Trong thời gian qua, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu là một trong
những hoạt động quan trọng được các ngân hàng trên thế giới quan tâm phát triển.
Bởi đây là hoạt động có vai trò quan trọng đối với NHTM với mục đích hỗ trợ đảm
bảo thanh khoản, là công cụ thực hiện chính sách quản lý tài sản Nợ - Có, đa dạng
hóa danh mục đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi
ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống
NHTM cũng đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường trái phiếu, từ đó góp
phần quan trọng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, giúp Chính phủ
thực hiện chính sách tiền tệ, tài chính công và quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội có hiệu quả.
196 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu là một trong
những hoạt động quan trọng được các ngân hàng trên thế giới quan tâm phát triển.
Bởi đây là hoạt động có vai trò quan trọng đối với NHTM với mục đích hỗ trợ đảm
bảo thanh khoản, là công cụ thực hiện chính sách quản lý tài sản Nợ - Có, đa dạng
hóa danh mục đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi
ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống
NHTM cũng đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường trái phiếu, từ đó góp
phần quan trọng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, giúp Chính phủ
thực hiện chính sách tiền tệ, tài chính công và quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội có
hiệu quả.
Tại Việt Nam, theo lộ trình cam kết quốc tế mở cửa thị trường tài chính, dịch
vụ ngân hàng từ năm 2006 đối với các nước trong khối ASEAN và từ năm 2008
theo hiệp định thương mại Việt-Mỹ, sự cạnh tranh trên thị trường tài chính trong
nước trở nên gay gắt hơn. Sự thâm nhập thị trường mạnh mẽ thông qua nhiều hình
thức (ngân hàng con, chi nhánh, góp vốn mua cổ phần và liên doanh) đi kèm với tác
phong hoạt động chuyên nghiệp, quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ nhanh chóng,
thuận tiện của nhiều NHTM trên thế giới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát
triển của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện nay các hoạt động ngân hàng
mang tính truyền thống như hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận ngân
hàng suy giảm, đồng thời nợ xấu tăng cao. Trong bối cảnh này, các NHTM thực
hiện việc lựa chọn kênh đầu tư kinh doanh trên thị trường Trái phiếu sẽ là sự lựa
chọn đúng đắn và hoạt động đầu tư kinh doanh Trái phiếu đang hứa hẹn nhiều cơ
hội tốt và là xu hướng tất yếu cho hệ thống NHTM Việt Nam.
Nhưng thực tế ở Việt Nam đang cho thấy vì nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan, hiện nay một số NHTM Việt Nam đã triển khai hoạt động này nhưng
vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trong việc phát triển, tăng khả năng cạnh tranh,
quản lý vốn khả dụng và tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Do đó, câu hỏi đặt ra là các
NHTM cần thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu như thế nào trên các
2
phương diện như mô hình tổ chức, quy trình thực hiện, các loại hình thực hiện và
chiến lược thực hiện tương ứng, phương thức quản trị rủi ro v.v. Bên cạnh đó, các
NHTM cũng cần nắm bắt các điều kiện cơ bản để thực hiện và điều chỉnh các nhân
tố ảnh hưởng đến hoạt động này theo hướng tích cực nhằm đảm bảo tính khả thi và
phát huy vai trò của hoạt động này trong chiến lược phát triển chung của ngân hàng.
Ngoài ra, hiện nay đối với các nghiệp vụ truyền thống khác như tín dụng, huy động
vốn v.v. thì các nhà quản lý có thể dễ dàng đánh giá thực trạng, chất lượng hoạt
động thông qua hệ thống các chỉ tiêu đo lường, đánh giá. Trên cơ sở đó, cần thiết
phải xây dựng và áp dụng bộ chỉ tiêu đánh giá phù hợp với hoạt động đầu tư kinh
doanh trái phiếu để giúp các nhà quản trị có chiến lược phát triển hợp lý.
Như vậy, việc xây dựng những cơ sở lý luận và tiền đề cho hoạt động đầu tư
kinh doanh trái phiếu được hình thành và áp dụng bài bản, đúng đắn, ngày càng
phát triển và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt
Nam, đồng thời trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phát triển hoạt động này trong
giai đoạn hiện nay vừa là đòi hỏi bức thiết trong hoạt động của một ngân hàng
thương mại nói chung, vừa là yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của nền kinh
tế xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian qua tại Việt Nam cũng như trên thế giới hầu
như chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào đề cập đến những vấn đề này. Do
đó trong phạm vi nghiên cứu của luận án tiến sỹ, với mong muốn và hy vọng được
góp phần giải quyết vấn đề đang tồn tại, tôi mạnh dạn nghiên cứu Luận án tiến sỹ
kinh tế với đề tài: “Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng
thương mại Việt Nam”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
• Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động đầu
tư kinh doanh trái phiếu là một trong những nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng
thương mại, đồng thời cũng đã đề cập đến một số lý luận cơ bản về hoạt động đầu
tư kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng thương mại. Cụ thể:
- GS.TS Lê Văn Tư (2005) trong sách chuyên khảo “Nghiệp vụ Ngân Hàng
thương mại” - NXB Tài chính đã cung cấp một cái nhìn tổng thể và chung chung về
3
các nghiệp vụ cơ bản của NHTM. Mặc dù cuốn sách này không đề cập cụ thể và
phân tích chuyên sâu vào hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu, nhưng những nội
dung chính của cuốn sách đã thể hiện rằng hoạt động này là một trong những
nghiệp vụ của NHTM.
- Tương tự, TS Nguyễn Duệ cùng nhóm biên soạn (2001) tại trường Học
viện ngân hàng trong sách chuyên khảo “Quản trị Ngân hàng”- NXB Thống kê đã
trình bày khá chi tiết về các vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị ngân hàng,
trong đó có một số nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu
của NHTM. Cụ thể, các tác giả đã đề cập đến nội dung cơ bản về Bảng tổng kết tài
sản và báo cáo thu nhập của một ngân hàng, trong đó đã chỉ ra rằng việc ngân hàng
đầu tư kinh doanh trái phiếu là một trong những khoản mục thuộc tài sản Có, đồng
thời hoạt động này có sự ảnh hưởng đến tổng thu nhập của ngân hàng trong từng
thời kỳ. Ngoài ra, cuốn sách cũng đã đề cập đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái
phiếu, đặc biệt là các loại trái phiếu có tính thanh khoản cao, kỳ hạn ngắn được coi
là một trong những công cụ góp phần đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng
thương mại. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đã đề cập đến các nội dung cơ bản liên
quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu, trong đó có sự khẳng định cách
thức thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu rất khác nhau ở các ngân
hàng thương mại khác nhau do có sự khác nhau về kích thước, địa bàn kinh doanh,
điều kiện, nhu cầu vay và năng lực quản lý. Tuy nhiên vẫn có các bước cơ bản để
ngân hàng thực hiện đầu tư kinh doanh trái phiếu một cách lành mạnh và linh hoạt.
Cụ thể:
+ Quy trình được bắt đầu bằng việc thiết lập các mục tiêu và tiêu chuẩn
chung, sau đó thực hiện các dự báo khái quát về nền kinh tế và lãi suất.
+ Tiếp theo, ngân hàng cần xây dựng chính sách đầu tư và chiến lược quản lý
danh mục đầu tư trái phiếu phù hợp với đặc tính và điều kiện của ngân hàng. Ban
lãnh đạo ngân hàng phải nghiên cứu một vài lĩnh vực để có được một danh mục đầu
tư trái phiếu phù hợp. Các lĩnh vực cần được nghiên cứu bao gồm: xác định nhu cầu
kiểm soát độ nhạy cảm lãi suất; việc lập kế hoạch thanh khoản; đánh giá về các yếu
tố rủi ro, mức độ đa dạng hóa đầu tư; quy mô danh mục đầu tư; chính sách và chiến
4
lược thời gian đáo hạn v.v. Các chính sách và chiến lược đầu tư trái phiếu của
NHTM phải nhất quán với các mục tiêu về danh mục trái phiếu của ngân hàng, dự
báo kinh tế, và mọi nhu cầu của ngân hàng.
Tóm lại, cuốn sách đã trình bày về các nội dung cơ bản liên quan đến hoạt
động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM, đồng thời đối với việc quản lý danh
mục đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Đây cũng là tư liệu quý báu giúp cho
luận án được củng cố hơn về mặt lý luận. Tuy nhiên, do nội dung chính của cuốn
sách là đề cập đến quản trị NHTM nói chung nên chưa thực sự đề cập sau đến hoạt
động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM bao gồm các vấn đề quan trọng như
các nhân tố ảnh hưởng, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư kinh doanh trái
phiếu của Ngân hàng thương mại v.v.
- Tác giả Mạc Quang Huy (2009) trong sách chuyên khảo “Cẩm nang Ngân
hàng đầu tư” – NXB Thống kê đã nghiên cứu sâu và khá công phu về mô hình và
các nghiệp vụ Ngân hàng đầu tư, trong đó có đề cập đến hoạt động đầu tư kinh
doanh trái phiếu. Tuy nhiên các công trình này chủ yếu là nêu khái quát chung về
các hoạt động của Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Đầu tư trên cơ sở so sánh
sự khác và giống nhau giữa hai mô hình này, mà không đi sâu phân tích cụ thể về
hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại, cũng như chưa
đề cập đến những kiến thức liên quan đến việc phân tích và đánh giá hoạt động này
của NHTM.
- Tác giả Lê Thị Hương (2003) trong Luận án tiến sỹ kinh tế tại trường Đại
học kinh tế Quốc dân Hà nội cùng với đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
của các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến
hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại nói chung và đánh giá thực trạng
tình hình hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước Việt
Nam qua các thời kỳ. Cụ thể, luận án đã trình bày về một số nội dung như:
+ Hệ thống hóa, làm rõ thêm một số lý luận cơ bản về hoạt động đầu tư như
đầu tư tín dụng, đầu tư chứng khoán v.v. của ngân hàng; Xây dựng và hệ thống hóa
các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại trên giác
độ vĩ mô và vi mô.
5
+ Phân tích thực trạng tình hình hoạt động đầu tư của hệ thống ngân hàng
thương mại thuộc sở hữu Nhà nước Việt Nam. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư
và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của hệ thống ngân hàng
thương mại thuộc sở hữu Nhà nước Việt Nam.
+ Kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới, tăng cường sức mạnh,
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước.
Tuy nhiên, các nội dung nêu trên của luận án được đề cập đến các hoạt động
đầu tư của NHTM nói chung, bao gồm hoạt động đầu tư tín dụng, chứ không đi sâu
phân tích cụ thể về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương
mại, cũng như chưa đề cập đến những kiến thức liên quan riêng đến việc phân tích
và đánh giá hoạt động này của NHTM.
- Tác giả Nguyễn Thị Anh Đào và nhóm nghiên cứu (Cơ quan chủ trì đề tài:
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN) cùng với công trình nghiên cứu đề tài “Tham
gia của hệ thống ngân hàng thương mại vào thị trường chứng khoán Việt Nam”
cũng đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về sự tham gia của ngân hàng thương mại
vào thị trường chứng khoán, đồng thời tìm hiểu các quy luật tham gia TTCK của
các ngân hàng thương mại trên thế giới, và tìm hiểu thực trạng sự tham gia của các
ngân hàng thương mại vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể:
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của ngân hàng thương
mại trên thị trường chứng khoán, trong đó có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh
doanh trái phiếu.
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa NHTM và thị trường chứng khoán, vai trò
của ngân hàng thương mại đối với hoạt động của thị trường chứng khoán, từ đó chỉ
ra lợi ích của ngân hàng thương mại cũng như của thị trường chứng khoán khi có sự
tham gia của NHTM trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài là khá rộng, do các hoạt động của
ngân hàng trên thị trường chứng khoán rất đa dạng bao gồm các hoạt động liên quan
đến cả cổ phiếu và trái phiếu như: phát hành chứng khoán; đầu tư kinh doanh chứng
khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán;
cho vay cầm cố chứng khoán; thực hiện ủy thác đầu tư cho khách hàng v.v. Như
6
vậy, đề tài này không tập trung phân tích hệ thống lý luận cơ bản đối với hoạt động
đầu tư kinh doanh trái phiếu. Bên cạnh đó, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu cách nhận
biết, đo lường, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá đối với các hoạt động đầu tư, trong
đó có hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM.
• Mặt khác, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực trái phiếu và sự phát triển của
thị trường trái phiếu Việt Nam cũng là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học và các chuyên gia kinh tế. Hiện nay, qua nghiên cứu và đánh giá, đã
có nhiều tác giả thực hiện các công trình nghiên cứu về lĩnh vực trái phiếu theo
nhiều góc độ khác nhau với những đóng góp về lý luận và thực tiễn, đồng thời ít
nhiều có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM – là
thành viên tham gia trên thị trường trái phiếu. Tuy nhiên do nội dung nghiên cứu
chính của các công trình này chủ yếu theo hướng phân tích về thực trạng của thị
trường trái phiếu hoặc các vấn đề nhằm phát triển thị trường trái phiếu nên việc đề
cập đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng thương mại còn sơ
sài, chưa khoa học, chưa thực sự đầy đủ và mang tính hệ thống, tồn tại nhiều hạn
chế. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
+ Tác giả Trịnh Mai Vân (2010) trong Luận án tiến sỹ tại trường Đại học
kinh tế Quốc dân Hà nội với đề tài “Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam” có
nội dung đề cập đến hệ thống kiến thức tổng quan về trái phiếu và thị trường trái
phiếu. Cụ thể, luận án đã hệ thống hóa các hoạt động cơ bản trên thị trường trái
phiếu, trong đó phần nào cũng đã khái quát đến việc các NHTM thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thứ cấp với vai trò là các
nhà đầu tư lớn hoặc là các nhà tạo lập thị trường trái phiếu.
+ Đề tài nghiên cứu khoa học do TS. Trần Đăng Khâm (2007) làm chủ nhiệm
về “Phát triển các nhà tạo lập thị trường trái phiếu ở Việt Nam” đã tập trung
nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động tạo lập thị trường ở Việt Nam, đồng thời
khẳng định nhà tạo lập thị trường (bao gồm cả các Ngân hàng thương mại) là một
trong những chủ thể quan trọng giúp cho thị trường trái phiếu phát triển. Trong đó,
tác giả cũng nhận định trong giai đoạn qua ở Việt Nam chưa thực sự có các nhà tạo
lập thị trường theo đúng nghĩa, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
7
các nhà tạo lập thị trường trái phiếu Việt Nam trong giai đoạn tới.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
• Ngoài hàng loạt những cuốn sách mang tính chất giáo khoa kinh điển như
“The Economics of Money, Banking and Financial Markets” của tác giả Frederic S.
Mishkin (10th Edition, 2013) - giáo sư trường Đại học tổng hợp Columbia, Mỹ hay
“Bank Management and Financial Services” của Peter Rose (9th Edition, 2013),
còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác như: Tác giả Frank J.Fabozzi (giáo sư
tại trường EDHEC Business School) và tác giả Steven V.Mann (giáo sư tại trường
Darla Moore School of Business, University of South Carolina) trong sách chuyên
khảo “The Handbook of Fixed Income Securities” (8th Edition, 2012) đã đóng góp
một khối lượng kiến thức khá phong phú về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu
bao gồm các nội dung liên quan đến các sản phẩm, công cụ phân tích, phương thức
thực hiện và chiến lược đầu tư trên thị trường trái phiếu nhằm tối ưu hóa lợi nhuận
cho nhà đầu tư. Ngoài ra, tác phẩm này cũng cập nhật cho người đọc các thông tin
mới nhất về các lĩnh vực chuyên sâu mang tính kỹ thuật đối với hoạt động đầu tư
kinh doanh trái phiếu như hệ thống giao dịch điện tử, các sản phẩm trái phiếu phái
sinh, chiến lược quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, các tác giả này trong sách chuyên khảo
“Introduction to Fixed Income Analytics: Relative Value Analysis, Risk Measures
and Valuation” (2nd Edition, 2010) cũng có đề cập đến trái phiếu hoặc hoạt động
đầu tư kinh doanh trái phiếu. Tuy nhiên các cuốn sách này chỉ dừng lại trong lý luận
cơ bản mà chưa nghiên cứu sâu sắc đến các yếu tố đánh giá thực trạng hoạt động
đầu tư kinh doanh trái phiếu của một ngân hàng thương mại, trên cơ sở có sự so
sánh với các ngân hàng khác hoặc so sánh với giá trị bình quân ngành. Nhưng các
cuốn sách này lại góp phần hoàn chỉnh hệ thống lý luận về hoạt động đầu tư kinh
doanh trái phiếu của Ngân hàng thương mại.
• Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác có nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến thị trường trái phiếu dưới nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn:
- Goldstein, M and D Folkerts-Landau (1994): International Capital Markets:
Developments, Prospects, and Policy Issues, International Monetary Fund.
8
- Gray, S (1997): Government securities: primary issuance, Handbooks in
Central Banking, no 11, Centre for Central Banking Studies, Bank of England.
Các nghiên cứu này đã có sự phân tích sâu về bản chất, thực trạng, cách thức
hoạt động và khả năng phát triển của các thị trường trái phiếu quốc tế, trong đó có
đề cập đến sự tham gia và vai trò của các thành viên (trong đó có hệ thống NHTM)
trên thị trường trái phiếu.
Nhìn chung, các nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến nội
dung hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại nói chung
và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng hiện vẫn còn nhiều khoảng trống tri thức
cần được tiếp tục nghiên cứu:
Một là, cần có nghiên cứu mang tính hệ thống, trong đó cần tập trung phân
tích làm rõ những cơ sở lý luận chung liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh
trái phiếu của Ngân hàng thương mại.
Hai là, cần có phân tích làm rõ việc NHTM thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh trái phiếu như thế nào trên các khía cạnh về khái niệm, điều kiện cơ bản thực
hiện và nhân tố ảnh hưởng, mô hình tổ chức, quy trình thực hiện, các loại hình và
chiến lược thực hiện, phương thức quản trị rủi ro và các vấn đề có liên quan theo
chuẩn quốc tế để hoạt động này phát huy hiệu quả đối với NHTM.
Ba là, cần xây dựng mô hình đánh giá sự tác động của một số nhân tố (bao
gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan) đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái
phiếu của NHTM. Một số nhân tố chủ quan và khách quan mang tính chất cơ bản và
quan trọng bao gồm:
- Nhân tố chủ quan:
+ Cơ cấu sở hữu ngân hàng (thông qua các biến sô phản ánh cơ cấu sở hữu
nhà nước và cơ cấu sở hữu nước ngoài).
+ Năng lực hoạt động ngân hàng (thông qua các biến số phản ánh quy mô
tổng tài sản ngân hàng; tỷ lệ nợ xấu tín dụng).
- Nhân tố khách quan:
+ Thực trạng của thị trường trái phiếu (thông qua các biến số phản ánh quy
mô thị trường trái phiếu; quy mô thị trường trái phiếu chính phủ; quy mô thị trường
9
trái phiếu doanh nghiệp).
+ Thực trạng của nền kinh tế (thông qua biến số phản ánh tốc độ tăng trưởng
GDP của nền kinh tế).
Bốn là, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động; cũng như việc
đánh giá đo lường thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM.
Năm là, cần có công trình thực hiện khảo sát phân tích có hệ thống hoạt động
đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM trên thế giới để rút ra những kinh
nghiệm cho các NHTM Việt Nam. Việc thực hiện khảo sát hoạt động này từ các
quốc gia khác phải đảm bảo một số điều kiện sau:
- Là những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thị trường tài chính
nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng phát triển và có tầm ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
- Hệ thống NHTM đã và đang đạt được nhiều thành công trong hoạt động
đầu tư kinh doanh trái phiếu.
- Có nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong các lĩnh vực văn hóa - chính
trị - xã hội. Hay nói cách khác việc nghiên cứu kinh nghiệm từ hoạt động đầu tư
kinh doanh trái phiếu của hệ thống NHTM tại các quốc gia khác là phù hợp với điều
kiện Việt Nam.
Sáu là, cần có đánh giá xác đáng thực trạng hoạt động này đối với hệ thống
NHTM Việt Nam trong giai đoạn qua, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phát
triển hoạt động này đối với các NHTM này ở giai đoạn hiện nay và trong thời gian
tới v.v. Hay nói cách khác, vì cho đến nay hầu như chưa có nhiều công trình nghiên
cứu về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM nói chung, và hoạt động
này ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề tương đối mới mẻ.
Trên cơ sở đó, đề tài luận án tiến sỹ của tác giả góp phần làm rõ những vấn
đề đang tồn tại kể trên mà các công trình khác chưa nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư
kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam, vốn là hoạt động quan trọng cùng
những ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển và tồn tại của NHTM trong xu thế hội
nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường tài chính-ngân hàng.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu riêng biệt từ trước đến nay về vấn