Luận án Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa

Việt Nam đang phấn đấu trở thành “quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”[3]. Chính vì vậy, vấn đề khai thác kinh tế biển đã trở thành nhiệm vụ có tính chiến lược của các tỉnh trong đó có tỉnh Thanh Hóa.

pdf170 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé tµi chÝnh häc viÖn tµi chÝnh  ơ ®ç thÞ hµ th­¬ng Huy ®éng vèn §ÇU T¦ cho ph¸t triÓn kinh tÕ biÓn tØnh thanh hãa Chuyªn ngµnh : Tµi chÝnh - ng©n hµng M· sè : 62.34.02.01 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc 1. PGS,TS Vò ThÞ B¹ch TuyÕt 2. PGS,TS NguyÔn ThÞ BÊt Hµ néi - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Hà Thương ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: KINH TẾ BIỂN VÀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ......................................................................................... 14 1.1. Kinh tế biển và phát triển kinh tế biển ....................................................... 14 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của kinh tế biển .................................................. 14 1.1.2. Phát triển kinh tế biển trong nền kinh tế quốc dân .................................. 19 1.2. Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển ...................................................... 29 1.2.1. Khái niệm và bản chất vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển ................ 29 1.2.2. Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế biển ............................. 30 1.3. Huy đông vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển ..................................... 32 1.3.1. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển ......... 32 1.3.2. Các kênh huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển ..................... 33 1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển ...... 47 1.3.4. Chỉ tiêu đánh giá huy động vốn cho phát triển kinh tế biển .................... 50 1.4. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển của một số nước trên thế giới và của một số địa phương trong nước ................................ 51 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam . 51 1.4.2. Bài học kinh nghiệm huy động vốn cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 60 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH THANH HÓA .................................................... 61 2.1. Thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa ...................................... 61 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển của tỉnh .................................................... 61 2.1.2. Thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa trong phát triển kinh tế biển ................... 65 2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa ................................. 67 2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................................... 70 2.2.1. Kênh huy động từ nguồn NSNN cho phát triển kinh tế biển .................. 70 2.2.2. Huy động vốn qua kênh tín dụng Nhà nước ............................................ 74 iii 2.2.3. Huy động vốn qua kênh tín dụng ngân hàng ........................................... 79 2.2.4. Huy động vốn qua kênh đầu tư của doanh nghiệp và dân cư .................. 86 2.2.5. Kênh huy động vốn FDI .......................................................................... 90 2.2.6. Kênh huy động vốn ODA ........................................................................ 91 2.3. Đánh giá chung về huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2014 ...................................................................... 93 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 93 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 95 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 107 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH THANH HÓA .................................................................................. 108 3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế biển và dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa ....................................... 108 3.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế biển cả nước và khu vực ven biển Bắc Trung Bộ tác động đến vùng biển Thanh Hóa ........................................................... 108 3.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế biển và huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa ...................................................................... 111 3.1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa ... 113 3.1.4. Định hướng phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa ....................... 116 3.1.5. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa ...... 121 3.2. DDịnh hướng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa .......................................................................................................... 125 3.3. Giải pháp huy đông vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa ...................................................................................................................... 126 3.3.1. Nhóm các giải pháp chung .................................................................... 126 3.3.2. Nhóm các giải pháp cụ thể cho các kênh huy động vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa .................................................................... 131 3.3.3. Các giải pháp huy động vốn cho từng ngành kinh tế biển .................... 137 3.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp huy động vốn cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa ......................................................................................... 141 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BOT BT Giải nghĩa Hợp đồng xây dựng - kinh doanh và chuyển giao Hợp đồng xây dựng – chuyển giao BTO Hợp đồng xây dựng – chuyển giao và kinh doanh ĐTNN FDI FII GDP Đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Tổng sản phẩm quốc nội HĐND Hội đồng nhân dân NSNN Ngân sách Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHPT Ngân hàng phát triển ODA PCI PPP TDNN Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Hợp tác công tư Tín dụng Nhà nước v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế theo GDP của tỉnh phân theo loại hình kinh tế ................ 64 Bảng 2.2: Dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động .......................................... 65 Bảng 2.3: Dân số và lao động vùng biển Thanh Hóa ............................................... 67 Bảng 2.4: Vốn đầu tư NSNN cho kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014... 72 Bảng 2.5: Doanh số cho vay của NHPT Thanh Hóa đối với kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2014 .......................................................................................... 77 Bảng 2.6: Doanh số cho vay kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa phân theo ngành nghề giai đoạn 2010 – 2014 ...................................................................................................... 80 Bảng 2.7: Tình hình đội tàu biển và doanh nghiệp vận tải biển của tỉnh .................. 89 Bảng 2.8: Kết quả huy động vốn FDI cho kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa tính đến 31/12/2014 ................................................................................................................. 91 Bảng 3.1: Các phương án dự báo thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế của vùng biển Thanh Hóa thời kỳ đến 2020 ........................................................................... 123 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tốc độ phát triển tổng sản phẩm hàng năm .............................................. 62 Hình 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo ngành kinh tế ....................... 63 Hình 2.3: Doanh số cho vay đối với kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014 . 79 Hình 2.4: Doanh thu du lịch biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014................ 83 Hình 2.5: Doanh số cho vay của các NHTM đối với kinh tế biển giai đoạn 2010 - 2014 .. 85 Hình 2.6: Đầu tư của khu vực dân doanh trong nước cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014 ............................................................................. 87 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang phấn đấu trở thành “quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”[3]. Chính vì vậy, vấn đề khai thác kinh tế biển đã trở thành nhiệm vụ có tính chiến lược của các tỉnh trong đó có tỉnh Thanh Hóa. Là tỉnh nằm trong số 28 tỉnh ven biển của cả nước, tỉnh Thanh Hóa có bờ biển dài và vùng biển rộng lớn. Toàn tỉnh có 6 huyện, thị xã tiếp giáp với biển (cả nước có 138 huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh tiếp giáp biển). Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế biển. Nhờ đó, kinh tế biển đã có những bước tiến rõ rệt, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thời kỳ 10 năm qua, đặc biệt là giai đoạn 5 năm gần đây, với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, của nhân dân và các thành phần kinh tế, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng biển Thanh Hóa đã có những bước phát triển cơ bản và khá toàn diện tạo điều kiện để vùng biển của tỉnh dần trở thành một trong ba trung tâm kinh tế ven biển trong vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ gồm Quảng Ninh, Hải Phòng và Thanh Hóa. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về tự nhiên của tỉnh. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế biển còn thiếu và yếu. Trong thời gian qua, thông qua các cơ chế, chính sách tỉnh Thanh Hóa đã huy động được một lượng vốn tương đối lớn cho đầu tư phát triển kinh tế biển của tỉnh thể hiện qua số lượng vốn đầu tư tăng nhanh, các kênh huy động vốn từng bước được đa dạng hóa, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Song, công tác huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển nhìn chung vẫn còn bất cập so với yêu cầu đầu tư, chưa tương xứng với những tiềm năng về phát triển kinh tế biển của tỉnh đặc biệt là còn thiếu các giải pháp chính sách huy động vốn đầu tư phát triển các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù. Do đó, còn không ít khó khăn, vướng mắc cần phải khắc 2 phục và tháo gỡ. Để tiếp tục nâng cao quy mô và hiệu quả thu hút vốn đầu tư đảm bảo điều kiện cho kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa phát triển theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra, NCS lựa chọn đề tài “Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa” làm nội dung nghiên cứu. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài Luận án Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển đang là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt trong thế kỷ 21 – thế kỷ của đại dương. Cho đến nay, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu được công bố nghiên cứu liên quan đến huy động vốn đầu tư để phát triển các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Các nghiên cứu đã cho thấy, ở Việt Nam sự tham gia của các thành phần kinh tế vào sự phát triển của kinh tế biển đang còn nhiều hạn chế và cần có các giải pháp cho bài toán về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển. Trong quá trình nghiên cứu viết luận án, NCS đã tìm hiểu và đọc rất nhiều tài liệu, trong đó có 23 công trình nghiên cứu gồm: luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, sách, các bài báo khoa học gắn với chủ đề luận án của NCS. Cụ thể: 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 2.1.1. Các nghiên cứu về kinh tế biển Thứ nhất, các công trình khoa học đã công bố dưới dạng ấn phẩm sách (1) Cuốn “Chính sách ngành thủy sản Việt Nam” (2007) của Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cuốn sách tổng hợp các bài viết của các nhà khoa học và quản lý ở các bộ, ngành và địa phương trong việc xác định vị trí, vai trò của ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế, xã hội, tìm hiểu việc hoạch định, việc thực hiện và sự tác động của các chính sách phát triển ngành thủy sản của các địa phương trong việc thực hiện các chính sách đó để rút ra các bài học kinh nghiệm về xây dựng chính sách và quản lý ngành thủy sản của các nước, của các ngành và của các địa phương. Cuốn sách chỉ dừng lại ở việc phân tích các chính sách cho ngành thủy sản Việt Nam, chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá nguồn vốn đầu tư cho ngành thủy sản. 3 (2) Cuốn “Kinh tế biển Việt Nam, tiềm năng, cơ hội và thách thức” (2008) của Tạp chí Tổ chức Nhà nước – Trung tâm thông tin FOCOTECH, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội đã giới thiệu các tiềm năng về kinh tế biển Việt Nam, những cơ hội cho phát triển các ngành nghề và những thách thức trong quá trình phát triển. Cuốn sách nêu lên những định hướng lớn trong việc phát triển kinh tế biển Việt Nam, công tác quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế biển và các địa phương có lợi thế trong thời gian tới trong đó nhấn mạnh việc phát triển cảng biển, phát triển ngành thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng sức cạnh tranh đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế biển theo hướng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cuốn sách tổng hợp các bài viết về khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tại các địa phương vùng duyên hải. Các bài viết trong cuốn sách mới chỉ dừng lại về việc nêu lên thực trạng kinh tế biển trong từng địa phương, từng ngành của vùng duyên hải cũng như các thách thức đặt ra đối với từng địa phương trong quá trình hội nhâp và phát triển. Qua đó, cuốn sách đưa ra những phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững. Cuốn sách chưa đánh giá nguồn vốn để phát triển kinh tế biển. (3) Cuốn “Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam” (2008) của Ban Tuyên giáo Trung ương, nghiên cứu về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển Việt Nam, các ngành kinh tế biển Việt Nam trong quá trình hội nhập như ngành dầu khí, hàng hải, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biển Việt Nam và các giải pháp để thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Cuốn sách chưa đánh giá về nguồn vốn cho phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam. (4) Cuốn “Nền kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam” (2009) của Thế Đạt, NXB Lao động, Hà Nội. Cuốn sách giới thiệu khái quát đặc trưng nền kinh tế xã hội các tỉnh và khu vực ven biển của đất nước với các bài viết chi tiết về kinh tế biển của ba khu vực Bắc, Trung và Nam Bộ; đưa ra những cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế biển của các tỉnh ven biển Việt Nam. Cuốn sách chưa đánh giá về nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam. (5) Cuốn “Chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa” (2011) của Lê Minh Thông, NXB Chính trị quốc gia – Sự Thật. Cuốn sách đề cập đến cơ sở lý thuyết về kinh 4 tế biển, các chính sách phát triển kinh tế biển, kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế ven biển của một số nước và một số địa phương trong nước. Cuốn sách đánh giá thực trạng triển khai các chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hóa hiện nay, chỉ ra những kết quả đạt được, những nguyên nhân, hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Phạm vi nghiên cứu của cuốn sách chỉ dừng ở việc đánh giá chính sách phát triển kinh tế ven biển. Thứ hai, đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước và Đề án quốc gia: (1) “Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” (2002), Đề tài khoa học cấp Nhà nước của nhóm tác giả Đinh Ngọc Viện, Đào Thị Phương Thảo, Vũ Ngọc Sơn. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, khái quát về kinh doanh hàng hải và thực trạng hoạt động của ngành hàng hải Việt Nam. Qua đó, đề tài đưa ra một số giải pháp và kiến nghị về cơ chế chính sách để phát triển ngành hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên đề tài chỉ dừng lại ở nghiên cứu giải pháp tăng năng lực cạnh tranh cho ngành vận tải biển của Việt Nam. (2) “ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch”, Đề tài cấp Bộ năm 2006 của nhiều tác giả do Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì, Thạc sỹ Lê Văn Minh làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống các khái niệm về du lịch, vai trò của đầu tư phát triển của các khu du lịch và kinh nghiệm thực tiễn của các nước về đầu tư phát triển các khu du lịch. Phân tích thực trạng về hệ thống các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư du lịch nói riêng và phát triển du lịch nói chung. Đề tài chưa đi sâu phân tích thực trạng du lịch biển cũng như nguồn vốn đầu tư cho du lịch biển. (3) Đề tài cấp Bộ (2011) “Hiện trạng và các giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ” do Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì, TS. Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm. Đề tài đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về du lịch biển và phát triển khu du lịch biển quốc gia. Đề tài đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong các khu 5 du lịch biển quốc gia tại vùng Bắc Trung Bộ, đề xuất các giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020. Đề tài chỉ dừng lại ở nghiên cứu giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia vùng du lịch Bắc Trung Bộ. (4) Đề tài cấp Nhà nước “Chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số nước Đông Á - Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” của Chu Đức Dũng nghiệm thu năm 2011. Đề tài đã đưa ra những quan niệm để luận giải khái niệm về kinh tế biển và các chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số nước Đông Á. Từ đó, đề tài chỉ ra một số vấn đề đối với Việt Nam để phát triển kinh tế biển trong thời gian tới. Đề tài chủ yếu đi vào phân tích các chiến lược và đưa ra định hướng phát triển kinh tế biển Việt Nam mà không đi sâu vào nghiên cứu các lĩnh vực, ngành nghề của kinh tế biển. Thứ ba, các bài viết trên các báo, tạp chí (1) “Phát triển kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề đối với Việt Nam”, B
Luận văn liên quan