Đối với các quốc gia có xuất phát điểm từ sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu thì CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa quyết định sự thành
công của tiến trình CNH-HĐH đất nước. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết
định đến sự thành công của công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển KTXH, nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh để chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đồng thời
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia.
Việt Nam có xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu khi thực
hiện CNH-HĐH đất nước. Với đặc thù của một quốc gia nông nghiệp, Việt
Nam có nguồn lao động dồi dào đặc biệt là nguồn lao động tại khu vực nông
thôn nhưng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp. Cơ cấu ngành nghề, cơ
cấu trình độ đào tạo mất cân đối nghiêm trọng và đặc biệt là chất lượng chưa
đáp ứng được so với đòi hỏi của sản xuất và những biến động nhanh chóng
của khoa học công nghệ và thị trường lao động. Đào tạo nghề cho lao động tại
khu vực nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành
và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu
CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để đào
tạo nghề cho lao động tại khu vực nông thôn, có chính sách bảo đảm thực
hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động khu vực nông
thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo
nghề khu vực nông thôn.
182 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Huy động nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu vực nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------------
TRỊNH THỊ THANH LOAN
HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH
CHO ĐÀO TẠO NGHỀ KHU VỰC
NÔNG THÔN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
---------------
TRỊNH THỊ THANH LOAN
HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH
CHO ĐÀO TẠO NGHỀ KHU VỰC
NÔNG THÔN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS,TS. TRẦN XUÂN HẢI
2. PGS,TS. VŨ VĂN TÙNG
HÀ NỘI - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án “Huy động nguồn tài chính cho đào tạo
nghề khu vực nông thôn Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, tư liệu sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng và được ghi trong tài liệu tham khảo.
NGHIÊN CỨU SINH
Trịnh Thị Thanh Loan
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ............................................................................................................i
Mục lục .................................................................................................................. ii
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................. v
Danh mục các bảng ................................................................................................ vi
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ..................................................... 20
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 21
5. Phương pháp và khung nghiên cứu của luận án .................................................... 22
6. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 24
7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 24
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO
ĐÀO TẠO NGHỀ KHU VỰC NÔNG THÔN .................................................... 26
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ KHU VỰC NÔNG THÔN ................... 26
1.1.1. Khái niệm về đào tạo nghề và đào tạo nghề khu vực nông thôn............ 26
1.1.2. Đặc điểm đào tạo nghề khu vực nông nôn ............................................. 29
1.1.3. Vai trò của đào tạo nghề khu vực nông thôn .......................................... 33
1.1.4. Nhân tố tác động đến đào tạo nghề khu vực nông thôn ......................... 36
1.2. NGUỒN TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO NGHỀ KHU VỰC NÔNG THÔN ... 38
1.2.1. Khái niệm nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu vực nông thôn .......... 38
1.2.2. Phân loại nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu vực nông thôn ............ 41
1.2.3. Vai trò của nguồn tài chính đối với đào tạo nghề khu vực nông thôn ... 44
1.3. HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO NGHỀ KHU VỰC
NÔNG THÔN .................................................................................................. 46
1.3.1. Khái niệm, nguyên tắc huy động nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu
vực nông thôn ........................................................................................ 46
iii
1.3.2. Nội dung huy động nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu vực nông
thôn ........................................................................................................ 50
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá huy động nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu
vực nông thôn ........................................................................................ 57
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn tài chính cho đào tạo
nghề khu vực nông thôn ........................................................................ 58
1.4. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO NGHỀ
KHU VỰC NÔNG THÔN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ......................... 61
1.4.1. Kinh nghiệm huy động nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu vực nông
thôn ........................................................................................................ 61
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................... 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 71
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO ĐÀO
TẠO NGHỀ KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM ......................................... 72
2.1. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM .. 72
2.1.1. Thực trạng mạng lưới cơ sở Giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề khu vực
nông thôn ............................................................................................... 72
2.1.2. Thực trạng về quy mô đào tạo nghề khu vực nông thôn Việt Nam ....... 74
2.1.3. Thực trạng về chất lượng đào tạo nghề khu vực nông thôn Việt Nam ....... 77
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO NGHỀ
KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM........................................................... 80
2.2.1. Thực trạng huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước ............... 81
2.2.2. Thực trạng huy động nguồn tài chính từ học phí ................................... 98
2.2.3. Thực trạng huy động nguồn tài chính từ hoạt động dịch vụ của cơ sở
Giáo dục nghề nghiệp .......................................................................... 104
2.2.4. Thực trạng huy động nguồn tài chính từ nguồn vốn nước ngoài ......... 107
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO ĐÀO
TẠO NGHỀ KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM ................................... 112
2.3.1. Kết quả đạt được................................................................................... 112
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 114
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 120
iv
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 123
Chương 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO
NGHỀ KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM................................................ 124
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGHỀ KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM 124
3.1.1. Định hướng đào tạo nghề khu vực nông thôn Việt Nam đến năm 2030 .... 124
3.1.2. Mục tiêu đào tạo nghề khu vực nông thôn Việt Nam đến năm 2030 ... 125
3.2. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH
CHO ĐÀO TẠO NGHỀ KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM ................ 128
3.2.1. Quan điểm huy động nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu vực nông
thôn Việt Nam ..................................................................................... 128
3.2.2. Phương hướng huy động nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu vực
nông thôn Việt Nam ............................................................................ 131
3.3. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO NGHỀ
KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM......................................................... 132
3.3.1. Giải pháp huy động nguồn tài chính từ Ngân sách Nhà nước.............. 132
3.3.2. Giải pháp huy động nguồn tài chính từ học phí ................................... 145
3.3.3. Giải pháp huy động nguồn tài chính từ hoạt động dịch vụ của cơ sở Giáo
dục nghề nghiệp ................................................................................... 151
3.3.4. Giải pháp huy động nguồn tài chính từ nguồn vốn nước ngoài ........... 154
3.3.5. Các giải pháp khác ............................................................................... 155
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 158
3.4.1. Kiến nghị với Quốc Hội ....................................................................... 158
3.4.2. Kiến nghị với Chính Phủ ...................................................................... 160
3.4.3. Kiến nghị với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính .. 162
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 163
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 164
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
GDNN Giáo dục nghề nghiệp
KT-XH Kinh tế - xã hội
KVNT Khu vực nông thôn
LĐNT Lao động nông thôn
NSNN Ngân sách Nhà nước
NTC Nguồn tài chính
SXKD Sản xuất kinh doanh
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mạng lưới cơ sở GDNN công lập đào tạo nghề khu vực nông thôn
Việt Nam giai đoạn 2016-2021 ....................................................................... 73
Bảng 2.2: Quy mô đào tạo nghề khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2021 .... 75
Bảng 2.3: So sánh mức thu nhập bình quân tháng của LĐNT đã qua đào tạo
nghề và LĐNT chưa qua đào tạo nghề ........................................................... 78
Bảng 2.4: Tổng nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu vực nông thôn Việt
Nam giai đoạn 2016-2021 ............................................................................... 81
Bảng 2.5: Định mức phân bổ ngân sách cho sự nghiệp đào tạo và dạy nghề
theo tiêu chí dân số .......................................................................................... 85
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn tài chính từ NSNN cho đào tạo nghề khu vực nông
thôn giai đoạn 2016-2021 ................................................................................ 89
Bảng 2.7: Tỷ trọng NTC do NSNN đầu tư cho đào tạo nghề khu vực nông
thôn trong tổng chi NSNN cho đào tạo nghề giai đoạn 2016-2021 ................ 91
Bảng 2.8: Cơ cấu chi NSNN cho đào tạo nghề khu vực nông thôn giai đoạn
2016-2021 ........................................................................................................ 93
Bảng 2. 9: Mức trần học phí đối với cơ sở GDNN công lập chưa tự đảm bảo
chi thường xuyên và chi đầu tư ....................................................................... 99
Bảng 2. 10: Mức trần học phí đối với cơ sở GDNN công lập tự đảm bảo kinh
phí chi thường xuyên và chi đầu tư ............................................................... 100
Bảng 3.1: Mức trần học phí GDNN đề xuất đến năm học 2025-2026 ........... 149
vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 0.1: Khung nghiên cứu của luận án .......................................................... 23
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng NTC từ NSNN cho đào tạo nghề khu vực
nông thôn giai đoạn 2016-2021........................................................................... 89
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu NTC từ NSNN cho đào tạo nghề khu vực nông thôn giai
đoạn 2016-2021 ................................................................................................... 90
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng nguồn kinh phí thường xuyên trong tổng NTC do NSNN
đầu tư cho đào tạo nghề khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2021 .................... 94
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng kinh phí XDCB trong tổng NTC do NSNN đầu tư cho
đào tạo nghề khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2021 ...................................... 95
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng nguồn kinh phí CTMTQG trong tổng NTC do NSNN
đầu tư cho đào tạo nghề khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2021 .................... 96
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng nguồn tài chính từ học phí trong tổng NTC cho đào tạo
nghề khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2021 ................................................ 102
Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng trưởng của NTC từ học phí cho đào tạo nghề khu vực
nông thôn giai đoạn 2016-2021........................................................................ 103
Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng NTC từ hoạt động dịch vụ trong tổng NTC cho đào tạo
nghề khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2021 ................................................ 106
Biểu đồ 2.9: Tốc độ tăng trưởng NTC từ hoạt động dịch vụ của cơ sở GDNN
cho đào tạo nghề khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2021 ............................ 107
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng NTC từ nguồn vốn nước ngoài trong tổng NTC cho đào
tạo nghề khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2021 .......................................... 111
Biểu đồ 2.11: Tốc độ tăng trưởng NTC từ nguồn vốn nước ngoài cho đào tạo
nghề khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2021 ................................................ 111
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với các quốc gia có xuất phát điểm từ sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu thì CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa quyết định sự thành
công của tiến trình CNH-HĐH đất nước. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết
định đến sự thành công của công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển KT-
XH, nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh để chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đồng thời
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia.
Việt Nam có xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu khi thực
hiện CNH-HĐH đất nước. Với đặc thù của một quốc gia nông nghiệp, Việt
Nam có nguồn lao động dồi dào đặc biệt là nguồn lao động tại khu vực nông
thôn nhưng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp. Cơ cấu ngành nghề, cơ
cấu trình độ đào tạo mất cân đối nghiêm trọng và đặc biệt là chất lượng chưa
đáp ứng được so với đòi hỏi của sản xuất và những biến động nhanh chóng
của khoa học công nghệ và thị trường lao động. Đào tạo nghề cho lao động tại
khu vực nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành
và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu
CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để đào
tạo nghề cho lao động tại khu vực nông thôn, có chính sách bảo đảm thực
hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động khu vực nông
thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo
nghề khu vực nông thôn.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng [5] xác định rõ phương hướng “Phát
triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng
dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Theo đó đào tạo nghề khu vực nông thôn và huy động các nguồn tài chính cho
2
đào tạo nghề khu vực nông thôn ở Việt Nam là một trong những vấn đề thời
sự cấp thiết đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị quyết số 26-
NQ/TW năm 2008 [4] về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã khẳng định
tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động
nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập của dân cư nông thôn; đồng thời Quyết định 971/QĐ-TTg năm 2015 về
sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020” [46] cũng đã khẳng định “Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao
động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo Tổ chức
lồng ghép, huy động các nguồn lực trong đào tạo nghề cho lao động nông
thôn một cách linh hoạt, phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực”.
Tuy vậy, thực tế huy động các nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu vực nông
thôn vẫn còn những hạn chế và bất cập nhất định chưa đáp ứng được mục tiêu
và yêu cầu đào tạo nghề khu vực nông thôn. Vì vậy, đào tạo nghề cho lao
động nông thôn và huy động các nguồn tài chính cho đào đạo nghề khu vực
nông thôn là vấn đề thời sự cấp thiết đối với các quốc gia đang trong tiến trình
CNH-HĐH đất nước có xuất phát điểm từ sản xuất nông nghiệp.
Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn trong thời gian
sắp tới là rất cao trong khi các điều kiện về cơ sở vật chất, chương trình giáo
trình, giáo viên cho đào tạo nghề còn nhiều hạn chế. Yếu tố đóng vai trò quan
trọng không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu trên là nguồn tài chính. Trong
những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy
phát triển đào tạo nghề khu vực nông thôn, đặc biệt là các cơ chế tài chính tạo
điều kiện mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên,
trong điều kiện khả năng của NSNN có giới hạn, đồng thời việc triển khai cơ
chế tự chủ tài chính tại các cơ sở GDNN theo nghị định 60/2021/NĐ-CP cũng
đánh dấu bước chuyển mình của các cơ sở GDNN trong việc tìm kiếm các
nguồn tài chính bên cạnh nguồn NSNN để phục vụ cho hoạt động đào tạo
3
nghề khu vực nông thôn nhằm nâng cao chất lượng và cung ứng nguồn nhân
lực tốt cho xã hội. Dẫu vậy, các nguồn tài chính huy động được vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo
của hoạt động đào tạo nghề khu vực nông thôn và cần phải được hoàn thiện,
đổi mới về cơ chế huy động cũng như cách thức huy động.
Từ những lý do kể trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Huy động
nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu vực nông thôn Việt Nam” làm luận
án tiến sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu về tài chính cho đào tạo nghề
Tài chính cho GDNN nói chung và hoạt động đào tạo nghề nói riêng là
vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu,
cụ thể như:
Tác giả Đỗ Thị Thanh Vân (2008), "Giải pháp huy động vốn cho đầu tư
phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam" [53], Luận án Tiến sỹ - Học viện Tài
chính. Nội dung của luận án đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận về: đào tạo
nghề và vai trò của đào tạo nghề trong quá trình phát triển KT- XH; các
nguồn vốn đầu tư và những nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn cho
đầu tư phát triển đào tạo nghề. Phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư phát
triển đào tạo nghề ở Việt Nam trong thời gian qua, đưa ra những nhận xét,
đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
làm cơ sở để đề xuất các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo
nghề ở nước ta, nhằm đáp ứng chiến lược phát triển KT - XH đến năm 2015
và đến 2020 đã được Đảng và Nhà nước đặt ra. Luận án đã đưa ra các giải
pháp nhằm huy động vốn đầu tư phát triển đào tạo nghề đối với cả nguồn
NSNN và nguồn ngoài NSNN. Về nguồn NSNN đầu tư phát triển đào tạo
nghề, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể như: Giải pháp về phân bổ
ngân sách; Giải pháp về kế hoạch và cấp phát NSNN cho đào tạo nghề; Giải
4
pháp về kiểm tra giám sát và nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN cho đào
tạo nghề. Đối với nguồn ngoài NSNN cho đầu tư phát triển đào tạo nghề, tác
giả đưa ra các giải pháp: Thực hiện xã hội hóa đầu tư cho sự nghiệp giáo dục
đào tạo với những giải pháp nhằm phát huy nội lực; Mở rộng giao lưu hợp tác
quốc tế nhằm khai thác triệt để các nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề.
Luận án của tác giả Trương Anh Dũng (2014), Học viện Tài chính với
đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển dạy nghề ở
Việt Nam đến năm 2020”[17]. Với mục tiêu nghiên cứu về cơ chế quản lý tài
chính với đào tạo nghề nói chung, luận án đưa ra lý luận cơ bản và thực trạng
về cơ chế quản lý tài chính cho đào tạo nghề. Luận án cũng đã đánh giá sâu
sắc được việc huy động các nguồn lực cũng như phân phối sử dụng tài chính
cho đào tạo nghề trong thời gian qua để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
cơ chế quản lý tà