Luận án Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam đến năm 2015
I. Lý do chọn đề tài: Quản trị nguồn nhân lực là một nhiệm vụ trung tâm và quan trọng nhất trong tất cả các nhiệm vụ của quản trị vì tất cả các vấn đề khác đều phụ thuộc vào mức độ thành công của quản trị con người [1/tr1]. Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực tăng mạnh trên toàn thế giới trong mấy thập kỷ gần đây khi hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với các cuộc cạnh tranh gay gắttrên thị trường, vật lộn vớicác cuộc suy thoái kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân viên. Quan niệm trước đây cho rằng lợi thế cạnh tranh chủ yếu củamột công ty hay một quốc gia là do khả năng tài chính mạnh, kỹ thuật công nghệ phát triển cao đã trở nên lỗi thời. Giờ đây, điều quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp công ty là những con người có họcvấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hóa và biết cách làm việc hiệu quả. Chính vì vậy, trong hai thập niên qua, hàng loạt các mô hình, kỹ năng quản trị nguồn nhân lực đã được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vào thực tiễn các nướccông nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, các mô hình, kỹ năng quản trị nguồn nhân lực đó lại khá xa lạ với điều kiện của ViệtNam, một đất nước nghèo, luôn phải đối đầu với những vấn đề nhức nhối sau chiến tranh và có nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang là một vần đề rất mới, hầu như chưa có nghiên cứu tổng hợp nào về cả lý thuyết cũng như thực tiễn. Trong quá trình đổi mới, nhiều thay đổi cơbản đã diễn ra trong thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, nhưng hiệu quả của nó bị hạn chế rất nhiều do thiếu các kỹ năng quản trị và thiếucác hướng dẫn về mặt lý luận. Những kết quả kinh tế to lớn mà Việt Nam đạt đượccũng còn rất khiêm tốn sovới khả năng tiềm tàng về nguồn tài nguyên và lực lượng lao động chăm chỉ, sáng tạo. Thực tế đang khẩn thiết đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tham gia tích cực vào việc tìm kiếm các giải pháp giúp cácdoanh nghiệp rút ngắn giai đoạn mày mò, thí nghiệm và giảm bớt các tổn thất,chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh khi chuyển sang hoạt động cơ chế thị trường. Hàng không là một ngành kinh tế công nghệ cao đang trên đà phát triển đầy triển vọng, để hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới; được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển đang gặp nhiều khó khăn về nền tài chính hạn hẹp. Tất cả những điều đó đã thôi thúctác giả chọn đề tài “hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam năm 2015”. Với mong muốn tìm ra cách thức vận dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực vào điều kiện Việt Nam và đề ra các giải pháp hoàn thiện căn bản quản trị con người trong các doanh nghiệp tạo đà cho ngành hàng không phát triển. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án: Đối tượng nghiên cứu của luận án đượcxác định là quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, của ngành hàng không Việt Nam. Qua việc phân tích các môi trường vi mô, vĩ mô và nội bộ của ngành, qua cáchoạt động vận tải hàng không, phục vụ hành khách trong giai đoạn hiện nay và xu hướng hoàn thiện nguồn nhân lực đến năm 2015. Quản trị nguồn nhân lực liên quan và chịu tác động củarất nhiều lĩnh vực đa dạng và phức tạp vượt ra khỏi doanh nghiệp như hệ thống pháp luật,chính trị, văn hóa dân tộc, cơ chế kinh doanh, chiến lược phát triển ngành v.v. Trong đó nhiều vấn đề rất nan giải hiện đang là đề tài tranh luận quyết liệt của các nhà khoa học lẫn trong hoạt động thực tiễn, nhiều vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, đòi hỏi có sự đầu tư, nghiên cứu công phu của các tập thể nhà quản trị, sự tham gia của các chính trị gia và những người hoạt động thựctiễn. Tác giả luận án xin được chú trọng vào việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực ở cấp độ ngành hàng không của quốc gia Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu chỉ đi sâu phân tích thực trạng một số hoạt động trực tiếp của nguồn nhân lực liên quanđến lĩnh vực vận tải hàng không, hoạt động bay và các hoạt động phục vụ hành khách III. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa cơ sở lý luận khoa học và phương thức thực hiện có tính hệ thống, đồng bộ một số giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam năm 2015 với mục tiêu cơ bản là: 1. Làm sáng tỏ cơ sở lý luận quản trị nguồn nhân lực trong điều kiện Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số nước điển hình trên thế giới, trong khu vực để rút ranhững bài học cần thiết. 2. Đánh giá toàn diện hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, đơn vị cơ sở của ngành hàng không Việt Nam nhằm tìm ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân sâu xa của những khiếmkhuyết trong quản trị nguồn nhân lực. 3. Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện căn bản hoạt động của quản trị nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp đơn vị ngành hàng không Việt Nam. IV. Phương pháp nghiên cứu: Luận án thực hiện trên cơsở kết hợp nghiên cứu các tài liệu sẵn có về lý thuyết và thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đồng thời trựctiếp điều tra, tổng hợp, khảo sát, thực hiện mô tả, so sánh, đối chiếu, suy luận logic Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, phương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ cụ thể hóa nội dung nghiên cứu. Đặc biệt phương pháp biện chứng duy vật làm nền tảng chỉ đạo toàn diện các vấn đề nghiên cứu trong luận án. V. Tình hình nghiên cứu của đề tài: Quản trị nguồn nhân lực là một vấn đề thu hút sự quantâm, nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. Trong đó có nhiều công trình nổi tiếng mà chúng tôi có dịp nghiên cứu. Liên quan đến quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam có các tài liệu sau: - Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Việt Nam (Bộ Ngoại Giao) NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1999. - Đào Mạnh Nhương (chủ nhiệm) Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học “Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành HKVN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” Hà Nội 10/1998. Mặc dù hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực ngành hàng không nhưng hầunhư chưa có các nghiên cứu chuyên sâuvề quản trị nguồn nhân lực trong ngành hàng không tại Việt Nam Cho đến nay ngay cả lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực vẫn chưa được phát triển đầy đủ, chưa tạo sự thống nhất ở các cơ sở nền tảng:khái niệm, mô hình, chức năng trong tương lai chúng ta mới có lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực cho các ngành riêng biệt. Hoàn thiện nguồn nhân lực ngành Hàng Không Việt Nam đến năm 2015 là một vấn đề hầu như chưa được nghiên cứu cả ở trong nước lẫn nước ngoài. VI. Cơ sở lý luận của luận án: - Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về vai trò củacon người. Định hướng phát triển nguồn nhân lực con người nói chung và sự phát triển nguồn lực ở nướcta nói riêng. - Luận án chú trọng tới tính đặc thù trongsự phát triển nguồn nhân lực của ngành hàng không Việt Nam và những văn bản pháp lý của nhà nước có liên quan đến luật hàng không, những tập quán quốc tế và hàng không. - Luận án sử dụng và tham khảo các quan điểm, các tiêuchuẩn về sự phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực của ngành hàng không nói riêng. Từ các nguồn lực của quốc tế, liên hiệp quốc tổ chức hàng không thế giới (ICAO), các tổ chức hàng không quốc gia, các hiệp hội hàng không khu vực và cả kinh nghiệm sự thành bại của các hãng hàng không trong khu vực. - Luận án kết hợp giữa việcnghiên cứu lý luận về việcđiều tra thực tế đã thực hiện khảo sát lấy số liệu và phỏng vấn trực tiếp tại các đơn vị của ngành hàng không Việt Nam. VII. Kết quả và những đóng góp khoa học mới của luận án: Tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận án sẽ giàu thêm lý luận quản trị nguồn nhân lực ứng dụng vào điều kiện của một đất nước đang trên đà phát triển, vừa có nềnkinh tế chuyển đổi và có thể giúp ích cho các lãnh đạo doanh nghiệp có được kỹ năng quản trị nguồn nhân lựccần thiết phù hợp. Luận án cụ thể hóa: 1. Hệ thống về mặt lý luận để làm rõ những nét đặctrưng của quản trị nguồn nhân lực trong ngành hàng không Việt Nam. 2. Nêu lên một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn quản trị nguồn nhân lực của các hãng hàng không nước ngoài có thể áp dụng vào Việt Nam. 3. Đánh giá thực trạng việc quản trị nguồn nhân lực NgànhHàng Không trong thời gian qua. 4. Đề ra phương pháp và vận dụng vào thực tế cách thức định hướng đánh giá trình độ quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam. 5. Đề xuất phương pháp định lượng đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên. 6. Đề xuất phương pháp và vận dụng trong thực tế , cách thức xác định hệ số định giá công việc điều chỉnh cho nhân viên ở các đơn vịcơ sở doanh nghiệp trong ngành hàng không Việt Nam. 7. Đề xuất phương pháp và vận dụng trong thực tế cách thức thiết kế bảng lương cho từng đối tượng trong ngành hàng không Việt Nam.