Luận án Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty xây dựng giao thông

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong ngành giao thông vận tải, vị trí chủ chốt về xây dựng các công trình giao thông thuộc về các tổng công ty xây dựng giao thông (TCT XDGT). Trong thời gian vừa qua, việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ các doanh nghiệp nhà nước (Nhà nước sở hữu 100% vốn) sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (hình thức đa sở hữu mà công ty mẹ chiếm tỷ lệ vốn trên 50%), trước khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (hoạt động theo luật doanh nghiệp) đòi hỏi công tác quản lý vốn và tài sản phải theo kịp sự thay đổi của mô hình hoạt động này. Vì vậy, việc tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công ty xây dựng giao thông” để nghiên cứu là rất cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu - Thứ nhất, hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận về quản lý vốn, quản lý tài sản tại DN, đặc biệt là việc quản lý vốn, tài sản tại các TCT XDGT trong giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động từ TCT nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con. - Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn, quản lý tài sản tại 07 TCT XDGT thuộc Bộ GTVT, từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý vốn và tài sản tại các TCT. - Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn và tài sản trong các TCT XDGT, đồng thời có những kiến nghị với Nhà nước, với Bộ GTVT và với chính các TCT nhằm thực thi các giải pháp đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý vốn, tài sản của doanh nghiệp nói chung và của TCT XDGT thuộc Bộ GTVT nói riêng. Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý vốn và tài sản tại các TCT XDGT được giới hạn trong 07 TCT XDGT có quy mô lớn, chuyên ngành chính là xây dựng các công trình giao thông thuộc Bộ GTVT trong giai đoạn từ năm 2011-2013 và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các TCT XDGT thuộc Bộ GTVT từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn dài hạn đến năm 2030.

pdf27 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty xây dựng giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN NGỌC SƠN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG Chuyên ngành : Kinh tế Xây dựng Mã số : 62.58.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh Phản biện 1: GS.TSKH. Nguyễn Mậu Bành Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Đăng Quang Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án, họp tại Trường Đại học Giao thông Vận tải Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong ngành giao thông vận tải, vị trí chủ chốt về xây dựng các công trình giao thông thuộc về các tổng công ty xây dựng giao thông (TCT XDGT). Trong thời gian vừa qua, việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ các doanh nghiệp nhà nước (Nhà nước sở hữu 100% vốn) sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (hình thức đa sở hữu mà công ty mẹ chiếm tỷ lệ vốn trên 50%), trước khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (hoạt động theo luật doanh nghiệp) đòi hỏi công tác quản lý vốn và tài sản phải theo kịp sự thay đổi của mô hình hoạt động này. Vì vậy, việc tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công ty xây dựng giao thông” để nghiên cứu là rất cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu - Thứ nhất, hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận về quản lý vốn, quản lý tài sản tại DN, đặc biệt là việc quản lý vốn, tài sản tại các TCT XDGT trong giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động từ TCT nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con. - Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn, quản lý tài sản tại 07 TCT XDGT thuộc Bộ GTVT, từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý vốn và tài sản tại các TCT. - Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn và tài sản trong các TCT XDGT, đồng thời có những kiến nghị với Nhà nước, với Bộ GTVT và với chính các TCT nhằm thực thi các giải pháp đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý vốn, tài sản của doanh nghiệp nói chung và của TCT XDGT thuộc Bộ GTVT nói riêng. Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý vốn và tài sản tại các TCT XDGT được giới hạn trong 07 TCT XDGT có quy mô lớn, chuyên ngành chính là xây dựng các công trình giao thông thuộc Bộ GTVT trong giai đoạn từ năm 2011-2013 và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các TCT XDGT thuộc Bộ GTVT từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn dài hạn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng và một số phương pháp khác như phân tích thống kê, so sánh, phương pháp tổng hợp vấn đề, phân tích ảnh hưởng của nhân tố, đồ thị và một số phương pháp của thống kê học và toán học. 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1.Ý nghĩa khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về quản lý vốn và tài sản tại các doanh nghiệp; đã đưa ra các giải pháp phù hợp có cơ sở khoa học để hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các TCT XDGT theo mô hình hoạt động mới. 5.2.Ý nghĩa thực tiễn: Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lí vốn và tài sản tại các TCT, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý vốn và tài sản, tác giả đã chỉ ra được những hạn chế trong quản lý vốn và tài sản của 07 TCT XDGT thuộc Bộ GTVT, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản của các TCT, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. 6. Kết cấu của luận án Luận án chia thành 04 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công ty xây dựng giao thông. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công ty xây dựng giao thông. 7. Những đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa và làm phong phú thêm lý luận về quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp, trong đó: Đã đưa ra khái niệm đầy đủ về quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp; đã làm rõ sự chuyển hóa dòng tiền giữa VCĐ và VLĐ trong doanh nghiệp; đã hệ thống hóa các nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp cũng như các nhân tố tác động tới quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn và tài sản trong các TCT XDGT, giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động, trong đó luận án nêu bật những thành công và chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý vốn và tài sản trong các TCT XDGT. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và các nhân tố tác động trong quản lý vốn và tài sản trong các TCT XDGT. - Đề xuất 04 nhóm giải pháp có tính khả thi về hoàn thiện công tác quản lý vốn và tài sản trong các TCT XDGT, bao gồm nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý VCĐ và TSLĐ; nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý VCĐ và TSCĐ; nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn và nhóm giải pháp tái cơ cấu Tổng công ty. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu nhiều luận án và công trình khoa học đã công bố của các tác giả trong nước chỉ ra rằng đã có một số luận án nghiên cứu về quản lý tài chính, quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp nói chung và của các TCT nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, chưa có luận án nào nghiên cứu trực tiếp vào vấn đề quản lý vốn và tài sản của các TCT XDGT sau khi đã cổ phần hóa. Đây là chỗ trống để tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu. 1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Phần này tác giả đề cập tới một số các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến quản lí vốn, quản lí tài sản cũng như vấn đề quản lí nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc phân tích các nghiên cứu cũng như các kết quả từ các nghiên cứu này giúp cho tác giả luận án có thêm những luận cứ cần thiết khi đề xuất các giải pháp trong luận án này. 1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý vốn và tài sản Từ những kết quả đạt được (mục 1.3.1) và những tồn tại, hạn chế (mục 1.3.2) trong các nghiên cứu về quản lý vốn và tài sản của các tác giả trong và ngoài nước, có thể nói rằng, chủ đề quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu, theo nhiều khía cạnh và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng trống cần tiếp tục được nghiên cứu, đó là quản lý vốn và tài sản tại các TCT XDGT, đặc biệt là những vấn đề đặt ra về quản lí vốn và tài sản sau công tác cổ phần hóa. Do đó, đề tài luận án: “Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công ty xây dựng giao thông” có chỗ đứng riêng, kế thừa nhưng không trùng lặp với các luận án, công trình khoa học trước đó. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP 2.1. Khái quát về tài sản và vốn của doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm tài sản và vốn Mục này tác giả đề cập đến các khái niệm tài sản và các đặc trưng của tài sản, khái niệm vốn và quá trình lưu chuyển vốn, khái niệm nguồn vốn kinh doanh. 2.1.2. Phân loại vốn và tài sản 4 2.1.2.1. Phân loại vốn Vốn kinh doanh của doanh nghiệp dùng vào SXKD có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong luận án tác giả đã trình bày một số cách phân loại chủ yếu, trong đó đi sâu cách phân loại theo đặc điểm luân chuyển vốn: Sơ đồ 2.1 Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.2.2. Phân loại nguồn vốn kinh doanh Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trong luận án đã phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp theo 3 tiêu chí sau: Sơ đồ 2.3 Phân loại nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu Vốn vay, vốn liên doanh liên kết Vốn tín dụng thương mại Vốn lưu động Vốn cố định Vốn thực Vốn tài chính Vốn ngắn hạn Vốn trung hạn Vốn dài hạn Vốn hữu hình Vốn vô hình Phân loại vốn theo đặc luân chuyển Phân loại vốn theo nguốn hình thành Phân loại vốn dưới góc độ vật chất Phân loại dựa vào thời gian đầu tư Phân loại dựa vào hình thái biểu hiện Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Nguồn vốn thường xuyên Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn bên trong Nguồn vốn bên ngoài Theo thời gian huy động và sử dụng vốn Theo phạm vi huy động vốn Theo tính chất sở hữu Phân loại nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 5 2.1.2.3. Phân loại tài sản Tài sản của doanh nghiệp có thể được phân loại theo đặc điểm luân chuyển, theo thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi. Nếu phân loại tài sản theo đặc điểm luân chuyển, tài sản phân thành TSCĐ và TSLĐ. Còn khi phân loại tài sản theo thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi, tài sản phân thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. 2.2. Khái quát về quản lí vốn và tài sản trong doanh nghiệp 2.2.1. Khái niệm và nội dung của quản lí vốn và tài sản 2.2.1.1. Khái niệm quản lí vốn và tài sản Kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước, trong luận án tác giả đã đưa ra khái niệm đầy đủ về quản lý vốn và tài sản: Quản lý vốn và tài sản trong các DN là tổng thể các tác động có hệ thống vào quá trình tổ chức, điều hành việc hình thành, sử dụng và thay thế tài sản và vốn của DN thông qua việc vận dụng linh hoạt các hình thức, công cụ và phương pháp quản lý thích hợp nhằm vừa đạt được mục tiêu đặt ra trong quá trình SXKD trước mắt, vừa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của DN và của cộng đồng. 2.2.1.2. Nội dung của quản lí vốn và tài sản Nội dung của quản lí vốn và tài sản được chia thành 3 nội dung cơ bản. Thứ nhất, triển khai các nghiệp vụ, phương pháp trực tiếp tác động vào quá trình huy động cũng như sử dụng vốn và tài sản hay nói cách khác đó là việc thực hiện cơ chế quản lí vốn và tài sản. Ở đây, doanh nghiệp cần xây dựng một số cơ chế quản lí vốn và tài sản cụ thể gồm: - Cơ chế huy động và tạo lập vốn kinh doanh, bao gồm các phương pháp, hình thức và công cụ để khai thác, huy động các nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải tìm câu trả lời cho các câu hỏi: lấy vốn từ đâu, huy động vốn như thế nào cho hiệu quả, các chi phí cơ hội phải trả cho việc có được nguồn vốn kinh doanh là gì - Cơ chế sử dụng vốn kinh doanh, bao gồm các phương pháp quản lý, sử dụng tài sản, tiền vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp sao cho tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp sẽ phải quan tâm đến nguồn vốn huy động được sẽ được sử dụng làm gì và sử dụng như thế nào. Chẳng hạn vốn để mua sắm thiết bị tài sản cho doanh nghiệp như thế nào, và các trang thiết bị, tài sản sẽ được sử dụng, vận hành như thế nào, phần trả lương cho lao động là bao nhiêu, phần vốn bị chiếm dụng bởi ai hay nợ phải trả cho ai. Thứ hai, thực hiện các biện pháp tác động vào các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình huy động cũng như sử dụng vốn và tài sản. Việc quản lí vốn 6 và tài sản không chỉ bao gồm những vấn đề trực tiếp liên quan đến việc huy động và sử dụng vốn và tài sản như thế nào, tức là các biện pháp, cách thức cụ thể hay cơ chế huy động và sử dụng vốn. Quản lí vốn và tài sản còn được thể hiện thông qua các biện pháp tác động vào các nhân tố tác động đến quá trình huy động cũng như sử dụng vốn và tài sản để từ đó tối đa hóa lợi nhuận cho DN. Thứ ba, đánh giá hiệu quả huy động, sử dụng vốn và tài sản. Đây là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lí vốn và tài sản của doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp cần phải dựa trên các chỉ tiêu, tiêu chí đã đặt ra để đánh giá việc huy động nguồn vốn kinh doanh và sử dụng các loại vốn và tài sản có hiệu quả hay không, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong việc cải thiện nội dung đầu tiên của quản lí vốn và tài sản, tức là cải thiện cơ chế quản lí vốn và tài sản cũng như xem xét các nhân tố tác động tới cơ chế này. 2.2.2. Phân loại quản lí vốn và tài sản Trong luận án này, tác giả chỉ đi sâu phân loại quản lý vốn và tài sản theo đặc điểm luân chuyển, nghĩa là phân thành 2 loại: Quản lý VCĐ và TSCĐ (mục 2.2.2.1) và quản lý VLĐ và TSLĐ (mục 2.2.2.2). Cùng với đó, quản lý huy động nguồn vốn kinh doanh (mục 2.2.2.3) cũng được tác giả trình bày trong luận án, tạo nên cách nhìn toàn diện hơn khi phân tích thực trạng quản lý vốn và tài sản trong các TCT XDGT tại chương 3. 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp Trong luận án đã trình bày đầy đủ công thức tính toán, ý nghĩa của các thành phần trong công thức cũng như ý nghĩa của từng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp, bao gồm: 2.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp a) Hệ số tự tài trợ (hệ số vốn chủ sở hữu) b) Hệ số nợ 2.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ Sơ đồ 2.10. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng VCĐ định Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ Hàm lượng sử dụng VCĐ Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ 7 2.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tài sản lưu động Sơ đồ 2.11.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 2.3. Các nhân tố tác động tới quản lí vốn và tài sản của DN Các nhân tố tác động đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản có thể được chia thành hai nhóm đó là nhóm các nhân tố tác động đến quản lí VCĐ và TSCĐ và nhóm các nhân tố tác động đến quản lí VLĐ và TSLĐ. 2.3.1. Các nhân tố tác động đến quản lí vốn cố định và TSCĐ Trong luận án xem xét 5 nhân tố chính là: Các chính sách vĩ mô của nhà nước (mục 2.3.1.1); Tác động của thị trường và môi trường kinh doanh (mục 2.3.1.2); Tiến bộ khoa học kỹ thuật (mục 2.3.1.3); Ngành nghề và đặc điểm kinh doanh (mục 2.3.1.4); Trình độ tổ chức quản lý, trình độ lao động và ý thức trách nhiệm (mục 2.3.1.5). 2.3.2. Các nhân tố tác động đến công tác quản lí vốn lưu động và tài sản lưu động Trong luận án xem xét 6 nhân tố chính sau đây: Thị trường tài chính (mục 2.3.2.1); Các yếu tố của thị trường (mục 2.3.2.2); Môi trường tự nhiên và chu kỳ sản xuất kinh doanh (mục 2.3.2.3); Khả năng quản lý của các TCT (mục 2.3.2.4); Quy mô vốn và tài sản của các doanh nghiệp (mục 2.3.2.5); Trang bị kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý (mục 2.3.2.6). Kết luận chương 2 Nội dung nghiên cứu của tác giả tại chương 2 đã góp phần làm sáng tỏ lý luận về nội dung, vai trò cùng những nhân tố tác động và các chỉ tiêu đánh giá việc quản lý vốn và tài sản trong các doanh nghiệp, đặc biệt đã đưa ra khái niệm đầy đủ về quản lý vốn và tài sản trong các DN. Nghiên cứu cho phép khẳng định nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp là quản lý vốn cố định và tài sản cố định, quản lý vốn lưu động và tài sản lưu động. 8 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG 3.1. Tổng quan về các Tổng công ty xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập thí điểm các TCT, Bộ GTVT đã thành lập 7 TCT hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. Trong quá trình hoạt động, các TCT đều tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư công nghệ, kỹ thuật mới cho ngành nghề chính, ngành nghề truyền thống, là thế mạnh, tạo nên thương hiệu cho các doanh nghiệp xây dựng giao thông; đồng thời cũng tận dụng các cơ hội thích hợp để đa dạng hóa ngành nghề, tạo nên thế mạnh mới cho doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng: Việc sử dụng và quản lý vốn, tài sản của các Tổng công ty chưa hiệu quả, công nghệ sản xuất thi công còn chậm đổi mới, thiếu tính minh bạch về mặt kinh tế. 3.1.2. Ngành nghề kinh doanh và mô hình hoạt động của các TCT Hiện nay, các TCT XDGT hoạt động kinh doanh trên 03 lĩnh vực chủ yếu: Tổng thầu thiết kế, thi công các loại công trình giao thông, sản xuất cung ứng vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, dịch vụ đào tạo công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ. Mô hình hoạt động của các TCT xây dựng thuộc Bộ GTVT là mô hình TCT nhà nước 3 cấp (kể từ năm 2013 trở về trước). Dưới TCT là các công ty, dưới các công ty là các Xí nghiệp, các đội thi công. Những đơn vị này thường thực hiện chuyên môn hóa trong hoạt động xây dựng theo loại hình công việc đặc thù. 3.2. Thực trạng quản lý vốn và tài sản tại các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải 3.2.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của các TCT Số liệu thống kê và kết quả tính toán của tác giả cho thấy: Trong giai đoạn 2011-2013 tốc độ tăng trưởng doanh thu nhỏ hơn so với tốc độ tăng giá vốn. Điển hình là Cienco 1. Điều này chứng tỏ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra rất cao, một phần do chi phí đầu vào tăng, một phần khác là do công tác quản lý chi phí của các TCT chưa chặt chẽ, lãng phí NVL, quản lý lao động kém và sử dụng tài sản chưa hiệu quả dẫn tới năng suất kém, tăng chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay. Tóm lại, các doanh nghiệp giao thông hiện nay dù đang rất nỗ lực tăng trưởng doanh thu nhưng công tác quản lý chi phí lại rất kém dẫn tới kết quả kinh doanh không mấy khả quan. 9 3.2.2. Khái quát tình hình biến động tài sản của các Tổng công ty xây dựng giao thông Trong giai đoạn 2011-2013, tổng tài sản của các TCT có sự biến động rõ rệt Bảng 3.3. Giá trị tổng tài sản của 7 tổng công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: Triệu đồng Năm TCT 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Chênh lệch % Chênh lệch % Thăng Long 1,262,831 1,328,790 1,778,175 65,959 5.22 449,385 33.82 Cienco 1 5,270,975 5,214,088 5,186,453 (56,887) -1.08 (27,635) -0.53 Cienco 4 1,798,602 2,242,857 4,271,567 444,255 24.70 2,028,710 90.45 Cienco 5 1,138,128 1,102,293 1,260,334 (35,835) -3.15 158,041 14.34 Cienco 6 1,283,018 1,385,846 1,710,468 102,828 8.01 324,622 23.42 Cienco 8 3,091,602 3,062,395 2,581,831 (29,207) -0.94 (480,564) -15.69 Đường Thuỷ 1,890,281 1,743,210 1,890,860 (147,071) -7.78 147,650 8.47 (Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các TCT) Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy: Một số TCT có mức độ đầu tư vào tài sản rất cao (TCT xây dựng Thăng Long, Cienco 4). Các TCT khác thì có xu hướng tăng giảm tương đối nhẹ, chẳng hạn như Cienco 5: năm 2013 chỉ tăng thêm 14.34% so với năm 2012 và đạt mức 1.260 tỷ đồng giá trị tổng tài sản. Tổng tài sản của các TCT đều tăng chứng tỏ các TCT đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cũng như đang thay đổi về quy mô tài chính của mình. Tuy nhiên, đó chỉ đơn thuần là sự thay đổi về số lượng mà chưa giải thích gì về hiệu quả và chất lượng tài chính. Phân tích cơ cấu tài sản theo thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi theo 2 loại tải sản ngắn hạn và tài sản dài hạn ở phần tiếp theo (bảng 3.4) sẽ giúp lí giải điều này. Bảng 3.4. Cơ cấu tài sản theo theo thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi tại 7 TCT giai đoạn 2011-2013 STT Tên TCT 2011 2012 2013 Tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) TSNH TSDH TSNH TSDH TSNH TSDH TSNH TSDH TSNH TSDH TSNH TSDH 1 Thăng Long 1,079 183 85.50 14.50 1,116 212 84.04 15.96 1,535 243 86.33 13.67 2 Cienco 1 4,008 1,262 76.05 23.95 4,026 1,187 77.23 22.77 4,080 1,105 78.69 21.31 3 Cienco 4 996 802 55.39 44.61 1,318 923 58.81 41.19 2,348 1,923 54.98 45.02 4 Cienco 5 947 190 83.29 16.71 679 422 61.67 38.33 682 577 54.17 45.83 5 Cien
Luận văn liên quan