Ở các quốc gia trên thế giới, DNNVV có vai trò quan trọng đối với phát triển
kinh tế, xã hội và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế. Tại Việt Nam, theo
số liệu thống kê năm 2003, các DNNVV đóng góp hơn 40% GDP của cả nước, nếu
tính cả hợp tác xã, trang tại và hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp đến
tăng trưởng GDP là 60%. Đến năm 2016, mức đóng góp của doanh nghiệp dân
doanh, khu vực tư nhân và hộ cá thể vẫn duy trì ở mức 43,2% của GDP. Không chỉ
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, DNNVV hiện nay còn chiếm khoảng 97% tổng
số doanh nghiệp hoạt động trong cả nước, sử dụng tới 59,3% lao động xã hội, tạo ra
hơn 1 triệu lao động mới hằng năm và đóng góp 14,8% nguồn thu ngân sách [11].
Khu vực DNNVV luôn giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế dù khi nền kinh tế rơi
vào khủng hoảng. Sự đóng góp này của các DNNVV là đáng kể, và các nhà nghiên
cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý đều thống nhất cần phải trợ giúp khu vực
DNNVV là nền tảng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tuy nhiên, trong quá
trình hội nhập và CMCN 4.0 diễn ra ngày càng mạnh mẽ, DNNVV gặp phải nhiều
khó khăn từ môi trường kinh doanh, khả năng tiếp cận công nghệ, sự thiếu linh hoạt
trong môi trường pháp lý cho đến những khó khăn về tín dụng và tài chính. Vì vậy
để hỗ trợ, thúc đẩy các DNNVV phát triển thì cần phải có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn
lực trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng là một trong những nguồn lực thiết yếu và
quan trọng nhất.
238 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THẾ ANH
HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THẾ ANH
HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nghiêm Văn Bảy
2. PGS,TS. Đào Minh Phúc
HÀ NỘI – 2018
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ......................................................................................................... 19
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................ 19
1.1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động của ngân hàng thương mại ............ 19
1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ............................................... 21
1.1.3. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................... 27
1.2. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............ 44
1.2.1. Năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................. 44
1.2.2. Thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................ 48
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp của
ngân hàng thương mại ............................................................................................... 65
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP VÀ BÀI HỌC RÚT RA ............................................................. 70
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp ............. 70
1.3.2. Bài học cho ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội ................................... 77
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 78
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI .................................................................. 79
2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 79
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 80
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận .................................................................................. 80
2.2.2. Phương thức và quy trình tiếp cận của luận án ............................................... 80
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 82
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 88
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI .................................................................. 89
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI ... 89
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội. ..................................................................................................... 89
3.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội ....... 91
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
(2012 –2016) .......................................................................................................... 93
3.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI ................................................................ 106
3.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội ................................................................................. 106
3.2.2. Thực trạng thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội .................................. 115
3.2.3. Thực trạng thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt
động cho vay của MB theo kết quả khảo sát ........................................................... 137
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI....................................... 142
3.3.1. Kết quả đạt được............................................................................................ 142
3.3.2. Những hạn chế ............................................................................................... 148
3.3.3. Nguyên nhân .................................................................................................. 152
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 157
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI....................................... 158
4.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI....................................... 158
4.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội đến năm 2025.................................................................................. 158
4.1.2. Định hướng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội đến năm 2025 .......................................................................................... 159
4.1.3. Định hướng hoàn thiện thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa
của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đến năm 2025 ................................. 160
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI ................................................................ 161
4.2.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định ..................................................................... 167
4.2.3. Hoàn thiện quy trình thẩm định ..................................................................... 172
4.2.4. Hoàn thiện tổ chức công tác thẩm định ......................................................... 173
4.2.5. Hoàn thiện phương pháp thẩm định .............................................................. 176
4.2.6. Các giải pháp khác ........................................................................................ 180
4.3. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 189
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và Bộ ngành có liên quan ..................................... 189
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................................. 194
4.3.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ................. 197
4.3.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Ngân hàng Quân
đội198
Kết luận chương 4 ................................................................................................... 200
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 202
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 203
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 210
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
CIC Trung tâm thông tin tín dụng
CMCN 4.0 Cách mạng công nghệ 4.0
CVTĐ Chuyên viên thẩm định
CTCP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DTT Doanh thu thuần
DSCR Hệ số trả nợ
EBITDA Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HSBC The Hongkong and Shanghai Banking Corporation
HTK Hàng tồn kho
KHCN Khách hàng cá nhân
LCTT Lưu chuyển tiền tệ
LNST Lợi nhuận sau thuế
MB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội
NCS Nghiên cứu sinh
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
NLTC Năng lực tài chính
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
ROS Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
SME Khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TSNH Tài sản ngắn hạn
VLĐ Vốn lưu động
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước trên thế giới ........ 28
Bảng 1.2: Phân loại DNNVV tại Việt Nam .............................................................. 29
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của MB giai đoạn 2012 – 2016 ......................... 94
Bảng 3.2: Dư nợ cho vay của MB giai đoạn 2012 – 2016 ........................................ 97
Bảng 3.3: Cơ cấu nợ xấu của MB giai đoạn 2012 - 2016 ......................................... 99
Bảng 3.4: Cơ cấu thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác của MB giai đoạn 2012 –
2016 ......................................................................................................................... 101
Bảng 3.5: Kết quả kinh doanh của MB giai đoạn 2012 – 2016 .............................. 104
Bảng 3.6: Quy trình cho vay DNNVV của MB ...................................................... 107
Bảng 3.7: Kết quả kinh doanh của khối SME (giai đoạn 2012 – 2016) ................. 109
Bảng 3.8: Dư nợ cho vay DNNVV giai đoạn 2012 – 2016 .................................... 112
Bảng 3.9: Tình hình thẩm định khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của MB giai
đoạn 2014 - 2016 ..................................................................................................... 114
Bảng 3.10: Kết quả phân tích đánh giá về nguồn thông tin .................................... 137
Bảng 3.11: Kết quả phân tích đánh giá về tổ chức công tác thẩm định .................. 138
Bảng 3.12: Kết quả phân tích đánh giá về quy trình thẩm định .............................. 139
Bảng 3.13: Kết quả phân tích đánh giá về tiêu chí thẩm định ................................ 140
Bảng 3.14: Kết quả phân tích đánh giá về phương pháp thẩm định ....................... 140
Bảng 3.15: Kết quả phân tích đánh giá về phương tiện thẩm định ......................... 141
Bảng 4.1: Các bước chính trong mỗi giai đoạn trong chuỗi giá trị dịch vụ ngân hàng
DNNVV .................................................................................................................. 182
Biểu
Biểu đồ 3.1: Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của MB ............................... 105
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu của luận án.............................................................. 79
Sơ đồ 2.2: Quy trình tiếp cận của luận án ................................................................. 81
Sơ đồ 3.1: Mô hình cơ cấu tổ chức Ngân hàng Quân đội ......................................... 92
Sơ đồ 4.1: Mô hình phân loại thông tin .................................................................. 169
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ở các quốc gia trên thế giới, DNNVV có vai trò quan trọng đối với phát triển
kinh tế, xã hội và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế. Tại Việt Nam, theo
số liệu thống kê năm 2003, các DNNVV đóng góp hơn 40% GDP của cả nước, nếu
tính cả hợp tác xã, trang tại và hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp đến
tăng trưởng GDP là 60%. Đến năm 2016, mức đóng góp của doanh nghiệp dân
doanh, khu vực tư nhân và hộ cá thể vẫn duy trì ở mức 43,2% của GDP. Không chỉ
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, DNNVV hiện nay còn chiếm khoảng 97% tổng
số doanh nghiệp hoạt động trong cả nước, sử dụng tới 59,3% lao động xã hội, tạo ra
hơn 1 triệu lao động mới hằng năm và đóng góp 14,8% nguồn thu ngân sách [11].
Khu vực DNNVV luôn giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế dù khi nền kinh tế rơi
vào khủng hoảng. Sự đóng góp này của các DNNVV là đáng kể, và các nhà nghiên
cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý đều thống nhất cần phải trợ giúp khu vực
DNNVV là nền tảng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tuy nhiên, trong quá
trình hội nhập và CMCN 4.0 diễn ra ngày càng mạnh mẽ, DNNVV gặp phải nhiều
khó khăn từ môi trường kinh doanh, khả năng tiếp cận công nghệ, sự thiếu linh hoạt
trong môi trường pháp lý cho đến những khó khăn về tín dụng và tài chính. Vì vậy
để hỗ trợ, thúc đẩy các DNNVV phát triển thì cần phải có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn
lực trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng là một trong những nguồn lực thiết yếu và
quan trọng nhất.
Đối với các NHTM, DNNVV là một trong những nhóm đối tượng rất quan
trọng do tỷ lệ đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng khá lớn. Trong
đó, hoạt động cho vay vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, đem lại thu nhập lớn nhất cho các NHTM, góp phần thúc đẩy
sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Đổi mới hoạt động kinh doanh là xu thế tất yếu
mà các NHTM đang vận động theo sự phát triển kinh tế của từng quốc gia, trong
khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, hoạt động cho vay của các NHTM
luôn đối mặt với nhiều rủi ro, cũng như đứng trước những yêu cầu mới về nâng cao
an toàn, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Đứng trước yêu cầu đó, thẩm
2
định NLTC doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất giúp đảm bảo tính an toàn, hiệu
quả trong hoạt động cho vay của các NHTM.
Tại MB, cho vay đối với DNNVV luôn chiếm một tỷ trọng cao, chiếm gần
40% dư nợ của ngân hàng trong 5 năm trở lại đây [35]. Do đó, việc giám sát hoạt
động của nhóm doanh nghiệp này, đặc biệt trong hoạt động cho vay luôn được MB
chú trọng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp cũng như
trong việc quyết định có giải ngân hay không. Để đánh giá sức khỏe của DNNVV,
công tác thẩm định NLTC doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Việc chú trọng
nâng cao công tác thẩm định NLTC doanh nghiệp trong những năm gần đây đã góp
phần giảm tỷ lệ nợ xấu của MB (năm 2016 đã giảm 7,5% so với năm 2013), tuy
nhiên nợ xấu của nhóm DNNVV vẫn luôn giữ ở mức cao trong cơ cấu nợ xấu của
MB (luôn chiếm 50% Nợ xấu của MB giai đoạn 2012 – 2016), vì vậy thẩm định
NLTC của nhóm doanh nghiệp này cần phải được chú trọng và nâng cao hơn nữa.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện thẩm
định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” làm luận án tiến sỹ nhằm góp phần đáp
ứng nhu cầu thực tiễn khách quan về thẩm định NLTC DNNVV trong hoạt động
cho vay của MB. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp cơ sở lý luận, thực
trạng và giải pháp về hoàn thiện thẩm định NLTC DNNVV trong hoạt động cho vay
của MB, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay và tạo nền tảng vững
chắc cho sự phát triển bền vững của phân khúc doanh nghiệp này tại MB trước
những khó khăn của môi trường kinh doanh hiện nay.
2. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến thẩm định NLTC doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Kết quả
của các công trình nghiên cứu đã được ứng dụng rộng rãi. Trong phạm vi nghiên
cứu của luận án, NCS xin giới thiệu tổng quan những công trình nghiên cứu chuyên
sâu và các bài nghiên cứu chuyên đề, bài báo về thẩm định NLTC doanh nghiệp; từ
đó tìm ra khoảng trống cần nghiên cứu cho luận án.
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.1.1. Các luận án tiến sỹ có liên quan
3
➢ Các nghiên cứu về năng lực tài chính doanh nghiệp:
(1) Trần Thị Kỳ (2003), “Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm trong
phân tích tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học kinh
tế TP Hồ Chí Minh [23].
Với luận án này, tác giả đã giải quyết được một số vấn đề liên quan đến việc
xếp hạng tín dụng tại các NHTM. Thông qua hệ thống số liệu thực tế, tác giả đã
chứng minh vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng cũng như rủi ro tín dụng tồn
tại một cách tất yếu khách quan. Do vậy, để nâng cao được chất lượng, hiệu quả của
thẩm định NLTC cần dựa trên phân tích rủi ro tín dụng tại các NHTM.
(2) Nguyễn Trọng Hòa (2009), “Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối
với các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi”, Luận án tiến sỹ kinh
tế, Đại học kinh tế Quốc dân [19].
Luận án đã nghiên cứu sâu về các mô hình xếp hạng tín dụng trên thế giới và
tại Việt Nam, nghiên cứu về sự chuyển đổi của nền kinh tế trong giai đoạn khủng
hoảng và giải quyết các vấn đề mang tính vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam. Tác giả
đã xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ
sở thừa những mô hình xếp hạng tín dụng hiện hành trên thế giới, tác giả đã đưa ra
một mô hình xếp hạng tín dụng rất chi tiết, mang tính thực tiễn cao dành cho các
doanh nghiệp với những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng
mô hình này vào các NHTM vẫn còn gặp nhiều khó khăn do sự phức tạp của mô
hình và sự thiếu phù hợp đối với một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở các
khu vực nông nghiệp nông thôn.
Trên cơ sở hệ thống hóa về lý luận và thực tiễn của xếp hạng tín dụng, luận án
vận dụng và tiến hành phân tích và đánh giá các kết quả đã được nghiên cứu trước
đây cũng như thực trạng ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã khẳng định: “Không có
một phương pháp hay mô hình nào là toàn năng mà phải xây dựng mô hình riêng
phù hợp với đặc điểm của quốc gia đó”. Việc xếp hạng tín dụng cần đảm bảo tính
khách quan, khoa học, phù hợp với từng chủ thể trong nền kinh tế đặc biệt trong
một nền kinh tế còn nhiều bất cập: thiếu cơ sở pháp lý, thông tin bất cân xứng
4
➢ Các công trình liên quan đến thẩm định dự án đầu tư
(1) Nguyễn Thị Bích Vượng (2015), “Chất lượng thẩm định tài chính dự án
đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực
tế từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học
Kinh tế quốc dân [59].
Luận án đã đưa ra hai nhóm chỉ tiêu để đánh giá chất lượng thẩm định tài
chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của NHTM:
(i) Chỉ tiêu định tính: Nguồn thông tin phục vụ thẩm định, tổ chức công tác
thẩm định, quy trình thẩm định, phương pháp thẩm định, chỉ tiêu thẩm định, chất
lượng báo cáo thẩm định, chất lượng của quyết định cho vay.
(ii) Chỉ tiêu định lượng: Tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế, tỷ lệ số
dự án phải điều chỉnh lại, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn, tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn,
tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi, tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ suất lợi
nhuận, tỷ lệ lợi nhuận tín dụng trung dài hạn.
Từ kết quả khảo sát 50 lãnh đạo và 200 cán bộ thẩm định thuộc các chi nhánh
của hệ thống Vietinbank Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm
định tài chính dự án đầ