Trải qua gần 3 thập kỷ đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội ở
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, củng cố tiềm lực và vị trí của
Việt Nam trên trường quốc tế. Những mục tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển
KT-XH giai đoạn 2001-2010 nước ta đã được thực hiện: tăng trưởng GDP bình
quân đạt 7,26%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD
[20], nước ta thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình. Đóng góp to lớn vào
thành quả này có nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự phát triển của hệ thống
CSHT nói chung và hệ thống CSHT GTĐB nói riêng trong những năm qua.
Tăng cường đầu tư phát triển CSHT đã thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất
nước, tiêu biểu nhất là sự phát triển của CSHT GTĐB đã đảm bảo phát huy vai
trò kết nối giữa các vùng miền, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh.
168 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------
NGUYỄN THỊ THÚY NGA
HUY §éNG VèN §ÇU T¦ PH¸T TRIÓN
C¥ Së H¹ TÇNG GIAO TH¤NG §¦êNG Bé
TR£N §ÞA BµN TØNH H¶I D¦¥NG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------
NGUYỄN THỊ THÚY NGA
HUY §éNG VèN §ÇU T¦ PH¸T TRIÓN
C¥ Së H¹ TÇNG GIAO TH¤NG §¦êNG Bé
TR£N §ÞA BµN TØNH H¶I D¦¥NG
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. PHẠM VĂN LIÊN
2. PGS, TS. LÊ HÙNG SƠN
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Thúy Nga
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ VÀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ........................................................................................15
1.1. CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ..................................................15
1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ............................................15
1.1.2. Phân loại và đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ..................19
1.1.3. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ...........................................23
1.2. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ .............................................................................................................27
1.2.1. Khái niệm vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ...........27
1.2.2. Phân loại vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ...........28
1.2.3. Đặc điểm vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ..........30
1.3. HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ .............................................................................................32
1.3.1. Nguồn vốn và phương thức huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ .........................................................................32
1.3.2. Phạm vi và vai trò của các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ..............................................................................40
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ .........................................................................51
1.4. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH
HẢI DƯƠNG............................................................................................................54
1.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới..............................................................................54
1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ........................................65
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ đối với tỉnh Hải Dương......................................70
Tiểu kết chương 1.....................................................................................................71
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƯƠNG ...................................................................................................................72
2.1. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG .........72
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương ..............72
2.1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Hải Dương ......................................................................................................76
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG .........89
2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.........................................................89
2.2.2. Thực trạng huy động vốn từ khu vực nhà nước đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương....................92
2.2.3. Thực trạng huy động vốn từ khu vực ngoài nhà nước đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương........ 104
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG........................................................................... 108
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 108
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................ 111
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................... 113
Tiểu kết chương 2.................................................................................................. 117
Chương 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ
SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƯƠNG ................................................................................................................ 118
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN
NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030............................................ 118
3.1.1. Quan điểm phát triển .................................................................................. 118
3.1.2. Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ........................... 118
3.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ NHU CẦU
VỐN ĐẦU TƯ ...................................................................................................... 119
3.2.1. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Hải
Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ............................... 119
3.2.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo các giai đoạn........................................ 125
3.3. QUAN ĐIỂM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ...... 126
3.4. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG .................. 130
3.4.1. Nhóm giải pháp huy động vốn đầu tư từ khu vực nhà nước.................... 130
3.4.2. Nhóm giải pháp huy động vốn ngoài khu vực nhà nước ......................... 139
3.5. ĐIỀU KIỆN THỨC HIỆN GIẢI PHÁP ............................................................... 145
3.5.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị
trí, vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương ............................................ 145
3.5.2. Đẩy mạnh phân cấp quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ...................................................................................................... 146
3.5.3. Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ của tỉnh Hải Dương ......................................................... 146
3.5.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý
tài chính ....................................................................................................... 147
3.5.5. Ổn định kinh tế vĩ mô................................................................................. 148
Tiểu kết chương 3.................................................................................................. 149
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 150
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ................................................................................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 152
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
BTO Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
BT Xây dựng - Chuyển giao
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSHT GTĐB Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
CNN Cụm công nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐH Đường huyện
ĐT Đường tỉnh
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GTNT Giao thông nông thôn
HHCC Hàng hóa công cộng
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
KCN Khu công nghiệp
KTXH Kinh tế xã hội
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
NSĐP Ngân sách địa phương
NSTW Ngân sách trung ương
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Viện trợ phát triển chính thức
PPP Hợp tác Nhà nước và tư nhân
TPCP Trái phiếu Chính phủ
VĐT Vốn đầu tư
XDCB Xây dựng cơ bản
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp hiện trạng đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh Hải Dương
năm 2014 ...............................................................................................................78
Bảng 2.2: So sánh chỉ tiêu về đường quốc lộ tỉnh Hải Dương với các tỉnh trong
vùng và cả nước.....................................................................................................79
Bảng 2.3: Tổng hợp hiện trạng đường tỉnh lộ Hải Dương năm 2014................................80
Bảng 2.4: So sánh chỉ tiêu về đường tỉnh Hải Dương với các tỉnh trong vùng và
cả nước....................................................................................................................81
Bảng 2.5: Hiện trạng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2014............83
Bảng 2.6: Hiện trạng giao thông nông thôn theo địa giới hành chính trên địa bàn
tỉnh Hải Dương năm 2014....................................................................................84
Bảng 2.7: Hiện trạng đường giao thông nông thôn theo tiêu chí đánh giá nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2014 ..............................................85
Bảng 2.8: Hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2014..............87
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn VĐT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2010-2014 ..............................................................................................................89
Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn VĐT GTĐB khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2010-2014.................................................................................97
Bảng 2.11: Tổng hợp giải ngân vốn TPCP cho lĩnh vực giao thông giai đoạn
2010-2014 ..............................................................................................................99
Bảng 2.12: Phân tích cơ cấu VĐT GTĐB khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2010-2014 .......................................................................102
Bảng 3.1: Quy hoạch phát triển đường cao tốc qua địa bàn tỉnh Hải Dương đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030...........................................................120
Bảng 3.2: Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030, các quốc lộ qua địa bàn tỉnh Hải Dương............120
Bảng 3.3: Quy hoạch phát triển đường tỉnh lộ ...................................................................121
Bảng 3.4: Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn......................................................122
Bảng 3.5: Xây dựng bến xe khách, bến đỗ bãi xe tĩnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương..........123
Bảng 3.6: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB tỉnh Hải
Dương...................................................................................................................125
Bảng 3.7: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2010-2014............................................................................................................134
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu Trang
Biểu đồ 1.1: Tác động của đường bộ trong cải thiện khả năng tiếp cận của hộ
gia đình ở nông thôn .........................................................................................24
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phần trăm các loại đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương .................77
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phần trăm kết cấu mặt đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh
Hải Dương ........................................................................................................77
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ phần trăm kết cấu mặt đường tỉnh lộ Hải Dương.................................81
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn VĐT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2010-2014..........................................................................................................90
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trải qua gần 3 thập kỷ đổi mới, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội ở
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, củng cố tiềm lực và vị trí của
Việt Nam trên trường quốc tế. Những mục tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển
KT-XH giai đoạn 2001-2010 nước ta đã được thực hiện: tăng trưởng GDP bình
quân đạt 7,26%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD
[20], nước ta thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình. Đóng góp to lớn vào
thành quả này có nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự phát triển của hệ thống
CSHT nói chung và hệ thống CSHT GTĐB nói riêng trong những năm qua.
Tăng cường đầu tư phát triển CSHT đã thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất
nước, tiêu biểu nhất là sự phát triển của CSHT GTĐB đã đảm bảo phát huy vai
trò kết nối giữa các vùng miền, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh.
Trong Chiến lược phát triển KT-XH 2010-2020 đã xác định một trong
ba khâu đột phá chiến lược là: “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ,
với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng
đô thị lớn”, đồng thời nêu rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn
2011 - 2015 là“xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ
thống giao thông”[20]. Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay đang và sẽ
tạo ra những cơ hội cũng như thách thức cho việc thực hiện các mục tiêu phát
triển KT-XH, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng bền vững. Do vậy, việc xác
định khâu đột phá chiến lược xây dựng hệ thống CSHT đồng bộ nhằm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
là rất cần thiết và cấp bách, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến
lược phát triển KT-XH nói chung và hình thành hệ thống GTĐB vững mạnh
và hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, tăng cường hội
nhập quốc tế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhu cầu
vốn phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng nói chung, CSHT GTĐB nói riêng tại
Việt Nam rất lớn mỗi năm Việt Nam cần từ 16-17 tỷ USD cho phát triển kết
cấu hạ tầng, trong khi khả năng đáp ứng theo phương thức truyền thống là từ
2
ngân sách chỉ khoảng 50-60% [2]. Vì thế, huy động vốn bổ sung từ nguồn đầu
tư tư nhân trong và ngoài nước là hết sức quan trọng, mà nguồn lực này hiện
khá lớn. Chính vì vậy, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động VĐT phát
triển CSHT GTĐB là cần thiết đối với các địa phương ở nước ta hiện nay.
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, là một trong 7
tỉnh, thành phố trung ương thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ở vào vị trí
cầu nối của tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong những
năm qua, các cấp chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương đã chú trọng quan
tâm huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB và đã góp phần làm thay đổi bộ mặt
đời sống KTXH của địa phương. Tuy nhiên, kết quả đem lại còn nhiều hạn chế,
hệ thống CSHT GTĐB mặc dù đã được phát triển đáng kể, song với nhu cầu
phát triển KTXH của tỉnh ngày càng cao cùng với sự gia tăng dân số, gia tăng
các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có VĐT nước ngoài, hệ thống CSHT
GTĐB hiện tại vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của đời sống KTXH
cũng như nhu cầu đầu tư phát triển, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Việc huy
động VĐT phát triển hệ thống CSHT GTĐB vẫn còn gặp nhiều khó khăn, phát
sinh nhiều vấn đề mới cần được giải quyết cả về lý luận cũng như thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Huy động
vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải
Dương” làm đề tài luận án bảo vệ học vị tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là làm rõ các vấn đề: Lý luận về
CSHT GTĐB, VĐT phát triển CSHT GTĐB, huy động VĐT phát triển CSHT
GTĐB trong điều kiện hiện nay như thế nào? Thực tiễn về huy động VĐT phát
triển CSHT GTĐB trên địa bàn Hải Dương những thành tựu và hạn chế? Cần có
những giải pháp gì, để huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn Hải
Dương giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: các vấn đề lý luận và thực tiễn huy
động VĐT phát triển CSHT GTĐB.
3
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu về huy động VĐT phát triển CSHT
GTĐB mang hình thái vật chất trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhưng tác giả tiếp
cận theo hướng các phương thức huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
Về không gian: Luận án nghiên cứu huy động VĐT phát triển CSHT
GTĐB mang hình thái vật chất trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
Về thời gian: Nghiên cứu tình hình huy động VĐT phát triển CSHT
GTĐB mang hình thái vật chất trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-
2014, giải pháp huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin được sử dụng thống nhất trong quá trình nghiên cứu của
luận án. Đồng thời sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau
trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án:
- Phương pháp thu thập số liệu
Trong phạm vi nghiên cứu luận án chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng để chắt lọc, hệ thống hóa,
đánh giá cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài luận án.
Ngoài ra, thu thập số liệu thứ cấp về VĐT, phương thức huy động VĐT
phát triển CSHT GTĐB tại sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Giao thông vận tải, sở Tài
chính, cục Thống kê và các phòng ban khác ở tỉnh Hải Dương, số liệu đầu tư từ
Quỹ đầu tư phát triển Hải Dương,... Nguồn gốc của các tài liệu này đều được chú
thích rõ ràng sau mỗi bảng số liệu.
- Phương pháp xử lý số liệu
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và
tính toán tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu, phân tích của đề tài trên
chương trình Excel 2007 của Microsoft, để xử lý thống kê và xem xét mối tương
quan giữa các chỉ tiêu nghiên cứu để cung cấp tư liệu cũng như các luận cứ khoa
học phục vụ cho công tác tổng hợp nghiên cứu của đề tài.
4
- Phương pháp phân tích đánh giá
+ Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện
tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển
của hiện