Luận án Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030

2.1 Khái niệm và tính tất yếu khách quan về liên kết, hợp tác sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp 2.1.1 Khái niệm về liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp - Nông nghiệp: Đối với sự phát triển của mỗi quốc gia là vấn đề quan trọng được sự quan tâm của rất nhiều các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước cũng như các nhà nghiên cứu từ xa xưa cho đến ngày nay. Nông nghiệp là cụm từ rất phổ biến vì vậy có rất nhiều khái niệm, nhưng chung quy lại NN lại được hiểu dưới những khái niệm cơ bản sau: Spedding (1979), cho rằng NN là một loại hoạt động của con người, tiến hành trước hết là để SX ra lương thực, sợi, củi đốt cũng như các vật liệu khác, bằng sự cân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng có hiệu quả cây trồng và vật nuôi. Theo Đỗ Kim Chung (2002), nếu hiểu NN là ngành SX tạo ra của cải vật chất, là ngành sử dụng đất và sinh vật làm ra sản phẩm nông sản, thì theo cách hiểu này chỉ phù hợp với NN canh tác theo lối cũ, truyền thống. Với sự tiến bộ, phát triển kinh tế như hiện nay, đòi hỏi của xã hội với hàng hóa từ NN ngày càng cao vì thế nên, NN phải là một quá trình gắn kết tất cả các công đoạn từ trồng trọt, chăn nuôi đến các công đoạn chế biến, vận chuyển, đưa nông sản ra thị trường và kết thúc là đến tay người tiêu dùng chứ không phải chỉ là tạo ra các sản phẩm thô. Vì vậy, NN được định nghĩa ở phạm vi rộng hơn: NN là ngành SX, kinh doanh tạo ra lương thực, thực phẩm, bao gồm cả SX, chế biến, tiếp thị, và phân phối các nông sản phẩm. Theo Đinh Phi Hổ (2008), trong các ngành SX tạo ra của cải vật chất quan trọng của quốc gia thì NN là chính yếu. Hoạt động trong NN là ngành SX vừa kết hợp các hoạt động của con người (yếu tố kinh tế, xã hội) gắn với yếu tố về tự nhiên. NN bao hàm nhiều lĩnh vực như: chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản.

docx227 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỢP TÁC SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH LÚA GẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUÁCH THỊ MINH TRANG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUÁCH THỊ MINH TRANG HỢP TÁC SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH LÚA GẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030 Ngành: Kinh tế chính trị Mã ngành: 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Hướng dẫn 1: TS. Phạm Thăng Hướng dẫn 2: PGS.TS Đinh Phi Hổ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan các nội dung được sử dụng trong luận án của tôi là trung thực, các dữ liệu, số liệu, thông tin đều có ghi rõ nguồn gốc trích dẫn tài liệu tham khảo đầy đủ, cụ thể, nội dung trong luận án không sao chép hay trùng lắp với các nghiên cứu khác. Tôi cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của chính tôi và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này. Tác giả luận án Quách Thị Minh Trang ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ------------------------------------------------------------------------------------ i Mục lục -------------------------------------------------------------------------------------------ii Danh mục chữ viết tắt và tiếng Anh ----------------------------------------------------------viii Danh mục bảng ----------------------------------------------------------------------------------x Danh mục hình ----------------------------------------------------------------------------------xi Tóm tắt -------------------------------------------------------------------------------------------xii Summary -----------------------------------------------------------------------------------------xiv Mở đầu -------------------------------------------------------------------------------------------1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu -----------------------------------------------------1 2. Mục tiêu nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------3 3. Câu hỏi nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------------------4 5. Những đóng góp của luận án ---------------------------------------------------------------5 6. Kết cấu của luận án --------------------------------------------------------------------------6 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về liên kết, hợp tác sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp---------------------------------------------------------------------7 1.1 Các công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường các mô hình hợp tác sản xuất nông nghiệp ------------------------------------------------------------7 1.2 Các công trình nghiên cứu đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nông dân tham gia mô hình hợp tác-----------------------------------------------------------------20 1.3 Đánh giá chung các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án ----------------31 1.3.1 Đóng góp về mặt lý luận ----------------------------------------------------------------32 1.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn --------------------------------------------------------------32 1.3.3 Khoảng trống nghiên cứu----------------------------------------------------------------33 Tóm tắt chương 1 -------------------------------------------------------------------------------35 iii Chương 2: Cơ sở lý luận khoa học về hợp tác sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp--------------------------------------------------------------------------------------36 2.1 Khái niệm và tính tất yếu khách quan về liên kết, hợp tác sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp -------------------------------------------------------------------------------36 2.1.1 Khái niệm về liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp ------------------------36 2.1.2 Vai trò và thực trạng của kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác đối với ngành nông nghiệp -------------------------------------------------------------------------------------43 2.1.2.1 Kinh tế hộ gia đình, vai trò và thực trạng đối với nông nghiệp hiện nay -------43 2.1.2.2 Vai trò của kinh tế hợp tác đối với sản xuất nông nghiệp ------------------------47 2.1.3. Các mô hình hợp tác sản xuất thông qua hợp đồng kinh tế và sự gắn kết giữa các mô hình hợp tác hình thành chuỗi liên kết, sản xuất trong nông nghiệp ----------------48 2.1.3.1 Các mô hình hợp tác thông qua hợp đồng kinh tế ---------------------------------48 2.1.3.2 Sự gắn kết giữa các mô hình hợp tác hình thành chuỗi liên kết sản xuất trong nông nghiệp -------------------------------------------------------------------------------------51 2.2 Một số lý thuyết chủ yếu về hợp tác sản xuất và kinh doanh nông nghiệp ---------53 2.2.1 Một số lý thuyết chủ yếu có liên quan đến hợp tác sản xuất và kinh doanh nông nghiệp trong KTCT Mác – Lênin -------------------------------------------------------------53 2.2.2 Một số lý thuyết chủ yếu có liên quan đến hợp tác sản xuất và kinh doanh nông nghiệp ngoài Mácxit-----------------------------------------------------------------------------59 2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về liên kết hợp tác sản xuất và kinh doanh nông nghiệp ------------------------------------------------63 2.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã -------------------------------------------------63 2.3.2 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về liên kết, hợp tác sản xuất và kinh doanh nông nghiệp -----------------------------------------------------------------------64 2.3.3 Kinh nghiệm từ các mô hình hợp tác ở nước ngoài ----------------------------------70 2.4 Khung phân tích của luận án --------------------------------------------------------------74 2.4.1 Cơ sở đề xuất mô hình -------------------------------------------------------------------74 2.4.2 Mô hình nghiên cứu của luận án--------------------------------------------------------74 Tóm tắt chương 2 --------------------------------------------------------------------------------79 iv Chương 3: Phương pháp nghiên cứu -----------------------------------------------------80 3.1 Phương pháp luận ---------------------------------------------------------------------------80 3.1.1 Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử--80 3.1.2 Phương pháp luận khoa học chung ----------------------------------------------------81 3.2 Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án --------------------------------------83 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp -----------------------------------------------------83 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính ----------------------------------------------------84 3.2.2.1 Phương pháp suy diễn và quy nạp ---------------------------------------------------85 3.2.2.2. Phương pháp chuyên gia -------------------------------------------------------------85 3.2.2.3 Phương pháp phân tích thống kê mô tả ---------------------------------------------86 3.2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng --------------------------------------------------86 3.2.3.1 Đo lường các giả thuyết nghiên cứu ------------------------------------------------88 3.2.3.2 Phương pháp kiểm định giả thuyết -------------------------------------------------90 3.3 Quy trình nghiên cứu kiểm định các giả thuyết ---------------------------------------93 3.4 Mẫu nghiên cứu và phương pháp lấy mẫu, thu thập dữ liệu nghiên cứu -----------94 3.4.1 Xác định cỡ mẫu và phân bổ mẫu -----------------------------------------------------94 3.4.2 Phương pháp lấy mẫu --------------------------------------------------------------------95 3.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ----------------------------------------------------------96 Tóm tắt chương 3 -------------------------------------------------------------------------------97 Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL -------------------------------------------------------------------------------98 4.1 Thực trạng hoạt động của các mô hình hợp tác ở ĐBSCL ----------------------------98 4.1.1 Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ĐBSCL -------------98 4.1.2 Vai trò phát triển sản xuất lúa gạo của ĐBSCL --------------------------------------100 4.1.3 Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở ĐBSCL----------------------------------101 4.1.3.1 Tình hình sản xuất lúa, gạo ở ĐBSCL ----------------------------------------------101 4.1.3.2 Tình hình xuất khẩu lúa gạo ở ĐBSCL ---------------------------------------------102 4.1.4 Thành tựu và hạn chế của các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL ------------------------------------------------------------------------------------103 v 4.1.4.1 Mô hình hợp tác xã ---------------------------------------------------------------------104 4.1.4.2 Mô hình liên kết 4 nhà ----------------------------------------------------------------106 4.1.4.3 Mô hình cánh đồng lớn ---------------------------------------------------------------108 4.1.4.4 Mô hình chuỗi cung ứng lúa gạo ----------------------------------------------------109 4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ---------------------------------------------------------113 4.2.1 Mô tả đặc điểm đối tượng khảo sát ----------------------------------------------------113 4.2.1.1 Phân loại hộ theo tỉnh, huyện, thành phố -------------------------------------------113 4.2.1.2 Đặc điểm của hộ -----------------------------------------------------------------------113 4.2.1.3 Chi phí sản xuất của hộ nông dân ---------------------------------------------------116 4.2.1.4 Tình trạng thu nhập của hộ nông dân -----------------------------------------------117 4.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường giữa hộ nông dân sản xuất cá thể và hộ nông dân tham gia mô hình hợp tác ---------------------------------------------------118 4.2.2.1 Hiệu quả môi trường ------------------------------------------------------------------118 4.2.2.2 Hiệu quả kinh tế ------------------------------------------------------------------------124 4.2.2.3 Hiệu quả xã hội -------------------------------------------------------------------------124 4.2.2.4 Kết quả kiểm định các giả thuyết ----------------------------------------------------126 4.2.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nông dân tham gia các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL ----------------------------------------------127 4.2.3.1 Tương quan giữa các biến ------------------------------------------------------------127 4.2.3.2 Kết quả kiểm định giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nông dân tham gia mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL ----------------------128 4.2.3.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nông dân tham gia các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL------------------129 Tóm tắt chương 4 -------------------------------------------------------------------------------138 Chương 5: Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo ở vùng ĐBSCL đến năm 2030 ----------------------139 5.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến phát triển các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL--------------------------------------------------------------------------------139 5.1.1 Bối cảnh thế giới -------------------------------------------------------------------------139 vi 5.1.2 Bối cảnh trong nước ---------------------------------------------------------------------141 5.2 Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL đến năm 2030 -------------------------------------------------143 5.2.1 Quan điểm phát triển mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL đến năm 2030 ------------------------------------------------------------------------------------143 5.2.2 Mục tiêu phát triển mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL đến năm 2030 ------------------------------------------------------------------------------------145 5.2.3 Định hướng để mở rộng các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL đến năm 2030 --------------------------------------------------------------------------146 5.3 Nhóm giải pháp chủ yếu để mở rộng và thu hút nông dân quyết định tham gia các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL đến năm 2030--------------147 5.3.1 Nhóm giải pháp tác động đến quyết định nông dân tham gia mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL ---------------------------------------------------148 5.3.1.1 Giải pháp nâng cao vốn con người --------------------------------------------------149 5.3.1.2 Giải pháp nâng cao vốn vật chất -----------------------------------------------------151 5.3.1.3 Giải pháp nâng cao vốn xã hội -------------------------------------------------------153 5.3.1.4 Giải pháp nâng cao cảm nhận hữu dụng --------------------------------------------154 5.3.1.5 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường ----------------------------------155 5.3.1.6 Giải pháp các chính sách hỗ trợ ------------------------------------------------------155 5.3.2 Nhóm giải pháp mở rộng các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL -------------------------------------------------------------------------------------------157 Tóm tắt chương 5 -------------------------------------------------------------------------------163 Kết luận ------------------------------------------------------------------------------------------164 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo --------------------------------------------------166 Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học Danh mục các bài báo Tài liệu tham khảo Phụ lục vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCHTW Ban chấp hành trung ương BĐKH Biến đổi khí hậu CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HTX Hợp tác xã Hypothesis, H Các giả thuyết KT-XH-MT Kinh tế -Xã hội -Môi trường KTHH Kinh tế hàng hóa KTTT Kinh tế tập thể MHHT Mô hình hợp tác PCLĐ Phân công lao động SPSS Phần mềm thống kê SPSS (2-tailed) Sig. Hai mặt, mức ý nghĩa Xi Biến độc lập thứ i Y Biến phụ thuộc TCTK Tống cục thống kê CĐL Cánh đồng lớn NN Nông nghiệp ND Nông dân DN Doanh nghiệp LK4N Liên kết 4 nhà SX Sản xuất viii DANH MỤC BẢNG STT Trang Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến luận án 23 Bảng 2.1 Giả thuyết nghiên cứu đánh giá hiệu quả KT-XH-MT 73 Bảng 2.2 Giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến nông dân quyết định tham gia các mô hình hợp tác 75 Bảng 3.1 Đo lường hiệu quả kinh tế 86 Bảng 3.2 Đo lường hiệu quả xã hội 86 Bảng 3.3 Đo lường hiệu quả môi trường 86 Bảng 3.4 Đo lường các biến ảnh hưởng đến nông dân quyết định tham gia mô hình hợp tác 87 Bảng 3.5 Kiểm định t đối với các giả thuyết yếu tố ảnh hưởng đến nông dân quyết định tham gia mô hình hợp tác 89 Bảng 3.6 Phân bổ mẫu cho các mô hình hợp tác theo địa bàn tỉnh/TP 92 Bảng 3.7 Phân bổ mẫu cho các mô hình hợp tác theo địa bàn huyện 92 Bảng 3.8 Phân bổ mẫu cho các mô hình hợp tác 92 Bảng 4.1 Dữ liệu lúa đồng bằng sông Cửu Long 99 Bảng 4.2 Loại hộ phân theo tỉnh, huyện, thành phố 109 Bảng 4.3 Chi phí sản xuất lúa của hộ nông dân trong vụ lúa Đông – Xuân năm 2022 113 Bảng 4.3 Thu nhập hộ (1000 đồng / năm) 113 Bảng 4.5 Sự khác biệt về ý thức bảo vệ hóa chất, chai lọ và bao bì sử dụng (%) 115 Bảng 4.6 Sự khác biệt việc xử lý hóa chất còn dư (%) 117 Bảng 4.7 Sự khác biệt vệ sinh bình xịt thuốc (%) 118 Bảng 4.8 Sự khác biệt về sử dụng công cụ để bảo vệ sức khỏe khi phun xịt thuốc (%) 119 Bảng 4.9 Sự khác biệt hiệu quả về kinh tế 120 Bảng 4.10 Sự khác biệt hiệu quả về xã hội 121 Bảng 4.11 Kết quả giả thuyết về hiệu quả kinh tế 122 Bảng 4.12 Kết quả giả thuyết về hiệu quả xã hội 123 Bảng 4.13 Kết quả giả thuyết về hiệu quả môi trường 123 Bảng 4.14 Hệ số tương quan 124 Bảng 4.15 Kết quả giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nông dân tham gia vào các mô hình hợp tác 124 ix DANH MỤC HÌNH STT Trang Hình 2.1 Biểu đồ giá lúa tươi ở tỉnh An Giang từ năm 2018 đến đầu 47 năm 2022 Hình 2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường 72 Hình 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nông dân quyết tham gia mô hình 74 hợp tác Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu kiểm định giả thuyết 90 Hình 4.1 Sản lượng lúa (Triệu tấn) 97 Hình 4.2 Giới tính chủ hộ (%) 110 Hình 4.3 Diện tích đất trồng lúa theo hộ 110 Hình 4.4 Diện tích đất trồng lúa theo mô hình hợp tác 110 Hình 4.5 Diện tích trồng lúa trung bình của hộ (1000 m2) 111 Hình 4.6 Số lao động hộ trung bình tham gia vào sản xuất lúa trong năm (người) 111 Hình 4.7 Số lao động hộ trung bình của các mô hình hợp tác tham gia vào sản xuất lúa trong năm (người) 112 Hình 4.8 Lý do nông dân tham gia mô hình hợp tác 130 x TÓM TẮT Thế mạnh sản xuất lúa gạo của Việt Nam tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Với những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng riêng biệt, vùng ĐBSCL từ lâu đã được biết đến như là “vựa lúa” của Việt Nam. Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, những ràng buộc của thể chế thương mại thế giới (WTO), cạnh tranh về giá thành – chất lượng sản phẩm với các nước xuất khẩu gạo, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu gạo và tác động của biến đổi khí hậu, trở thành những thách thức mà Việt Nam phải đương đầu trong phát triển thế mạnh sản xuất lúa gạo và cải thiện thu nhập cho người trồng lúa. Quy mô diện tích đất lúa/ người của Việt Nam rất thấp so với thế giới, hơn nữa chủ yếu sản xuất lúa dựa theo tập quán, thói quan canh tác truyền thống của nông hộ riêng lẻ, do đó không khai thác được lợi thế về quy mô, đưa máy móc, công nghệ hiện đại vào cánh đồng, và hệ quả là sản xuất với giá thành cao, sản phẩm không đồng nhất về chất lượng, chưa đáp ứng tốt yêu cầu khó tính của thị trường về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, công nghệ sản xuất không thích ứng kịp với biến động bất thường của thời tiết, khí hậu. Để giải quyết những cản trở trên, thời gian qua Việt Nam áp dụng các mô hình hợp tác chủ yếu: Hợp tác xã nông nghiệp, Liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp), Cánh đồng lớn, Chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanh lúa gạo. Trên thực tiễn, hầu hết các mô hình đều đem lại lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội cho nông dân thông qua tạo điều kiện cho nông dân áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, mở rộng vốn và đặc biệt tiếp cận được cầu thị trường. Tác giả tổng hợp các lý thuyết nền tảng về phát triển hợp tác liên kết sản xuất và kinh doanh nói chung và sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nói riêng, trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước từ năm 2010 -2021, tác giả đã hình thành hai mô hình nghiên cứu của luận án: (i) So sánh hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường của nông dân trong các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo với nông dân sản xuất cá thể; (ii) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết tham gia các mô hình hợp tác của nông dân sản xuất và kinh doanh lúa, gạo. xi Nghiên cứu của luận án áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với các phương pháp luận khoa học chung trong đó sử dụng phương pháp nghiên cụ thể cho luận án là phương pháp nghiên cứu cứu hỗn hợp, nhấn mạnh đến cách tiếp cận định tính và kết hợp định lượng với sử dụng phương pháp khảo sát điều tra từ 520 hộ nông dân, phân tích thống kê mô tả, sử dụng kiểm định thống kê. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, tác giả đã nhận diện các hình thức kinh tế hợp tác thích hợp bao gồm: Hợp tác xã của người sản xuất (HTX); liên kết 4 nhà, cánh đồng lớn và chuỗi cung ứng kinh doanh lúa gạo. Qua kiểm định Chi bình phương và kiểm định t đối mẫu độc lập, nghiên cứu đã kết luận được các mô hình hợp tác (hợp tác xã, cánh đồng lớn, liên kết 4 nhà, chuỗi cung ứng) có hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cao hơn hẳn sản xuất cá thể. Thông qua kiểm định t, luận án nhận định được: Vốn con người; Vốn vật chất; Vốn xã hội; Cảm nhận hữu dụng; Khả năng tiếp cận thị trường và chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương là các yếu tố ảnh hưởng nông dân quyết định tham gia các mô hình hợp tác. Trên cơ sở bối cảnh mới trong nước và quốc tế, định hướng phát triển kinh tập thể - HTX, mô hình chuỗi cung ứng lúa gạo và kết quả phân tích dữ liệu thu thập ở ĐBSCL tác giả đề nghị hệ thống giải pháp để thu hút nông dân tham gia các MHHT và đẩy mạnh phát triển các MHHT sản xuất và kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL. Từ khóa: Mô hình hợp tác sản xuất kinh doanh lúa gạo; Hợp tác xã; Chuỗi cung ứng lúa gạo; Hiệu quả kinh tế - Xã hội - Môi trường; Đồng bằng sông Cửu Long. xii Summary The strength of Vietnam's rice production is concentrated mainly in the Mekong Delta. With distinct climate and soil characteristics, the Mekong Delta has long been known as the "rice bowl" of Vietnam. In the new context, Vietnam's integration into the world, the constraints of the World Trade Organization (WTO), price competition - product quality with rice exporting countries, food hygiene and safety standards, etc. products of rice- importing countries and the impact of climate change, become challenges that Vietnam must face in developing rice production strengths and increasing incomes for rice farmers. The scale of rice land per person in Vietnam is very low compared to the world, moreover, rice production is mainly based on the production of individual farmers. Therefore, it is not possible to exploit the advantages of scale, apply new technology, and as a result, produce at high cost, products are not homogenous in quality, do not meet the immediate requirements of the market on food safety and hygiene standards, production technology that is not adapted to climate change - environmental sustainability. In order to solve the above obstacles, in the past time, Vietnam has applied the main cooperation models: "Agricultural cooperatives", "Linking 4 houses" (farmers, scientists, government, business men), "Large field", "Supply chains of rice production and trading". In fact, all models bring benefits to farmers by enabling farmers to apply new technologies to production, expand capital and especially access market demand. The author systematized fundamental theories on the development of co-production and based on references to the studies of 12 foreign countries and 22 studies in Vietnam from 2010 to 2021 has formed two models including (i) Comparing the economic - social - environmental efficiency of farmers in rice production and business cooperation models with individual farmers; (ii) Determining the factors affecting the decision to participate in cooperation models of rice production and trading. The thesis's research uses mixed methods and emphasizes qualitative research and combines quantitative with the level of using primary data collection methods, statistical analysis, especially using statistical tests. xiii In the context of international integration, the research has identified appropriate forms of cooperation economy including: cooperatives; “4 houses”, large fields and supply chain of rice business. Through Chi-squared test and independent sample t-test, the study concluded that cooperation models (cooperatives, large fields, "4 houses", supply chains) are economic - social - environmental efficiency is higher than individual production. Through the t-test, the study also identified factors influencing farmers to decide to participate in cooperation models including: Human capital; Physical capital; Social capital; Feel useful; Market access and supportive policies of local government. Based on the new domestic and international context, the development orientation of the collective economy - cooperatives, the rice supply chain model and the research results in the Mekong Delta, the author proposes a system of solutions including, group of general solutions, specific solutions and other solutions. Keywords: Model of rice production and business cooperation; Cooperative; Rice supply chain; Economic - Social - Environmental efficiency; Mekong Delta. 14 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở Việt Nam, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt góp phần giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bởi đặc điểm nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một nước nông nghiệp (NN) lạc hậu, với cơ cấu kinh tế quốc dân có khoảng 70% người dân sống bằng nghề nông. Nông nghiệp cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm, thực hiện vai trò ổn định an ninh lương thực cho cả nước, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu và đóng góp vào nguồn thu nhập chính cho nông dân (ND). Trong các mặt hàng xuất khẩu từ NN, lúa gạo là ngành hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm gần 10% trong tổng giá trị xuất khẩu. Theo số liệu thống kê từ Bộ Công thương, năm 2021 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm 15% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới, đứng sau Ấn Độ và Thái Lan, trong đó sản xuất (SX) lúa gạo tập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) “vựa lúa” của cả nước, năm 2018, tổng sản lượng lúa thu hoạch của vùng đạt trên 24 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm trước, năm 2020 là 23,8 triệu tấn, đến năm 2023 sản lượng trung bình 25 triệu tấn lúa/ năm (TCTK, 2023), các giống lúa mới chất lượng cao đang dần thay thế giống lúa truyền thống, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGap cho giá trị kinh tế cao. Hiện nay, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, với sự phát triển của khoa học, công nghệ mới, công nghệ sinh học, công nghệ số đã tác động đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, trong đó có NN. Việc áp dụng công nghệ 4.0 sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, tự động hóa SX, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản lưu kho. Ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng SX trực tiếp trong NN, cùng với đó là quy mô SX mở rộng thuận lợi cho ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, đặc thù đất NN ở nước ta cũng như vùng ĐBSCL do SX cá thể nên quy mô nhỏ, trung bình diện tích đất trồng lúa/ người của vùng thấp hơn 2 ha, đây sẽ là trở ngại cho việc ứng dụng công nghệ, thực hiện tự động hóa. 2 Hướng đến SX bền vững, NN hàng hóa nâng thu nhập cho ND và tăng tiềm lực cạnh tranh trên thị trường, an toàn cho môi trường, tuy nhiên, SX cá thể với quy mô nhỏ, phân tán manh mún đã không còn phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL hiện đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn như: Yêu cầu cao về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản xanh, sạch, nông sản hữu cơ, cạnh tranh về giá trong khi chi phí thuốc hóa học, phân bón ngày càng tăng, nguồn đầu ra sản phẩm hẹp, bấp bênh. Cùng với đó là biến đổi khí hậu (BĐKH) và xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang đe dọa đến SX của ND. Đại dịch của thế giới - Covid 19 vừa trải qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của con người, chuỗi cung ứng nông sản bị đứt gãy, hạn chế lưu thông, nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao, sản phẩm SX ra không có thị trường tiêu thụ do những rào cản về thông quan để kiểm soát đại dịch. Đứng trước những yêu cầu cấp thiết đó, vấn đề đặt ra cho SX lúa gạo ở ĐBSCL hiện tại và trong những năm sau là cần định hướng lại tái cơ cấu lại NN theo hướng phát triển bền vững, đi đến hiệu quả đạt được cả về kinh tế - xã hội – môi trường (KT-XH- MT), hướng SX lúa gạo đến con đường làm ăn tập thế, phát triển kinh tế hợp tác (KTHT), đủ sức cạnh tranh trên thị trường, có nơi tiêu thụ ổn định giải quyết được nguồn đầu ra sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập. Để giải quyết khó khăn trên, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta ban hành rất nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển tam nông hướng đến liên kết, hợp tác SX gắn với tiêu thụ nông sản, thực hiện mô hình cánh đồng lớn (CĐL) hướng đến phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã ( HTX), thực hiện chuỗi liên kết SX, cụ thể như là: Quyết định 62/2013/QĐ-TTg, Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Ban chấp hành trung ương khóa X, Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khóa XIII, và những Nghị quyết chuyên biệt cho vùng ĐBSCL: Tinh thần Nghị quyết số 21/NQ-TW cơ sở định hướng cho hình thành CĐL, Quyết định số 939/QĐ-TTg đã đưa mô hình CĐL vào định hướng phát triển cho ngành NN ở ĐBSCL, Nghị quyết số 13 - NQ/TW của Bộ Chính trị nhằm mục tiêu phát triển mọi mặt vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Qua từng giai đoạn, từng thời kỳ, trong đó chú trọng phát triển KTTT hình 3 thành các mô hình hợp tác (MHHT) trên cơ sở cùng với thực tiễn SX lúa gạo, lần lượt các MHHT ra đời và phát triển, đến nay có rất nhiều các mô hình liên kết, hợp tác SX, tiêu thụ lúa gạo hình thành, tựu trung lại được thể hiện qua các MHHT như sau: HTX NN, liên kết 4 nhà (LK4N), CĐL, chuỗi cung ứng SX và kinh doanh lúa gạo. Các MHHT đang dần trở thành là phương thức SX hiệu quả đi đến phát triển NN bền vững. Về thực tiễn, các mô hình đều đem lại lợi ích thông qua tạo điều kiện để ND áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm chi phí, ổn định đầu ra cho nông sản, mở rộng vốn và đặc biệt tiếp cận được cầu thị trường. Mặc dù, có hiệu quả nhưng sự mở rộng của các mô hình còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều hộ ND tham gia và diện tích đất lúa tham gia MHHT còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh về SX lúa gạo ở ĐBSCL. Trước những thực trạng trên, thời gian gần đây có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh hiệu quả đem lại rất lớn cho ND khi tham gia các MHHT, đồng thời các nghiên cứu cũng đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ND đưa ra quyết định tham gia các MHHT và nghiên cứu các chính sách, giải pháp để thúc đẩy các MHHT phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu từng mô hình cụ thể, chưa nghiên cứu tổng thể của các MHHT SX và kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL.Và cho đến hiện tại việc nghiên cứu làm thế nào để các MHHT ở ĐBSCL phát triển theo hướng bền vững và đem lại lợi ích vẫn còn là vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được giải quyết thấu đáo. Do đó, nghiên cứu các MHHT SX lúa gạo ở vùng ĐBSCL nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá một cách khoa học hiệu quả của mô hình liên kết, hợp tác hướng đến thu hút nhiều ND tham gia, mở rộng các MHHT và cung cấp luận cứ cho hoạch định chính sách phát triển. Trên đây là những lý do mà tác giả quyết định lựa chọn “Hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Mục tiêu chung Nghiên cứu hệ thống hóa lý thuyết, các công trình nghiên cứu về liên kết, hợp tác SX, đo lường hiệu quả KT-XH-MT của các MHHT và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến 4 ND đưa ra quyết định tham gia vào các MHHT, đưa ra các giải pháp mở rộng các MHHT SX và kinh doanh lúa gạo có hiệu quả vùng ĐBSCL. - Mục tiêu cụ thể Thứ nhất: Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước về liên kết, hợp tác SX, trên nền tảng đó rút ra khung phân tích cho nghiên cứu của luận án. Thứ hai: Đánh giá thực trạng hoạt động của các MHHT trong SX và kinh doanh lúa gạo và hiệu quả KT-XH-MT của các MHHT phổ biến ở ĐBSCL, trên nền tảng đó xác định những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong hợp tác SX và kinh doanh lúa gạo ở vùng ĐBSCL. Thứ ba: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ND quyết định tham gia các MHHT SX lúa gạo ở ĐBSCL. Thứ tư: Đề xuất các giải pháp để mở rộng các MHHT hiệu quả SX và kinh doanh lúa gạo ở vùng ĐBSCL đến năm 2030 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Sản xuất, kinh doanh lúa gạo một cách bền vững, cho năng suất cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới trong điều kiện thiếu các mô hình lý thuyết, thực tiễn chung cho quốc gia, địa phương là một trong những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu hiện tại. Do đó, nghiên cứu của luận án hướng đến làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau: (i) So với SX cá thể, thì SX của ND ở các MHHT đem lại hiệu quả KT-XH-MT như thế nào? (ii) Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định của ND tham gia các MHHT? (iii) Các mô hình liên kết, hợp tác cần hỗ trợ gì từ chính phủ để mở rộng phát triển? (iv) Giải pháp chủ yếu nào để phát triển mở rộng các MHHT hiệu quả ở ĐBSCL? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu của luận án là các MHHT trong SX và kinh doanh lúa gạo vùng ĐBSCL. Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu tác giả tìm hiểu các MHHT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_hop_tac_san_xuat_va_kinh_doanh_lua_gao_vung_dong_ban.docx
  • docxNHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - T. ANH-2024.docx
  • docxNHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - T.VIET.docx
  • docxTOM TAT LA- T. ANH.docx
  • docxTOM TAT LA- T. VIET.docx
Luận văn liên quan