Tại các văn kiện của Đảng, Đảng ta luôn xác định rõ về tầm quan trọng của
Quốc hội trong Bộ máy nhà nước. Đồng thời ban hành nhiều văn bản xác định những
nhiệm vụ và phương hướng nhấn mạnh, mang tính chiến lược về đổi mới tổ chức và
hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của Quốc hội. Trong báo cáo chính
trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm cho
Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất” [22]. Đại hội Đảng lần thứ XII khẳng định:
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội
thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất. Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao, nhất là đối với việc
quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước [24].
Thể chế hóa đường lối của Đảng ta, kế thừa và phát triển quy định của các
Hiến pháp Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Quốc hội là cơ quan đại biểu
cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”
(Điều 69)
180 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của quốc hội nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THỦY
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH,
THỦ TỤC BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA
QUỐC HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THỦY
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH,
THỦ TỤC BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA
QUỐC HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành : Luật Hiến pháp
Mã số : 60 38 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ HỒNG ANH
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện
và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để
làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong
luận án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn
toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận án.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thủy
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Vũ Hồng Anh là
thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình định hướng, chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức
khoa học vô cùng quý báu, bổ ích.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô Khoa Hành chính
Nhà nước, Khoa Sau đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội luôn tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu.
Cảm ơn đồng nghiệp, gia đình, anh, chị, em và bạn bè đã động viên khích
lệ, tạo điều kiện, giúp đỡ, quan tâm, đóng góp ý kiến quý báu để tác giả hoàn
thành bản Luận án này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thủy
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............7
1.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài luận án .....................................................7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Quốc hội.........................................................................7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động ban
hành nghị quyết của Quốc hội ...................................................................11
1.1.3. Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quy trình, thủ
tục ban hành nghị quyết Quốc hội .............................................................12
1.2. Sự kế thừa, phát triển và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ...................16
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và phát triển ................16
1.2.2. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu.......................................................22
1.3. Hướng nghiên cứu của luận án............................................................................24
Kết luận chương 1 ........................................................................................................25
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC
BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT QUỐC HỘI................................................................26
2.1. Khái quát về nghị quyết của Quốc hội ...............................................................26
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm nghị quyết của Quốc hội...........................................26
2.1.2. Phân loại nghị quyết của Quốc hội .............................................................33
2.2. Quy trình, thủ tục ban hành Nghị quyết của Quốc hội ....................................39
2.2.1. Khái niệm quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội ..............39
2.2.2. Đặc điểm của quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của
Quốc hội.....................................................................................................42
2.2.3. Vai trò của quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội ....................43
2.2.4. Phân loại quy trình, thủ tục ban hành Nghị quyết ......................................47
2.2.5. Yêu cầu đối với quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của
Quốc hội.....................................................................................................50
2.3. Hoạt động ban hành nghị quyết của Nghị viện (Quốc hội) ở một
số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................53
2.3.1. Hoạt động ban hành nghị quyết của Nghị viện ở một số nước trên
thế giới ........................................................................................................53
2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình ban
hành nghị quyết của Quốc hội ...................................................................60
Kết luận chương 2 ........................................................................................................63
Chương 3: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUY
TRÌNH, THỦ TỤC BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI
NƯỚC TA.....................................................................................................................64
3.1. Hoạt động ban hành nghị quyết của Quốc hội ..................................................64
3.1.1. Nghị quyết quy phạm pháp luật ..................................................................64
3.1.2. Nghị quyết áp dụng pháp luật .....................................................................66
3.2. Quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết
của Quốc hội .........................................................................................................67
3.2.1. Quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết
quy phạm pháp luật theo thủ tục thông thường.........................................67
3.2.2. Quy định của pháp luật về ban hành nghị quyết quy phạm
pháp luật của Quốc hội theo quy trình, thủ tục rút gọn............................84
3.2.3. Quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết
áp dụng pháp luật của Quốc hội ................................................................85
3.3. Đánh giá quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội...................107
3.3.1. Những kết quả đạt được trong quy trình, thủ tục ban hành
nghị quyết của Quốc hội .........................................................................107
3.3.2. Những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về quy trình,
thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội, nguyên nhân .......................111
Kết luận Chương 3 .....................................................................................................122
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH,
THỦ TỤC BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC TA............124
4.1. Quan điểm hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của
Quốc hội nước ta hiện nay ................................................................................124
4.1.1. Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội
cần được tiến hành đồng thời với việc đổi mới tổ chức và hoạt
động của Quốc hội ...................................................................................124
4.1.2. Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội
phải đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.....................................126
4.1.3. Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội
phải góp phần nâng cao giá trị pháp lý của nghị quyết...........................128
4.1.4. Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội
phải bảo đảm nâng cao chất lượng nghị quyết ........................................129
4.1.5. Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và
phù hợp với xu thế của các nước .............................................................130
4.1.6. Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội
phải bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.....................................131
4.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục
ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta....................................................132
4.2.1. Hoàn thiện quy định về thẩm quyền ban hành nghị quyết của
Quốc hội; phân định giữa nội dung của nghị quyết với nội dung
của các văn bản quy phạm pháp luật khác ..............................................132
4.2.2. Hoàn thiện quy định về tính chất pháp lý nghị quyết của Quốc hội........133
4.2.3. Tăng cường và nâng cao trách nhiệm của những người tham gia
vào quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội ......................136
4.2.4. Hoàn thiện quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành
nghị quyết Quốc hội .................................................................................137
4.2.5. Nghiên cứu mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật....................................................................145
4.2.6. Nghiên cứu xây dựng luật điều chỉnh quy trình, thủ tục ban hành
nghị quyết sửa đổi Hiến pháp ..................................................................146
Kết luận chương 4 ......................................................................................................147
KẾT LUẬN ................................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .........................................................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................152
PHỤ LỤC ...................................................................................................................164
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADPL : Áp dụng pháp luật
BHVBQPPL
CATANDTC
:
:
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Chánh án Toà án nhân dân tối cao
ĐBQH : Đại biểu Quốc hội
QPPL
TANDTC
:
:
Quy phạm pháp luật
Toà án nhân dân tối cao
UBPL : Ủy ban pháp luật
UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội
VBQPPL
VKSNDTC
:
:
Văn bản quy phạm pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại các văn kiện của Đảng, Đảng ta luôn xác định rõ về tầm quan trọng của
Quốc hội trong Bộ máy nhà nước. Đồng thời ban hành nhiều văn bản xác định những
nhiệm vụ và phương hướng nhấn mạnh, mang tính chiến lược về đổi mới tổ chức và
hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của Quốc hội. Trong báo cáo chính
trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm cho
Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất” [22]. Đại hội Đảng lần thứ XII khẳng định:
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội
thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất. Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao, nhất là đối với việc
quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước [24].
Thể chế hóa đường lối của Đảng ta, kế thừa và phát triển quy định của các
Hiến pháp Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Quốc hội là cơ quan đại biểu
cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”
(Điều 69).
Thực hiện chức năng mà Hiến pháp quy định, trong những năm qua, Quốc hội
đã phát huy được vai trò của mình trong hoạt động lập pháp và đạt được những kết
quả cao trong hoạt động này. Bên cạnh đó, việc quyết định những vấn đề quan trọng
của đất nước cũng được chú trọng và đổi mới nhằm bảo đảm cho các quyết định của
Quốc hội kịp thời, chính xác, đáp ứng tốt nhiệm vụ của Nhà nước và xã hội. Nội
dung nghị quyết của Quốc hội tập trung vào nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống
xã hội, chất lượng nghị quyết của Quốc hội càng được đảm bảo. Để đạt được những
thành công đó, một trong những lí do chính là quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết
của Quốc hội đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, quy trình, thủ tục
ban hành nghị quyết của Quốc hội vẫn còn bộc lộ một số hạn chế và bất cập. Một
trong nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết
2
còn chưa thực sự đồng bộ và hoàn thiện, còn có quan điểm khác nhau về tính chất,
nội dung nghị quyết; công tác tham mưu cho Quốc hội trong việc ban hành nghị
quyết chưa kịp thời...
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả ban hành nghị quyết của Quốc hội, đòi hỏi
cần nghiên cứu một cách có hệ thống và đồng bộ về quy trình, thủ tục ban hành
nghị quyết để từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định của
pháp luật về nghị quyết, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội. Trong
bối cảnh đó, tác giả Luận án chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành
nghị quyết của Quốc hội nước ta hiện nay” làm luận án tiến sĩ có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết
của Quốc hội nước ta. Trong đó, tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn về nghị quyết và quy trình thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội.
Phạm vi nghiên cứu được xác định là những quy định của pháp luật về quy
trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta từ khi có Luật BHVBQPPL
năm 2008. Trong đó chủ yếu nghiên cứu quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết được
quy định trong Luật BHVBQPPL năm 2008, Luật BHVBQPPL năm 2015, Nội quy
kỳ họp của Quốc hội(ban hành kèm theo Nghị quyết 07/2002/QH11 ngày 16/12/2002
và Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của QH).
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy trình, thủ tục ban hành
nghị quyết của Quốc hội làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình,
thủ tục đó nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả ban hành nghị quyết của Quốc hội
nước ta.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung vào những nhiệm vụ
sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghị quyết bao gồm khái niệm, đặc điểm, phân
loại nghị quyết Quốc hội; nghiên cứu kinh nghiệm ban hành nghị quyết của một số
nước trên thế giới.
3
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết
của Quốc hội như khái niệm, đặc điểm, vai trò của quy trình, thủ tục ban hành nghị
quyết, các yêu cầu đối với quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội;
- Đánh giá thực trạng về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội ở
nước ta; chỉ ra bất cập, hạn chế trong quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết.
- Đề xuất quan điểm và những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật
quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chung
Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu một cách khoa học, luận án có sử dụng
một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận liên ngành: Đây là nhóm các
phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
được vận dụng trong nghiên cứu luật học (phương pháp tiếp cận của chuyên ngành
Luật hiến pháp, Luật hành chính, Lý luận nhà nước và pháp luật).
- Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: Phương pháp được tiến hành thông qua
tổng hợp và phân tích số liệu, cụ thể là các số liệu sơ cấp.
- Phương pháp nghiên cứu trực tiếp: Trên cơ sở tham khảo những công trình
khoa học của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, những người phụ trách nghiên
cứu lĩnh vực chính trị, pháp luật để thu nhận những thông tin, đặc biệt là các quan
điểm, cách tiếp cận và sự lập luận có giá trị cho luận án.
4.2. Phương pháp cụ thể
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, được sử dụng trong quá trình xây dựng khái niệm,
phân tích đặc điểm, nghị quyết của Quốc hội; phân tích quy trình, thủ tục ban hành
nghị quyết Quốc hội nước ta. Phân tích sơ cấp bao gồm các Văn kiện của Đảng và
VBQPPL của Nhà nước. Phân tích thứ cấp bao gồm phân tích các bài báo, tạp chí
chuyên ngành.
- Phương pháp tổng hợp, gồm tổng hợp những quan điểm khoa học về nghị
quyết và quy trình thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội; tổng hợp các quy định
của pháp luật về quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội, đánh giá những
4
hạn chế, bất cập trong quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết. Việc sử dụng phương
pháp này giúp đẩy mạnh tính thuyết phục, tính khoa học của các giải pháp mà luận án
đề xuất.
- Phương pháp so sánh, được sử dụng trong quá trình làm rõ sự khác nhau
giữa các nghị quyết Quốc hội và giữa nghị quyết với luật khi quy định về quy trình,
thủ tục ban hành nghị quyết Quốc hội. Phương pháp này được vận dụng trong việc
xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp hoàn thiện quy trình, thủ tục ban hành
nghị quyết Quốc hội nước ta.
- Phương pháp chuyên gia, xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của luận án,
phương pháp này được tác giả sử dụng đối với các chuyên gia pháp lý ở trong nước
nhằm thu thập thông tin và lấy ý kiến. Tác giả liên hệ, gặp gỡ trực tiếp hoặc qua điện
thoại trao đổi với các chuyên gia, nhà khoa học, ĐBQH và gián tiếp trao đổi thông
qua thư điện tử (E - mail) với các nhà khoa học, ĐBQH khi không có điều kiện gặp
trực tiếp. Các nhà nghiên cứu khoa học mà tác giả có gặp gỡ, trao đổi gồm: GS. TS
Nguyễn Đăng Dung, GS.TS Thái Vĩnh Thắng, PGS.TS Tô Văn Hòa, PGS. TS
Nguyễn Minh Đoan. Đồng thời, phương pháp chuyên gia được sử dụng đối với các
nhà nghiên cứu khoa học, vừa đồng thời là những người đã và đang hoạt động trong
thực tiễn như Ông Phan Trung Lý (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc
hội), ông Đặng Đình Luyến (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội),
Ông Lương Phan Cừ (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội), Ông
Nguyễn Sĩ Dũng (nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) và Ông Vũ Hồng
Anh (Tạp chí nghiên cứu lập pháp), ĐBQH Trần Hồng Nguyên, Nguyễn Văn Lợi,
ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh.
- Phương pháp mô tả và phân tích quy phạm, chủ yếu được sử dụng trong quá
trình mô tả những quy định của pháp luật về vị trí, chức năng, thẩm quyền của Quốc
hội, quy định của pháp luật về nghị quyết, quy định của pháp luật về quy trình, thủ
tục ban hành nghị quyết Quốc hội. Luận án chỉ ra những hạn chế trong quy định của
pháp luật và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quy trình,
thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách chuyên sâu về nghị
quyết, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta.
5
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung về mặt lý
luận cho nghị quyết của Quốc hội; phân định rõ nội dung của nghị quyết với nội dung
của các VBQPPL khác (luật của Quốc hội); hoàn thiện tính chất pháp lý nghị quyết
của Quốc hội; tăng cường và nâng cao trách nhiệm của những người tham gia vào
quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội; hoàn thiện lý luận về quy trình,
thủ tục ban hành nghị quyết của Quốc hội nước ta như: về quy trình, thủ tục lập đề
nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng nghị quyết và đánh giá tác động chính
sách; hoạt động soạn thảo dự thảo nghị quyết, về hoạt động thẩm định, thẩm tra; công
bố và đăng công báo nghị quyết của Quốc hội
Về thực tiễn: Dựa và quy định của pháp luật, vận dụng đúng quy trình, thủ tục
ban hành n