Cùng với sự tồn tại của hệ thống pháp luật, giải thích pháp luật (GTPL) là hoạt động
không thể thiếu trong quá trình thực thi pháp luật của mỗi quốc gia. Một sinh viên muốn
hiểu thấu đáo điều luật, một luật sư muốn bảo vệ lợi ích của thân chủ, một nhà chức trách
muốn giải quyết tranh chấp sẽ nhận ra tầm quan trọng của hoạt động GTPL. Trong ba
hình thức pháp luật cơ bản: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL), thì VBQPPL là hình thức pháp luật phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, câu
chữ trong VBQPPL khó có thể diễn đạt chuẩn xác ý chí của chủ thể ban hành. Người dự
thảo VBQPPL cũng không thể dự trù đầy đủ và chính xác các tình huống có thể xảy ra
trong cuộc sống. Vì vậy, giải thích văn bản quy phạm pháp luật (GTVBQPPL) luôn là công
cụ đắc lực đảm bảo tính minh bạch cho pháp luật thành văn, là vấn đề rất quan trọng của
xã hội dân chủ và nhà nước pháp quyền. Mặc dù vậy, hoạt động GTVBQPPL nên giao cho
chủ thể nào và nên được tiến hành theo cách thức nào vẫn là vấn đề cần bàn luận.
Theo nguyên tắc phân quyền đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
thì nhánh lập pháp có quyền làm luật, nhánh hành pháp có quyền thực thi pháp luật và
nhánh tư pháp có quyền GTPL. Thực tế diễn ra qua nhiều thế kỷ và nhiều quốc gia cho
thấy, cả ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có tham gia GTVBQPPL trong quá
trình triển khai thực hiện chức năng được phân giao.1 Cụ thể, lập pháp giải thích làm rõ
nghĩa của các thuật ngữ pháp lý được sử dụng ngay trong chính VBQPPL mà cơ quan lập
pháp ban hành, hành pháp GTVBQPPL trong quá trình ban hành các quyết định hành
chính. So với GTVBQPPL của nhánh lập pháp và hành pháp thì giải thích của tòa án là
giải thích cuối cùng, gắn liền với chức năng ban hành phán quyết của cơ quan này. Do
ngôn ngữ của luật thành văn mang tính khái quát cao, có thể tối nghĩa, có thể đa nghĩa
nhưng lại không thể nào điều chỉnh tất cả các vụ việc xảy ra nên tòa án thường không chắc
chắn về nội dung, ý nghĩa của các quy định thành văn để áp dụng chúng vào giải quyết các
vụ việc cụ thể. Do đó, gắn liền với quá trình tòa án thực hiện chức năng xét xử chính là
hoạt động GTVBQPPL của tòa án và giải thích này có giá trị pháp lý ràng buộc. Tính tất
yếu của hoạt động GTVBQPPL của tòa án được học giả người Ý, Ascarelli khẳng định
như sau: “Một quy tắc chỉ đơn thuần là câu chữ mà thẩm phán phải giải thích. Nó chỉ thật
sự trở thành quy tắc theo nghĩa ràng buộc chỉ khi nào nó được giải thích và áp dụng vào
trường hợp cụ thể”.
187 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ SINH HIỀN
HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
H
U
Ỳ
N
H
T
H
Ị S
IN
H
H
IỀ
N
C
H
Â
U
H
O
À
N
G
T
H
Â
N
L
U
Ậ
T
H
IẾ
N
P
H
Á
P
V
À
L
U
Ậ
T
H
À
N
H
C
H
ÍN
H
K
H
Ó
A
1
3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ SINH HIỀN
HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT CỦA TÒA ÁN
Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 9380102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHAN NHẬT THANH
2. PGS.TS. ĐỖ MINH KHÔI
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Luận án “HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
CỦA TÒA ÁN” là công trình do chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng nên.
Những nội dung và ý tưởng của tác giả khác đều được tác giả luận án trích dẫn theo
đúng quy định. Nội dung công trình Luận án không sao chép bất kỳ tài liệu nào.
Tác giả cam đoan chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của Luận án.
Huỳnh Thị Sinh Hiền
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN
1 GTPL Giải thích pháp luật
2 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
3 GTVBQPPL Giải thích văn bản quy phạm pháp luật
4 UBTVQH Uỷ ban thường vụ Quốc hội
5 TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................... 4
2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 4
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..................................... 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 5
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 6
4.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................... 6
4.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 6
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 7
6. BỐ CỤC NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN ........................................................................ 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .............. 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 8
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về hoạt động giải thích văn bản quy
phạm pháp luật của tòa án .......................................................................................... 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về hoạt động giải thích văn bản quy phạm
pháp luật của tòa án ................................................................................................... 21
1.1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên
cứu ....................................................................................................................... 29
1.2. Lý thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 30
1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 30
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 34
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 35
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 35
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH VĂN
BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN.......................................................... 37
2.1 Khái niệm giải thích văn bản quy phạm pháp luật ................................................... 37
2.1.1. Khái niệm giải thích ......................................................................................... 37
2.1.2. Giải thích pháp luật và giải thích văn bản quy phạm pháp luật ................... 38
2.2. Phân loại giải thích văn bản quy phạm pháp luật ................................................... 40
2.2.1. Căn cứ vào cách thức triển khai và phạm vi tác động của kết quả giải
thích ....................................................................................................................... 40
2.2.2. Căn cứ vào giá trị pháp lý của kết quả giải thích ........................................... 41
2.3. Tính tất yếu của hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án .... 44
2.4. Đặc điểm hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án ................ 47
2.4.1. Giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án có giá trị pháp lý .......... 47
2.4.2. Giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án gắn liền với những tình
huống thực tế.............................................................................................................. 48
2.4.3. Giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án có tính sáng tạo ............ 49
2.4.4. Giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án mang tính kỹ thuật, tính
chuyên môn cao ......................................................................................................... 50
2.5. Mục đích và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải thích văn bản quy phạm
pháp luật của tòa án ......................................................................................................... 51
2.6. Thẩm quyền, căn cứ, quy tắc và phương pháp giải thích văn bản quy phạm pháp
luật của tòa án ................................................................................................................... 54
2.6.1 Thẩm quyền giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án ................... 54
2.6.2. Căn cứ và quy tắc giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án ......... 56
2.6.3. Phương pháp giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án ................ 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 67
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
CỦA TÒA ÁN CÁC NƯỚC THUỘC HỆ THỐNG THÔNG LUẬT VÀ DÂN
LUẬT ....................................................................................................................... 68
3.1. Khái quát về hệ thống Thông luật, Dân luật và tòa án các nước thuộc hai hệ thống
này .................................................................................................................................. 68
3.2. Thẩm quyền giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án các nước thuộc hệ
thống Thông luật và Dân luật .......................................................................................... 72
3.3. Căn cứ giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án các nước thuộc hệ
thống Thông luật và Dân luật .......................................................................................... 75
3.3.1. Căn cứ vào các yếu tố cấu thành bên trong văn bản quy phạm pháp luật ... 75
3.3.2. Căn cứ vào các yếu tố bên ngoài văn bản quy phạm pháp luật .................... 76
3.4. Quy tắc giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án các nước thuộc hệ
thống Thông luật và Dân luật .......................................................................................... 85
3.4.1. Quy tắc giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án các nước thuộc
hệ thống Thông luật ................................................................................................... 85
3.4.2. Quy tắc giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án các nước thuộc
hệ thống Dân luật ...................................................................................................... 92
3.5. Phương pháp giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án các nước thuộc
hệ thống Thông luật và Dân luật ..................................................................................... 95
3.5.1. Phương pháp giải thích văn phạm .................................................................. 95
3.5.2. Phương pháp giải thích hệ thống .................................................................... 96
3.5.3. Phương pháp giải thích dựa trên ý định lập pháp ......................................... 98
3.5.4. Phương pháp giải thích thực tế ..................................................................... 100
3.5.5. Phương pháp giải thích so sánh .................................................................... 101
3.6. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa
án các nước thuộc hệ thống Thông luật và Dân luật ................................................... 103
3.6.1. Về thẩm quyền giải thích văn bản quy phạm pháp luật ............................... 103
3.6.2. Về căn cứ giải thích văn bản quy phạm pháp luật ....................................... 104
3.6.3. Về quy tắc giải thích văn bản quy phạm pháp luật ...................................... 107
3.6.4. Về phương pháp giải thích văn bản quy phạm pháp luật ............................ 108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 111
CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ................................... 113
4.1. Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án Việt Nam ............. 113
4.1.1. Về thẩm quyền giải thích ............................................................................... 113
4.1.2. Về căn cứ giải thích ....................................................................................... 117
4.1.3. Về quy tắc giải thích....................................................................................... 123
4.1.4. Về phương pháp giải thích ............................................................................ 126
4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án
Việt Nam .......................................................................................................................... 132
4.2.1. Thừa nhận thẩm quyền giải thích văn bản quy phạm pháp luật theo vụ việc
của tòa án ................................................................................................................. 132
4.2.2. Thiết lập Bộ quy tắc giải thích văn bản quy phạm pháp luật cho tòa án .... 139
4.2.3. Công khai các lập luận giải thích văn bản quy phạm pháp luật ................. 150
4.2.4. Tăng cường công tác giảng dạy, tập huấn kiến thức và kỹ năng giải thích
văn bản quy phạm pháp luật ................................................................................... 151
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 152
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................... 154
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự tồn tại của hệ thống pháp luật, giải thích pháp luật (GTPL) là hoạt động
không thể thiếu trong quá trình thực thi pháp luật của mỗi quốc gia. Một sinh viên muốn
hiểu thấu đáo điều luật, một luật sư muốn bảo vệ lợi ích của thân chủ, một nhà chức trách
muốn giải quyết tranh chấp sẽ nhận ra tầm quan trọng của hoạt động GTPL. Trong ba
hình thức pháp luật cơ bản: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL), thì VBQPPL là hình thức pháp luật phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, câu
chữ trong VBQPPL khó có thể diễn đạt chuẩn xác ý chí của chủ thể ban hành. Người dự
thảo VBQPPL cũng không thể dự trù đầy đủ và chính xác các tình huống có thể xảy ra
trong cuộc sống. Vì vậy, giải thích văn bản quy phạm pháp luật (GTVBQPPL) luôn là công
cụ đắc lực đảm bảo tính minh bạch cho pháp luật thành văn, là vấn đề rất quan trọng của
xã hội dân chủ và nhà nước pháp quyền. Mặc dù vậy, hoạt động GTVBQPPL nên giao cho
chủ thể nào và nên được tiến hành theo cách thức nào vẫn là vấn đề cần bàn luận.
Theo nguyên tắc phân quyền đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
thì nhánh lập pháp có quyền làm luật, nhánh hành pháp có quyền thực thi pháp luật và
nhánh tư pháp có quyền GTPL. Thực tế diễn ra qua nhiều thế kỷ và nhiều quốc gia cho
thấy, cả ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có tham gia GTVBQPPL trong quá
trình triển khai thực hiện chức năng được phân giao.1 Cụ thể, lập pháp giải thích làm rõ
nghĩa của các thuật ngữ pháp lý được sử dụng ngay trong chính VBQPPL mà cơ quan lập
pháp ban hành, hành pháp GTVBQPPL trong quá trình ban hành các quyết định hành
chính. So với GTVBQPPL của nhánh lập pháp và hành pháp thì giải thích của tòa án là
giải thích cuối cùng, gắn liền với chức năng ban hành phán quyết của cơ quan này. Do
ngôn ngữ của luật thành văn mang tính khái quát cao, có thể tối nghĩa, có thể đa nghĩa
nhưng lại không thể nào điều chỉnh tất cả các vụ việc xảy ra nên tòa án thường không chắc
chắn về nội dung, ý nghĩa của các quy định thành văn để áp dụng chúng vào giải quyết các
vụ việc cụ thể. Do đó, gắn liền với quá trình tòa án thực hiện chức năng xét xử chính là
hoạt động GTVBQPPL của tòa án và giải thích này có giá trị pháp lý ràng buộc. Tính tất
yếu của hoạt động GTVBQPPL của tòa án được học giả người Ý, Ascarelli khẳng định
như sau: “Một quy tắc chỉ đơn thuần là câu chữ mà thẩm phán phải giải thích. Nó chỉ thật
sự trở thành quy tắc theo nghĩa ràng buộc chỉ khi nào nó được giải thích và áp dụng vào
trường hợp cụ thể”.2
1 Nguyễn Thị Ánh Vân (2016), “Bài học từ kinh nghiệm giải thích pháp luật thành văn của một số nước civil law và
common law”, Tạp chí Luật học, số 5, tr.77
2 John Henry Merryman (1966), “The Italian Style III: Interpretation”, Stanford Law Review,vol. 18, No. 4, tr. 599.
2
Mặc dù VBQPPL là hình thức pháp luật phổ biến nhất ở Việt Nam nhưng chúng ta
hiện đang thiếu cơ sở lý luận làm nền tảng và cơ chế pháp lý hiệu quả điều chỉnh hoạt động
GTVBQPPL. Thẩm quyền GTVBQPPL ở Việt Nam thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội
(UBTVQH) nhưng chỉ dừng lại ở giải thích mang tính quy phạm đối với Hiến pháp, luật
và pháp lệnh.3 Trên thực tế, UBTVQH rất hiếm khi thực hiện thẩm quyền giải thích của
mình. Trong khi đó, thông qua các VBQPPL quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, Chính
phủ, các Bộ cũng tham gia GTVBQPPL.4 Tuy nhiên, do thiên về lập pháp bổ sung hơn là
GTVBQPPL theo đúng nghĩa nên các văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành
không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của hoạt động giải thích.
Trong khi đó, dù GTVBQPPL là hoạt động không thể bỏ qua khi áp dụng VBQPPL
nhưng thẩm quyền GTVBQPPL của tòa án - cơ quan áp dụng pháp luật chuyên nghiệp
nhất, không được chính thức thừa nhận cũng không chính thức bị phủ nhận. Quy định “Tòa
án thực hiện quyền tư pháp” tại Điều 102 Hiến pháp năm 2013 chưa từng được UBTVQH
giải thích. Nếu nội hàm quyền tư pháp được hiểu theo cách hiểu đối với Hiến pháp Mỹ5 và
Hiến pháp Úc,6 hoặc theo cách hiểu của một số nhà khoa học nước ta hiện nay thì tòa án
vẫn có quyền GTVBQPPL.7 Quy tắc hiến định TANDTC có nghĩa vụ "bảo đảm áp dụng
thống nhất pháp luật trong xét xử”8 đã được luật hóa bằng thẩm quyền tạo lập án lệ của
Hội đồng thẩm phán TANDTC.9 Bằng các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC,
án lệ được cho ra đời như là sản phẩm của hoạt động GTVBQPPL của tòa án.10 Tuy nhiên,
cho đến nay số lượng các án lệ được lựa chọn và công bố còn khiêm tốn, các lập luận mang
tính giải thích trong các án lệ chưa được thể hiện rõ nét. Song song đó, để đảm bảo pháp
luật được áp dụng thống nhất trong xét xử, TANDTC phải GTVBQPPL thông qua các
VBQPPL được ban hành theo thẩm quyền và cả công văn giải đáp vướng mắc khi xét xử
cho tòa án bên dưới. Chính những tồn tại nêu trên đã đánh mất khả năng phát triển và kiểm
soát hoạt động GTVBQPPL của tòa án.
Từ thực tiễn trên cho thấy, việc triển khai hoạt động GTVBQPPL của tòa án ở nước
ta hiện nay không mạnh dạn, không chủ động. Do đó, người dân khó có thể nhận diện từ
3 Điều 74 Hiến pháp năm 2013.
4 Phạm Tuấn Khải (2009), “Giải thích pháp luật – Cách nhìn của hành pháp”, Kỷ yếu Giải thích pháp luật – Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.192 – 193.
5 Randy E. Barnett (2004), “The Original Meaning of Judicial Power”, Georgetown University Law Center,
[https://scholarship.law.georgetown.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1853&context=facpub] (truy cập ngày
20/8/2019).
6 Michelle Sanson, David Worswick và Thalia Anthony (2009), Connecting with Law, NXB Oxford, Australia, tr.69.
7 Nguyễn Văn Quyền và Nguyễn Tất Viễn (2017), Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam từ lý luận đến thực tiễn, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr. 20.
8 Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013.
9 Điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
10 Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP và khoản 1 Điều 2, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP của Hội
đồng thẩm phán TANDTC thì án lệ được lựa chọn phải chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có
cách hiểu khác nhau.
3
các phán quyết tư pháp yếu tố giải thích, cũng khó có thể tìm thấy cơ sở lý luận hoặc cơ sở
pháp lý để tòa án có thể dựa vào đó mà triển khai hoạt động giải thích. Điều này có thể
xuất phát từ việc trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh một cách chính
thức cho chủ thể không có nhu cầu giải thích, kết hợp với sự mập mờ trong việc ghi nhận
thẩm quyền GTVBQPPL của tòa án.
Đứng trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay của Đảng ta, để tiến tới xây dựng
thành công nhà nước pháp quyền một đòi hỏi tất yếu là Nhà nước ta phải tập trung vào cải
cách tòa án mà trọng tâm là hoạt động xét xử.11 Để có những giải pháp thấu đáo liên quan
đến vấn đề GTVBQPPL của tòa án nước ta hiện nay, việc nghiên cứu nhằm học hỏi kinh
nghiệm thế giới trở thành nhu cầu cấp thiết. Kinh nghiệm từ các nước trong Hệ thống
Thông luật (sau đây gọt tắt là các nước Thông luật) cho thấy ngay từ những ngày đầu ban
hành pháp luật thành văn, quyền GTVBQPPL được cho là hiển nhiên thuộc về tòa án. Luật
như thế nào do nghị viện quyết định, còn nghĩa của luật là gì do tòa án quyết định khi có
vụ việc liên quan được đem đến tòa.12 Với truyền thống án lệ, việc triển khai thẩm quyền
GTVBQPPL của thẩm phán các nước Thông luật rất mạnh dạn, công khai và ở mức độ nào
đó thẩm phán thông qua GTVBQPPL cũng góp phần “làm luật” nhằm hoàn thiện hệ thống
pháp luật.
Ở các nước thuộc Hệ thống Dân luật (sau đây gọi tắt là các nước Dân luật),
GTVBQPPL của các thẩm phán không được chủ động và công khai so với thẩm phán các
nước Thông luật. Các hoàng gia trong thời kỳ phong kiến đã cấm thẩm phán GTVBQPPL,
xem nó là độc quyền của hoàng gia.13 Sau cuộc cách mạng Tư sản, với phong trào pháp
điển hóa, luật thành văn ở các nước Dân luật được tin rằng đã đầy đủ và rõ ràng. Điều này
dẫn đến quan niệm rằng công việc áp dụng pháp luật của thẩm phán rất đơn giản, chỉ là kết
hợp giữa quy định thành v