Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độlên chủnghĩa xã
hội (bổsung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc vềnhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũtrí thức do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sựphân công, phối hợp
và kiểm soát giữa các cơquan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tưpháp”. Điều đó, đã thểhiện yêu cầu của Đảng phải tăng cường kiểm
soát quyền lực nhà nước, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quảthực thi quyền
lực nhà nước. Đểtăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước theo yêu cầu của
Đảng, cần phải có các công cụkiểm soát có hiệu lực và hiệu quả, trong đó có
cơquan Kiểm toán Nhà nước. Với vịthếlà cơquan kiểm tra tài chính nhà
nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉtuân theo pháp luật,
Kiểm toán Nhà nước sẽlà công cụkiểm tra tài chính có hiệu lực nhất của Nhà
nước đối với mọi cơquan, tổchức, đơn vịcó quản lý, sửdụng ngân sách, tiền
và tài sản nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta đang đẩy
mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ởnước ta hiện nay.
Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, các văn bản pháp luật vềtổ
chức và hoạt động của KTNN không ngừng được bổsung hoàn thiện, đặc biệt
Quốc hội khoá XI, tại kỳhọp thứ7 đã thông qua Luật Kiểm toán nhà nước là
một bước tiến to lớn vềphương diện lập pháp đối với lĩnh vực kiểm toán nhà
nước. Trên cơsởcác văn bản pháp luật này, tổchức và hoạt động của KTNN
ngày càng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, tăng cường kiểm tra, giám
sát của Nhà nước trong quản lý, sửdụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Mặc dù đã có những bước phát triển quan trọng nhưng trước yêu cầu ngày
càng cao của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền
2
XHCN, tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, hoạt động kiểm toán của
KTNN cũng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụtrong
tình hình mới. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các
quy định của pháp luật vềkiểm toán nhà nước ởnước ta vẫn còn nhiều hạn
chế, bất cập, như: Chế định về địa vịpháp lý chưa tương xứng với vịtrí, vai
trò của KTNN; địa vịpháp lý của KTNN và Tổng KTNN chưa được quy định
trong Hiến pháp - đạo luật cơbản của Nhà nước nhưhầu hết các nước trên thế
giới nên không tránh khỏi khó khăn khi xác định mô hình tổchức và cơchế
hoạt động của cơquan KTNN; phạm vi kiểm toán chưa bao quát hết việc
kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công; chưa có
sựtương thích vềmột sốquy định giữa Luật Kiểm toán nhà nước với các luật
liên quan, nhất là các luật vềtổchức bộmáy nhà nước; chưa có các quy định
vềchếtài đối với các hành vi vi phạm pháp luật vềkiểm toán nhà nước. đã
làm giảm hiệu lực, hiệu quảhoạt động của KTNN với vịthếlà cơquan kiểm
tra tài chính nhà nước cao nhất của quốc gia.
Từnhững lý do trên đây, việc hoàn thiện pháp luật vềkiểm toán nhà
nước ởnước ta hiện nay là vấn đềcó tính cấp thiết cảvềlý luận và thực tiễn. Do
vậy, tác giảchọn đềtài: "Hoàn thiện pháp luật vềkiểm toán nhà nước đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam" làm luận
án tiến sỹ, chuyên ngành Lý luận và lịch sửnhà nước và pháp luật.
173 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG VĂN HẢI
hoμn thiÖn ph¸p luËt vÒ kiÓm to¸n nhμ n−íc
®¸p øng yªu cÇu x©y dùng nhμ n−íc ph¸p quyÒn
x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 62 38 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH ĐÀO TRÍ ÚC
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình
nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu và kết quả
nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đặng Văn Hải
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 6
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài 14
1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và vấn đề đặt
ra cần được tiếp tục nghiên cứu 22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 24
2.1. Khái niệm và đặc điểm của Kiểm toán Nhà nước 24
2.2. Khái niệm, nội dung điều chỉnh, đặc điểm và vai trò của pháp luật
về kiểm toán nhà nước 27
2.3. Tiêu chí hoàn thiện và các điều kiện đảm bảo hoàn thiện pháp
luật về kiểm toán nhà nước 39
2.4. Yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đối với việc hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước 52
2.5. Pháp luật về kiểm toán nhà nước của các nước trên thế giới và
những giá trị tham khảo cho Việt Nam 59
Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC
TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM 69
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm toán nhà
nước ở Việt Nam 69
3.2. Thực trạng pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt Nam hiện nay 84
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 117
4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt
Nam hiện nay 117
4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt
Nam hiện nay 124
KẾT LUẬN 161
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
HĐND Hội đồng nhân dân
INTOSAI Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao
KTNN Kiểm toán Nhà nước
KTNNLB Kiểm toán Nhà nước Liên bang
KTV Kiểm toán viên
MTQG Mục tiêu quốc gia
NSNN Ngân sách nhà nước
NSĐP Ngân sách địa phương
QPPL Quy phạm pháp luật
UBTV Ủy ban Thường vụ
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp
và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp”. Điều đó, đã thể hiện yêu cầu của Đảng phải tăng cường kiểm
soát quyền lực nhà nước, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền
lực nhà nước. Để tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước theo yêu cầu của
Đảng, cần phải có các công cụ kiểm soát có hiệu lực và hiệu quả, trong đó có
cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Với vị thế là cơ quan kiểm tra tài chính nhà
nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật,
Kiểm toán Nhà nước sẽ là công cụ kiểm tra tài chính có hiệu lực nhất của Nhà
nước đối với mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền
và tài sản nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta đang đẩy
mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở nước ta hiện nay.
Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, các văn bản pháp luật về tổ
chức và hoạt động của KTNN không ngừng được bổ sung hoàn thiện, đặc biệt
Quốc hội khoá XI, tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Kiểm toán nhà nước là
một bước tiến to lớn về phương diện lập pháp đối với lĩnh vực kiểm toán nhà
nước. Trên cơ sở các văn bản pháp luật này, tổ chức và hoạt động của KTNN
ngày càng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, tăng cường kiểm tra, giám
sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Mặc dù đã có những bước phát triển quan trọng nhưng trước yêu cầu ngày
càng cao của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền
2
XHCN, tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, hoạt động kiểm toán của
KTNN cũng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong
tình hình mới. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các
quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước ở nước ta vẫn còn nhiều hạn
chế, bất cập, như: Chế định về địa vị pháp lý chưa tương xứng với vị trí, vai
trò của KTNN; địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN chưa được quy định
trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước như hầu hết các nước trên thế
giới nên không tránh khỏi khó khăn khi xác định mô hình tổ chức và cơ chế
hoạt động của cơ quan KTNN; phạm vi kiểm toán chưa bao quát hết việc
kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công; chưa có
sự tương thích về một số quy định giữa Luật Kiểm toán nhà nước với các luật
liên quan, nhất là các luật về tổ chức bộ máy nhà nước; chưa có các quy định
về chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước... đã
làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của KTNN với vị thế là cơ quan kiểm
tra tài chính nhà nước cao nhất của quốc gia.
Từ những lý do trên đây, việc hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà
nước ở nước ta hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Do
vậy, tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" làm luận
án tiến sỹ, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là pháp luật về kiểm toán nhà nước
ở Việt Nam; những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI và pháp
luật về kiểm toán nhà nước của một số nước trên thế giới.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước
qua các thời kỳ, Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành
3
và những quy định về kiểm toán nhà nước trong các văn bản QPPL có liên
quan từ khi KTNN được thành lập (11/7/1994) đến nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm
toán nhà nước, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nêu trên luận án có những nhiệm vụ sau đây:
Một: Phân tích cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về kiểm toán
nhà nước; xác lập các tiêu chí và điều kiện đảm bảo hoàn thiện pháp luật kiểm
toán nhà nước; phân tích yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật kiểm toán
nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
và trên cơ sở đó luận chứng các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm toán
nhà nước ở Việt Nam;
Hai: Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm toán nhà nước và
thực tiễn thực hiện trong thời gian qua;
Ba: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng
pháp luật về kiểm toán nhà nước; thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm toán
nhà nước thời gian qua và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật về
kiểm toán nhà nước của một số nước trên thế giới, đề xuất các quan điểm và
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.
4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Thực hiện luận án này, tác giả sử dụng phương pháp luận của Triết học
Mác - Lênin, đó là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được
4
sử dụng nhằm mô tả các tiến trình phát triển của vấn đề dựa trên những điều
kiện kinh tế, chính trị và lịch sử của xã hội. Hơn nữa, phương pháp này được
tác giả sử dụng để đánh giá và giải quyết vấn đề trên cơ sở điều kiện lịch sử
cụ thể của Việt Nam nhằm loại trừ sự võ đoán hay sao chép máy móc.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Thực hiện Luận án này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở cả 4 chương của luận
án nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát hóa, đánh giá thực trạng và đề
xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Phương pháp lịch sử, thống kê, so sánh được sử dụng ở Chương 3 nhằm
đánh giá quá trình phát triển, thực trạng pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Phương pháp so sánh pháp luật cũng được sử dụng trong việc xác
định quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước có tính
đến kinh nghiệm quốc tế về pháp luật kiểm toán nhà nước, bởi lẽ pháp luật về
kiểm toán nhà nước ở Việt Nam còn khá mới mẻ, hoàn thiện pháp luật phải
được đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực về kiểm toán nhà nước.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một
cách toàn diện và có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn
thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước; vì vậy, có những đóng góp mới về mặt
khoa học như sau:
- Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về KTNN, nhằm thống
nhất nhận thức về khái niệm và đặc điểm của KTNN.
- Đưa ra khái niệm và nội dung điều chỉnh, chỉ rõ đặc điểm và vai trò
của pháp luật về kiểm toán nhà nước; xác lập các tiêu chí và điều kiện đảm
bảo hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Nghiên cứu yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đối
với việc hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước.
5
- Nghiên cứu pháp luật về kiểm toán nhà nước của một số nước trên thế
giới để rút ra những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm
toán nhà nước ở nước ta.
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm toán
nhà nước ở Việt Nam; đánh giá thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của những
tồn tại về thực trạng của pháp luật kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất các quan điểm cần quán triệt trong hoàn thiện pháp luật về
kiểm toán nhà nước, đồng thời kiến nghị các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp
luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN ở nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn:
- Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về
hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực cụ thể.
- Về thực tiễn: Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có
hệ thống và toàn diện pháp luật về kiểm toán nhà nước; đề xuất các quan
điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay.
Kết quả luận án là tài liệu tham khảo có giá trị và đáng tin cậy đối với các nhà
hoạch định chính sách, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây
dựng và thực hiện pháp luật về kiểm toán nhà nước; có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, sinh viên các trường đại học, cao
đẳng, Kiểm toán viên nhà nước và những người quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Là một mô hình tổ chức và hoạt động còn khá mới mẻ ở Việt Nam, hoạt
động nghiên cứu khoa học về kiểm toán nhà nước ở nước ta mới chính thức
được triển khai từ năm 1995. Đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của
KTNN; nhiều công trình khoa học, bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý
trong nước được công bố tại các hội thảo khoa học, các tạp chí chuyên ngành
và các phương tiện thông tin đại chúng. Các công trình khoa học ở trong nước
liên quan đến luận án được chia làm hai nhóm chủ yếu sau đây:
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về Kiểm toán Nhà nước và pháp
luật về kiểm toán nhà nước
Điển hình trong số đó là một số công trình sau đây:
Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước (2006) "Định hướng
chiến lược và những giải pháp xây dựng, phát triển hệ thống kiểm toán ở Việt
Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước", do GS.TS
Vương Đình Huệ, Tổng KTNN làm chủ nhiệm. Đây là một đề tài lớn nghiên
cứu về hệ thống các cơ quan kiểm toán ở nước ta gồm KTNN, kiểm toán độc
lập, kiểm toán nội bộ. Đề tài đề cập đến sự cần thiết khách quan của sự ra đời,
thực trạng phát triển của hệ thống các cơ quan kiểm toán và định hướng phát
triển của hệ thống kiểm toán trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá
đất nước. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm cả KTNN, kiểm
toán độc lập và kiểm toán nội bộ, nên đề tài chưa nghiên cứu sâu và toàn diện
về phát triển KTNN.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (2001) "Cơ sở khoa học và thực tiễn
trong việc xác định phạm vi hoạt động của KTNN và sự khác nhau giữa hoạt
7
động KTNN với Thanh tra Nhà nước và Thanh tra tài chính", do TS Nguyễn
Đình Hựu, Giám đốc Trung tâm KH và BD cán bộ trực thuộc KTNN làm chủ
nhiệm. Đề tài đề cập tương đối vĩ mô đến bản chất, vị trí của các cơ quan
trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát trên cùng lĩnh vực tài chính công đó là:
Thanh tra Nhà nước, thanh tra tài chính, KTNN và đề cập đến phạm vi, chức
năng của từng loại cơ quan. Mục đích là loại bỏ khả năng chồng chéo về
phạm vi hoạt động dẫn đến tạo ra các khoảng trống trong lĩnh vực kiểm tra,
kiểm soát tài chính công. Đề tài cũng tập trung phân tích thực trạng của việc
chồng chéo về phạm vi hoạt động của các cơ quan này; đồng thời, chỉ ra
nguyên nhân của những tồn tại đó. Đóng góp lớn về mặt khoa học và thực
tiễn của đề tài là đã có được định hướng chung về sự hình thành một hệ thống
kiểm tra tài chính công thống nhất và đưa ra được đề xuất, kiến nghị xây dựng
hệ thống kiểm tra tài chính công nhà nước thống nhất và hiệu quả.
Cùng với các đề tài nghiên cứu khoa học nêu trên, còn có nhiều công
trình khoa học, bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài
ngành được công bố tại các hội thảo khoa học, các tạp chí chuyên ngành và
các phương tiện thông tin đại chúng, tiêu biểu trong số đó là các bài viết:
"Tăng cường hoạt động của KTNN, góp phần nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” (Bài của Ông Đỗ Bình Dương, Uỷ
viên Trung ương Đảng, Tổng KTNN đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày
28/12/2000). Bài viết nêu lên vị trí, vai trò của cơ quan KTNN trong sự
nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
và hội nhập quốc tế; đồng thời, nêu ra những phương hướng cơ bản phát
triển KTNN, trong đó có định hướng cơ bản về hoàn thiện hệ thống văn
bản QPPL đồng bộ, hoàn chỉnh, tạo môi trường pháp lý đầy đủ và hiệu lực
cho tổ chức và hoạt động của KTNN. Đây là những định hướng mang tính
chiến lược cho việc phát triển KTNN đáp ứng yêu cầu của tình hình và
nhiệm vụ mới.
8
"Bàn về địa vị pháp lý của cơ quan KTNN ở Việt Nam hiện nay” (Bài
của GS.TSKH Tào Hữu Phùng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách
của Quốc hội đăng trên Tạp chí Kiểm toán số xuân 2001). Bài viết đề cập sự
cần thiết khách quan và vị trí, vai trò của KTNN trong việc tăng cường sự
kiểm soát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản quốc gia;
mô hình các cơ quan KTNN trên thế giới và đề xuất mô hình, vị trí pháp lý,
chức năng của KTNN trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước ta.
"Nhìn lại một năm triển khai thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước" (Bài
của GS.TS Vương Đình Huệ, Tổng KTNN đăng trên Tạp chí Kiểm toán số
3/2007). Bài viết đánh giá những kết quả đã đạt được sau một năm triển khai
thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước, những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân;
đồng thời đề ra các giải pháp nhằm triển khai thực hiện có hiệu qủa Luật
Kiểm toán nhà nước.
"Ban hành Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 là sự kiện có
tầm quan trọng đặc biệt đối với tiến trình phát triển của KTNN" (Bài của
GS.TS Vương Đình Huệ, Tổng KTNN đăng trên Tạp chí Nghiên cứu khoa
học kiểm toán số 5/2010). Bài viết đánh giá cao việc Uỷ ban thường vụ Quốc
hội ban hành Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, tạo cơ sở pháp lý
cho việc phát triển KTNN đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước;
đồng thời, thể hiện quyết tâm của toàn ngành KTNN trong việc quán triệt và
triển khai thực hiện Nghị quyết với những giải pháp phù hợp, hiệu quả.
"Nâng cao vai trò của KTNN trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam"
(Bài của Ông Đinh Tiến Dũng, Tổng KTNN đăng trên Tạp chí Cộng sản số
5/2013). Bài viết đã làm rõ vai trò của KTNN trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng; phân tích những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân tồn tại trong phòng, chống tham nhũng của KTNN, đồng thời đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của KTNN trong đấu tranh phòng,
9
chống tham nhũng. Mặc dù bài viết có giải pháp hoàn thiện về cơ sở pháp lý,
song cũng mới chỉ giới hạn ở một số quy định về vị trí, vai trò và trách nhiệm
của KTNN trong phòng, chống tham nhũng ở các đạo luật có liên quan.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện pháp
luật về kiểm toán nhà nước
Điển hình trong số đó là các công trình dưới đây:
"Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN" (Bài của PGS.TS Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư
pháp đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2009). Bài viết đã phân tích
một số vấn đề lý luận về hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay; nhận diện những hạn
chế của hệ thống pháp luật hiện hành và đề xuất phương hướng hoàn thiện hệ
thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở
nước ta hiện nay.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (2009) "Hoàn thiện pháp luật về
trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện
nay - Vấn đề và giải pháp", do PGS.TS Trịnh Đức Thảo, Viện Nhà nước và
Pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ
nhiệm. Đề tài đã đề cập khá toàn diện cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về
trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước; phân tích
đánh giá những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân pháp luật hiện hành
về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước; đề xuất
các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng
đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay.
Trên đây là hai công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài ngành
KTNN có ý nghĩa về mặt lý luận và phương pháp luận trong quá trình nghiên
cứu luận án. Mặc dù các công trình nêu trên không trực tiếp nghiên cứu hoàn
thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước, song gợi mở hướng nghiên cứu cho
10
luận án về cơ sở lý luận: Khái niệm, nội dung điều chỉnh, vai trò của pháp luật
về kiểm toán nhà nước, tiêu chí hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước,
những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đối với hoàn thiện
pháp luật về kiểm toán nhà nước. Đồng thời, cũng gợi mở hướng nghiên cứu
cho luận án về các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước:
Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung, nhóm giải