bảng 2.10: Mức độ quan trọng về phân tích khả năng sinh lợi ................................... 91 Bảng 2.11: Mức độ thực hiện về phân tích khả năng sinh lợi ..................................... 92 Bảng 2.12: Phân tích khả năng sinh lợi tại CTCP xi măng Bỉm Sơn - BCC .............. 93 Bảng 2.13: Phân tích khả năng sinh lợi tại CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai - HOM .............................................................................................................................. 93 Bảng 2.14: Mức độ quan trọng về phân tích HQKD từ phía NĐT.............................. 95 Bảng 2.15: Mức độ thực hiện về phân tích HQKD từ phía NĐT ................................ 95 Bảng 2.16: Phân tích HQKD từ phía nhà đầu tư tại CTCP xi măng Hà Tiên 1 .......... 96 Bảng 2.17: Mức độ quan trọng về phân tích HQXH ................................................... 97 Bảng 2.18: Mức độ thực hiện về phân tích HQXH ...................................................... 98 Bảng 2.19: Mức độ quan trọng về phân tích HQMT ................................................. 100 Bảng 2.20: Mức độ thực hiện về phân tích HQMT ................................................... 101 viii Bảng 2.21: Mức độ quan trọng về phương pháp phân tích HQKD ........................... 103 Bảng 2.22: Mức độ thực hiện về phương pháp phân tích HQKD ............................. 103 Bảng 2.23: Mức độ quan trọng về quy trình phân tích HQKD ................................. 105 Bảng 2.24: Mức độ thực hiện về quy trình phân tích HQKD .................................... 105 Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển của Ngành xi măng đến năm 2030 ............................ 121 Bảng 3.2: Đánh giá khái quát HQKD của các DNSX xi măng niêm yết với các DN khác trong cùng ngành ......................................................................................... 137 Bảng 3.3: So sánh xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng sinh lợi VCSH theo thời gian ............................................................................................................... 139 Bảng 3.4: Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) tại CTCP xi măng Hà Tiên 1 ................................................................... 142 Bảng 3.5: Mô hình ma trận SWOT áp dụng cho các DNSX xi măng niêm yết ....... 144 Bảng 3.6: Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu147 Bảng 3.7: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE ........................................................ 148 Bảng 3.8: Mô hình FEM với sai số chuẩn mạnh theo nhóm biến phụ thuộc ROE ............................................................................................................................. 149 Bảng 3 9: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA ....................................................... 150 Bảng 3.10: Mô hình FEM với sai số chuẩn mạnh theo nhóm biến phụ thuộc ROA ............................................................................................................................. 151 Bảng 3.11: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROS ...................................................... 151 Bảng 3.12: Mô hình FEM với sai số chuẩn mạnh theo nhóm biến phụ thuộc ROS .............................................................................................................................. 153 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 20 Hình 2.1: Thị trường sản xuất và tiêu thụ xi măng trong nước giai đoạn 2013- 2020................................................................................................................................ 72 Hình 2.2: Thị trường xuất khẩu clinker và xi măng giai đoạn 2013-2020 .................. 73 Hình 2.3: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo sàn chứng khoán ......................... 74 Hình 2.4: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo quy mô vốn kinh doanh .............. 74 Hình 2.5: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo thời gian niêm yết ....................... 75 Hình 2.6: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo tính chất sở hữu ........................... 75 Hình 2.7: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại CTCP xi măng Hà Tiên 1 .................. 77 Hình 2.8: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại CTCP xi măng Thái Bình .................. 78 Hình 2.9: Kết quả thông tin thu thập từ bên ngoài DN ................................................ 82 Hình 2.10: Tỷ lệ DN thực hiện phân tích HQKD theo qui định của pháp luật ........... 83 Hình 2.11: ROE tại CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai giai đoạn 2016 - 2020 .......... 94 Hình 3.1: So sánh chỉ tiêu ROA của CTCP xi măng Bỉm Sơn với các DN khác có cùng nhóm qui mô và trung bình ngành (dạng cột) .............................................. 138 Hình 3.2: So sánh chỉ tiêu ROA của CTCP xi măng Bỉm Sơn với các DN khác có cùng nhóm qui mô và trung bình ngành (dạng dòng) ........................................... 138 Hình 3.3: Quy trình phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết tại Việt Nam............................................................................................................................ 158 Hình 3.4: Yêu cầu đối với cán bộ phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết........................................................................................................................ 163 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) lần thứ tư còn được gọi là CMCN 4.0 đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, thay đổi căn bản đến mọi mặt của nền kinh tế các nước trên thế giới đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 đã giúp tăng cường kết nối các quốc gia trên tất cả các phương diện, từ thể chế Nhà nước đến kinh tế - xã hội và môi trường. CMCN 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cũng như tạo ra vô số những khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp (DN). Điều này đòi hỏi các DN Việt Nam phải có sự liên kết chặt chẽ và phải sở hữu được 3 yếu tố quan trọng về thương hiệu, chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh. Như vậy, nếu các DN Việt Nam hoạt động kinh doanh không hiệu quả thì sẽ sớm bị phá sản và bước chân ra khỏi cuộc cạnh tranh khốc liệt trong xu thế CMCN 4.0. Tuy nhiên, theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 cho thấy việc tiếp cận của các DN trong nước với sự tiến bộ mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 vẫn còn rất hạn chế. Cụ thể, trong tổng số 140 nước thì Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng thứ 77 về ổn định kinh tế vĩ mô và các chỉ số đóng vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh như chỉ số về năng động của DN thì vẫn còn thấp mới chỉ xếp hạng thứ 54/100 [36]. Những năm gần đây, ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất xi măng nói riêng liên tục có sự phát triển và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng trong nước. Cụ thể là thị trường xi măng đang ngày một "nóng" khi nhu cầu tiêu thụ loại nguyên vật liệu (NVL) xây dựng này ngày càng tăng lên. Theo Hiệp hội xi măng Việt Nam thì năm 2018, tổng sản lượng ngành xi măng đạt con số 97,64 triệu tấn. Tính đến tháng 4 năm 2019, nhu cầu tiêu thụ xi măng đã đạt 97,02 triệu tấn. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng, clanhke của nước ta không ngừn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_phan_tich_hieu_qua_kinh_doanh_trong_cac_d.pdf
  • pdfBach Thi Huyen_Tóm tắt_Tieng anh.pdf
  • pdfBach Thi Huyen_Tóm tắt_Tiếng Việt.pdf
  • pdfBạch Thị Huyên_ Thông tin mới_ English.pdf
  • pdfBạch Thị Huyên_ Thông tin mới_ Tiếng Việt.pdf
Luận văn liên quan