Luận án Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay

''Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa'' vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay [34, tr.171]. Để bảo đảm Nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì pháp luật cần bảo đảm thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng và quyền lực của dân, bảo vệ quyền con người (QCN), quyền công dân (QCD) trong thực tiễn. Do đó, hoàn thiện pháp luật (HTPL) bảo vệ thông tin cá nhân (TTCN) là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác lập pháp. Về mặt thực tiễn, bảo vệ TTCN ngày càng trở nên cấp bách trước những nhu cầu ngày càng cao về sự riêng tư, nhu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Ngày nay, thông qua các phương tiện hiện đại như máy tính, điện thoại thông minh, qua internet, mạng xã hội và nhiều ứng dụng khác, các TTCN của con người có thể dễ dàng được thu thập, chia sẻ, sử dụng, quản lý như một tài sản có giá trị đối với bản thân các chủ thể TTCN cũng như các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan Nhà nước. Nhưng bên cạnh lợi ích mà những hoạt động đó mang lại, các TTCN có thể bị khai thác vì những mục đích không đúng đắn, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Mặc dù an toàn thông tin và bảo vệ TTCN được nhà nước coi trọng, song bảo vệ TTCN vẫn là vấn đề thực tiễn nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay. Báo cáo An toàn Thông tin mạng 2015 cho biết: "Cuối tháng 5/2015, khoảng 1.000 trang web của Việt Nam bị tấn công thay đổi giao diện hoặc tải tệp tin trái phép, trong đó có 10 trang web của cơ quan nhà nước với tên miền ".gov.vn". Trung tuần tháng 3/2015, hơn 50.000 tài khoản của người sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông lớn bị công khai trên một số trang mạng. Nhóm tin tặc với tên gọi DIE Group đã tiến hành khai thác lỗ hổng của môđun tra cứu thông tin khách hàng trên một máy chủ cũ để tấn công và lấy trộm thông tin. Trong năm, hệ thống thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp bị tấn công mạng; lây nhiễm phần mềm độc hại, mạng botnet; tồn tại các điểm yếu, lỗ hổng có nguy cơ mất an toàn thông tin cao" [22]. Cũng theo Báo cáo An toàn thông tin mạng 2015, cho thấy ở Việt Nam đang tồn tại nguy cơ mất an toàn, nguy cơ bị lừa đảo trên mạng xã hội; nguy cơ bị giả mạo tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội như giả mạo thư điện tử, giả mạo tài khoản mạng xã hội, mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để phát tán thông tin tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước; nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại trên mạng xã hội. Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã công bố Báo cáo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) của Việt Nam năm 2014 là 76/193 quốc gia, đến năm 2017, Việt Nam xếp hạng 100/193 quốc gia. Việc bị tụt 24 bậc về Chỉ số an toàn thông tin mạng đã thể hiện phần nào tình trạng mất an toàn thông tin, trong đó có TTCN ở nước ta hiện nay.

pdf174 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG HẠNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG HẠNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TƯỜNG DUY KIÊN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Thị Hồng Hạnh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7 1.1. Khái lược các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án 7 1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án 23 1.3. Giải thuyết và câu hỏi nghiên cứu 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN 28 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân 28 2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân 49 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân 56 2.4. Pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ thông tin cá nhân và những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam 59 Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 74 3.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến nay 74 3.2. Những thành tựu của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 82 3.3. Hạn chế của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 107 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 126 4.1. Các quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam 126 4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam 131 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANM : An ninh mạng ATTTM : An toàn thông tin mạng APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APPI : Luật Bảo vệ thông tin cá nhân Nhật Bản APPS : Các nguyên tắc về quyền riêng tư của Úc BLDS : Bộ luật dân sự BLHS : Bộ luật hình sự BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CƯQT : Công ước quốc tế CNTT : Công nghệ thông tin DPA : Cơ quan bảo vệ Dữ liệu Thuỵ Điển ĐƯQT : Điều ước quốc tế FTC : Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ GDPR : Bộ luật bảo vệ dữ liệu chung của châu Âu OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PDA : Đạo luật Dữ liệu cá nhân Thuỵ Điển PPC : Cơ quan bảo vệ Thông tin cá nhân Nhật Bản QCD : Quyền công dân QCN : Quyền con người TTCN : Thông tin cá nhân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ''Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa'' vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay [34, tr.171]. Để bảo đảm Nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì pháp luật cần bảo đảm thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng và quyền lực của dân, bảo vệ quyền con người (QCN), quyền công dân (QCD) trong thực tiễn. Do đó, hoàn thiện pháp luật (HTPL) bảo vệ thông tin cá nhân (TTCN) là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác lập pháp. Về mặt thực tiễn, bảo vệ TTCN ngày càng trở nên cấp bách trước những nhu cầu ngày càng cao về sự riêng tư, nhu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Ngày nay, thông qua các phương tiện hiện đại như máy tính, điện thoại thông minh, qua internet, mạng xã hội và nhiều ứng dụng khác, các TTCN của con người có thể dễ dàng được thu thập, chia sẻ, sử dụng, quản lý như một tài sản có giá trị đối với bản thân các chủ thể TTCN cũng như các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan Nhà nước. Nhưng bên cạnh lợi ích mà những hoạt động đó mang lại, các TTCN có thể bị khai thác vì những mục đích không đúng đắn, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Mặc dù an toàn thông tin và bảo vệ TTCN được nhà nước coi trọng, song bảo vệ TTCN vẫn là vấn đề thực tiễn nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay. Báo cáo An toàn Thông tin mạng 2015 cho biết: "Cuối tháng 5/2015, khoảng 1.000 trang web của Việt Nam bị tấn công thay đổi giao diện hoặc tải tệp tin trái phép, trong đó có 10 trang web của cơ quan nhà nước với tên miền ".gov.vn". Trung tuần tháng 3/2015, hơn 50.000 tài khoản của người sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông lớn bị công khai trên một số trang mạng. Nhóm tin tặc với tên gọi DIE Group đã tiến hành khai thác lỗ hổng của môđun tra cứu thông tin khách hàng trên một máy chủ cũ để tấn công và lấy trộm thông tin. Trong năm, hệ thống thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp bị tấn công mạng; lây nhiễm phần mềm độc hại, mạng botnet; tồn tại các điểm yếu, lỗ hổng có nguy cơ mất an toàn thông tin cao" [22]. Cũng theo Báo cáo An toàn thông tin mạng 2015, cho thấy ở Việt Nam đang tồn tại nguy cơ mất an toàn, nguy cơ bị lừa đảo trên mạng xã hội; nguy cơ bị giả mạo tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội như giả mạo thư điện tử, giả mạo tài khoản mạng xã hội, mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để phát tán thông tin tuyên truyền chống phá 2 Đảng, Nhà nước; nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại trên mạng xã hội. Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã công bố Báo cáo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) của Việt Nam năm 2014 là 76/193 quốc gia, đến năm 2017, Việt Nam xếp hạng 100/193 quốc gia. Việc bị tụt 24 bậc về Chỉ số an toàn thông tin mạng đã thể hiện phần nào tình trạng mất an toàn thông tin, trong đó có TTCN ở nước ta hiện nay. Về mặt lý luận, pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khoảng trống, chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn. Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp 2013, Nhà nước ta luôn ghi nhận việc bảo vệ đời sống riêng tư. Hiến pháp 2013 đã mở rộng một cách toàn diện phạm vi của quyền riêng tư, trong đó có bảo vệ TTCN tại Điều 21, 22. Thể chế hoá tinh thần của Hiến pháp, các Bộ luật như: Bộ luật Dân sự (BLDS), Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và các văn bản khác có liên quan đã bước đầu được sửa đổi, bổ sung. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và HTPL về bảo vệ TTCN. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này còn nhiều bất cập như: chưa quy định thống nhất khái niệm về TTCN, chưa quy định đầy đủ các nguyên tắc bảo vệ TTCN, chưa quy định đầy đủ giới hạn bảo vệ TTCN, chưa quy định chi tiết trình tự, thủ tục và cơ quan bảo vệ TTCN một cách hiệu quả, nhiều hành vi liên quan tới việc bảo vệ TTCN chưa được quy định trong pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo vệ TTCN vẫn chưa thực sự được quy định rõ ràng. Mặt khác, các quy định pháp luật về bảo vệ TTCN còn nằm rải trong các luật chuyên ngành và nhiều văn bản dưới luật, những nội dung quy định này còn chồng chéo, mâu thuẫn do sự hạn chế trong kỹ thuật lập pháp, dẫn đến tình trạng khó khăn khi thực hiện pháp luật. Việt Nam là thành viên của nhiều cam kết quốc tế và khu vực về QCN, trong đó có những cam kết liên quan đến bảo vệ TTCN cần tiếp tục được nội luật hoá vào pháp luật quốc gia. Việc thiếu những quy định của pháp luật trong việc bảo vệ TTCN sẽ làm giảm tính hiệu quả của việc thúc đẩy, bảo vệ QCN trong thực tiễn ở Việt Nam. Trước những vấn đề bức thiết về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, cho thấy thấy viẹ c triển khai nghiên cứu các thực trạng, đề xuất quan điểm giải pháp hoàn thiẹ n pháp luật về bảo vệ TTCN mang tính thời sự, cấp bách. Những quy định của pháp luật một mặt phải bảo vệ TTCN của con người song mặt khác phải đáp ứng được sự đòi hỏi của quản lý của Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích công cộng, bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phục vụ công cuộc xây dựng chính 3 phủ điện tử, phòng chống tham nhũng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Trong thời gian qua, ở Việt Nam, mặc dù đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về TTCN, bảo vệ TTCN, song chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và trực tiếp HTPL về bảo vệ TTCN. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu Luận án với nội dung: "Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay" với mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hướng tới mục tiêu bảo đảm và thúc đẩy QCN ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Mục đích của Luận án là phân tích làm rõ cơ sở lý luận của việc HTPL về bảo vệ TTCN, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam, từ đó đề xuất và luận chứng những quan điểm, giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Một là, phân tích và đưa ra các khái niệm TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN; làm rõ những đặc điểm, vai trò và nội dung của pháp luật về bảo vệ TTCN; nghiên cứu các tiêu chí để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật; các yếu tố ảnh hưởng đến việc HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam. Luận án nghiên cứu pháp luật về bảo vệ TTCN ở một số nước trên thế giới và rút ra những giá trị có thể tham khảo đối với Việt Nam. Hai là, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ TTCN trên co sở đó chỉ ra đu ợc những u u điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của thực trạng này. Ba là, xây dựng nhận thức chung về bảo vệ TTCN và đề xuất các quan điểm và giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tu ợng nghiên cứu của luạ n án là những vấn đề lý luạ n và thực tiễn của pháp luạ t về bảo vệ TTCN ở Viẹ t Nam hiẹ n nay dưới góc độ lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ TTCN tại Việt Nam, có sử dụng số liệu, tài liệu thực tế ở Việt Nam và số liệu, tài liệu nước ngoài để so sánh, đối chiếu. - Nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ những thông tin thuộc về cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, không nghiên cứu các thông tin riêng của tổ chức, bí mật quốc gia, bí mật nhà nước. Bảo vệ TTCN mà luận án nghiên cứu chủ yếu trong pháp luật nội dung mà không nghiên cứu sâu pháp luật tố tụng, chỉ để cập khái quát đến 3 văn bản pháp luật là Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hành chính. - Thời gian nghiên cứu: Thời điểm nghiên cứu của luận án bắt đầu từ năm 1946 đến nay, tức là từ thời điểm có bản Hiến pháp đầu tiên cho đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực thi dân chủ, bảo đảm QCN, QCD. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học Mác Lê- nin để nghiên cứu các nội dung trong đề tài, chủ yếu là phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của các khoa học chuyên ngành như: phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia, toạ đàm. Các phương pháp trên được vận dụng đồng bộ, có sự kết hợp và độc lập tương đối. Các phu o ng pháp đu ợc sử dụng nhằm làm rõ nọ i dung co bản của đề tài, đảm bảo tính khoa học và logic giữa các vấn đề của đề tài trong các chu o ng. Do tính chất của từng chu o ng, từng phần nên trong mỗi chu o ng, mỗi nọ i dung nghiên cứu của đề tài sẽ sử dụng mọ t trong các phu o ng pháp trên làm chủ đạo. Phu o ng pháp phân tích tài liẹ u cũng được sử dụng triệt để trong 5 Chương 1 để phân tích cả tài liẹ u so cấp và tài liẹ u thứ cấp. Tài liẹ u so cấp bao gồm các va n bản pháp luạ t và Va n kiẹ n của Đảng có liên quan, các vụ viẹ c, các số liẹ u thống kê chính thức của co quan nhà nu ớc có thẩm quyền. Tài liẹ u thứ cấp bao gồm đề tài nghiên cứu, sách, các bài báo, tạp chí, kết luạ n phân tích đã đu ợc các tác giả trong nước và nước ngoài thực hiện thực hiẹ n. Phu o ng pháp phân tích tổng hợp đu ợc sử dụng trong Chương 2, 3 và 4 để tổng hợp các số liẹ u, tri thức nhằm mục đích để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, đu a ra những luạ n giải, nhạ n xét và đề xuất về quan điểm giải pháp của HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. Phu o ng pháp luạ t học so sánh được sử dụng trong Chương 1 để làm rõ tình hình nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp này tiếp tục được tác giả sử dụng ở Chương 2 để so sánh pháp luật về bảo vệ TTCN của một số nước trên thế giới từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng được cho Việt Nam. Phương pháp lịch sử áp dụng trong Chương 3 để tái hiện lại sự quá trình phát triển của hệ thống pháp luật một cách trung thực. Phương pháp logic cũng được sử dụng trong Chương 3 để nhận rõ sự phát triển và nguyên nhân của sự phát triển của pháp luật trong lĩnh vực này. Phu o ng pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm được sử dụng trong Chương 2, 3 và 4. Trong quá trình thực hiẹ n luạ n án, tác giả dựa trên cơ sở lý luận để phân tích các vấn đề thực tiễn về bảo vệ TTCN ở Viẹ t Nam hiẹ n nay, từ đó rút ra những vấn đề lý luận mới. Phương pháp chuyên gia, toạ đàm để thu thập ý kiến và đưa ra các nhận định kết luận, đề xuất của luận án. Đề tài luận án gần đây thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, một số hội thảo khoa học đã được tổ chức. Nghiên cứu sinh đã tích cực tham gia và thảo luận tại các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học về vấn đề này để được trao đổi quan điểm, thu thập thông tin liên quan đến đề tài luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình khoa học nghiên cứu vấn đề pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam một cách toàn diện và có hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có một số đóng góp mới về mặt khoa học như sau: 6 Thứ nhất, công trình nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận về pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam, luận án đã xây dựng khái niệm khoa học về TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam và phân tích nội hàm các khái niệm này. Thứ hai, luận án chỉ ra và phân tích những đặc điểm, nội dung, vai trò, tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ TTCN. Luận án khái quát hóa một số quy định pháp luật mang tính điển hình của quốc tế và một số quốc gia, đồng thời chỉ ra những kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam. Thứ ba, luận án đánh giá tổng quát thực trạng các quy định pháp luật ở Việt Nam hiện nay về bảo vệ TTCN, nêu lên những thành tựu cũng như phát hiện và chỉ ra những bất cập còn tồn tại, chưa tương thích trong những quy định của pháp luật về bảo vệ TTCN và chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng. Thứ tư, luận án đã xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp mang tính toàn diện HTPL về bảo vệ TTCN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực thi pháp luật về bảo vệ TTCN, bảo đảm quyền riêng tư của con người. Những giải pháp này có tính mới, có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những bất cập trong thực tiễn về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ TTCN. Những nghiên cứu, đề xuất của luận án góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ TTCN cũng như cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác nghiên cứu lập pháp cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tại những cơ sở đào tạo pháp luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án gồm có 4 chương, 12 tiết. 7 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. KHÁI LƯỢC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Bảo vệ TTCN từ góc độ của quyền riêng tư, đã được quan tâm và đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu ở nước ta, tuy nhiên còn khá hạn chế. Bên cạnh một số ít các luận án, luận văn, sách, thì các công trình chủ yếu trong lĩnh vực này là các bài báo, tạp chí mà chưa có đề tài khoa học tầm cỡ nào quan tâm nghiên cứu. 1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu bảo vệ thông tin cá nhân Luận văn Thạc sĩ của Vũ Anh Tuấn, Bảo mật và an toàn thông tin trong thương mại điện tử [105], là một nghiên cứu chuyên ngành công nghệ thông tin (CNTT). Tác giả đã khẳng định thương mại điện tử, nhất là đối với các giao dịch mang tính nhạy cảm cần phải có những cơ chế đảm bảo bảo mật và an toàn. Thành công của luận văn chính là việc có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu để xây dựng các kỹ thuật bảo mật và an toàn trong thương mại điện tử với một số tính năng cơ bản như: hệ thống chứng thực, các cơ chế phân bố khoá tự động, mã hoá các thông tin, kỹ thuật ngăn ngừa các rủi ro trong thương mại điện tử. Đây là một gợi ý cho nghiên cứu sinh về phương thức bảo vệ TTCN dựa trên công nghệ. Bài nghiên cứu của Bùi Thanh Liêm, ''Bảo vệ TTCN trên mạng: Vấn đề không thể xem nhẹ'' [49, tr.20-21, 27]. Trong bài viết này tác giả đã chỉ rõ thực trạng người dùng còn xem nhẹ việc bảo vệ TTCN trên mạng. Tác giả nêu lên qua việc khảo sát các trang mạng xã hội như Facebook, Voutube, Twitter, Zing Me, Tamtay.vn, website thương mại điện tử hay các trang rao vặt... và các trang blog cá nhân thì người dùng sẽ dễ dàng để lộ các TTCN. Theo tác giả: thói quen và sự vô tư của người sử dụng có thể khiến họ dễ dàng bị vi phạm về TTCN. Tác giả cũng đã chỉ ra các cơ sở pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng trên mạng qua việc phân tích các văn bản pháp luật và chỉ ra một số "mẹo" để người dùng có thể tự bảo vệ TTCN của mình một cách an toàn. Bài nghiên cứu của Hà Nguyên, ''Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin của bệnh nhân'' [53]. Bài viết khẳng định nếu bệnh nhân không được đảm bảo những quyền đó thì họ sẽ e ngại thông báo cho thầy thuốc những thông tin có tính riêng tư mà lại có giá trị chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân. Khi nền Y học phát 9 triển, những loại bệnh xã hội, như bệnh lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục, mang trong đó cả đạo đức, nhân phẩm của bệnh nhân trong quan hệ xã hội; các loại bệnh tâm thần, tâm lý, các căng thẳng từ mối quan hệ trong gia đình cộng đồng thì thông tin càng mang đặc tính riêng tư cao. Trong thời đại CNTT đa truyền thông tiến như vũ bão hiện nay, việc rò rỉ thông tin có tính cách riêng tư càng trở nên có nguy cơ cao hơn bao giờ hết, tính riêng tư và bảo mật của bệnh nhân cũng nằm trong mối nguy cơ đó.
Luận văn liên quan